A'-idh Al-Qarny Dịch Thuật: Abu Hisaan Ibnu Ysa



tải về 0.79 Mb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích0.79 Mb.
#34686
  1   2
Giáo Lý Về Thực Phẩm

أحكام الأطعمة 

[Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامي]
A'-idh Al-Qarny


Dịch Thuật: Abu Hisaan Ibnu Ysa

2010 - 1431




أحكام الأطعمة 

((باللغة الفيتنامية))

عائض القرني

ترجمة: محمد زين بن عيسى

2010 - 1431




Giáo lý Islam đã mang đến mọi điều tốt lành đồng thời ngăn chặn mọi điều xấu xa, từ đó cho phép ăn những thực phẩm tốt đẹp, sạch sẽ và ngăn cấm ăn mọi thức ăn dơ bẩn có hại.

Trong bài viết này sẽ đưa ra những qui tắc quan trọng về những điều Halal cho phép và những điều Harom bị cấm về các loài động vật và giáo lý về một số thực phẩm thường nhật.
Tám Qui Tắc Về Giáo Lý Thực Phẩm
الحمد لله، والصلاة والسلام على إمام المرسلين، وقدوة الناس أجمعين، وعلى آله وصحبه وسلم تسليماً كثيراً، أما بعد:

Alhamdulillah, tạ ơn Allah, cầu xin Allah bình an và phúc lành cho vị Imam của các vị Rosul, tấm gương mẫu mực của nhân loại cùng gia quyến và tất cả bằng hữu của Người. Amma Ba'd:

فسلام الله عليكم ورحمة الله وبركاته.

Ý nghĩa: cầu xin Allah ban bình an và phúc lành của Ngài cho các bạn

Nhân đêm hồng ân tối nay, chúng ta cùng nhau lắng nghe Imam Al-Bukhory nói về chương thực phẩm, đây là một chương rất quan trọng đối với người Muslim nào mong muốn trở về với Allah và ngôi vườn vĩnh cữu. Trước khi, bước vào những qui tắc của chương thực phẩm này tôi muốn chúng ta cùng lắng nghe nguyên văn các Hadith được ghi lại trong Soheeh Al-Bukhory rồi sau đó bắt đầu phân tích.

Sau khi kể về đường truyền Hadith Imam Al-Bukhory nói:

عَنْ ابْنِ أَبِي أَوْفَى  قَالَ: ((غَزَوْنَا مَعَ النَّبِيِّ  سَبْعَ غَزَوَاتٍ أَوْ سِتًّا كُنَّا نَأْكُلُ مَعَهُ الْجَرَادَ))

Ông Ibnu Abu Âufa  kể: "Tôi đã chinh chiến với Nabi bảy trận chiến hoặc sáu trận, lúc đó chúng tôi cùng Người ăn cào cào."
عَنْ أَسْمَاءَ بِنْتَ أَبِي بَكْرٍ  قَالَتْ: ((نَحَرْنَا عَلَى عَهْدِ رَسُولِ اللهِ  فَرَساً وَنَحْنُ فِي الْمَدِيْنَةِ فَأَكَلْنَاهُ))

Bà Asmạ bintu Abu Bakr  kể: "Chúng tôi từng giết một con ngựa vào thời của Nabi , lúc đó chúng tôi đang ở Madinah rồi cùng nhau ăn."

عَنْ أَبِي مُوسَى  قَالَ: ((رَأَيْتُ النَّبِيَّ  يَأْكُلُ دَجَاجاً))

Ông Abu Musa  kể: "Tôi đã từng thấy Nabi ăn thịt gà."


عَنْ أَبِي ثَعْلَبَةَ  قَالَ: ((أَنَّ رَسُولَ اللهِ  نَهَى عَنْ أَكْلِ كُلِّ ذِي نَابٍ مِنْ السِّبَاعِ))

Ông Abu Tha'labah  kể: "Quả thật, Nabi đã cấm ăn tất cả động vật có nanh."


Đây là những Hadith chính xác được Imam Al-Bukhory ghi lại ở chương thực phẩm. Trong chương thực phẩm này không chỉ có bấy nhiêu Hadith đây thôi mà còn có rất nhiều Hadith khác nữa nhưng ở đây chúng ta chỉ nói về những Hadith mang tính tổng quát cùng với những câu kinh cũng nói về chương thực phẩm này.

Là người Muslim bắt buộc phải biết về giáo lý này, phải biết được thức ăn nào là Harom bị cấm dùng, thức ăn nào là Halal được phép dùng và thức ăn nào là Makruh không nên dùng? Để áp dụng vào cuộc sống của chúng ta.

Muốn biết được những giáo lý này cần phải biết tám qui tắc sau:

Thứ nhất: những thực phẩm Harom bị cấm dùng đã được Qur'an và Sunnah liệt kê.

Thứ hai: những thực phẩm Halal được phép dùng được Qur'an và Sunnah liệt kê.

Thứ ba: những thực phẩm Makruh không nên dùng.

Thứ tư: bị rơi vào trường hợp bắt buộc phải dùng và khi nào được phép dùng những thực phẩm cấm trong khi không muốn và dùng không quá độ? Thế nào gọi là không muốn và dùng không quá độ ?

Thứ năm: thực phẩm có độc, giáo lý về việc dùng nó.

Thứ sáu: dùng những gì có hại đến cơ thể giống như đá, bụi, sìn, than.

Thứ bảy: động vật biển, sự nhận xét của Islam về việc săn bắt động vật biển và những gì sinh sống dưới biển.

Thứ tám: giáo lý về thịt nhập khẩu, thực phẩm đóng hộp, đóng gói, thực phẩm tươi sống và những thứ khác...

Những gì liên quan về ăn uống được các học giả Ulama Islam đề cập đều nằm trong tám qui tắc này. Nếu ai không nắm vững những qui tắc này thì sẽ dễ bị mất phương hướng không biết được đâu là hướng đi chân lý.

Các bạn phải biết rằng trong chương thực phẩm này có sự bất đồng ý kiến của các học giả Ulama như được Shaikh Al-Islam Ibnu Taimiyah nhận xét trong bộ Fatawa quyển hai mươi mốt như sau: "Imam Malik cùng những người theo trường phái của Imam và thị dân Madinah thì rất dễ dãi về thức ăn, có một đường truyền từ Imam Malik rằng ông đã im lặng về việc thịt chó Halal hay Harom?

Theo quyển sách Fiq Al-Sunnah thì Imam Al-Shafi-y cho rằng được phép ăn thịt cáo. Còn thị dân Irắc đặc biệt là thị dân Kufah rất dễ dãi về thức uống họ cho rằng Nabiz tức trái cây được ủ lên men trong ba đêm thì được phép uống. Còn nhóm học giả Hadith họ ở dạng trung bình tiêu biểu như Imam Ahmad họ dùng thức uống theo thị dân Madinah (tức theo Imam Malik) còn thức ăn thì làm theo thị dân Kufah."
Và bây giờ chúng ta bắt đầu bước vào phần chi tiết:

Phân tích câu kinh nói về những thực phẩm Harom bị cấm dùng:



* Thứ nhất: Những điều Harom.

Trong Thiên Kinh Qur'an có câu kinh Allah phán một cách khái quát về điều Halal và điều Harom và có một số câu kinh khác Ngài nói rất chi tiết về điều Halal và Harom đó. Câu kinh nói khái quát như sau:

Allah phán:

ﭧ ﭨ ﮋ ﮅ ﮆ ﮇ ﮈ ﮉ ﮊﮊ الأعراف: ١٥٧

Và (Nabi Muhammad) cho phép họ dùng mọi thực phẩm tốt, sạch và cấm họ dùng những thực phẩm dơ bẩn Al-A'raaf: 157.
Với câu kinh này chúng ta được phép sử dụng và dùng hàng vạn điều tốt, sạch và đồng thời cấm chúng ta sử dụng hàng vạn thứ dơ bẩn khác.

Như được biết có rất nhiều thực phẩm không được Qur'an nhắc đến giống như: trái táo, cam và nhiều thứ trái cây khác cùng với các loại rau củ chúng ta không biết tìm đâu ra bằng chứng cho những thực phẩm đó là Halal được phép ăn? Chẳng lẽ, phải ngồi chờ bằng chứng từ Qur'an hoặc Sunnah mới có thể biết được rằng thứ này là Halal và thứ này là Harom? Không cần phải thế, chỉ cần chúng ta áp dụng qui tắc chung như Qur'an đã nhắc là được phép dùng tất cả mọi thứ tốt, sạch còn thuốc lá, thuốc lào và những gì tương tự thì nằm trong qui tắc và cấm họ dùng thực phẩm dơ bẩn Al-A'raaf: 157.

Nhưng câu kinh trên cần phải nhờ những câu kinh khác và những Hadith khác để giải thích phân tích rõ ràng thêm:

Allah phán:

ﭧ ﭨ ﮋ ﭑ ﭒ ﭓ ﭔ ﭕ ﭖ ﭗ ﭘ ﭙ ﭚ ﭛ ﭜ ﭝ ﭞ ﭟ ﭠ ﭡ ﭢ ﭣ ﭤ ﭥ ﭦ ﭧ ﭨ ﭩ ﮊ المائدة: ٣

Các ngươi bị cấm dùng (thịt của) xác chết, máu, thịt heo, các món vật dâng cúng cho ai khác ngoài Allah, những con vật bị chết ngạt thở, những con vật bị đập chết, những con vật bị rơi từ trên cao xuống chết, những con vật bị húc chết (bằng sừng), những con vật bị thú dữ ăn đi mất một phần trừ phi các ngươi làm cho sạch (bằng cách cắt cổ chúng theo nghi thức), và những món vật cúng tế trên bàn thờ (hay trên đá) Al-Ma-i-dah: 3.


Câu Các ngươi bị cấm dùng (thịt của) xác chết ngụ ý xác chết ở đây là đối với những động vật được phép ăn thịt như: bò, dê... bị chết không do cắt cổ theo giáo lý còn những động vật bị cấm ăn như: heo, chó... dù có giết theo nghi thức đọc Bismillah, hướng về Qiblah và cắt cổ bằng dao bén hay chúng tự chết đều là Harom bị cấm ăn. Cho nên ngụ ý xác chết là xác chết của động vật được phép ăn thịt.

Câu máu ngụ ý máu ở đây là máu Masfuh (tức máu tuôn trào từ cơ thể của động vật bị cắt cổ) và bằng chứng nói máu Masfuh là Harom là ở câu kinh khác, Allah phán:

ﭧ ﭨ ﮋ ﮙ ﮚ ﮛ ﮜ ﮝ ﮞ ﮟ ﮠ ﮡ ﮢ ﮣ ﮤ ﮥ ﮦ ﮧ ﮨ ﮩ ﮪ ﮫ ﮬ ﮭ ﮮ ﮯ ﮰ ﮱ ﯓ ﯔ ﯕ ﯖﯗ ﮊ الأنعام: ١٤٥

Hãy bảo họ (Muhammad): "Ta không thấy trong những điều được mặc khải cho Ta có khoản nào cấm người ta ăn nó chỉ ngoại trừ động vật chết hoặc máu Masfuh hoặc thịt heo bởi vì đó là vật ô uế hoặc ghớm ghiếc khi nó được cúng cho (thần linh khác) ngoài Allah." Al-An-a'm: 145.


Máu bị cấm ở đây là máu Masfuh tức máu bị chảy ra khi cắt cổ động vật máu đó phun rất mạnh và chảy thành dòng, đấy là máu Harom bị cấm ăn chứ lượng máu còn sót lại trong thịt hay trong nồi sau khi nấu chín thì là máu Halal được phép ăn với bằng chứng qua Hadith sau:

قَالَتْ عَائِشَةُ : ((كُنَّا نَرَى خُيُوطَ الدَّمِ عَلَى ظَهْرِ الْقِدْرِ فَنَأْكُلُهُ))

Bà A-y-shah  kể: "Chúng tôi từng nhìn thấy vài sợi máu ở trong nồi rồi chúng tôi đã ăn nó."

Máu đó không phải là máu Masfuh, tương tự thế lượng máu sót lại sau khi cắt cổ rồi nhiểu vài giọt dính lên người bạn đấy không phải là máu Masfuh nhưng bạn hãy tẩy rửa nó.

Câu hoặc thịt heo đối với con heo có giết theo nghi thức Islam hay không thì nó vẫn là con vật Harom bị cấm dùng.

Câu các món vật dâng cúng cho ai khác ngoài Allah ai giết tế ngay ở ngôi mộ rồi cúng con vật đó cho người chết trong mộ với lòng tin rằng người trong mộ này có thể giúp đỡ hoặc làm hại đến con người thì y là người Mushrik (kẻ tổ hợp với Allah), cho dù giết tế vì ông Kâm hoặc cho Shaikh hoặc vị vua hay bất cứ người nào hay thần linh nào cùng với lòng tin rằng điều có hại và có lợi đến bản thân thì con vật giết tế đó Harom bị cấm ăn cho dù có nhắc chín mươi chín tên của Allah hoặc đọc nguyên cuốn Qur'an khi cắt cổ cũng là Harom bị cấm ăn.

Câu những con vật bị chết ngạt thở tức dùng sợi dây hoặc vật gì khác thắt cổ con vật cho đến ngạt thở chết thì con vật đó Harom bị cấm ăn.

Câu những con vật bị đập chết là những con vật bị đập chết bởi vật nặng giống như dùng cục đá, cục sắt đập vào đầu đến chết thì con vật đó Harom bị cấm ăn.

Câu những con vật bị rơi từ trên cao xuống chết là những con vật bị rơi từ trên cao xuống chết trước khi bị giết theo nghi thức thì con vật đó Harom còn nếu sau khi rớt xuống vẫn còn sống rồi giết theo nghi thức thì Halal được phép ăn.

Câu những con vật bị húc chết (bằng sừng) những con vật như cừu, dê, bò, trâu hoặc những động vật được phép ăn thịt hút nhau, cụng nhau đến chết thì con vật chết là con vật Harom bị cấm ăn ngoại trừ cắt cổ theo nghi thức trước khi chết thì trở thành Halal được phép ăn.

Câu những con vật bị thú dữ ăn đi mất một phần thí dụ: trừu, dê, gà, vịt... bị thú dữ như sư tử, cọp, chó sói... ăn thịt còn sót lại một phần là phần thịt xót lại là Harom cấm ăn ngoại trừ được giết theo nghi thức trước khi chúng chết thì trở thành Halal được phép ăn.

Câu trừ phi các ngươi làm cho sạch (bằng cách cắt cổ chúng theo nghi thức) và những món vật cúng tế bất cứ vật gì được cúng cho bụt tượng hay thần linh hay ở những địa điểm cầu may mắn thì những con vật đó Harom bị cấm ăn kể cả con vật được giết ở nơi được thờ cúng (như chùa, đình, miếu...) hoặc có bụt tượng thì con vật bị giết đó Harom bị cấm ăn, tương tự thế ở những nơi mà người đa thần hoặc người làm điều Bid-a'h dùng tổ chức lễ tết thì những con vật được giết tại những nơi này là Harom bị cấm ăn.

Ngoài câu kinh trên ra còn có câu kinh khác cũng nói về những thực phẩm bị cấm dùng, Allah phán:

ﭧ ﭨ ﮋ ﮙ ﮚ ﮛ ﮜ ﮝ ﮞ ﮟ ﮠ ﮡ ﮢ ﮣ ﮤ ﮥ ﮦ ﮧ ﮨ ﮩ ﮪ ﮫ ﮬ ﮭ ﮮ ﮯ ﮰ ﮱ ﯓ ﯔ ﯕ ﯖﯗ ﯘ ﯙ ﯚ ﯛ ﯜ ﯝ ﯞ ﯟ ﯠ ﯡ ﯢ ﮊ الأنعام: ١٤٥

Hãy bảo họ (Muhammad): "Ta không thấy trong những điều được mặc khải cho Ta có khoản nào cấm người ta ăn nó chỉ ngoại trừ động vật chết hoặc máu Masfuh hoặc thịt heo bởi vì đó là vật ô uế hoặc ghớm ghiếc khi nó được cúng cho (thần linh khác) ngoài Allah. Nhưng ai vì nhu cầu bắt buộc đành phải ăn chứ không cố ý hay quá độ (thì báo cho họ biết) quả thật, Thượng Đế (Allah) của Ngươi hằng tha thứ và khoan dung." Al-An-a'm: 145.

Qui tắc chung về thực phẩm Halal và Harom

Rosul  đã kể cho chúng ta một số động vật không được phép ăn thịt và đây tôi sẽ kể chúng ra cùng với bằng chứng xác thực về chúng Insha Allah. Sau đó, sẽ bước vào các qui tắc đã được nhắc ở trên.

Nabi  nói như được ghi lại trong Soheeh Al-Bukhory và Muslim như sau:

عَنْ عَائِشَةَ  عَنْ النَّبِيِّ  أَنَّهُ قَالَ: ((خَمْسٌ فَوَاسِقُ يُقْتَلْنَ فِي الْحِلِّ وَالْحَرَمِ: الْفَأْرَةُ وَالْحِدَأَةُ وَالْعَقْرَبُ وَالْغُرَابُ وَالْكَلْبُ الْعَقُورُ )) متفق عليه.

Bà A-y-shah  thuật lại lời Nabi : "Năm con vật độc hại được phép giết trong lúc Halal và Harom đó là: chuột, diều hâu, bò cạp, quạ (trên lưng và bụng có đốm trắng) và thú dữ."
Với năm con vật được kể trong Hadith là được giết trong lúc Halal và Harom, Halal tức trong lúc bạn bình thường còn Harom là trong lúc đang mặc Ehrom làm Haj hoặc Umroh khi gặp phải những con vật kể trên đừng sợ hãi hay tránh né mà hãy giết chúng như đã có rất nhiều học giả Ulama đã giết chúng. Qua Hadith trên hiểu được rằng chúng ta không được phép ăn thịt những con vật được nhắc trong Hadith.

Đừng nghỉ rằng tại sao lại nói với chúng tôi về chuột, bò cạp làm gì, ai lại ăn chúng? Nhưng ở đây đang nói về giáo lý Islam là phải có bằng chứng xác thực rõ ràng chứ không phải giải thích bằng sự suy diễn của con người, đây là điểm đặc biệt của giáo lý Islam. Chúng ta phải hiểu rõ điều rằng tại sao bò cạp là con vật Harom bị cấm dùng thịt chúng? Tương tự thế chuột, diều hâu, bò cạp, quạ (trên lưng và bụng có đốm trắng) và thú dữ. Tất cả những con vật này bị cấm là vì Hadith của bà A-y-shah  được ghi lại trong Soheeh Al-Bukhory và Muslim như sau:

عَنْ عَائِشَةَ  عَنْ النَّبِيِّ  أَنَّهُ قَالَ: ((خَمْسٌ فَوَاسِقُ يُقْتَلْنَ فِي الْحِلِّ وَالْحَرَمِ: الْفَأْرَةُ وَالْحِدَأَةُ وَالْعَقْرَبُ وَالْغُرَابُ وَالْكَلْبُ الْعَقُورُ )) متفق عليه.

Bà A-y-shah thuật lại lời Nabi: "Năm con vật độc hại được phép giết trong lúc Halal và Harom là: chuột, diều hâu, bò cạp, quạ (trên lưng và bụng có đốm trắng) và thú dữ."


Trong số những con vật bị cấm ăn thịt nữa là những con vật bị Nabi  cấm giết chúng tức cấm ăn thịt chúng luôn, những con vật đó là:

عَنْ ابْنِ عَبَّاسٍ  قَالَ إِنَّ النَّبِيَّ  نَهَى عَنْ قَتْلِ أَرْبَعٍ مِنْ الدَّوَابِّ النَّمْلَةُ وَالنَّحْلَةُ وَالْهُدْهُدُ وَالصُّرَدُ. رواه أبو داود.

Ông Ibnu Abbaas  kể: "Nabi cấm giết bốn loại động vật: con kiến, con ong, chim đầu rìu và chim bách thanh." Hadith do Abu Dawud ghi lại.

Đến đây rút được một qui tắc là tất cả con vật nào mà Nabi  ra lệnh giết và ra lệnh cấm giết thì việc ăn thịt chúng là điều Harom không được phép.

Chim đầu rìu, kiến và ong chắc ai cũng biết đấy là những con vật không được ăn, Alhamdulillah.

Chim bách thanh là loại chim có đốm trắng, có lời nói nó màu trắng, thường sinh sống và kiếm ăn trên mặt biển, đấy là chim bách thanh bị Nabi  cấm ăn thịt.

Vào thời tiền Islam người Arập rất tin dị đoan nên trước đi khi du hành xa họ lấy con chim cho đậu trên cao rồi đuổi nó bay nếu con chim bay về bên phải thì họ xuất hành còn nếu bay về bên trái là họ hoản lại cuộc đi đó hoặc khi vừa bước ra khỏi nhà nhìn thấy con linh dương cụt sừng là họ không đi nữa mà trở về cho rằng đấy là điềm xui. Từ khi Islam xuất hiện Nabi  đã cấm không được tin và làm như vậy và Nabi  cũng báo cho biết đức tính của bảy mươi ngàn người vào thiên đàng không có tính toán là họ không có những đức tính đó.

Tin tưởng vào những điều dị đoan là đức tính của người đa thần, với sự tin tưởng đó xóa đi đức tin đối với Allah Đấng duy nhất và tự hữu, bởi không có điều gì hay ai đó lại có khả năng giúp đỡ hay hại được một ai mà chỉ có Allah duy nhất mà thôi.

Tóm lại, tin tưởng vào sự lợi hại của điều này hay điều kia là phạm tội Shirk (tổ hợp với Allah), việc này nhắc để mọi người hiểu thêm mà thôi chứ không nằm trong chủ đề của chúng ta.

Trở lại chủ đề của chúng ta, nói chung tất cả con vật nào mà Nabi  ra lệnh giết chúng hoặc ra lệnh cấm giết chúng thì ăn thịt chúng là điều Harom không được phép.


Giáo lý về việc ăn thịt ếch

Hỏi: Có người hỏi rằng giáo lý thế nào về con ếch có được phép ăn thịt không? Chúng tôi thấy có người thịt ếch là món khoái khẩu, họ dùng thịt ếch nướng làm những món ăn nhanh, vậy ếch có được phép ăn thịt hay không ?

Đáp: Có một Hadith thiếu sự chính xác được Shaikh Al-Islam Ibnu Taimiyah nhắc nhưng Shaikh không nhận xét gì cả, Hadith như sau:

((لَا تَقْتُلُوْا الضِّفْدَعَ فَإِنَّ نَقْنَقَتَهَا تَسْبِيْحٌ)) حديث ضعيف.

"Chớ có giết ếch, quả thật tiếng kêu ộp ộp của nó là lời tán dương, tụng niệm." Đây là Hadith thiếu sự chính xác.
Như được biết tất cả vạn vật đều ca ngợi tán dương Allah nhưng chúng ta lại không hiểu được lời tán dương của chúng như thế nào mà thôi như Allah đã nhắc trong Qur'an.

Musailamah Al-Kazzaab vui nói dối, kẻ điêu ngoa cho rằng y được mặc khải nói về loài ếch như sau: "Hỡi loài ếch hay làm sao cho tiếng kêu của bạn, đầu của bạn ở dưới còn chân của bạn thì ở trong bùn." Hãy nhìn vào lời nói bịa đặt này đây có lời nói nào xấu xa hơn lời nói này không, có Hadith nào lạ lẫm như Hadith này chăng! Allah sẽ nguyền rủa nó ngay cả trong mộ của y cho đến khi y trình diện với Ngài, Ngài sẽ khoác cho y bộ mặt dối trá và mọi người chỉ biết về y là vua nói dối Musailamah Al-Kazzaab mà thôi.

Còn bằng chứng không được phép ăn thịt ếch thì như sau: được Abu Dawud, Ahmad, Al-Hakim và Al-Nasa-y ghi lại và Hadith Hasan:

عَنْ عَبْدِ الرَّحْمَنِ بْنِ عُثْمَانَ القرشي  أَنَّ طَبِيباً سَأَلَ النَّبِيَّ  عَنْ ضِفْدَعٍ يَجْعَلُهَا فِي دَوَاءٍ فَنَهَاهُ النَّبِيُّ  عَنْ قَتْلِهَا. رواه أبو داود وأحمد والحاكم والنسائي وحديث حسن.

Ông Abdur Rohman bin Uthman Al-Quroshy  kể: "Có một bác sĩ hỏi Nabi về việc dùng ếch bào chế thành thuốc để chữa bệnh thì đã bị Nabi cấm giết ếch."
Ông Al-Khottoby nói: đây là bằng chứng cho việc cấm ăn thịt ếch là bởi vì ếch không thuộc số loài động vật dưới nước được phép ăn thịt, và tất cả động vật bị cấm sát hại đến chúng là vì một trong hai lý do sau:

Thứ nhất: cấm sát hại đến chúng giống như việc cấm giết hại đến con người.

Thứ hai: cấm ăn thịt chúng giống như cấm ăn thịt chim bách thanh và chim đầu rìu.

Nếu ếch không bị cấm sát hại đến chúng giống như lý do thứ nhất thì sẽ bị cấm bởi lý do thứ hai.


* Nhím là loài vật ai cũng biết đến, vậy có được phép ăn thịt hay không ?

Theo Sunan Abu Dawud, Al-Baihaqy và Ahmad ghi rằng: có người hỏi ông Ibnu U'mar  về việc giết con nhím có được không? Ông không trả lời bởi vì không có bằng chứng nào nói đến chuyện này, ông chỉ đáp lại người hỏi bằng câu kinh:

ﭧ ﭨ ﮋ ﮙ ﮚ ﮛ ﮜ ﮝ ﮞ ﮟ ﮠ ﮡ ﮢ ﮣ ﮤ ﮥ ﮦ ﮧ ﮨ ﮩ ﮪ ﮫ ﮬ ﮭ ﮮ ﮯ ﮰ ﮱ ﯓ ﯔ ﯕ ﯖﯗ ﮊ الأنعام: ١٤٥

Hãy bảo họ (Muhammad): "Ta không thấy trong những điều được mặc khải cho Ta có khoản nào cấm người ta ăn nó chỉ ngoại trừ động vật chết hoặc máu Masfuh hoặc thịt heo bởi vì đó là vật ô uế hoặc ghớm ghiếc khi nó được cúng cho (thần linh khác) ngoài Allah." Al-An-a'm: 145.

Ngụ ý của ông Ibnu U'mar  là được phép nhưng câu kinh này không phải bằng chứng được phép giết nhím ăn thịt. Ngay lúc đó có một người bạn khác ngồi cùng nói: "Trước kia, cũng có người hỏi Nabi về con nhím có được phép ăn không? Nabi  đáp:"Nó là động vật độc trong số động vật độc." Thì khi đó, ông Ibnu U'mar  nói: Nabi  đã được hỏi như thế thì nay tôi trả lời như Nabi  đã nói.
* Mèo có được phép ăn thịt không? Có một số người cho rằng không được ăn thịt mèo nhưng khi hỏi họ về bằng chứng đâu thì họ không tìm đâu ra bằng chứng cả, vậy tại sao lại cấm ăn thịt mèo một loại thịt rất ngon và trong nguyên thủy thịt mèo không bị cấm?

Nhưng thực ra mèo bị cấm ăn thịt đấy bạn dựa theo Hadith ghi trong Sunan Abu Dawud và Ibnu Majah có tính xác thực không cao nhưng được hổ trợ bởi Hadith của Ibnu U'mar  và những Hadith khác và Hadith như sau:

عَنْ جَابِرٍ  قَالَ نَهَى النَّبِيُّ  عَنْ أَكْلِ الْهِرِّ وَأَكْلِ ثَمَنِهَا. سنن أبي داود وابن ماجة

Ông Jabir  kể: "Nabi đã cấm ăn thịt mèo và những lợi nhuận thu được từ mèo." Hadith do Abu Dawud và Ibnu Majah ghi lại.

Đến đây chúng ta biết được rằng mèo là con vật Harom cấm ăn thịt, và chân lý là ở Allah Đấng Chúa Tể của vủ trụ và muôn loài.


Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương