10tcn tiêu chuẩn ngành 10 tcn 817 2006 qui trình chẩN ĐOÁn bệnh đÓng dấu lợN



tải về 74.67 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích74.67 Kb.
#26140


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

__________________

10TCN TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 817 - 2006


QUI TRÌNH CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN

Hà Nội - 2006





TIÊU CHUẨN NGÀNH 10 TCN 817-2006


QUI TRÌNH CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-BNN-KHCN

ngày tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)





  1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Áp dụng cho các cán bộ thú y, để chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn.


  1. KHÁI NIỆM

Bệnh đóng dấu lợn là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae (E. rhusiopathiae) gây ra xuất huyết, viêm da, toàn thân bại huyết. Triệu chứng điển hình của bệnh là trên da có những đám xuất huyết theo hình vuông, hình tròn.


  1. MÁY MÓC - DỤNG CỤ - MÔI TRƯ­ỜNG - HOÁ CHẤT - NGUYÊN LIỆU

3.1 Máy móc và dụng cụ

  • Tủ lạnh

  • Tủ ấm

  • Tủ sấy

  • Buồng cấy

  • Lò vi sóng

  • Nồi hấp ướt

  • Cân điện

  • Kính hiển vi phóng đại 1000 lần

  • Nồi đun cách thuỷ (water bath)

  • Bộ đồ mổ tiểu gia súc

  • Dụng cụ thuỷ tinh: bình tam giác, ống đong, chai thuỷ tinh, đĩa lồng, ống nghiệm, pipet, lam kính…

  • Các dụng cụ khác: panh, kéo, dao, que cấy, đèn cồn, bút viết kính, bông thấm nước, bông không thấm nước, khăn bông hoặc giấy thấm mềm

  • Dụng cụ đo pH


3.2. Hoá chất

  • Cồn Ethylic

  • Cồn Methylic – cồn isomylic

  • Xylen

  • Natri hydroxyt

  • Natri bicarbonat

  • Nước cất

  • Dầu soi kính

  • Bộ thuốc nhuộm Gram (xem phụ lục 1)

  • Sodium azid

  • Crytal violet

  • Methyl red

  • Tetrammethyl-P. phenylene diamin hydrochloride

  • Đường Fructose, galctose

  • H2O2



3.3. Môi trường và nguyên liệu

  • Thạch máu cơ bản (Blood agar base)

  • Thạch MacConkey (hoặc thạch Brilliant green)

  • Môi trường VP-MR

  • Nước peptone

  • Máu bò, bê hoặc cừu

  • Môi trường TSI hoặc Kligler iron agar

  • Chuột nhắt trắng hoặc bồ câu




  1. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN

Dựa vào đặc điểm bệnh sử, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và xét nghiệm vi khuẩn trong phòng thí nghiệm để xác định bệnh.


  • Chẩn đoán phân biệt

  • Bệnh dịch tả lợn

  • Bệnh phó thương hàn thể nhiễm trùng máu

  • Bệnh do vi khuẩn streptococcus



SƠ ĐỒ CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN



Kiểm tra lâm sàng

Dịch tễ


Bệnh phẩm

Mổ khám

Kiểm tra bệnh tích

Kiểm tra trên kính hiển vi


Phân lập, giám định hình thái khuẩn lạc, hình thái vi khuẩn, sinh hoá.


Tiêm truyền động vật thí nghiệm






(+) (-)


(+) (-)



Kết luận



    1. Dịch tễ

  • Vi khuẩn có thể phân lập được từ khoảng 50 loài động vật bao gồm: chim, cá, bò sát, động vật có vú nhưng bệnh thể hiện phổ biến ở loài lợn,

  • Vi khuẩn này có thể gây bệnh ở người, gây nên những tổn thương ở da và viêm nội tâm mạc

  • Lợn khoẻ mạnh có thể mang trùng, vi khuẩn thường cư trú tại hạch Amidan và các tổ chức lympho.

  • Tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết cao ở những nơi không được tiêm phòng

  • Bệnh lây truyền qua phân, nước tiểu, chất độn chuồng hoặc chất tiết của miệng, mũi.

    1. Triệu chứng lâm sàng

    • Thể cấp tính hoặc nhiễm trùng máu

  • Sốt cao, một vài lợn chết đột ngột.

  • Bỏ ăn, chảy nước mắt.

  • Trên da xuất hiện các đám đỏ hay đỏ tía nổi như mề đay hình vuông hay hình thoi, đặc biệt là ở tai, cổ, bụng, trong đùi.

  • Lợn bệnh đi lại khập khiễng và thường nằm một chỗ.

  • Sảy thai ở những lợn nái có chửa

    • Thể mạn tính

  • Có tổn thương ở da: rụng lông, da dày lên và bị tróc ra đặc biệt ở vùng tai và đuôi.

  • Viêm đa khớp, lợn què, đi khập khiễng hoặc có thể nằm liệt một chỗ.

    1. Bệnh tích

    • Cấp tính

  • Trên da xuất hiện đám xuất huyết hình thoi hay hình vuông.

  • Lách sưng to và tụ huyết.

  • Xuất huyết lấm tấm ở màng bao tim và tụ máu ở thận.

  • Xuất huyết và phù nề ở hạch bạch huyết.

  • Viêm cata xuất huyết ở dạ dày, tụ máu ở gan và lách.

    • Mạn tính

  • Khớp sưng to.

  • Sùi van tim hình súp lơ

    1. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

      1. Lấy mẫu bệnh phẩm

  • Dụng cụ: lọ thuỷ tinh, bình tam giác hoặc túi nilông vô trùng, seringe, kim tiêm vô trùng

  • Bệnh phẩm

Lợn chết: lấy gan, lách, thận, tim, dịch khớp

Lợn sống: Lấy máu



  • Bảo quản và gửi mẫu đi xét nghiệm

Bệnh phẩm phải được lấy vô trùng và mỗi loại cho vào từng lọ hay túi nilông vô trùng riêng biệt đậy kín.

Tất cả các loại bệnh phẩm phải được đưa ngay vào phòng thí nghiệm không quá 1giờ. Nếu phòng thí nghiệm ở xa, phải bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 đến 80C và gửi về phòng thí nghiệm chậm nhất 24 giờ sau khi lấy mẫu.

Bệnh phẩm phải được gửi kèm theo một phiếu xin xét nghiệm có ghi rõ triệu chứng, bệnh tích và đặc điểm dịch tễ.


      1. Kiểm tra vi khuẩn trực tiếp bằng kính hiển vi từ bệnh phẩm

Phiết kính bệnh phẩm. Cố định bằng cồn Methanol, để khô, nhuộm Giemsa hay Gram (xem phụ lục1, 2)

Tiêu bản sau khi nhuộm, để khô, xem kính hiển vi bằng vật kính dầu 100X.

Dưới kính hiển vi: vi khuẩn đóng dấu lợn bắt màu gram dương (màu tím) và khi nhuộm giemsa bắt màu xanh.


  • Bệnh ở thể cấp tính vi khuẩn có hình gậy mảnh (trực khuẩn)

Thể bệnh mạn tính vi khuẩn dạng sợi dài mảnh (filament), bắt màu thuốc nhuộm kém

      1. Phân lập vi khuẩn

Môi trường phân lập: thạch máu cừu, nước thịt, thạch chọn lọc (thạch máu cừu bổ sung 0,1% sodium azide và 0,001% kết tinh tím). Môi trường MacConkey có thể sử dụng để phát hiện các vi khuẩn gram âm gây bệnh hay tạp nhiễm trong bệnh phẩm.

Bệnh phẩm cấy vào các môi trường phân lập, nuôi cấy ở 37C, trong điều kiện hiếu khí từ 24 đến 48 giờ.



      1. Giám định vi khuẩn

  • Hình thái khuẩn lạc

Trên thạch máu: khuẩn lạc nhỏ, trong suốt, gây dung huyết alpha sau 48 giờ nuôi cấy, có hai loại khuẩn lạc dạng S và dạng R.

  • Hình thái vi khuẩn trên kính hiển vi

Lấy khuẩn lạc nghi ngờ hoà tan bằng nước sinh lý trên phiến kính hoặc lấy 1 vòng que cấy canh trùng đã nuôi cấy vi khuẩn giàn mỏng trên phiến kính, để khô, cố định tiêu bản trên ngọn lửa đèn cồn.

  • Tiêu bản sau khi đã được cố định, để khô, nhuộm bằng phương pháp Gram. Xem tiêu bản đã nhuộm bằng vật dầu 100X.

  • Vi khuẩn bắt màu tím (gram dương). Nếu nhuộm từ khuẩn lạc dạng S: vi khuẩn có hình sợi ngắn. Nhuộm từ khuẩn lạc dang R vi khuẩn có hình sợi, mảnh và dài.

  • Đặc tính sinh hoá

Bảng 1: Một số đặc tính sinh hoá đặc trưng của vi khuẩn E. rhusiopathiae

Tính chất

E. rhusiopathiae

H2S

+

Arginin

+

Catalaza

-

Oxidaza

-

MR

-

Di động

-



  • Khả năng sinh H2S: có thể dùng thạch TSI hoặc Kligler đổ vào ống nghiệm dày khoảng 4 cm. Lấykhuẩnlạc nghi ngờ cấy thẳng, chính giữa xuống đáy ống nghiệm. Nuôi cấy ở 370C trong điều kiện hiếu khí. Kiểm tra sau 24h nuôi cấy: vi khuẩn sinh H2S tạo nên đường màu đen theo dọc theo đường cấy.

  • Phản ứng Oxidaza: Tiến hành trên giấy có tẩm dung dịch 1% Tetrammethyl-P. phenylene diamin hydrochloride. Dùng que cấy lấy khuẩn lạc từ môi trường thạch chà lên trên mặt giấy đã thấm thuốc thử. Phản ứng dương tính khi xuất hiện màu đen tím sau 30 giây.

  • Phản ứng Catalaza: Nhỏ một giọt dung dịch H2O2 3% lên một điểm trên phiến kính sạch. Dùng que cấy lấy khuẩn lạc từ môi trường thạch (thạch không chứa máu) đặt vào giọt dung dịch . Phản ứng dương tính khi thấy có hiện tượng sủi bọt sau vài giây.

  • Phản ứng Methyl red (MR): Cấy khuẩn lạc nghi ngờ vào môi trường nước VP-MR, nuôi ở 370C sau 24 giờ nhỏ vào môi trường nuôi cấy trên 5 giọt dung dịch đỏ methyl trong cồn 950 (xem phần phụ lục 3), đọc kết quả sau 5 phút, nếu có màu đỏ là phản ứng dương tính, có màu vàng là âm tính.

  • Kiểm tra đặc tính di động của vi khuẩn: có thể dùng phương pháp quan sát giọt treo dưới kính hiển vi hoặc cấy vi khuẩn vào môi trường môi trường thạch lỏng (semi-solid).

  • Arginin: Vi khuẩn nuôi cấy trong môi trường có chứa arginin và chỉ thị màu. Nếu vi khuẩn phân huỷ arginin môi trường chuyển kiềm làm đổi màu của môi trường (phụ lục 4).

- Giám định độc lực qua tiêm truyền động vật thí nghiệm

Động vật thí nghiệm là chuột nhắt trắng hay bồ câu



Phủ tạng nghiền, pha với nước sinh lý theo tỉ lệ 1/10 hoặc máu tiêm 0,1- 0,2 ml vào xoang bụng của chuột, tiêm 0,3- 0,4ml tiêm dưới da cho bồ câu. Chuột và bồ câu chết sau trong vòng 4 ngày. Phân lập vi khuẩn từ máu hoặc phủ tạng của chuột và bồ câu chết.


  1. KẾT LUẬN : dựa vào đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và kết quả chẩn đoán trong phòng thí nghiệm.




  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Standard Diagnostic Manual for livestock diseases in Thailand- JICA- Third edition- 2003.

  1. Sổ tay bệnh dịch động vật. Copyright text Archie Hunter, 1994, 1996. Text Archie Hunter and SVSV project, 2000

  2. Disease of Swine. Blackwell Publishing Professional; 8th edition, 1999

  3. Australian Standard Diagnostic Technique for animal diseases. Standing committee agriculture and resource management. Editors: Leigh A.Corner, Trevor J. Bagust- 1993.

  4. Brooke, C.J. and T.V. Riley. 1999. Erysipelothrix rhusiopathiae: Bacteriology, epidemiology and clinical manifestations of an occupational pathogen. J. Med. Microbiol. 48:789-799.

  5. Veterinay clinical microbiology – England , 1994.

  6. Giáo trình bệnh truyền nhiễm - Trường Đại Học Nông nghiệp I Hà nội


KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG


Bùi Bá Bổng
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Nhuộm gram

  • Thuốc nhuộm

  1. Dung dịch kết tinh tím

    Kết tinh tím

    2,5g

    Nước cất

    1000 ml

  2. Dung dịch fuscin mẹ

Fucsin kiềm

1g

Cồn 960 C

10 ml

Axit phenic kết tinh

5g

Nước cất

100ml

- Pha loãng dung dịch mẹ theo tỉ lệ 1/10 với nước cất khi nhuộm


  1. Dung dịch lugol

    Iodua kali

    1g

    Iodua tinh thể

    0,5g

    Nước cất

    150 ml

  2. Cồn axeton

Cồn nguyên chất

3 phần

Axeton

1 phần

  • Cách nhuộm

  • Nhỏ dung dịch tím lên tiêu bản: 1 – 2 phút

  • Rửa nước nhanh, vẩy khô nước

  • Nhỏ dung dịch lugol: để 1 phút

  • Rửa nước nhanh, vẩy khô

  • Nhỏ cồn Axeton

  • Rửa nước thật nhanh

  • Nhỏ dung dịch fucsin loãng: để 1 phút

  • Rửa nước

  • Thấm khô. Sấy khô

  • Xem kính bằng vật kính dầu

  • Vi khuẩn gram dương bắt màu tím

  • Vi khuẩn gram âm bắt màu đỏ

Phụ lục 2: Nhuộm Giemsa


Dùng để nhuộm các tiêu bản máu

  • Thuốc nhuộm




Giemsa bột

1g

Glyxerin

66ml

Cồn nguyên chất

66ml

Khi nhuộm pha loãng với dung dịch đệm

Cách pha dung dịch đệm




- Dung dịch Sodium phosphate, Na2HPO4 (9.47 g/lít) hoặc Na2HPO4.2H2O (11.87 g/lít)

- Dung dịch Potassium phosphate, KH2PO4 (9.08 g/lít)

- Nước cất


61.1 ml
38.9 ml

900 ml


Có thể mua thuốc nhuôm đặc (Giemsa mẹ) khi nhuôm pha loãng với dung dịch đệm

  • Cách nhuộm

  • Tiêu bản máu làm xong cố định bằng cồn nguyên chất trong 10 phút rồi rửa bằng nước cất

  • Nhỏ dung dịch Giemsa đã pha loãng (1/10, 1/20....) cho ngập tiêu bản. Để 20 – 30 phút. Rửa nước nhanh. Sấy khô. (Không được thấm).

  • Xem kính

  • Tế bào bạch cầu: bắt màu đỏ

  • Tế bào đa nhân: bắt màu đỏ tía

  • Bào tương: bắt màu xanh da trời hoặc hồng

  • Vi khuẩn: bắt màu xanh

  • Hạt nhiễm sắc: bắt màu đỏ


Phụ lục 3: Thuốc thử phản ứng MR

- Đỏ methyl 0,04g

- Cồn 95 60 ml

- Nước cất 40 ml


Phụ lục 4 : Môi trường kiểm tra khả năng phân huỷ Arginine

  • Nước peptone

  • 0,5% L- arginine

  • 0,1% glucose

  • 0,1% chỉ thị màu bromocresol purple

Cách pha chỉ thị màu bromocresol purple

  • Bromocresol purple: 1,5 g

  • Cồn 900 : 100 ml




tải về 74.67 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương