1. Hồ Chủ Tịch Trong hoàn cảnh chiến tranh, Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước, đứng đầu Chính phủ, và kiêm nhiệm chức vụ Thủ tướng. Đến năm 1955 chức vụ Thủ tướng được chuyển giao cho Phó Thủ tướng lúc đó là Phạm Văn Đồng đảm nhiệm



tải về 42.44 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích42.44 Kb.
#13398




CHỦ TỊCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ


1. Hồ Chủ Tịch


 Trong hoàn cảnh chiến tranh, Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước, đứng đầu Chính phủ, và kiêm nhiệm chức vụ Thủ tướng. Đến năm 1955 chức vụ Thủ tướng được chuyển giao cho Phó Thủ tướng lúc đó là Phạm Văn Đồng đảm nhiệm. Hồ Chí Minh là Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, được Quốc hội khoá II bầu lại và làm Chủ tịch đến khi Người mất ngày 2 tháng 9 năm 1969.

2. Tôn Đức Thắng

Người kế nhiệm Hồ Chủ Tịch ở cương vị này là Tôn Đức Thắng, chính thức từ ngày 22 tháng 9 năm 1969, trước đó là Quyền Chủ tịch nước, Tôn Đức Thắng làm giữ cương vị này đến khi ông qua đời (30/3/1980)


Đồng chí Tôn Đức Thắng, sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 trong một gia đình nông dân khá giả tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, Tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Năm1906, sau khi học xong bậc sơ học ở trường tiểu học Long Xuyên, Tôn Đức Thắng rời quê lên Sài Gòn và đến với giai cấp công nhân đang trong quá trình hình thành. Truyền thống quật cường của quê hương đất nước và cuộc sống giai cấp công nhân đã sớm rèn luyện nhiệt tình yêu nước trong Tôn Đức Thắng. Từ đây, Tôn Đức Thắng đã hòa nhập trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp.

Tại Sài Gòn, Tôn Đức Thắng học việc và làm thợ ở nhiều nơi. Năm 1912, tổ chức cuộc bãi khóa của học sinh trường Cơ khí Á Châu (còn gọi là trường Bá Nghệ- nay là trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng) đòi thực hành quy chế của trường, chống đánh đập học sinh, phong trào này đã được công nhân Ba Son hưởng ứng.


Năm 1915 – 1917, học thợ máy ở trường Bá Nghệ, nhưng chưa học xong đã bị động viên sang Pháp làm lính thợ phục vụ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tôn Đức Thắng làm việc trên chiến hạm France, xưởng Arsenal, quân cảng Toulon.
Năm 1919, Tôn Đức Thắng bị điều động tới một đơn vị hải quân được lệnh tiến công Xêvaxtôpôn trên bờ Hắc Hải trấn áp nước Nga Xô Viết mới ra đời. Tôn Đức Thắng đã cùng các bạn lính thợ tham gia phản chiến bằng hành động kéo lá cờ đỏ lên cột cờ chiến hạm.
Năm 1920, sau cuộc binh biến, Tôn Đức Thắng bị trục xuất khỏi nước Pháp. Trở về Sài Gòn, Tôn Đức Thắng vận động những người có cùng chí hướng thành lập Công hội bí mật. Dưới sự lãnh đạo của Công hội mà đồng chí Tôn Đức Thắng là Hội Trưởng phong trào công nhân Sài Sòn- Chợ Lớn phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân ở Ba Son, tháng 8 năm 1925.
Năm 1926, đồng chí tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên- tổ chức tiền thân của Đảng. Năm 1927, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Thành bộ Sài Gòn- Chợ Lớn và Kỳ bộ Nam Kỳ.
Cuối năm 1929, đồng chí bị thực dân Pháp bắt trong vụ án Bac-bi-ê. Tòa án thực dân Pháp kết án 20 năm khổ sai, đày ra Côn Đảo.
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí trở về đất liền trong lúc thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Đồng chí bắt tay ngay vào cuộc chiến đấu mới của đồng bào Nam Bộ và nhân dân cả nước.
Ngày 06 tháng 01 năm 1946, trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên đồng chí được nhân dân Sài Gòn- Chợ Lớn bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Năm 1947, đồng chí được cử làm Tổng thanh tra của Chính phủ và quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Năm 1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc, đồng chí được bầu làm Trưởng Ban vận động thi đua ái quốc Trung ương.
Năm 1950 , đồng chí được bầu làm Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô.
Năm 1951, đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Được cử làm Phó trưởng Ban Dân vận- Mặt trận Trung ương.
Năm 1955, được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tháng 7, được bầu là Chủ tịch danh dự Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam và được Đại hội Hòa bình thế giới bầu làm Ủy viên Hòa bình thế giới. Ngày 20/9, kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa I bầu làm Trưởng Ban Thường trực Quốc hội.
Năm 1960 , tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa II, đồng chí được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Năm 1969, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, tại kỳ họp đặc biệt Quốc hội khóa III, đồng chí được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI- Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, đồng chí được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đồng chí Tôn Đức Thắng vinh dự được nhận Huân chương sao vàng- Huân chương cao quý của nước Việt Nam, Huân chương Lê-nin của nước Nga Xô Viết, Huân chương Soukhe- Bator của nước Mông Cổ và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Đồng chí Tôn Đức Thắng, hiến dâng cả đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc và cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, đồng chí là một hình ảnh trong sáng của tinh thần cách mạng bất khuất và đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng: Suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”.
Do tuổi cao, sức yếu sau một thời gian bệnh nặng Người qua đời vào ngày 30/3/1980 tại Hà Nội, an táng tại nghĩa trang Mai Dịch.


2'. Nguyễn Hữu Thọ


Ông là người duy nhất trong danh sách không chính thức là Chủ tịch nước, ông giữ chức tạm thay cho bác Tôn khi ông qua đời đến 4 tháng 7, 1981


NGUYỄN HỮU THỌ (10/7/1910 – 24/12/1996), luật sư, nhà hoạt động chính trị và nhà nước nổi tiếng của Việt nam. Quê: huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Tham gia phong trào yêu nước của trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn (1947). Gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương (1949).


Tham gia thành lập Đoàn đại biểu các giới ở Sài Gòn đấu tranh đòi các quyền dân chủ, dân sinh; tham gia lãnh đạo cuộc biểu tình chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ tại Sài Gòn (1950). Bị bắt và đày đi Lai Châu (đến 11-1952). Tham gia phong trào bảo vệ hoà bình ở Sài Gòn, đấu tranh đòi thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ (1954). Lại bị bắt và quản thúc tại Tuy Hoà, Phú Yên (1954 - 1955). Được giải thoát (10-1961). Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (2-1962), Chủ tịch Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương của Mặt trận (1-1964). Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam (6-1969).
Phó chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (7/1976 - 1980), quyền chủ tịch nước (4-1980). Chủ tịch Quốc hội và phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (7-1981). Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (11-1988); chủ tịch danh dự Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (8-1994). Đại biểu Quốc hội các khoá VI - VIII. Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác.

3. Trường Chinh


Là Chủ tịch nước từ 4 tháng 7, 1981 đến 18 tháng 6, 1987


Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu.
Là nhà chính khách cách mạng, nhà thơ, bút danh Sóng Hồng, biệt hiệu Trường Chinh (biệt hiệu này dùng như tên gọi). Ông sinh ngày 09/02/1907 tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định).
Năm 1926, ông là một trong những người lãnh đạo cuộc bãi khóa để truy điệu chí sĩ Phan Châu Trinh tại Nam Định. Sau sự kiện đó, ông bị đuổi học, lên Hà Nội vào học ở trường Cao đẳng Thương mại.
Năm 1927, ông là một trong những người đầu tiên gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội.
Năm 1930, ông được chỉ định vào ban tuyên truyền cổ động Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương. Cuối năm đó, ông bị bắt và kết án 12 năm tù cầm cố đày đi Sơn La.
Cuối năm 1936 ông được trả tự do. Sau đó ông tham gia vào Xứ ủy Bắc Kỳ.
Tại hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng (1940) ông được cử vào Ban Chấp hành Trung ương.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (1941) ông được cử làm Tổng bí thư Đảng, đồng thời làm chủ bút các báo Giải Phóng, Cờ Giải Phóng và Tạp Chí Cộng Sản…
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được cử vào nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước như: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đến năm 1981, ông là Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Tháng 7/1987, ông được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tháng 12 cùng năm, ông được đề cử làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Do công lao của mình, ông được Nhà Nước và Đảng tặng Huân Chương Sao Vàng và nhiều Huân Chương khác của nước ta và của các nước xã hội chủ nghĩa.
Ngày 30/09/1988, ông mất, thọ 81 tuổi. Ông là tác giả các sách:
- Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam.
- Tập thơ Sóng Hồng, và nhiều tác phẩm, bài viết chính luận khác.


4. Võ Chí Công (18 tháng 6, 1987 đến 22 tháng 9, 1992)


Ông Võ Chí Công (tên thật là Võ Toàn), sinh ngày 7.8.1912, tại xã Tam Xuân, huyện Tam Kỳ (nay là xã Tam Xuân I, huyện Núi Thành), tỉnh Quảng Nam.


Ông nguyên là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam (1987-1992).
Năm 1935, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, làm Bí thư chi bộ ghép, Bí thư huyện uỷ Tam Kỳ, Bí thư Tỉnh ủy Lâm thời Quảng Nam - Đà Nẵng, phụ trách các tỉnh từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Phú Yên từ 1935 đến 1943. Năm 1943, ông bị thực dân Pháp bắt và kết án 25 năm tù, đày đi Buôn Ma Thuột. Từ tháng 3 năm 1945, sau khi Nhật Bản đảo chính, ông ra tù về Quảng Nam, được cử làm trưởng ban khởi nghĩa, chỉ huy cướp chính quyền ở Quảng Nam - Đà Nẵng.
Từ 1946 - 1960, làm Thanh tra quân Khu V, Bí thư Ban Cán sự Đông Bắc Miên, Khu uỷ viên Khu V, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam - Đà Nẵng, Phó Bí thư Khu uỷ V. Từ 1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, làm Bí thư khu uỷ Khu V. Từ 1976, ông trúng cử đại biểu Quốc hội khoá VI, được cử giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Hải sản.
Từ năm 1976, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Trưởng ban Cải tạo nông nghiệp miền Nam.
Từ tháng 4.1981, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội khoá 7, được cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (3/1982) được bầu lại vào BCH TƯ Đảng, được BCH bầu vào Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, được phân công làm Thường trực Ban Bí thư. Từ tháng 6.1986, ông được phân công giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), được bầu vào BCH TƯ Đảng và được BCH TƯ bầu vào Bộ Chính trị. Từ tháng 4.1987 -1991, ông trúng cử đại biểu Quốc hội khoá 8 và được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng. Từ tháng 6.1991 – 12.1997, là Cố vấn BCH TƯ Đảng. Ông đã được nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng năm 1992. Ngày 6.8.2011, Đảng, Nhà nước đã mừng thượng thọ 100 tuổi của ông.
* Theo thông báo của BCH TƯ, tang lễ ông Võ Chí Công được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang. Linh cữu ông Võ Chí Công quàn tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM. Lễ viếng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất, bắt đầu từ 8g- 18g các ngày 10 và 11.9.2011.
Lễ truy điệu trọng thể ông Võ Chí Công được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất, bắt đầu từ 6g- 7g ngày 12.9 .2011. Lễ an táng cùng ngày tại Nghĩa trang TP.HCM.
Cùng thời gian tổ chức lễ viếng và lễ truy điệu ông Võ Chí Công tại TP.HCM, sẽ tổ chức lễ viếng và lễ truy điệu ông Võ Chí Công tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội và tại trụ sở Tỉnh uỷ Quảng Nam. Trong hai ngày tang lễ ông Võ Chí Công, các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.

5. Lê Đức Anh (23 tháng 9, 1992 đến 24 tháng 9, 1997)



Vị Chủ tịch nước duy nhất cho đến nay cũng đồng thời là Đại tướng

6. Trần Đức Lương (24 tháng 9, 1997 đến 26 tháng 6, 2006)


7. Nguyễn Minh Triết (27 tháng 6, 2006 đến 24/7/2011)

8. Trương Tấn Sang



Được Quốc Hội khoá XIII bầu làm Chủ tịch nước từ 25/07/2011
Каталог: imgs -> chicong
imgs -> Trường th phú Mỹ 2 Gián án lớp 4 Tuần 29 LỊch báo giảng lớP: 4/1 Tuần: 29
imgs -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
imgs -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
imgs -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
imgs -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
imgs -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
imgs -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc
imgs -> Ma trậN ĐỀ kiểm tra 1 tiết bài số 4 NĂm họC 2015-2016 Môn : hoá HỌc lớP 11 ban cơ BẢn thời gian: 45 phút Phạm VI kiểm tra
imgs -> GIÁo dục chủ ĐỀ tháng 4 “ Hòa bình và hữu nghị ” VÀ Ý nghĩa các ngày lễ Ôn chưƠng trình 5 RÈn luyện nhi đỒNG
chicong -> Của Chủ tịch Hồ Chí Minh việt nam dân chủ CÔng hoà

tải về 42.44 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương