ĐỀ CƯƠng tuyên truyền kỷ niệM 40 NĂm ngày giải phóng miền nam, thống nhấT ĐẤt nưỚC 30/4/1975 – 30/4/2015



tải về 21.76 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích21.76 Kb.
#13394
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM

40 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

30/4/1975 – 30/4/2015

(Tài liệu phục vụ tổ chức giao lưu của các đơn vị, cơ quan, đoàn thể)



Câu hỏi 1: Chiến thắng 30-4-1975 đã kết thúc bao nhiều năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta?

Trả lời: 21 năm, từ tháng 7-1954 đến tháng 4-1975

Dân tộc ta đã có 8.000 ngày không nghỉ, thay nhau chống mỹ cứu nước, trải qua 5 giai đoạn chủ yếu:



  • 1954 – 1960: Giữ dìn lực lượng, chuyển thế tấn công, đánh bại bước đầu của cuộc chiến tranh

  • 1961 – 1965: Đánh bại chiến tranh đặc biệt của Mỹ - Ngụy

  • 1965 – 1968: Đánh bại chiến tranh cục bộ và chiến tranh phá hoại miền Bắc

  • 1969 – 1973: Đánh bại Việt Nam hóa chiến tranh và chiến tranh phá hoại miền Bắc

  • 1973 – 1975: Tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam


Câu hỏi 2: Đảng ta quyết định xây dựng Kế hoạch giải phóng miền Nam vào lúc nào?

Trả lời: Trong 2 năm 1975 – 1976 (nếu có cơ hội thì trong năm 1975)

Đây là quyết định tại Hội nghị Bộ Chính trị vào tháng 7-1974, giao cho Bộ Tổng tham mưu xây dựng kế hoạch.

Đầu năm 1975, thời cơ tới, Đảng ta chủ trương tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

Ngày 14-4-1975 Đảng ta quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn – Gia Định.

Ngày 26-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu.
Câu hỏi 3: Tư tưởng chỉ đạo của chiến dịch Hồ Chí Minh là gì ?

Trả lời: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi một bức điện khẩn: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.


Câu hỏi 4: Quân ta có bao nhiêu mũi tiến công trong chiến dịch Hồ Chí Minh?

Trả lời: Có 5 mũi tiến công, từ 5 hướng

Hướng Tây Bắc: Có Quân đoàn 3 phối hợp với lực lượng vũ trang Tây Ninh và Sài Gòn – Gia Định.

Hướng Bắc - Đông Bắc: Có Quân đoàn 1 cùng với lực lượng đặc công, xe tăng cao xạ.

Hướng Đông – Đông Nam: Có Quân đoàn 4 và Quân đoàn 2, tăng cường pháo binh, xe tăng, cao xạ, đặc công, biệt động.

Hướng Tây – Tây Nam: Có đoàn 232 và chủ lực Quân khu 8 ( Tương đương một quân đoàn).

Vùng ven và nội thành Sài Gòn có các đơn vị đặc công, pháo binh, lực lượng chính trị của nhân dân.


Câu hỏi 5: Bạn hãy nêu tên một số mục tiêu trọng yếu của địch ở nội thành Sài Gòn bị quân ta đánh chiếm vào ngày 30-4-1975?

Trả lời: Sân bay Tân Sơn Nhất; Bộ Tổng tham mưu; Bộ Tư lệnh biệt khu Thủ Đô; Căn cứu hải quân; Cảng Bạch Đằng; Đài phát thanh; Tổng nha cảnh sát và Dinh Độc Lập.
Câu hỏi 6: Đơn vị nào của quân ta đa đánh chiếm Dinh Độc Lập và bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh?

Trả lời: Đại đội 6, Trung đoàn 9, Bộ binh cơ động, thọc sâu, táo bạo cùng với 2 xe tăng 843 và 390 của Trung đoàn 66 và Lữ đoàn xe tăng 203

Xe tăng 390 đã húc đổ cổng Dinh Độc Lập

Đồng chí Bùi Quang Thận đã cắm cờ trên Dinh Độc Lập

Chính ủy Bùi Tùng, người đã soạn thảo văn bản đầu hàng cho Dương Văn Minh và đọc lời tiếp nhận đầu hàng của quân giải phóng


Câu hỏi 7: Buôn Ma Thuật được giải phóng vào thời gian nào?

Trả lời: Vào ngày 10 – 3 – 1975

Sau đây là bức điện tín của văn phòng Tổng thống Thiệu gửi cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú sau thất bài Buôn Ma Thuật: “Sau khi mất BMT, áp lực quân cộng sản rất mạnh, Tổng thống nhận định không có khả năng bảo vệ toàn bộ cao nguyên, các lực lượng PleiKu, Kon Tum, Phú Bổn đã đem lực lượng lấy lại BMT song không thành, tổng thống giao cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú nhiệm vụ thực hiện cuộc hành quân triệt thoái khỏi Cao Nguyên. Phải giữ bí mật tối đa, bảo vệ toàn vẹn lực lượng, rút quân theo đường số 7, coi đây là yếu tố bất ngờ - hết công điện”.


Câu hỏi 8: Trận Xuân Lộc đã diễn ra vào thời gian nào? Ý nghĩa của chiến thắng Xuân Lộc?

Trả lời: Diễn ra từ 16-4-1975 đến 21-4-1975

Xuân Lộc có ý nghĩa như cửa ngõ của Sài Gòn, mất Xuân Lộc đồng nghĩa với mất Sài Gòn, Tổng thống Thiệu từ chức ra đi



Câu hỏi 9: Ai là người đã ném bom Dinh Độc Lập? vào thời gian nào?

Trả lời: Trung úy phi công Nguyễn Thành Trung; vào lúc 8h 30 ngày 08-4-1975.

Anh tên thật là Đinh Khắc Trung, sinh năm 1947, quê ở Bến Tre được Binh vận khu 8 đưa lên Sài Gòn, vào Đại học, thi tuyển vào Không lực Việt Nam Cộng Hòa, được đào tạo tại Bang TechSat, năm 1972 về nước, vào Đảng ngày 31-5-1969.

Anh lái máy bay F5E từ sân bay Biên Hòa ném bom Dinh Độc Lập 2 lần, bắn 20 ly vào kho xăng Nhà Bè, hạ cánh xuống sân bay Phước Long an toàn.

Ngày 22-4-1975, anh ra Đà Nẵng tham gia phi đội quyết thắng

Ngày 28-4-1975, anh lái máy bay A37 ném bom sân bay Tân Sơn Nhất
Câu hỏi 10: Lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh có nội dung như thế nào?

Trả lời: Tôi Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi quân lực Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ Trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn, giao lại cho Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.
Câu hỏi 11: Ai là người đại diện quân giải phóng đọc lời tiếp quản Sài Gòn?

Trả lời: Trung tá Bùi Tùng, Chính ủy Lữ đoàn thiết giáp 203

Lời tiếp quản: “Chúng tôi đại diện lực lượng quân giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố: Thành phố Sài Gòn được giải phóng, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, tổng thống của chính quyền Sài Gòn”.


Câu hỏi 12: Ai là người đã tiếp nhận đầu hàng và bắt sống tỉnh trưởng Vĩnh Long vào ngày 30-4-1975?

Trả lời: Đồng chí Nguyễn Văn Bá (sáu Bá), hiện ông đã 79 tuổi đang sống tại Thị trấn huyện Vũng Liêm - tỉnh Vĩnh Long.
Câu hỏi 13: 2 nhân vật lịch sử của tỉnh Vĩnh Long trong chiến dịch Hồ Chí Minh là ai? Lúc đó họ làm gì?

Trả lời: Đồng chí Phạm Hùng, Chính ủy Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh

Đồng chí Võ Văn Kiệt, được phân công chuẩn bị tiếp thu các cơ sở kinh tế của chính quyền Sài Gòn sau giải phóng , làm công tác dân vận và binh vận.



Câu hỏi 14: Ai là người đã chỉ huy xe tăng húc đổng cổng Dinh Độc Lập? Số hiệu của xe tăng đó?

Trả lời: Đồng chí Vũ Đăng Toàn chỉ huy lái xe Nguyễn Văn Tập, số hiệu xe 390
Câu hỏi 15: Ai là người đã cắm cờ trên Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975?

Trả lời: Trung úy, Đại đội trưởng Bùi Quang Thận trên xe tăng 843, anh đã kéo lá cờ của chế độ Sài Gòn xuống thay lá cờ giải phóng lên đỉnh cột cờ đúng vào lúc 11h 30 ngày 30-4-1975.
Biên soạn: Hội CCB Khối CQ và DN
Каталог: Resources -> file -> DOAN%20TN -> VAN%20BAN
file -> Chuyên ngàNH: kinh tế chính trị
file -> Chuyên ngàNH: kinh tế HỌc phương thức đào tạo: Viết luận văn
file -> VÀ phát triển nông thôN
file -> QuyếT ĐỊnh của thủ TƯỚng chính phủ SỐ 122/2001/QĐ-ttg ngàY 21 tháng 8 NĂM 2001 VỀ TỔ chức quản lý HỘi nghị, HỘi thảo quốc tế TẠi việt nam thủ TƯỚng chính phủ
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do – Hạnh phúc
file -> CỦa thủ TƯỚng chính phủ SỐ 23/2006/ct-ttg ngàY 12 tháng 7 NĂM 2006 VỀ việc tăng cưỜng công tác y tế trong các trưỜng họC
file -> Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-cp ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
VAN%20BAN -> Số: 3a kh/Đtn đOÀn tncs hồ chí minh
file -> SỬA ĐỔI, BỔ sung đIỀU 2 thông tư SỐ 187/2010/tt-btc ngàY 22/11/2010 CỦa bộ TÀi chính quy đỊnh về CƠ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồNG, VẬt nuôI, thuỷ SẢN ĐỂ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, DỊch bệNH

tải về 21.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương