ĐẨy mạnh hoạT ĐỘng đỔi mới sáng tạo tại một số doanh nghiệp nhỏ VÀ VỪa trêN ĐỊa bàn thành phố HÀ NỘi nguyễn Thị Hảo 1



tải về 0.93 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2024
Kích0.93 Mb.
#57322
1   2   3   4   5   6   7   8   9
84915-Điều văn bản-190667-1-10-20231017 (7)

 
 
 
 
Hình 2. Xếp hạng chỉ số ĐMST toàn cầu của các nước thuộc khối ASEAN 
giai đoạn 2014-2021 
Nguồn: Global Innovation Index 2014-
2021 


74 
Nhìn vào biểu đồ ta thấy năm 2019 
và năm 2020 Việt Nam đứng 42/131 nền 
kinh tế được nghiên cứu về chỉ số ĐMST. 
Năm 2021 Việt Nam đứng thứ 44/131, 
sau Thái Lan số 43 và cách rất xa so với 
Singapore thứ 8 và tăng 27 bậc so với 
năm 2014.  
Năm 2022, Việt Nam xếp thứ 
48/132 quốc gia và nền kinh tế, thuộc 
nhóm quốc gia đạt được những tiến bộ 
lớn nhất trong thập kỷ qua. Tuy vậy, năm 
2022 Việt Nam đã giảm 4 bậc so với năm 
2021. Theo khảo sát của Bộ Khoa học và 
Công nghệ, phần lớn DN của Việt Nam 
thực hiện ĐMST thông qua việc “đầu tư 
vào công nghệ mới được gắn liền với 
hàng hóa, máy móc, thiết bị” chiếm 
39,4%; “nâng cấp, chỉnh sửa công nghệ, 
thiết bị hiện tại” chiếm 39,3% [7]. 
Như vậy, ĐMST ở các DN hiện nay 
chủ yếu tập trung vào các nội dung như 
đổi mới sản phẩm/dịch vụ, đổi mới quy 
trình sản xuất, đổi mới cơ cấu tổ chức - 
phát triển nguồn nhân lực, đổi mới cách 
thức tiếp cận thị trường, đổi mới truyền 
thông - marketing.
Hình 3. Cấu phần ĐMST trong các DN 
VIE50 
Nguồn: Theo kết quả khảo sát Chương 
trình VIE50, 2023 
4.2. ĐMST tại một số DNNVV trên địa 
bàn Thành phố Hà Nội 
Năm 2022, Thành phố Hà Nội được 
xếp hạng 1 trên toàn quốc về đổi mới 
sáng tạo. Các DNNVV trên địa bàn 
Thành phố đã và đang thực hiện quy trình 
ĐMST. Giống như phần lớn các DNNVV 
trên cả nước, các DNNVV tại Thành phố 
Hà Nội tập trung vào ĐMST sản 
phẩm/dịch vụ (Product Innovation), 
ĐMST quy trình sản xuất (Production 
process Innovation), ĐMST quản trị 
(Administration 
Innovation), 
ĐMST 
marketing (Marketing Innovation).
ĐMST sản phẩm/dịch vụ bao gồm 
các sáng kiến đổi mới chất lượng sản 
phẩm, đa dạng hóa dịch vụ với mục đích 
tăng mức tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị 
trường. Đổi mới quy trình sản xuất bằng 
cách sử dụng các dây chuyền công nghệ 
sản xuất hiện đại, nhập khẩu từ các nước 
phát triển. Điển hình như công ty Cổ phần 
Lumi Việt Nam, là công ty thiết kế và 
cung cấp sản phẩm nhà thông minh. Tất 
cả các sản phẩm của Nhà thông minh 
Lumi đều tập trung vào sự tinh tế và tính 
tiện lợi. Năm 2022, Lumi công bố các sản 
phẩm mới được phát triển từ nền tảng đã 
có, đem đến sự lựa chọn đa dạng hơn cho 
người dùng như: Camera AI, Smart 
Lighting, WallPad, Smartlook thế hệ 2, 
…. Mỗi năm công ty dành từ 11-14% 
doanh thu để đầu tư cho nghiên cứu phát 
triển sản phẩm. Đây cũng là bài tập để các 
kỹ sư thực hiện các dự án mới nâng cao 
năng lực của mình, cải tiến sản phẩm đạt 
chất lượng tốt hơn [8]. Nâng cao chất 
lượng dịch vụ phục vụ khách hàng có thể 
kể đến các công ty du lịch chuyên cung 
cấp các tour du lịch trong và ngoài nước. 
Cuối năm 2022 đầu năm 2023, ngành du 
lịch đã phát triển trở lại sau dịch Covid-
19. Các công ty du lịch đã mở thêm khá 
nhiều tour du lịch mới, cung cấp cho 
khách hàng nhiều lựa chọn vào nhiều thời 
điểm khác nhau. Các tour du lịch dành 
cho khách hàng bận rộn, có ít thời gian 
được tổ chức trong một ngày được đa 
dạng các địa điểm và dịch vụ. Các tour du 
lịch mới như tour xuyên Tết, tour du lịch 
thăm và hái trái cây tại vườn, mỗi tour 
đều được làm mới với các địa điểm và 
hoạt động đặc thù của mỗi vùng miền. Do 
vậy, theo số liệu Tổng cục Thống kê, 
tháng 5/2023, Việt Nam đón 916,3 nghìn 
lượt khách quốc tế, giảm 6,9% so với 


75 
tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm, 
toàn ngành đón gần 4,6 triệu lượt khách 
quốc tế, cao hơn 12 lần so với cùng kỳ 
năm 2022, đạt 57,5% kế hoạch năm [9]. 
Đổi mới quy trình sản xuất là việc xem 
xét các quy trình làm việc hiện tại của DN 
để tìm cách cải thiện hiệu suất, hiệu quả 
hoặc độ chính xác của sản phẩm. Trong 
quá trình đổi mới quy trình, các nhà lãnh 
đạo DN cần phải đổi mới công nghệ, cải 
thiện phân tích quy trình và đo lường các 
chỉ số. Việc cải tiến này được thể hiện qua 
kết quả chất lượng sản phẩm, mức độ tiêu 
thụ và ưa thích trên thị trường. Các DN đã 
ứng dụng công nghệ cao vào quy trình 
sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm có chất 
lượng và số lượng vượt trội. Công ty 
TNHH Xuất nhập khẩu Kinoko Thanh 
Cao, Huyện Mỹ Đức đi đầu trong sản 
xuất nấm kim châm theo công nghệ cao 
của Nhật Bản. Đây là DN đầu tiên được 
cấp giấy chứng nhận DN nông nghiệp 
ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn 
Thành phố Hà Nội; Hợp tác xã dịch vụ 
nông nghiệp Vĩnh Thượng, xã Sơn Công, 
huyện Ứng Hòa với mô hình trồng dưa 
lưới giống Nhật ứng dụng công nghệ cao; 
Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức, là 
DN có kinh nghiệm lâu năm trong ngành 
tơ tằm dâu ở Việt Nam. Công ty đã cải 
tiến nhiều quy trình kĩ thuật, tiết kiệm 
nhiều nguyên liệu để cho ra đời những 
sản phẩm độc đáo và chất lượng, cạnh 
tranh được với sản phẩm nhập khẩu từ 
Trung Quốc. Đây là một trong những sản 
phẩm OCOP (One Commune One 
Product) đã và đang phát triển. Như vậy, 
không chỉ các DN kinh doanh về công 
nghệ, dịch vụ mà các DN nông nghiệp 
cũng đã bắt kịp xu hướng ĐMST, áp dụng 
công nghệ hiện đại để trở thành các DN 
chuyển đổi số.  
Song song với việc đổi mới chất 
lượng sản phẩm, dịch vụ và quy trình sản 
xuất để đáp ứng được nhu cầu của thị 
trường, DN cũng tự biết cách tạo ra 
những lợi thế đặc biệt để “dọn đường” 
cho sản phẩm sắp ra mắt của mình. Đổi 
mới sản phẩm không nhất thiết phải tạo ra 
một sản phẩm hoàn toàn mới, DN cũng 
có thể cải tiến mẫu mã để sản phẩm mới 
hơn, bắt mắt hơn và gây ấn tượng hơn với 
người tiêu dùng. Đây là quy trình thực 
hiện tương đối đơn giản, tiết kiệm chi phí 
và có thể mang lại hiệu quả nhanh. 

tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương