ĐẨy mạnh hoạT ĐỘng đỔi mới sáng tạo tại một số doanh nghiệp nhỏ VÀ VỪa trêN ĐỊa bàn thành phố HÀ NỘi nguyễn Thị Hảo 1



tải về 133.38 Kb.
Chế độ xem pdf
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2024
Kích133.38 Kb.
#57322
1   2   3   4   5   6   7   8   9
84915-Điều văn bản-190667-1-10-20231017 (7)

5. KHUYẾN NGHỊ 
5.1. Đối với Nhà nước, các cấp 
chính quyền 
 
Trong thời gian qua, các chính 
sách về DNNVV và khởi nghiệp, ĐMST 
đã nhận được sự quan tâm từ các cấp 
chính quyền. Năm 2018, Quốc hội Việt 
Nam đã thông qua Luật Hỗ trợ 
DNNVV, trong đó đề ra các biện pháp 
hỗ trợ cụ thể cho các DNNVV và thể 
hiện cam kết của Chính phủ trong việc 
thúc đẩy khối DNNVV trong nước. Luật 
Hỗ trợ DNNVV qui định nhiều lĩnh vực 
chính sách khác nhau - từ thuế đến tiếp 
cận tài chính, từ ĐMST đến phát triển 
chuỗi giá trị. Các chính sách khuyến 
khích phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp 
ĐMST đang được thực hiện, điển hình là 
“Đề án 844”- hỗ trợ hệ sinh thái khởi 
nghiệp ĐMST quốc gia của Bộ KH-CN, 
ưu tiên các hoạt động liên kết, đào tạo và 
ưu tiên hỗ trợ các vườn ươm DN thông 
qua các hoạt động nâng cao năng lực. 
Ngày 10/4/2023, Bộ Khoa học và Công 
nghệ vừa ban hành Quyết định số 
665/QĐ-BKHCN về việc điều tra ĐMST 
trong DN năm 2023 nhằm mục đích thu 
thập thông tin thống kê ngành khoa học 
và công nghệ phục vụ sự chỉ đạo điều 
hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính 
phủ; đánh giá, xây dựng chiến lược, 
chính sách, kế hoạch khoa học, công 
nghệ và ĐMST; so sánh quốc tế các chỉ 
tiêu thống kê về ĐMST và cập nhật cơ sở 
dữ liệu về ĐMST của Việt Nam.  
Đây là những nỗ lực và sự quan 
tâm rất lớn của Chính phủ về ĐMST 
trong các DN. Tuy nhiên, Chính sách 
thúc đẩy phát triển ĐMST bền vững 
Việt Nam hiện đang thiếu một cơ chế cụ 
thể và quy định đủ mạnh để thúc đẩy 
môi trường ĐMST bền vững. Vì vậy, 
Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung 
pháp lý và bổ sung các chính sách hỗ trợ 
để hệ sinh thái phát huy hết tiềm năng. 
5.2. Đối với các DNNVV 
Liên kết giữa DN và các trường đại học. 
Hệ thống ĐMST quốc gia của Việt 
Nam mới phát triển ở giai đoạn đầu, mối 
liên kết đổi mới và hợp tác giữa các bên 
liên quan còn yếu, đặc biệt hợp tác nghiên 


77 
cứu giữa các trường đại học và DN. Số 
lượng ký kết hợp tác của các DN có xu 
hướng tăng về mặt số lượng nhưng các 
đối tác là trường đại học định hướng 
ứng dụng vẫn chiếm tỉ trọng thấp. Vai 
trò hỗ trợ nghiên cứu của các trường đại 
học tương đối còn mờ nhạt. Điểm mạnh 
của các trường đại học là nguồn nhân 
lực, thời gian. Cán bộ nghiên cứu, giảng 
viên và sinh viên có điều kiện để nghiên 
cứu, cho ra đời các ý tưởng. Nhưng điểm 
yếu đó là đưa ý tưởng, sản phẩm nghiên 
cứu ra thị trường và tiêu thụ sản phẩm. 
Điều này lại là mặt mạnh của các DN. 
Vậy nên hợp tác nghiên cứu để nâng cao 
chất lượng sản phẩm giữa nhà trường và 
DN cần được triển khai mạnh mẽ. 

tải về 133.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương