ĐẨy mạnh hoạT ĐỘng đỔi mới sáng tạo tại một số doanh nghiệp nhỏ VÀ VỪa trêN ĐỊa bàn thành phố HÀ NỘi nguyễn Thị Hảo 1



tải về 133.38 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2024
Kích133.38 Kb.
#57322
1   2   3   4   5   6   7   8   9
84915-Điều văn bản-190667-1-10-20231017 (7)

 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 
Hoạt động ĐMST tại DNNVV 
đang nhận được quan tâm của các cấp 
chính quyền cũng như của ban lãnh đạo 
các DN. Theo tìm hiểu của nhóm tác giả 
thì đã có khá nhiều nghiên cứu về đổi 
mới công nghệ tại các DNNVV, nhưng 
nghiên cứu về hoạt động ĐMST nói 
chung thì còn tương đối hạn chế. Đa 
phần các bài viết về ĐMST hiện nay tập 
trung vào phân tích vai trò và tầm quan 
trọng của ĐMST đối với các DN. Tiêu 
biểu như một số bài viết sau: Nguyễn 
Hòa (2022), 3 yếu tố khiến đổi mới sáng 
tạo quan trọng với doanh nghiệp, tác giả 
cho rằng 3 yếu tố cho thấy tầm quan 
trọng của ĐMST đối với một DN đó là: 
thích ứng với các thay đổi trong môi 
trường kinh doanh; thúc đẩy tăng trưởng; 
nâng cao năng lực cạnh tranh. Bài viết 
của tác giả Nguyễn Xuân Thành (2022), 
Đổi mới sáng tạo - “Đòn bẩy” giúp 
doanh nghiệp bứt phá, khẳng định 
ĐMST là một trong những công cụ đắc 
lực, tiềm năng nhất để thúc đẩy nâng 
cao năng suất, sử dụng "đòn bẩy" công 
nghệ mới tạo những cơ hội đổi mới cho 
DN phát triển bền vững. Tiếp nữa là bài 
viết của Đỗ Doãn (2023), Giải pháp 
giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động 
đổi mới sáng tạo hiệu quả, Tiến sĩ Seng 
Kiong Kok - Giảng viên Đại học RMIT 
khuyến nghị bốn giải pháp mở rộng hoạt 
động ĐMST: Tìm động lực đổi mới; 
Xác định nguồn lực đổi mới có giá trị; 
Chú trọng trau dồi và hỗ trợ các nhóm 
khác nhau trong đội ngũ nhân sự; Hiểu 
rõ hành lang quy định để đảm bảo ĐMST 
phù hợp với các mục tiêu của tổ chức. 
Gần đây có tác giả Nguyễn Văn Dư 
(2022), Đổi mới sáng tạo của doanh 
nghiệp nhỏ và vừa tại Sóc Trăng, sau khi 
phân tích thực trạng hoạt động ĐMST tại 
các DN ở Việt Nam và Sóc Trăng đã đưa 
ra một số ý kiến tham luận như: Địa 
phương cần tuyên truyền để các bên liên 
quan có nhận thức đúng về vai trò, lợi 


72 
ích, xu hướng cũng như khó khăn thách 
thức của ĐMST trong sản xuất, kinh 
doanh và phát triển kinh tế; Chính 
quyền địa phương và các ban ngành cần 
xây dựng thể chế, chính sách hỗ trợ cho 
hệ sinh thái ĐMST; Các DNNVV cần 
lựa chọn những công nghệ phù hợp, lựa 
chọn giải pháp mang tính thực tiễn cao, 
lựa chọn đội ngũ nhân sự cùng chí 
hướng, thấu hiểu hoạt động của DN; 
Cần đẩy mạnh liên kết với các trung tâm 
khoa học công nghệ của cả nước, các 
trường đại học, viện nghiện cứu và các 
địa phương trong khu vực.
Bên cạnh đó còn có công trình 
nghiên cứu liên quan đến đổi mới công 
nghệ tại các DN như bài báo của nhóm 
tác giả Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn 
Khắc Hiếu (2020), Các yếu tố ảnh hưởng 
đến đổi mới công nghệ tại các doanh 
nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, cho 
rằng để nâng cao khả năng đổi mới công 
nghệ của các DN các nhà hoạch định 
chính sách có thể áp dụng các giải pháp 
như Hỗ trợ của Chính phủ; hoạt động 
thanh tra, giám sát.
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu cho 
thấy, các công trình nghiên cứu trên đã 
có những nhận định cũng như các giải 
pháp cụ thể để đẩy mạnh hoạt động 
ĐMST, đổi mới công nghệ. Những bài 
viết và công trình nghiên cứu trên cũng 
là cơ sở quan trọng để nhóm tác giả 
tham khảo và kế thừa trong khi thực 
hiện nghiên cứu bài viết này. 

tải về 133.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương