Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 415/bc-ubtvqh13 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố (Chương VI dự thảo Luật do Chính phủ trình)



tải về 169.09 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích169.09 Kb.
#31305
1   2   3

19. Hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố (Chương VI dự thảo Luật do Chính phủ trình)

- Nhiều ý kiến cho rằng hợp tác quốc tế trong phòng, chống khủng bố là hết sức cần thiết, nhưng là hoạt động mang tính nhạy cảm và phải hết sức thận trọng để bảo đảm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nên chỉ hợp tác khi thực sự cần thiết và thu hẹp phạm vi, nội dung hợp tác quốc tế, trong đó có ý kiến đề nghị gộp thành một điều luật. Một số ý kiến đề nghị xác định rõ nội dung, mức độ hợp tác quốc tế; có ý kiến đề nghị chỉ nên hợp tác trong lĩnh vực cung cấp, trao đổi, xử lý thông tin; có ý kiến đề nghị chỉ hợp tác quốc tế trong khuôn khổ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; có ý kiến đề nghị xác định chỉ tham gia hoạt động chống khủng bố ở ngoài lãnh thổ Việt Nam khi sự kiện đã chấm dứt; có ý kiến đề nghị quy định rõ trách nhiệm trong hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố.

- Một số ý kiến đề nghị cân nhắc một số nội dung cụ thể như nguyên tắc có đi có lại, kêu gọi sự hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ của các nước và các tổ chức quốc tế hoặc sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ các nước, các tổ chức quốc tế chống khủng bố khi có đề nghị, vì không phù hợp với thực tiễn và dễ gây bất lợi cho nước ta; một số ý kiến đề nghị bỏ Điều 43 (Những trường hợp từ chối đề nghị hợp tác quốc tế) vì cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm, nếu quy định trong Luật thì quốc tế sẽ cho rằng Việt Nam thiếu thiện chí; còn thực tiễn vẫn có thể từ chối hợp tác quốc tế trong trường hợp không tuân thủ một trong các nguyên tắc về phòng, chống khủng bố (được quy định ở Chương I) hoặc một trong các nguyên tắc hợp tác quốc tế (được quy định ở Chương VI).

UBTVQH xin báo cáo như sau: Từ thực tiễn cho thấy, khủng bố thường hoạt động xuyên quốc gia và đe dọa an ninh quốc gia, an ninh khu vực, an ninh toàn cầu nên hợp tác quốc tế trong phòng, chống khủng bố là rất cần thiết. Hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố có ý nghĩa quan trọng, góp phần tăng cường hiệu quả phòng, chống khủng bố của Nhà nước ta và thể hiện vai trò của Việt Nam trong việc thực hiện cam kết quốc tế. Nhưng hợp tác quốc tế đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ bị lợi dụng để can thiệp hoặc đẩy nước ta trở thành mục tiêu tấn công của các đối tượng khủng bố quốc tế. Do vậy, cần phải xây dựng một chương riêng quy định về hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này với những quy định chặt chẽ, không để sơ hở ảnh hưởng đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia.

Để đáp ứng các yêu cầu hợp tác quốc tế và bảo đảm tính chăt chẽ của quy định, tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH xin chỉnh lý theo hướng: quy định những nguyên tắc cơ bản, quan trọng là tuân thủ pháp luật quốc gia và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, bảo đảm an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chỉnh lý, bổ sung các quy định về nội dung, trách nhiệm hợp tác quốc tế và hoạt động hợp tác quốc tế giải quyết vụ khủng bố như Điều 36, Điều 37, Điều 38 dự thảo Luật trình Quốc hội và bỏ Điều 43 dự thảo Chính phủ trình.

20. Về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phòng, chống khủng bố (Chương VII dự thảo Luật do Chính phủ trình)

- Có ý kiến đề nghị bỏ Điều 44, vì cho rằng nội dung quy định tại Điều này không có gì mới và đã được thể hiện trong các Điều quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành trong dự thảo Luật. Một số ý kiến đề nghị bổ sung vào Điều 44 một khoản quy định về “Tổ chức truyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống khủng bố” và bỏ đoạn đầu của khoản 3 Điều 44 quy định về “Theo dõi, nắm tình hình, phát hiện, ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn, hoạt động của các tổ chức, phần tử khủng bố ở trong và ngoài nước”, vì không phải là nội dung của quản lý nhà nước.

UBTVQH thấy rằng việc bỏ Điều 44 dự thảo Luật do Chính phủ trình là phù hợp với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, vì không có nội dung đặc thù. Vì vậy, tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH xin được bỏ Điều 44 dự thảo Luật do Chính phủ trình.

- Có ý kiến đề nghị quy định rõ hơn trách nhiệm của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng tại Điều 45; đề nghị thay quy định về hướng dẫn việc thực hiện pháp luật bằng giải quyết khiếu nại, tố cáo tại điểm e khoản 1 Điều 46; bổ sung trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong việc chủ trì thực hiện chống khủng bố tại Điều 47; đề nghị mở rộng trách nhiệm chủ trì của Bộ Quốc phòng tại Điều 47 đối với trường hợp khủng bố có quy mô lớn, có liên kết trong ngoài, đe dọa nghiêm trọng đến thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia; đề nghị bổ sung trách nhiệm của Bộ thông tin và truyền thông trong việc tuyên truyền, đấu tranh với các hoạt động thông tin, truyền thông của tổ chức, cá nhân khủng bố; đề nghị bổ sung vào Điều 55 trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tham gia phòng, chống khủng bố. Một số ý kiến đề nghị bổ sung, chỉnh sửa, lược bỏ một số từ ngữ cụ thể.

Tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH xin được chỉnh lý và đề nghị bổ sung, chỉnh sửa, lược bỏ một số nội dung, một số từ ngữ như dự thảo Luật trình Quốc hội để bảo đảm tính chặt chẽ, thống nhất, khả thi của quy định.

- Có ý kiến đề nghị làm rõ vai trò của Hội đồng quốc phòng và an ninh trong tham gia quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố; bổ sung vào khoản 1 Điều 46 (trách nhiệm của Bộ Công an trong quản lý nhà nước) các quy định như: “Tham mưu giúp Chính phủ triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống khủng bố hiệu quả” và “tạm đình chỉ, đình chỉ xuất cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam của người, hành lý, phương tiện, hàng hóa có nghi ngờ liên quan đến hoạt động khủng bố”; bổ sung quy định cơ chế phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng với chính quyền địa phương trong đấu tranh phòng, chống khủng bố vào khoản 2 Điều 46 và đề nghị phân cấp mạnh hơn nữa cho địa phương trong phòng, chống khủng bố; tách Điều 49 thành hai điều quy định độc lập trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân và trách nhiệm của Tòa án nhân dân.

UBTVQH thấy rằng, theo quy định của Hiến pháp thì Hội đồng quốc phòng và an ninh không thực hiện quản lý nhà nước mà có nhiệm vụ động viên mọi tiềm lực của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc và thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt được Quốc hội giao trong trường hợp có chiến tranh. Các nhiệm vụ như tham mưu giúp Chính phủ triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống khủng bố hoặc tạm đình chỉ, đình chỉ xuất cảnh, quá cảnh... chỉ là những nhiệm vụ cụ thể thuộc nội dung quản lý nhà nước. Còn về cơ chế phối hợp và việc phân cấp cho địa phương trong phòng, chống khủng bố đã được thể hiện trong nhiều điều luật có liên quan, tập trung nhất là ở Điều 49 dự thảo Luật trình Quốc hội. Trong hoạt động phòng, chống khủng bố, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân có trách nhiệm chung là tiến hành hoạt động tố tụng theo thẩm quyền để xử lý tội phạm khủng bố, tài trợ khủng bố nên quy định chung trong một điều luật là phù hợp với thực tiễn và yêu cầu kỹ thuật lập pháp.

Ngoài các nội dung lớn nêu trên, UBTVQH đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ban soạn thảo dự án Luật và các cơ quan hữu quan rà soát, chỉnh lý một số nội dung và kỹ thuật lập pháp để hoàn thiện dự thảo Luật.



Trên đây là Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật phòng, chống khủng bố, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin trân trọng báo cáo Quốc hội.

Nơi nhận:

- Các vị ĐBQH;

- Lưu HC, QPAN.

E-pas: 30015



TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(đã ký)

Huỳnh Ngọc Sơn




1() Việt Nam đã tham gia 8/16 điều ước quốc tế.

2() Đề nghị chuyển Chương II ra sau Chương VI, đổi vị trí Chương IV và Chương V, đổi vị trí Chương VI và Chương VII; sắp xếp theo trật tự Chương IV, Chương III, Chương II; điều chỉnh tên và sắp xếp theo trật tự: Chương III - Phòng ngừa khủng bố và tài trợ khủng bố, Chương IV - Chống khủng bố, Chương V - Chống tài trợ khủng bố, điều chỉnh tên và sắp xếp theo trật tự: Chương II - Biện pháp Phòng ngừa khủng bố, Chương III - Chống khủng bố, Chương IV - Phòng, chống tài trợ khủng bố, Chương V - Tổ chức hoạt động phòng, chống khủng bố, Chương VI - Quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội trong phòng, chống khủng bố, Chương VII - Hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố.

3() Dự thảo Luật do Chính phủ trình gồm 8 chương 56 điều; dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua đã rút gọn còn 51 điều.

4() Báo cáo thẩm tra dự án Luật phòng, chống khủng bố, số 668/BC-UBQPAN13 ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh.

5() Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế là phải “Chú trọng việc nội luật hoá những điều ước quốc tế mà Nhà nước ta là thành viên liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”.

6() Chỉ thị 25/2007/CT-TTG: “Các ngành, các cấp cần nhận thức rõ khủng bố là hoạt động có tổ chức do cơ quan tình báo nước ngoài chỉ đạo hoặc do tổ chức khủng bố quốc tế, tổ chức “tôn giáo cực đoan”, lực lượng phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài hoặc bọn tội phạm hình sự hoạt động có tổ chức sử dụng vũ khí, chất nổ, chất độc hại, lợi dụng công nghệ thông tin, tấn công vào các cơ quan nhà nước, cơ quan nước ngoài tại Việt Nam...”

7() Ví dụ, một số tổ chức khủng bố như: Al Qaeda, Taliban, Tehrek e (chủ yếu hoạt động ở khu vực Trung Đông), Al Shabaab (ở Somalia), Jemarh Islamiyah, Abu Sayyaf (chủ yếu hoạt động ở khu vực Đông Nam Á).

8() Trích Luật phòng, chống rửa tiền:

Điều 4. Giải thích từ ngữ



Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:

a) Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự;

b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;

c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.”

9() Tại Chỉ thị số 25/2007/CT-TTg ngày 15/11/2007 về công tác phòng, chống khủng bố trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thủ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình, đặc điểm của cơ quan, địa phương mình quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố để giúp lãnh đạo bộ, ngành và địa phương về công tác phòng, chống khủng bố.

10() Theo Tờ trình số 218/TTr-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về về dự án Luật Phòng, chống khủng bố.

11() Báo cáo số 561/BC-BCA-A61 ngày 12/11/2012 của Bộ Công an sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 25/2007/CT-TTg ngày 15/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống khủng bố trong tình hình mới; Báo cáo số 259/BC-BCA ngày 05/6/2012 của Bộ Công an tổng kết 10 năm phòng, chống khủng bố từ năm 2000 đến năm 2011.

12() Như Liên bang Nga, Hungari, Anh, Indonexia...


Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 169.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương