Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 415/bc-ubtvqh13 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Về kinh phí bảo đảm (Điều 8 dự thảo Luật do Chính phủ trình)



tải về 169.09 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích169.09 Kb.
#31305
1   2   3

9. Về kinh phí bảo đảm (Điều 8 dự thảo Luật do Chính phủ trình)

Có ý kiến đề nghị bổ sung từ “phương tiện” sau “kinh phí” ở tên điều luật; có ý kiến đề nghị bổ sung nguồn kinh phí là tài trợ của Chính phủ các nước vào khoản 1; ý kiến khác đề nghị bỏ điểm b khoản 1 vì cho rằng Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm kinh phí, còn khi để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp sẽ kèm theo yêu sách, gây khó khăn cho công tác phòng, chống khủng bố; hoặc bổ sung quy định có tính nguyên tắc đối với việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài để tránh nêu yêu sách, điều kiện ràng buộc. Có ý kiến đề nghị quy định rõ tỉ lệ ngân sách hàng năm dành cho hoạt động phòng, chống khủng bố. Có ý kiến đề nghị bổ sung cụm từ “quản lý và sử dụng kinh phí” vào tên Điều.

UBTVQH cho rằng, nội dung Điều này chỉ quy định về nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố là phù hợp vì đây là vấn đề quan trọng, liên quan đến quyền quyết định ngân sách nhà nước của Quốc hội nên cần được quy định trong Luật. Đối với phương tiện và các điều kiện đảm bảo khác đã được quy định trong một số điều luật khác (Điều 17, Điều 40, Điều 41 dự thảo Luật trình Quốc hội) và do Chính phủ, các cơ quan nhà nước khác quyết định bảo đảm.

Nghiên cứu ý kiến ĐBQH, để bảo đảm thống nhất quy định của Luật này với pháp luật về ngân sách, UBTVQH xin chỉnh lý nội dung cụ thể như Điều 11 dự thảo Luật trình Quốc hội.



10. Về Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố (Điều 9 dự thảo Luật do Chính phủ trình)

- Về việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp:

+ Đa số kiến cho rằng việc thành lập các Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố hoạt động thường xuyên mà không phải khi cần thiết là phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong đó, một số ý kiến đề nghị thành lập các Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố hoạt động thường xuyên ở hai cấp (cấp quốc gia và cấp tỉnh); một số ý kiến đề nghị duy trì Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố ở một số bộ, ngành hoạt động như hiện nay. Có ý kiến đề nghị thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố ở 3 cấp (trung ương, tỉnh, huyện) hoặc 4 cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã). Có ý kiến đề nghị quy định cụ thể thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố; quy định Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Phó Trưởng ban chỉ đạo hoặc Thường trực Ban chỉ đạo và tương tự là Chỉ huy trưởng quân sự ở cấp tỉnh.

+ Một số ý kiến tán thành với dự thảo Luật do Chính phủ trình là chỉ thành lập các Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố trong trường hợp cần thiết. Nhưng cũng có ý kiến đề nghị không thành lập các Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố, mà cho rằng công tác phòng, chống khủng bố là trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp; có ý kiến đề nghị không thành lập Ban chỉ đạo riêng mà kết hợp với Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm.

- Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố:

+ Một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố để bảo đảm thực hiện được thống nhất; đề nghị quy định Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố có trách nhiệm xác nhận, công bố vụ việc khủng bố.

+ Một số ý kiến cho rằng, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố có chức năng, nhiệm vụ giúp chính quyền, người đứng đầu chính quyền cùng cấp trong chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc hoạt động phòng, chống khủng bố, nhưng không được làm thay nhiệm vụ của các chủ thể khác như nhiệm vụ điều động, huy động lực lượng, quyết định các biện pháp chống khủng bố, quyết định người chỉ huy chống khủng bố, chỉ đạo hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm khủng bố.

Về việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố, UBTVQH xin báo cáo như sau: khủng bố chủ yếu là hoạt động có tổ chức, có động cơ chính trị và là hành vi đặc biệt nguy hiểm nên vấn đề giải quyết hết sức nhạy cảm, phải bảo đảm được các yêu cầu về chính trị, pháp luật và đối ngoại. Công tác phòng, chống khủng bố là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó phòng ngừa khủng bố là nhiệm vụ chính và phải thực hiện thường xuyên, liên tục. Khi khủng bố xảy ra thì việc đấu tranh giải quyết có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương. Do đó, cần thiết phải có Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố để tham mưu, điều hòa phối hợp liên ngành về công tác phòng, chống khủng bố. Trong thực tiễn, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ(9), đã có 11 bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm(10) và được Chính phủ, Bộ Công an đánh giá hoạt động có hiệu quả(11). Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cũng thành lập các cơ quan để thực hiện chức năng chỉ đạo chống khủng bố theo hướng này(12).

Hiện nay, Chính phủ đã tổ chức Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các mục tiêu được đặt ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm theo giai đoạn (Quyết định số 1217/QĐ-TTg ngày 06/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 - 2015), còn Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố hoạt động thường xuyên, liên tục trong thời gian dài và thực hiện nhiệm vụ tham mưu, điều hòa phối hợp liên ngành về công tác phòng, chống khủng bố. Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn phòng, chống khủng bố và không làm phát sinh thêm tổ chức, lực lượng mới thì trong Luật này cần quy định rõ việc thành lập các Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố theo hướng: Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia do Chính phủ thành lập; Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập; việc lồng ghép với Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm (nay là Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ) trong giai đoạn nhất định do Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Đối với bộ, ngành trung ương, chỉ khi thực sự cần thiết theo chức năng, nhiệm vụ được giao thì bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ mới thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố thuộc bộ, ngành mình. Tất cả các Ban Chỉ đạo đều hoạt động kiêm nhiệm. Còn thành phần của Ban Chỉ đạo của cấp nào thì để cấp đó quyết định. Việc quy định như vậy vừa bảo đảm tính linh hoạt, vừa phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã được pháp luật quy định. Về cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia và cấp tỉnh do Bộ Công an và cơ quan Công an cấp tỉnh đảm nhiệm là thống nhất với chức năng, nhiệm vụ đã được pháp luật quy định và phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp, UBTVQH xin được tiếp thu ý kiến ĐBQH, bổ sung một điều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia và Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp tỉnh. Còn chức năng, nhiệm vụ cụ thể và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp giao Chính phủ quy định.

Từ nhận thức trên và tiếp thu ý kiến của ĐBQH, UBTVQH xin đề xuất chỉnh sửa Điều này (Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố) (Điều 12 mới) và bổ sung Điều 13 (Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố) như dự thảo Luật trình Quốc hội.

11. Về lực lượng chuyên trách thực hiện chống khủng bố (Điều 10, Điều 11, Điều 12 dự thảo Luật do Chính phủ trình)

- Nhiều ý kiến cho rằng, không nên thành lập lực lượng chuyên trách, mà nên giữ phương thức tổ chức như hiện nay là giao nhiệm vụ cho một số đơn vị để huấn luyện, đồng thời tăng cường trang bị, phương tiện, vũ khí cho các lực lượng hiện có để sẵn sàng làm nhiệm vụ, vì nếu thành lập lực lượng chuyên trách sẽ phát sinh thêm bộ máy gây tốn kém, không phù hợp với tình hình thực tế.

- Một số ý kiến nhất trí thành lập lực lượng chuyên trách nhưng đề nghị cần tính toán quy mô cho phù hợp, chỉ cần lực lượng chuyên trách làm nhiệm vụ tham mưu tác chiến chống khủng bố, còn lực lượng trực tiếp hoặc tham gia giải quyết khủng bố là lực lượng hiện có được giao nhiệm vụ và tăng cường năng lực. Ý kiến khác cho rằng, tham mưu tác chiến chống khủng bố là trách nhiệm của nhiều lực lượng, đơn vị đang thực hiện mà không phải là nhiệm vụ của riêng cơ quan, lực lượng, đơn vị cụ thể nào. Có ý kiến khác đề nghị chỉ thành lập lực lượng chuyên trách ở Trung ương, còn cấp dưới thì sử dụng các lực lượng hiện có.

UBTVQH xin báo cáo như sau: Thực tiễn hiện nay đang tổ chức cơ quan chuyên trách phòng, chống khủng bố thuộc Bộ Công an để tham mưu, giúp lãnh đạo Bộ kiểm tra, hướng dẫn hoạt động phòng, chống khủng bố do Bộ quản lý; trong Bộ Quốc phòng có một số cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ tương tự; còn các đơn vị chống khủng bố là các đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được Bộ trưởng giao nhiệm vụ trực tiếp xử lý các vụ khủng bố như các đơn vị Cảnh sát cơ động, Cảnh sát đặc nhiệm, Bộ đội đặc công, Bộ đội công binh… Bên cạnh đó, còn có các lực lượng khác được huy động tham gia chống khủng bố. Việc phân công lực lượng như vậy là đáp ứng yêu cầu phòng, chống khủng bố ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở nghiên cứu ý kiến của ĐBQH, để tránh việc hiểu không thống nhất về lực lượng chuyên trách thực hiện chống khủng bố trong dự thảo Luật do Chính phủ trình và không làm phát sinh tổ chức mới, UBTVQH đề xuất trong Điều luật này chỉ quy định lực lượng chống khủng bố gồm hai thành phần chính là các đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ chống khủng bố và các lực lượng khác được huy động tham gia chống khủng bố như dự thảo Luật trình Quốc hội. Trong Bộ Công an có cơ quan chuyên trách làm nhiệm vụ tham mưu, giúp việc đã được đề xuất quy định tại khoản 1 Điều 12 dự thảo Luật trình Quốc hội (về Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố). Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng chuyên trách thực hiện chống khủng bố cũng không quy định trong Luật này và đề nghị xin bỏ Điều 11, Điều 12 dự thảo Luật do Chính phủ trình quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng chuyên trách thực hiện chống khủng bố.

12. Về trách nhiệm, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố (Điều 14 dự thảo Luật do Chính phủ trình)

- Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo Luật quy định về trách nhiệm, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố là quá lớn và chưa chặt chẽ, dễ tạo ra sơ hở dẫn đến lạm dụng quyền hạn, vi phạm pháp luật, nhất là trường hợp khẩn cấp khi chưa có chỉ đạo của cấp có thẩm quyền thì người chỉ huy có quyền quyết định áp dụng một số biện pháp được quy định tại khoản 2 Điều 29.

- Một số ý kiến đồng ý như dự thảo, tuy nhiên có ý kiến đề nghị cân nhắc để bảo đảm thống nhất với các quy định hiện hành về thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp và khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia mà chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp. Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định thủ trưởng đơn vị nơi xảy ra khủng bố có quyền chỉ huy tạm thời khi lực lượng chống khủng bố chưa có mặt.

UBTVQH thấy rằng, người chỉ huy chống khủng bố là người chỉ huy lực lượng thực hiện các nhiệm vụ được giao của cấp có thẩm quyền để xử lý các vụ khủng bố xảy ra nên được áp dụng các biện pháp chống khủng bố và trong trường hợp khẩn cấp được quyết định áp dụng một số biện pháp khẩn cấp chống khủng bố (biện pháp đặc biệt có liên quan đến quốc phòng, an ninh, lợi ích của quốc gia, quyền cơ bản và lợi ích hợp pháp của công dân). Do đó, nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố cần được quy định chặt chẽ trong Luật này nhằm tránh việc lợi dụng, lạm dụng vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, ảnh hưởng đến hiệu quả chống khủng bố.

Tiếp thu ý kiến ĐBQH và để phù hợp với thực tiễn chỉ huy chống khủng bố trong thời gian qua, UBTVQH xin chỉnh lý theo hướng: khi được cấp có thẩm quyền phân công thì người chỉ huy chống khủng bố có nhiệm vụ, quyền hạn tham mưu, đề xuất, chỉ huy thực hiện và trong trường hợp khẩn cấp thì được phép áp dụng một số biện pháp đặc biệt mà không làm ảnh hưởng tới chính trị, ngoại giao, xâm phạm đến tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt; khi chưa có người chỉ huy chống khủng bố được cấp có thẩm quyền phân công thì người có trách nhiệm xử lý (bao gồm người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi xảy ra khủng bố) cũng được phép áp dụng một số biện pháp khẩn cấp chống khủng bố nhất định; còn người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng thì được áp dụng các biện pháp ngăn chặn, vô hiệu hóa hành vi khủng bố là phù hợp với thực tiễn của nước ta và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong mọi trường hợp, những người trên đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.

Việc quy định như vậy là không mâu thuẫn với pháp luật về tình trạng khẩn cấp và tình trạng khi có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia mà chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, khi khủng bố xảy ra nghiêm trọng đến mức độ phải ban bố tình trạng khẩn cấp hoặc được xác định là có nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia mà chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thì các hoạt động chống khủng bố được thực hiện theo pháp luật về các tình trạng đó.



13. Về biện pháp phòng ngừa khủng bố (Chương III dự thảo Luật do Chính phủ trình)

- Một số ý kiến đề nghị gộp nội dung các điều luật trong Chương III thành một điều, vì cho rằng các Điều luật trong Chương III chỉ viện dẫn quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác; một số ý kiến đề nghị bổ sung các biện pháp phòng ngừa khủng bố do các chủ thể khác thực hiện như các biện pháp về chính trị, kinh tế, ngoại giao; một số ý kiến đề nghị bỏ Điều 17 quy định về “Biện pháp phòng ngừa khủng bố”, vì cho rằng không phải là một biện pháp phòng ngừa cụ thể; có ý kiến đề nghị chỉnh sửa tên Chương III là “Biện pháp phòng ngừa khủng bố”.

- Một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể và rõ hơn về các biện pháp phòng ngừa khủng bố, tài trợ khủng bố bảo đảm tính quy phạm pháp luật và khả thi.

Về các vấn đề trên, UBTVQH thấy rằng, trong Tờ trình số 218/TTr-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra số 668/BC-UBQPAN13 ngày 02/10/2012 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã nêu rõ quan điểm về phòng, chống khủng bố, trong đó lấy phòng ngừa là chính. Việc quy định một chương phòng ngừa khủng bố với các biện pháp phòng ngừa cụ thể là phù hợp với mục tiêu, yêu cầu trong xây dựng Luật này. Việc quy định biện pháp phòng ngừa khủng bố tại Điều 17 dự thảo Luật do Chính phủ trình là để khẳng định phòng ngừa khủng bố được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp gồm các biện pháp về kinh tế, chính trị, pháp luật, ngoại giao như ý kiến ĐBQH nêu ra nhằm loại trừ các nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật gây nguy cơ khủng bố, nhưng các nội dung này đã được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; và các biện pháp phòng ngừa cụ thể, phòng ngừa trực tiếp được quy định trong Luật này để bảo đảm tính khả thi của các điều luật. Do đó, cần thiết phải có quy định Điều này. Đồng thời, tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH xin bổ sung, chỉnh lý để hoàn chỉnh các biện pháp phòng ngừa khủng bố và tài trợ khủng bố trong các điều luật tại Chương III dự thảo Luật trình Quốc hội.



14. Về biện pháp phát hiện khủng bố và tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về khủng bố (Điều 27, Điều 28 dự thảo Luật do Chính phủ trình)

- Một số ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ về cơ chế báo - tiếp nhận - xử lý tin báo khủng bố, quy định về kiểm tra, đánh giá, xác định giá trị tin báo, tố giác về khủng bố; có ý kiến đề nghị bổ sung các biện pháp phát hiện khủng bố qua phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, qua trao đổi thông tin và qua hợp tác quốc tế; có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về “giữ bí mật an toàn cho người báo tin” vào Điều 28; bỏ đoạn “có trách nhiệm phát hiện kịp thời khủng bố” ở Điều 27, vì không bảo đảm tính khả thi; thay cụm từ “chính quyền địa phương” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân”.

Tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đã rà soát và xin được bổ sung, chỉnh lý như Điều 28, Điều 29 dự thảo Luật trình Quốc hội.

- Có ý kiến đề nghị sửa tên Điều 27 là “Phát hiện hành vi khủng bố”; có ý kiến đề nghị bỏ khoản 4 Điều 28 quy định về cơ chế thông tin của các Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố và của các đơn vị chống khủng bố, vì cho rằng quan hệ phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp và của các đơn vị chống khủng bố đã được quy định trong các điều luật có liên quan theo hướng ủy quyền quy định cụ thể.

UBTVQH xin báo cáo như sau, phát hiện khủng bố bao gồm cả phát hiện hành vi khủng bố và phát hiện tổ chức, cá nhân khủng bố, là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó các lực lượng chống khủng bố có vai trò nòng cốt. Nội dung khoản 4 Điều 28 quy định về cơ chế xử lý thông tin ban đầu về khủng bố, phù hợp với nội dung của Điều này, không trùng với cơ chế báo cáo, chỉ huy, chỉ đạo giải quyết vụ việc khủng bố quy định ở các điều khác. Do đó, UBTVQH xin được giữ lại các nội dung này trong dự thảo Luật.

15. Về các biện pháp chống khủng bố (Điều 29 dự thảo Luật do Chính phủ trình)

- Có ý kiến cho rằng, các biện pháp khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 29 là các biện pháp nghiệp vụ và đề nghị không quy định trong Luật này, mà nên ủy quyền cho cơ quan chức năng quy định cụ thể; một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp chống khủng bố hoặc thiết kế lại các biện pháp khẩn cấp chống khủng bố để bảo đảm tính chặt chẽ, không để sơ hở có thể dẫn đến lạm dụng vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ảnh hưởng đến hiệu quả chống khủng bố; có ý kiến đề nghị chỉnh sửa cụm từ “trong thời gian ngắn” tại khổ đầu khoản 2, vì khó xác định thời gian dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, dễ lạm dụng vi phạm pháp luật; một số ý kiến đề nghị bổ sung, chỉnh sửa, lược bỏ một số từ ngữ cụ thể.

UBTVQH cho rằng, các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 29 dự thảo Luật do Chính phủ trình tuy là biện pháp nghiệp vụ cụ thể, nhưng có liên quan đến quốc phòng, an ninh, quyền cơ bản của công dân nên cần được quy định trong Luật nhưng phải bảo đảm chặt chẽ và để tránh lạm dụng vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. UBTVQH đã tiếp thu ý kiến ĐBQH, bổ sung, chỉnh lý các điều luật bảo đảm chặt chẽ hơn như dự thảo Luật trình Quốc hội. Còn về thẩm quyền, điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp này, trừ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 dự thảo Luật trình Quốc hội, thì giao Chính phủ quy định cụ thể bảo đảm chặt chẽ và phù hợp với tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, lực lượng thuộc thẩm quyền quản lý của Chính phủ và các bộ, ngành.

16. Về chống khủng bố tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này và chống khủng bố tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài (Điều 30, Điều 31 dự thảo Luật do Chính phủ trình)

- Có ý kiến đề nghị bổ sung vào Điều 30 quy định chống khủng bố tại trụ sở các tổ chức, doanh nghiệp lớn của nước ngoài tại Việt Nam và đối với thành viên cơ quan ngoại giao bị khủng bố khi ở ngoài trụ sở cơ quan ngoại giao; có ý kiến đề nghị tách khoản 1 Điều này thành 2 khoản quy định riêng về chống khủng bố tại trụ sở cơ quan và chống khủng bố tại chỗ ở của thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

UBTVQH thấy rằng, theo quy định của các công ước quốc tế về ngoại giao và lãnh sự thì trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này đều được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ (được coi là lãnh thổ quốc gia), nên cần có quy định riêng về chống khủng bố tại những nơi này để đảm bảo phù hợp với công ước. Trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế hay nơi ở của thành viên các cơ quan này cơ bản là có quy chế pháp lý như nhau, việc tiến hành hoạt động chống khủng bố tại trụ sở hay nơi ở đều phải tuân thủ các yêu cầu như nhau nên UBTVQH thấy không nên tách thành 2 quy định riêng. Còn đối với trụ sở các tổ chức, doanh nghiệp lớn của nước ngoài tại Việt Nam không được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ và đối với thành viên cơ quan ngoại giao khi ra ngoài trụ sở cơ quan ngoại giao hoặc nhà ở của mình tuy cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhưng trong trường hợp xảy ra khủng bố thì hoạt động chống khủng bố vẫn thực hiện bình thường như đối với các trường hợp khác, không cần thiết phải có quy định riêng về chống khủng bố đối với các trường hợp này. Do đó, UBTVQH đề nghị cho giữ nội dung quy định này.

- Có ý kiến cho rằng, khoản 2 Điều 30 dự thảo Luật do Chính phủ trình quy định "Lực lượng chuyên trách thực hiện chống khủng bố có trách nhiệm tiến hành ngay các biện pháp khẩn cấp chống khủng bố quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật này..." là quá rộng, không khả thi.

Tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH xin chỉnh lý khoản 2 Điều 30 dự thảo Luật do Chính phủ trình theo hướng cơ quan, tổ chức, cá nhân của Việt Nam có thẩm quyền (kể cả lực lượng chống khủng bố và các cơ quan Công an, Quân đội, chính quyền địa phương) chỉ được thực hiện một số biện pháp chống khủng bố tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này và phải phù hợp quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như khoản 2 Điều 31 dự thảo Luật trình Quốc hội.

- Một số ý kiến đề nghị Điều 31 quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao trong hoạt động chống khủng bố tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài. Một số ý kiến cho rằng, việc xử lý khủng bố theo quy định tại Điều 31 là không kịp thời, đề nghị bổ sung quy định trách nhiệm báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại hoặc bổ sung quy định áp dụng ngay các biện pháp cần thiết khi có khủng bố xảy ra. Có ý kiến đề nghị rà soát bảo đảm tính thống nhất giữa Điều 31 với khoản 3 Điều 48.

Tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH xin được chỉnh lý như Điều 32 và khoản 3 Điều 42 dự thảo Luật trình Quốc hội.

17. Về phòng, chống tài trợ khủng bố (Chương V dự thảo Luật do Chính phủ trình)

Một số ý kiến đề nghị rà soát các quy định của Chương V để bảo đảm sự thống nhất với Luật phòng, chống rửa tiền; làm rõ vai trò của Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng trong phòng, chống rửa tiền; một số ý kiến đề nghị bổ sung, chỉnh sửa, lược bỏ một số từ ngữ cụ thể.

Tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đã rà soát, chỉnh lý dự thảo để bảo đảm tính chặt chẽ, thống nhất với Luật phòng, chống rửa tiền và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đồng thời bỏ quy định về phòng ngừa tài trợ khủng bố vì nội dung này đã được thể hiện tại chương III (phòng ngừa khủng bố) như đã báo cáo tại mục 3; còn vai trò của Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng đã được tiếp thu, chỉnh lý trong Chương VII quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phòng, chống khủng bố.

18. Về xử lý tài sản liên quan đến tài trợ khủng bố và điều tra, xử lý khủng bố, tài trợ khủng bố (Điều 32, Điều 38, Điều 39 dự thảo Luật do Chính phủ trình)

- Một số ý kiến đề nghị Điều 32 và Điều 39 chỉ quy định về điều tra, truy tố, xét xử tội phạm khủng bố, tài trợ khủng bố. Có ý kiến cho rằng, pháp luật hiện hành chưa đặt ra vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân và đề nghị xem xét thận trọng quy định tại Điều 32 về điều tra, truy tố, xét xử đối với tổ chức khủng bố. Có ý kiến đề nghị quy định tài sản bị lợi dụng thì không tịch thu như Điều 41 Bộ luật hình sự “tài sản của người khác bị người phạm tội sử dụng trái phép thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp”; đề nghị bổ sung quy định xử lý tài sản liên quan đến khủng bố.

Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH xin được chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng đưa các quy định chung về điều tra, xử lý khủng bố, tài trợ khủng bố và xử lý tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố lên Chương I (Những quy định chung) thành hai điều luật độc lập là Điều 9 (Điều tra, truy tố, xét xử tội phạm khủng bố, tội phạm tài trợ khủng bố) và Điều 10 (Xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố).

- Một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định hình thức phạt vi phạm hành chính để bảo đảm phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm; đề nghị quy định rõ thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý tài sản liên quan đến tài trợ khủng bố; đề nghị không quy định trong Luật về xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố, vì cho rằng đây là một nội dung của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm khủng bố, tội phạm tài trợ khủng bố.

UBTVQH xin báo cáo như sau: người nào thực hiện hành vi khủng bố hoặc tài trợ khủng bố phải được xử lý theo quy định của pháp luật hình sự; còn đối với tổ chức nếu thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố có thể bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý tài sản liên quan đến tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật, tài sản bất hợp pháp khác đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Còn trong Luật này chỉ quy định mang tính nguyên tắc về xử lý tài sản liên quan đến tài trợ khủng bố là phù hợp với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: “không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác” (khoản 2 Điều 5). Việc quy định tách bạch giữa xử lý tiền, tài sản với điều tra, truy tố, xét xử tội phạm là nhằm phục vụ hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố và đáp ứng yêu cầu thực tiễn đấu tranh với tổ chức, cá nhân khủng bố hiện nay. Do đó, UBTVQH đề nghị không đưa các nội dung được kiến nghị ở trên vào quy định trong dự thảo Luật.

- Có ý kiến đề nghị bổ sung một khoản giao Chính phủ quy định cụ thể về xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.

UBTVQH thấy rằng, xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố có tính đặc thù và nhạy cảm, nên ngoài quy định có tính nguyên tắc, cần giao Chính phủ quy định cụ thể để bảo đảm thuận lợi cho các cơ quan thi hành Luật và cũng đáp ứng khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về nội dung này. Vì vậy, xin được bổ sung như khoản 2 Điều 10 dự thảo trình Quốc hội.


Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 169.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương