Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi sở NÔng nghiệp và phát triển nông thôN


Bảng A8.1- Dự toán kinh phí thực hiện Chương trình IPM



tải về 2.09 Mb.
trang13/16
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích2.09 Mb.
#25496
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

Bảng A8.1- Dự toán kinh phí thực hiện Chương trình IPM

No.

Nội dung thực hiện

Đơn giá

Số lượng

Tổng


1

Nghiên cứu và thử nghiệm ban đầu

30

1

30

2

Kinh phí xây dựng mô hình trình diễn

30

1

30

3

Kinh phí huấn luyện và đào tạo cán bộ IPM

30

1

30

4

Kinh phí huấn luyện và đào tạo nông dân (1 lớp/1 xã)

30

1

30

5

Kinh phí tổ chức đánh giá và tham quan đầu bờ (1 lần)

20

1

20

6

Hội thảo khoa học, đánh giá kết quả, trao đổi thông tin kinh nghiệm, mở rộng mô hình. Mỗi huyện tổ chức 1 hội thảo khoa học


30

1

30

7

Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động IPM (mua sắm thiết bị, vật liệu…)

10

1

10




Tổng







180

7- Tổ chức thực hiện chương trình IPM

Cấp tỉnh: Thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh do Trung tâm khuyến nông chủ trì thực hiện. Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh sẽ cung cấp chính sách và hướng dẫn kỹ thuật cho việc thực hiện các chương trình IPM. Nhóm các chuyên gia tư vấn trong nước sẽ được được thuê để trợ giúp trong quá trình thực hiện chương trình IPM. Ban QLDA có trách nhiệm chuẩn bị các báo cáo thực hiện định kỳ, để báo cáo CPO, WB. Kế hoạch cuối cùng và kinh phí sẽ được hoàn thành và thảo luận với CPO. Tất cả các tài liệu sẽ được lưu trong hồ sơ dự án.

Cấp huyện: Ban chỉ đạo cấp huyện có sự tham gia của các thành phần: chính quyền, đoàn thể, đại diện người dân, chuyên gia tư vấn .Vùng dự án thuộc của các huyện sẽ thành lập đội IPM gồm đại diện Chi cục bảo vệ thực vật của tỉnh, nông dân địa phương và các bên liên quan. Các đội IPM sẽ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động được xác định trong Nhiệm vụ 4 (quy định các biện pháp).

Cấp xã: Thành lập các tổ, nhóm nông dân hoặc dưới dạng các câu lạc bộ

Trong đó cần làm rõ vai trò trách nhiệm, quyền lợi của từng thành viên: (i) Chính quyền; (ii) Các đoàn thể; (iii) Chuyên gia tư vấn; (iv) Người dân.

PHỤ LỤC A9: QUY TRÌNH TÌM KIÊM PHÁT LỘ

Các hạng mục của dự án có thể tác động đến các khía cạnh xã hội như: giá trị di sản, tôn giáo và các giá trị tinh thần thiêng liêng. Các thủ tục tìm kiếm phát lộ có thể áp dụng khi các khía cạnh này được xác định trong suốt giai đoạn thiết kế và trong giai đoạn thi công thực tế.

Tài sản văn hóa bao gồm các di tích, công trình kiến trúc, công trình nghệ thuật hay các địa điểm có vị trí quan trọng được định nghĩa là các khu vực và các công trình kiến trúc có ý nghĩa khảo cổ, lịch sử, kiến trúc, tôn giáo đáng kể và các công trình tự nhiên có giá trị văn hóa. Các công trình này bao gồm ngĩa trang, nghĩa địa và mồ mả.

Trong trường hợp phát hiện các tài sản có giá trị văn hóa trong quá trình xây dựng, các phương pháp sau đây được sử dụng để xác định và bảo vệ các tài sản này khỏi việc mất trộm, việc xử lý các hiện vật được phát hiện nên được tuân thủ theo các tài liệu đấu thầu tiêu chuẩn.



  • Ngừng ngay các hoạt động xây dựng tại khu vực nếu phát hiện các hiện vật.

  • Phong tỏa khu vực phát hiện ra di tích.

  • Bảo vệ các khu vực này để ngăn cản bất kỳ thiệt hại hay sự mất mát nào từ việc di dời các đối tượng được phát hiện.

  • Thông báo cho kỹ sư giám sát để họ thông báo với chính quyền địa phương có chức năng.

  • Chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ và bảo tồn các khu vực này trước khi quyết định các thủ tục xử lý thích hợp tiếp theo.

  • Việc ra quyết định làm thế nào để xử lý các phát lộ sẽ được thực hiện bởi chính quyền chức năng và bộ liên quan. Việc này bao gồm các thay đổi trong sự bố trí (ví dụ khi phát hiện phần còn lại không thể di chuyển được của các công trình văn hóa và khảo cổ quan trọng), việc bảo tồn, phục hồi và sự giải cứu.

  • Việc thực hiện các quyết định của chính quyền địa phương về việc quản lý các phát lộ sẽ được thông báo bằng văn bản bởi các bộ liên quan trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

  • Quá trình xây dựng chỉ có thể tiếp tục sau khi được sự cho phép của chính quyền địa phương có chức năng và các bộ liên quan về vấn đề an toàn di sản.

  • PMU cần thông báo cho WB các vấn đề và các hành động được thực hiện.

  • Các thủ tục này phải được quy vào như các điều khoản tiêu chuẩn trong các hợp đồng xây dựng. Trong quá trình giám sát dự án, kỹ sư xây dựng sẽ giám sát các quy định bên trên về việc xử lý bất kỳ phát lộ nào được phát hiện.

Các phát hiện liên quan sẽ được ghi lại vào các báo cáo của WB và hiệu quả của các hoạt động quản lý, giảm thiểu tài sản văn hóa của dự án sẽ được đánh giá

PHỤ LỤC B – XÃ HỘI

PHỤ LỤC B1: PHƯƠNG PHÁP

1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu chính của đánh giá xã hội (SA) là nhằm cung cấp một khung tích hợp cho việc phân tích xã hội phù hợp với quy trình hoạt động của NHTG. Do có nhiều biến số xã hội có khả năng ảnh hưởng tới các hoạt động và sự thành công của dự án, nên SA đã tập trung khảo sát và đánh giá những vấn đề liên quan tới các hoạt động xây dựng và vận hành dự án. Việc quyết định vấn đề nào là quan trọng và giải quyết chúng như thế nào đã được tham vấn với các bên liên quan cũng như phải sử dụng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin và phân tích số liệu. SA đã được triển khai thông qua việc thực hiện (a) một cuộc Điều tra kinh tế - xã hội (SES) ở cấp Khu vực và cấp tỉnh dự án và (b) một cuộc Kiểm kê những tổn thất (IOL) do tác động của dự án ở cấp hộ gia đình.

Trong bối cảnh này, SES đã được thiết kế để (i) cung cấp dữ liệu cơ sở về hộ gia đình và đánh giá các tác động tái định cư; (ii) đảm bảo rằng các quyền lợi của người bị ảnh hưởng được đề xuất là thỏa đáng, phù hợp và có thể được sử dụng cho giám sát tái định cư. Phương pháp định lượng và định tính đã được sử dụng để thu thập thông tin kinh tế - xã hội về hộ gia đình. Ở mức tối thiểu, SES đã thu thập thông tin từ một cỡ mẫu 103 hộ gia đình (30% số hộ vùng hạ lưu) được xác định là được hưởng lợi của dự án, không phân biệt giới tính và dân tộc. Quy mô dữ liệu đã thu thập bao gồm các thông tin kinh tế - xã hội của Chủ hộ (họ và tên, giới tính, tuổi, sinh kế hoặc nghề nghiệp, thu nhập, giáo dục, và sắc tộc) và các thành viên hộ gia đình (số lượng, sinh kế hoặc nghề nghiệp, trẻ em trong độ tuổi đi học và trẻ em đi học, và tình trạng biết chữ, không phân biệt giới tính; Điều kiện sống (sự tiếp cận tới cấp nước, vệ sinh, và năng lượng cho đun nấu và chiếu sang, sự sở hữu các đồ dùng lâu bền, và sự tiếp cận tới những dịch vụ và công trình cơ bản); Tình trạng sử dụng đất của những hộ gia đình bị ảnh hưởng; và Những tác động xã hội tiềm ẩn của dự án tới người dân địa phương.

Để đảm bảo những yêu cầu mà Tiểu dự án đặt ra và cũng do vùng Dự án tương đối hẹp, thời gian thực hiện đánh giá có hạn nhưng cần đảm bảo tính chính xác, đầy đủ thu thông tin thu nhận nên Tư vấn đã áp dụng phối hợp nhiều phương pháp và kỹ thuật để thu thập thông tin và đánh giá xã hội với các phương pháp cơ bản sau:



2. Phương pháp luận đánh giá

Có nhiều phương pháp và kỹ thuật được sử dụng trong đánh giá, Tư vấn đã áp dụng các phương pháp sau đây để thu thập thông tin và đánh giá.



  1. Phương pháp xem xét và phân tích tài liệu:

Trước khi tiến hành các hoạt động điều tra thực địa, tư vấn thu thập và nghiên cứu các tài liệu sẵn có nhằm hiểu rõ về các chủ trương, chính sách của nhà nước cũng như nhà tài trợ về các vấn đề liên quan đến các vấn đề xã hội, tái định cư, đồng thời cập nhật thông tin về địa phương nằm trong vùng dự án. Những tài liệu cần thiết bao gồm khung pháp lý và chính sách của Chính phủ Việt Nam và WB về xã hội, Tái định cư, tổng hợp các kết quả từ các biên bản ghi nhớ của các đoàn chuẩn bị dự án, các báo cáo nghiên cứu khả thi, các đề xuất dự án của địa phương, các tài liệu về các dự án đã đầu tư có liên quan; số liệu thống kê về kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương ; báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng dự án, các văn bản hiện hành có liên quan; các tài liệu sẵn có về phong tục tập quán, thói quen của người dân địa phương...

Việc xem xét và phân tích tài liệu liên quan đến dự án sẽ cung cấp các thông tin cơ sở về dự án và giúp cho việc giải thích vì sao có những thay đổi đang diễn ra hoặc vì sao không có. Mặt khác, nó cũng giúp xác định những khoảng cách về số liệu cần phải được thu thập và đánh giá thêm nữa. Các nguồn cung cấp tài liệu gồm Ban QLDA tỉnh dự án Quảng Ngãi (PPMU), Sở NN&PTNT Quảng Ngãi, phòng Nông nghiệp huyện Nghĩa Hành, Sở TNMT tỉnh Quảng Ngãi, phòng TNMT huyện Nghĩa Hành (huyện), Phòng thống kê tỉnh Quảng Ngãi, huyện Nghĩa Hành và UBND xã Hành Tín Tây.



  1. Phương pháp định lượng, điều tra mẫu ngẫu nhiên

Việc sử dụng phương pháp định lượng với kỹ thuật điều tra bảng hỏi là một phương pháp quan trọng trong các nghiên cứu, đánh giá tác động của dự án nhằm thu thập các thông tin cơ bản về tình hình kinh tế xã hội ở cấp hộ gia đình. Các thông tin từ khảo sát định lượng phản ánh quy mô, tần suất, mức độ và xu hướng của các hiện tượng/hành vi của các đối tượng mà khảo sát hướng tới. Việc điều tra định lượng được thực hiện bằng cách phỏng vấn các hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng với công cụ là bảng hỏi.

Phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên: nhằm thu thập các thông tin từ một số lượng lớn những người BAH thông qua việc phỏng vấn bằng bảng hỏi với những câu hỏi cụ thể, phục vụ cho việc phân tích thống kê. Kết quả khảo sát sẽ tạo cơ sở cho các nghiên cứu đánh giá khác vì chúng cho phép thu thập các dữ liệu quan trọng về các vấn đề thực hiện hoặc các chỉ báo cụ thể từ một mẫu. Phương pháp này đòi hỏi một chiến lược chọn mẫu (được trình bày dưới đây) để thực hiện đánh giá các tiêu chuẩn trước và sau dự án .

(iii) Phương pháp định tính phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm:

Sử dụng phương pháp định tính với các kỹ thuật phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm trong tham vấn cộng đồng nhằm tìm kiếm những thông tin mà trong bảng hỏi (định lượng) không thể bao quát được hết. Các thông tin có được từ nghiên cứu định tính nhằm trả lời các câu hỏi những căn nguyên và lý giải các hiện tượng và yếu tố ảnh hưởng trong địa bàn dự án. Bên cạnh đó, các thông tin định tính có thể khai thác sâu hơn các suy nghĩ, tâm tư, quan điểm, nguyện vọng của đối tượng cung cấp thông tin, nhất là những vấn đề nhạy cảm. Nghiên cứu định tính sử dụng các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu để thu thập thông tin. Các hộ gia đình được chọn thực hiện phương pháp này cũng chọn với những đặc điểm tương đồng về học vấn, mức sống…..Các cuộc thảo luận nhóm, sẽ được tổ chức với ít nhất 5% số hộ trong mẫu, khoảng 6 - 8 người cho một cuộc thảo luận nhóm.

Phỏng vấn sâu sẽ được áp dụng đối với các đối tượng là đại diện hộ BAH và các cán bộ tham gia dự án cấp Thôn và Xã.

Ngoài tìm hiểu thông tin định tính, trong các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm còn chú ý đến kỹ thuật tham vấn cộng đồng, nhằm tìm hiểu sâu hơn về quan điểm và thái độ của các đối tượng đối với việc triển khai dự án nhất là đối với phụ nữ. Cụ thể mẫu nghiên cứu định tính như sau:

Bảng B1-PL: Mẫu nghiên cứu định tính

TT

Phương pháp thu thập thông tin

Số người được phỏng vấn

Thông tin chung về đối tượng

1

Phỏng vấn sâu

1

Cán bộ lãnh đạo dự án cấp tỉnh

2

PVS

3

Cán bộ lãnh đạo chính quyền cấp xã (Chủ tịch, cán bộ phụ trách văn xã, đoàn thể)

3

PVS

2

Cán bộ hội Nông dân và Hội phụ nữ

4

PVS

6

Đại diện 6 hộ gia đình trong vùng hưởng lợi của dự án

5

PVS

4

Đại diện hộ gia đình BAH có mức sống khác nhau

6

TNL (2 cuộc)

16

Các đối tượng là đại diện các hộ gia đình BAH

7

Tổng số

32 người

Có tổng số 2 cuộc thảo luận nhóm và 16 phỏng vấn sâu

(iv) Phương pháp quan sát trực tiếp: phương pháp này giúp thu được các thông tin kịp thời và hữu ích bổ sung cho các dữ liệu đã thu thập được, giúp hiểu rõ hơn về bối cảnh mà các thông tin dữ liệu được thu thập và giúp giải thích các kết quả khảo sát.

3 Mẫu nghiên cứu

Dựa vào thiết kế cơ sở, Tư vấn cùng cán bộ các Ban QLDA tỉnh và cán bộ địa chính các xã dự án lập danh sách các hộ bị ảnh hưởng bởi mỗi công trình trên địa bàn mỗi xã. Trên cơ sở danh sách các hộ BAH do địa phương cung cấp, tư vấn lựa chọn 100% số hộ BAH và 25% số hộ trong vùng dự án (trong đó 100% số hộ dự kiến phải di dời) để phỏng vấn bằng bảng hỏi. Mẫu được chọn đảm bảo tỷ lệ giới, đối tượng người nghèo. Các trường hợp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được lựa chọn từ mẫu khảo sát và những người cung cấp thông tin chủ chốt ở các cấp tỉnh, huyện, xã và người dân. Mỗi thảo luận nhóm từ 6-8 người.

Do địa bàn dự án tập trung tại 03 thôn của 01 xã nên cũng khá thuận lợi cho việc khảo sát. Tổng số hộ gia đình tại địa bàn là 346 hộ, nhóm tư vấn đã chọn 103/346 hộ gia đình theo cơ cấu các thôn như sau: Tân Phú 1 có 33 hộ, Tân Phú 2 có 44 hộ, Tân Hòa 26 hộ. Trong đó tại thôn Tân Phú 2: 44 hộ bao gồm 23 bị mất đất và 21 hộ nằm trong khu vực tưới. Như vậy, mẫu đảm bảo theo yêu cầu.

Bảng B1.2-PL: Mẫu điều tra được phân bổ theo khu vực như sau

Số hộ bị ảnh hưởng trực tiếp (mất đất sản xuất)

(thôn Tân Phú 2)



Các hộ bị ảnh hưởng gián tiếp

(Bị mất nước trong một mùa thi công)



Các hộ được hưởng lợi

Số hộ

Tỷ lệ

Thôn Tân Phú 2

Thôn Tân Phú 1

Thôn Tân Hòa

23

100%

21 hộ

33 hộ

26 hộ

phỤ LỤC B2. KẾ HOẠCH QUẢN LÍ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG


  1. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng

Các hoạt động của TDA sẽ phát sinh các nguồn tác động đến chất lượng môi trường xung quanh: môi trường không khí, nước, đất, ngoài ra có thể phát sinh các dịch bệnh.Tất cả các yếu tố trên sẽ tác động trực tiếp đên 80 công nhân, toàn bộ dân cư xung quanh khu vực dự án và các hộ dân dọc theo các tuyến đường vận chuyển Hệ quả của các tác động dẫn đên gia tăng tai nạn nghề nghiệp, tai nạn giao thông, các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đường ruột, mắt và dịch bệnh.

80 công nhân sẽ trực tiếp, tiếp xúc các nguồn gây ô nhiễm, gây bệnh từ các hoạt động của dự án, mặc dù TDA có các biện pháp hạn chế các ô nhiễm như bụi, khí thải, nước thải, dịch bệnh nhưng có những tác động tiềm ẩn, tích lũy chúng ta không nhìn thấy ngay, cần có biện pháp phát hiện sớm các bệnh và nguồn gây ra. Kế hoạch chỉ ra các biện pháp giảm thiểu và ngăn chặn các tác động trên.



  1. Mục tiêu

Kiểm soát ngăn ngừa các dịch bệnh, nâng cao nhận thức của người dân và công nhân để tự bản thân có kiến thức tự bảo vệ sức khỏe chính mình, giúp người dân được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế sẵn có. Tổ chức khám chữa bệnh thường xuyên nhằm phát hiện sớm các bệnh do tác động TDA, xây dựng phương án xử lý các sự cố liên quan đến dịch bệnh, tai nạn lao động và giao thông.

  1. Biện pháp và nội dung quản lý sức khỏe cộng đồng

  • Tập huấn nâng cao hiểu biết, phòng chống các tác động đến sức khỏe:

  • Khám chữa bệnh định kỳ cho công nhân và người dân khu vực TDA

  • Xây dựng phương án giảm thiểu các tác động đến sức khỏe cộng đồng

  • Phương án phòng và xử lý dịch bệnh

  1. Vai trò và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Sở Nông nghiệp PTNN/ BQLDA:

  • Chịu trách nhiệm cùng BQLDA phối hợp các ban ngành xây dựng các tài liệu tập huấn an toàn sức khỏe cộng đồng

  • Phối hợp các cấp chính quyền đoàn thể phường xã An Bình: Chính quyền địa phương, Mặt trân Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, đại diện thôn xóm tổ chức các hoạt động tuyên truyền an toàn sức khỏe.

Sở Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Lạc Thủy

  • Thực hiện đào tạo nâng cao kiến thức cho các cấp cơ sở, nhà thầu, người dân về biện pháp phòng chống, biện pháp xử lý dịch bệnh.

  • Kiểm tra kiểm soát quá trình khám chữa bệnh

  • Chỉ đạo kịp thời khi xuất hiện dịch, giải quyết các sự cố liên quan đên sức khỏe cộng đồng

Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức xã hội

  • Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác an toàn sức khỏe phối hợp chặt chẽ với nhà thầu, sở Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng khi xuất hiện dịch

Trạm y tế: Xây dựng kế hoạch khám chữa bệnh, hường dẫn xử lý ô nhiễm nguồn nước, phòng dịch và xử lý khi có dịch

  1. Kế hoạch và tổ chức thực hiện

Kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng được tổ chức thực hiện cả 3 giai đoạn của tiểu dự án và được kéo dài 6 tháng giai đoạn vận hành.

Bảng B2-1 Kế hoạch thực hiện “Kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng”

TT

Giải pháp

Nội dung thực hiện

Trách nhiệm thực hiện

Kinh phí thực hiện

Thời gian

1

Tập huấn nâng cao hiểu biết, phòng chống các tác động đến sức khỏe


Nhận diện các tác động từ môi trường không khí, nước, an toàn thực phẩm
- Biện pháp phòng tránh các tác động đến sức khỏe khi gặp phải (sử dụng khẩu trang khi đi vào khu vực bị ảnh hưởng, xử lý nguồn nước bằng phèn và cloramin B khử trùng…
- Vệ sinh khu vực hộ gia đình, chuồng trại chăn nuôi.

Sở Nông nghiệp và PTNT, BQLDA, Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Nghĩa Hànhtrạm y tế xã/phường, nhà thầu thi công

15.000.000 triệu

2 đợt vào đầu dự án và giữa giai đoạn thi công

2

Khám chữa bệnh định kỳ cho công nhân và người dân khu vực TDA

Tổ chức kiểm tra sức khỏe cho công nhân 3 tháng/lần, người dân thuộc vùng bị ảnh hưởng 6 tháng/lần

Các bệnh liên quan đến hô hấp, đường ruột, mắt, tham vấn những người bị ảnh hưởng môi trường trong quá trình khám

Tư vấn hoặc xử lý khi phát hiện sự bất thường liên quan đến tác động của TDA (thông báo kịp thời cho chính quyền và đơn vị chức năng)


Sở Nông nghiệp và PTNT, BQLDA, Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Nghĩa Hànhtrạm y tế xã/phường, nhà thầu thi công

Ngân sách của huyện Nghĩa Hành

3 tháng 1 lần tính từ thời gian bắt đầu thi công đến sau khi đi vào vận hành 6 tháng

3

Phương án giảm thiểu các tác động đến sức khỏe cộng đồng

Cán bộ y tế xã/phường thường xuyên giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu của đơn vị thi công

Xử lý kịp thời các tai nạn lao động, giao thông

Tổ chức tiêm phòng cho trẻ em, bà mẹ mang thai đầy đủ


Sở Nông nghiệp và PTNT, BQLDA, Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Nghĩa Hành, trạm y tế xã/phường, hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc, nhà thầu thi công

Ngân sách Huyện Nghĩa Hành, nhà thầu thi công

Liên tục đầy đủ trong thời gian xây dựng dự án

4

Phương án phòng và xử lý dịch bệnh

Phun phòng chống ruồi, muỗi tại khu vực dự án và các hộ dân xung quanh 3tháng/lần

Hướng dẫn vệ sinh các nguồn nước, hướng dẫn sử dụng cloramin B xử lý sơ bộ nguồn nước thải trên công trường và hộ gia đình hàng ngày

Khi xuất hiện dịch, khoanh vùng dịch, cách ly các đối tượng nhiễm bệnh, và phun khủ trùng vùng bằng cloramin B


Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở y tế BQLDA, Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Nghĩa Hành, trạm y tế xã/phường, hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, nhà thầu thi công

Ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi (sở Y tế), nhà thầu thi công

Thường trực xuốt quá trình dự án (18 tháng)



tải về 2.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương