Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi sở NÔng nghiệp và phát triển nông thôN


PHỤ LỤC B3. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG, THAM VẤN CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG



tải về 2.09 Mb.
trang14/16
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích2.09 Mb.
#25496
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

PHỤ LỤC B3. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG, THAM VẤN CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

  1. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch truyền thông

Tiểu dự án “Sửa chữa và nâng cấp hồ Đập Làng, tỉnh Quảng Ngãi” được triển khai sẽ có các tác động: (i) tác động tích cực, an toàn cho 346 hộ dân khu vực hạ lưu đập, đảm bảo ổn định nguồn nước cấp sinh hoạt cho 83 hecta lúa, (ii) tác động tiêu cực: thu hồi đất và tài sản trên đất của 23 hộ dân, ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, tác động bình đẳng giới…

Kế hoạch truyền thông, tham vấn cộng đồng được thực hiện xuyên suốt từ lúc lập dự án đầu tư đến khi Dự án đi vào vận hành, giúp cho cộng đồng địa phương và các cấp quản lý hiểu và hình dung được toàn bộ các tác động tích cực, tiêu cực nhằm đưa ra các giải pháp hỗ trợ và giảm thiểu các tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội. Đặc biệt các đối tượng dễ bị ảnh hưởng: trẻ em, người già, phụ nữ và các hệ sinh thái nhạy cảm…



Thông tin từ kế hoạch truyền thông, tham vấn cộng đồng giúp cho các nhà quản lý, chính quyền địa phương, đơn vị giám sát, chóng đưa ra các quyết định hay thay đổi kịp thời các quyết định hoặc kế hoạch cho phù hợp trong suốt quá trình thực hiện dự án.

  1. Mục tiêu

Công bố thông tin TDA, cung cấp tất cả tài liệu các kế hoạch hành động đến chính quyền các cấp, tổ chức xã hội, đoàn thể và người dân thuộc khu vực TDA. Xin ý kiến cồng đồng địa phương, các tổ chức đoàn thể đối với các kế hoạch sẽ được thực hiện cho mỗi gia đoạn của Dự án. Các thông tin phản hồi giúp cho chủ đầu tư và các cấp quan lý hoàn thiện các kế hoạch đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trước khi đưa triển khai các kế hoạch hành động.

  1. Nội dung thông tin truyền thông, tham vấn cộng đồng

  • Các thông tin về TDA và những chính sách về quyền lợi sẽ được Ban QLDA phổ biến tới người dân

  • Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội: (i) BQLDA cùng đơn vị tư vấn cung phổ biến thông tin tác động, các biện pháp, kế hoạch giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường - xã hội; (ii) tham vấn, xin ý kiến chính quyền tổ chức xã hội, đoàn thể, thôn, xóm người dân xung quanh khu vực dự án.

  • Kế hoạch hành động tái định cư: Cung cấp thông tin thu hồi đất, tái định cư, khung áp giá đền bù, chính sách hỗ trợ của TDA và quy định của Tỉnh Quảng Ngãi đến chính quyền các cấp, người dân bị ảnh hưởng

  • Kế hoạch hành động giới: cung cấp thông tin bình đẳng giới đến chính quyền tổ chức xã hội, đoàn thể, thôn, xóm người dân xung quanh khu vực TDA.

  • Kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng: thông tin đối với các giải pháp, kế hoạch phòng chống dịch bệnh, khám chữa chữa bệnh định kỳ, biện pháp xử lý khi có dịch.

  • An ninh trật tự, an toàn giao thông, tệ nạn xã hội: thông tin quy định pháp luật, giáo dục pháp luật cho công nhân, người dân xung quanh khu vực TDA.

  • An toàn đập: phổ biến các kế hoạch khi xảy ra sự cố an toàn đập trong quá trình thi công và mùa mưa lũ.

  • Vận hành khai thác và xả lũ: cung cấp thông tin, kế hoạch xả lũ chi tiết cho các người dân xung quanh khu vực dự án và vùng hạ lưu đập, phương án bảo vệ an toàn cho nguòi dân, các công trình sau và hạ lưu đập.

  1. Hình thức truyền thông, tham vấn cộng đồng

Để tổ chức hoạt động truyền thông có hiệu quả, cần phải hiêủ sự truyền trông hoạt động như thế nào, nắm được những yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông và mối quan hệ công chúng của chúng.



Sơ đồ B3-1: Các phần tử của quá trình truyền thông

  • Họp phổ biến thông tin chính quyền, tổ chức xã hội, đoàn thể, người dân khu vực TDA (xã Hành Tín Tây – huyện Nghĩa Hạnh) ;

  • Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh cơ sở, bảng tin xã và thôn xóm;

  • Phát hành tờ rơi, bảng hỏi tham vấn đến chính quyền, đoàn thể, người dân khu vực TDA;

  • Thông qua sinh hoạt của các loại hình đoàn thể, câu lạc bộ;

  • Đào tạo, tập huấn…

  • Các hình thức thông tin, truyền thông khác.

  1. Vai trò và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Tiểu dự án “Sửa chữa và nâng cấp hồ Đập Làng, Quảng Ngãi” thuộc dự án “Sửa chữa nâng cao an toàn đập” Sở Nông nghiệp PTNN thay mặt UBND tỉnh quảng ngãi làm chủ đầu tư và Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng NN&PTNT Quảng Ngãi là đơn vị thực hiện

Sở Nông nghiệp PTNN/ BQLDA:

  • Chịu trách nhiệm xây dựng các tài liệu nguồn cho kế hoạch truyền thông, tham vấn cộng đồng, tham gia

  • Phối hợp các cấp chính quyền Chính quyền địa phương, Mặt trân Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, đại diện thôn xóm tổ chức các hoạt động tuyên truyền các nội dung kế hoạch này.

Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức xã hội

  • Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức các nội dung thông tin, truyền thông, tham vấn cộng đồng tham gia

  • Chỉ đạo các cơ quan thông tin, tuyên truyền ở địa phương dành thời lượng thích hợp cho việc thông tin, tuyên truyền các kế hoạch và các tác động của TDA

Ban giải phóng mặt bằng

  • Cung cấp thông tin thu hồi đất, tái định cư, khung áp giá đền bù, chính sách hỗ trợ của TDA và quy định của Tỉnh Quảng Ngãi đến chính quyền các cấp, người dân bị ảnh hưởng

Trạm y tế: phổ biến thông tin đối với các giải pháp, kế hoạch phòng chống dịch bệnh, khám chữa chữa bệnh định kỳ, biện pháp khi có dịch.

  1. Kế hoạch thực hiện

Kế hoạch truyền thông, tham vấn cộng đồng có sự tham gia được thực hiện theo các giai đoạn của TDA, đưa thông tin đầy đủ đến người dân và các cấp chính quyền.
Bảng B3-1 Kế hoạch thực hiện truyền thông, tham vấn cộng đồng có sự tham gia

TT

Giai đoạn

Nội dung truyền thông, thâm vấn

Hình thức chuyền thông

Trách nhiệm thực hiện

Đối tượng tiếp nhận

Ghi chú

1

Giai đoạn chuẩn bị tiểu dự án

Phổ biến thông tin tham vấn các cấp chính quyền đối với tiểu Dự án: Quy mô, loại hình đầu tư, các công trình chính, phạm vi ảnh hưởng, lợi ích TDA

Họp chính quyền các cấp, tổ chức đoàn thể

Sở Nông nghiệp và PTNT, BQLDA

UBND tỉnh Quảng Ngãi, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND Huyện Nghĩa Hành, Chính quyền xã Hành Tín Tây




Phổ biến thông tin chính sách, kế hoạch đền bù, dự thảo kế hoạch hành động tái định cư

Họp, phát tờ rơi, phiếu tham vấn chính quyền các cấp, các hộ dân BAH xung quanh khu vực TDA, vùng hưởng lợi

BQLDA phối hợp đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn lập kế hoạch hành động tái định cư

UBND Huyện Nghĩa Hành, xã Hành Tín Tây, mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, hội nông dân, địa chính xã/phường, 346 hộ dân thuộc khu vực dự án

Thực hiện 2 lần: chuẩn bị và trình dự thảo kế hoạch hành động tái định cư

Phổ biến thông tin dự án, trình dự thảo bản Báo cáo ESIA, ESMP, kế hoạch giới, sức khỏe cộng đồng, truyền thông, …

Họp, phát tờ rơi, phiếu tham vấn chính quyền các cấp, các hộ dân BAH xung quanh khu vực TDA, vùng hưởng lợi

BQLDA phối hợp đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn lập ESIA

UBND Huyện Nghĩa Hành, xã Hành Tín Tây, mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, hội nông dân, địa chính xã/phường, 266 hộ dân thuộc khu vực dự án

Thực hiện 2 lần: chuẩn bị và trình dự thảo kế hoạch hành động tái định cư

Đền bù tái định cư

Họp phổ biến thông tin đo đạc kiểm đếm, áp giá đền bù, niêm yết thông tin bảng tin của xã/phường và thôn/tổ dân phố

BQLDA phối hợp Ban giải phóng mặt bằng

UBND xã Hành Tín Tây, Tân Phú 1, Tân Phú 2, Tân Hóa, mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, hội nông dân, địa chính xã/phường và 23 hộ bị ảnh hưởng thu hồi đất

Thực hiện theo báo cáo Hành động Tái Đinh cư

2

Giai đoạn thi công xây dựng và vận hành

Kê hoạch hành động giới

Họp, phát tờ rơi, truyền thanh cơ sở, phiếu tham vấn chính quyền các cấp, các hộ dân BAH xung quanh khu vực TDA, vùng hưởng lợi

BQLDA, Tư vấn giám sát xã hội

UBND xã Hành Tín Tây, phường Nghĩa Hạnh, mặt trận tổ quốc, trạm y tế, hội phụ nữ, hội nông dân, địa chính xã/phường, 346 hộ dân thuộc khu vực dự án

Thực hiện trong 3 giai đoạn TDA

Kế hoạch quản lý sức khỏe cộng đồng

Họp, phát tờ rơi, truyền thanh cơ sở, phiếu tham vấn chính quyền các cấp, các hộ dân BAH xung quanh khu vực TDA, vùng hưởng lợi

Kế hoạch quản lý xã hội

Họp, phát tờ rơi, truyền thanh cơ sở, phiếu tham vấn chính quyền các cấp, các hộ dân BAH xung quanh khu vực TDA, vùng hưởng lợi

Kế hoạch quản lý môi trường

Họp, phát tờ rơi, phiếu tham vấn chính quyền các cấp, các hộ dân BAH xung quanh khu vực TDA, vùng hưởng lợi

BQLDA, Tư vấn giám sát môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường UBND xã Hành Tín Tây, mặt trận tổ quốc, trạm y tế, hội phụ nữ, hội nông dân, địa chính xã/phường, 346 hộ dân thuộc khu vực dự án

Thực hiện trong 3 giai đoạn TDA

An ninh trật tự, tệ nạn xã hội

Truyền thanh cơ sở, phiếu tham vấn chính quyền các cấp, các hộ dân BAH xung quanh khu vực TDA, vùng hưởng lợi, công nhân thi công

BQLDA, nhà thầu thi công

BQLDA, nhà thầu thi công



UBND xã Hành Tín Tây, công an xã/phường mặt trận tổ quốc, trạm y tế, hội phụ nữ, hội nông dân, địa chính xã/phường,




An toàn giao thông, PCCC




UBND xã Hành Tín Tây, công an xã/phường mặt trận tổ quốc, trạm y tế, hội phụ nữ, hội nông dân, địa chính xã/phường,

Giai đoạn thi công

Đánh giá giám sát: BQLDA lập báo cáo giám sát kế hoạch truyền thông, tham vấn cồng đồng có sự tham gia nhằm kiểm soát các nội dung truyền thông, tổng hợp các thông tin phản hồi từ các đơn vị tư vấn giám sát, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, đoàn thể và người dân để bổ xung hay sửa đổi các chính sách, các biện pháp thực hiện của các kế hoạch quan lý cho phù hợp với mỗi giai đoạn của TDA.

  1. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện của kế hoạch này được lồng ghép trong các kế hoạch khác (nội dung truyền thông và phương pháp truyền thông sẽ được các Kế hoạch khác tiếp thu và xây dựng. Kế hoạch quản lý xã hội đầu mối chủ trì các kế hoạch liên quan đến xã hội. Kinh phí giai đoạn này tập trung chủ yếu cho truyền thanh và tổ chức thưc hiện, kinh phí dự kiến thực hiện 50.000 triệu (năm mươi triệu đồng) trong 9 tháng.

PHỤ LỤC B4: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIỚI

(Phần này là một nội dung tóm tắt trong một báo cáo riêng về kế hoạch hành động giới)

Từ những phân tích trên của giới, một kế hoạch hành động giới là cần thiết để tạo điều kiện cho sự tham gia tối đa của phụ nữ trong giai đoạn xây dựng của dự án, cung cấp các cơ hội mới cho phụ nữ để tăng thu nhập, nhưng không làm tăng gánh nặng cuộc sống của họ, và góp phần tăng vai trò và địa vị người phụ nữ trong vùng dự án. Mục tiêu của kế hoạch này là:


  1. Các nhà thầu địa phương sẽ sử dụng ít nhất 30% lao động nữ trong việc duy trì, xây dựng và sửa chữa;

  2. Đối với một loại tương tự của công việc, lao động nữ phải được thanh toán như lao động nam;

  3. Các điều kiện an toàn phải bình đẳng cho cả nam giới và phụ nữ;

  4. Các nhà thầu địa phương sẽ không sử dụng lao động trẻ em;

  5. Khuyến khích việc sử dụng lao động địa phương và tránh xây dựng các lán trại lao động;

  6. Nhóm phụ nữ và Hội Liên hiệp phụ nữ sẽ được tư vấn trong việc thiết kế của tiểu dự án;

  7. Đào tạo về lồng ghép giới cho các cơ quan quốc gia, tỉnh và địa phương (tức là các PMU, và các bên liên quan khác).

  8. Đào tạo và xây dựng năng lực cho phụ nữ tham gia trong quyết định của cộng đồng và các tiểu dự án thực hiện theo một cách có ý nghĩa nhất (tức là đào tạo về sự tham gia và các kỹ năng đàm phán, kỹ năng tiếp thị và đào tạo về toán học và biết chữ;

  9. Đảm bảo sự tham gia của phụ nữ trong các tour du lịch nghiên cứu dự án

  10. Các dịch vụ khuyến nông nhằm vào phụ nữ được thiết kế và chuyển giao cho phụ nữ.

  11. Chiến dịch nâng cao nhận thức về HIV / AIDS sẽ được đưa ra trước khi bắt đầu công trình dân dụng. PMU chịu trách nhiệm theo dõi và báo cáo các chỉ số thực hiện kế hoạch hành động về giới, bao gồm cả sự tham gia của phụ nữ, công việc mục tiêu và đào tạo, và các chiến dịch để ngăn chặn đại dịch HIV.

  12. Ít nhất một người phụ nữ sẽ là đại diện của xã trong Ban giám sát xã (chiếm khoảng 1/3 của các thành viên.

  1. Các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu

  • Nâng cao năng lực cho phụ nữ

  • Xác định và nâng cao năng lực cho các ban ngành /đối tác liên quan đến vùng dự án và lao động nữ để các đối tượng này giúp hỗ trợ nâng cao năng lực cho phụ nữ vùng dự án.

  • Đánh giá nhu cầu đào tạo phụ nữ

  • Tổ chức đào tạo dựa trên điều kiện của nữ để họ dễ tham dự. (yêu cầu tỷ lệ nữ tham dự trong từng chủ đề tập huấn)

  • Nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin cho phụ nữ

 Đánh giá nhu cầu và kênh thông tin phù hợp của nữ giới vùng dự án và người làm thuê để xây dựng hệ thống thông tin cho đối tượng này

 Hỗ trợ việc ứng dụng thông tin cho phụ nữ



  • Chính sách và hỗ trợ thuận lợi cho phụ nữ

    • Đối thoại với các chủ dự án về các chính sách phù hợp cho phụ nữ hoạt động trong vùng dự án (những ưu tiên cho phụ nữ về sử dụng đất, tiếp cận vốn, đào tạo…)

Tổ chức thực hiện

  • Các hoạt động ưu tiên đặc thù về giới:

  1. Các hoạt động ưu tiên thực hiện gồm:

    • Tuyển cán bộ giới làm việc (tuyên truyền, vận động cụm dân cư trong việc di dời vùng dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công giảm tác động đến sức khỏe, sự an toàn người dân).

    • Tập huấn về giới trong vùng dự án cho BQLDA và nhóm cán bộ hành động (CBHĐ) để giúp họ có ý thức và năng lực về sự cần thiết lồng ghép giới trong xây dựng kế hoạch

    • Tập huấn về giới trong các vùng có dự án cho cán bộ huyện xã

    • Tập huấn về phân tích giới cho BQLDA, nhóm CBHĐ và nhóm phụ trách phân tích giới.

    • Thực hiện phân tích giới trong dự án an toàn đập, đây là hoạt động rất quan trọng, nhằm xác định những thuận lợi khó khăn của nữ giới để làm cơ sở xây dựng các hoạt động lồng ghép giới phù hợp.

  • Giám sát thực hiện kế hoạch

      • Các điều phối viên (ĐPV) của từng hợp phần , cán bộ giới và BQLDA quan tâm đến lồng ghép giới khi thực hiện (dựa trên các chỉ số và chỉ tiêu).

      • Cán bộ Giám sát đánh giá theo dõi thực hiện kế hoạch lồng ghép giới (phối hợp với cán bộ giới, các ĐPV), báo cáo, đánh giá giám sát có quan tâm đến các chỉ tiêu về giới.

  • Báo cáo định kỳ có nêu kết quả thực hiện lồng ghép giới.

  • Rà soát lại kế hoạch hành động hàng năm và hiệu chỉnh cho phù hợp.

Các hoạt động đặc thù về giới trong các năm kế tiếp sẽ được xác định và lập kế hoạch dựa vào kết quả phân tích giới và việc rà soát lại kế hoạch này hàng năm.
Bảng 4-PL: Kế hoạch hành động giới của TDA

Kết quả của dự án

Công việc và chỉ số

Trách nhiệm

Thời gian

Kết quả 1: Nâng cao an toàn đập, cải thiện điều kiện thủy lợi

Các nhà thầu sẽ phải ưu tiên sử dụng lao động phổ thông (Thông qua hợp đồng phụ); tối thiểu phải có 30% tổng số lao động là lao động phổ thông tại địa phương;

Trong số 30% lao động địa phương, ưu tiên cho các lao động nữ chưa có tay nghề; Lao động nam và nữ sẽ nhận được tiền công lao động như nhau cho cùng một loại công việc;

Các nhà thầu không được thuê lao động trẻ em;

Những người dân mong muốn làm việc cho dự án sẽ ghi tên của họ vào danh sách của thôn/bản. Trưởng thôn và cán bộ xã sẽ cung cấp danh sách này cho nhà thầu, nhà thầu sẽ lựa chọn trên cơ sở ưu tiên hộ nghèo, hộ dễ bị tổn thương



PMU/Tư vấn điều phối dự án sẽ có trách nhiệm đảm bảo những điều khoản này sẽ được ghi trong hợp đồng; cán bộ xã sẽ trình nhà thầu danh sách những người muốn làm việc cho dự án;

Các cán bộ xã có trách nhiệm đảm bảo việc đạt được mục tiêu đề ra.

Hội phụ nữ xã cũng có trách nhiệm đảm bảo rằng phụ nữ của xã được thuê làm dự án.


Trong thời gian xây dựng

Kết quả 2: Tăng cường năng lực cho người dân để khai thác lợi thế của tiểu dự án

Tối thiểu 30% phụ nữ tham gia vào các buổi học khuyến nông

Cán bộ Ban quản lý dự án tỉnh,

Cán bộ huyện,

Cán bộ xã


Trong thời gian xây dựng

Kết quả 3:

Nâng cao nhận thức về các tệ nạn xã hội tiềm năng cho các đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ và người

Chương trình phòng chống HIV/AIDS và buôn bán người.

Chương trình giảm thiểu rủi ro dựa vào cộng đồng

Thông tin về giảm thiêu rủi ro sẽ được chuyển tới các xã, thôn BAH bởi dự án sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia với trọng tâm là các hộ nghèo và các hộ dễ bị tổn thương (ví dụ, hộ gia đình có chủ hộ là nữ, hộ có người già, người tàn tật)

Các tài liệu, thông tin phải phù hợp về ngôn ngữ, văn hóa và giới, đặc biệt cần phải dịch ra nhiều thứ tiếng dân tộc tùy thuộc vào từng vùng;

Hội phụ nữ, đại diện trung tâm phòng chống HIV/AIDS và xã sẽ đào tạo các tuyên truyền viên cho mỗi xã/thôn trong vùng dự án.

Các chương trình sẽ được thực hiện ở xã và thôn bởi hai tuyên truyền viên (trưởng thôn và 1 thành viên của hội phụ nữ).

Chương trình sẽ được thực hiện tại các thôn và trong phiên chợ thông qua phân phát tài liệu dự án, tài liệu về chương trình và sử dụng loa phóng thanh


Hộị phụ nữ tỉnh và xã có trách nhiệm tổ chức và thực hiện chương trình (đào tạo và chuẩn bị tài liệu) phối hợp với trung tâm y tế xã huyện.

Hội phụ nữ thôn bản có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến thông tin.

Trung tâm y tế xã, huyện sẽ có hỗ trợ hội phụ nữ xã.

Tư vấn điều phối dự án sẽ cung cấp chuyên gia giới trong nước và quốc tế

Chuyên gia giới sẽ rà soát các tài liệu hiện có, bổ sung nếu cần thiết cho chương trình


Hàng tháng, trước và trong khi xây dựng dự án




Chương trình giảm thiểu nguy cơ trong quá trình xây dựng:

PMU và nhà thầu sẽ phối hợp chặt chẽ với các dịch vụ y tế ở xã, huyện để triển khai các chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo, phòng, chuẩn đoán và điều trị bệnh cho người lao động.

Tất cả các chương trình và tài liệu được xây dựng có lồng ghép các vấn đề giới, bao gồm tính dễ bị tổn thương và nhu cầu của nam và nữ.

Nhà thầu sẽ:

Triển khai các chương trình tăng cường nhận thức cho người lao động và cộng đồng bao gồm thông tin, giáo dục, tuyên truyền đề cập đến vấn đề lây nhiễm HIV và hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa.

Tư vấn miễn phí và khuyến khích người lao động xét nghiệm HIV để đảm bảo rằng tất cả họ biết về tình trạng sức khỏe của mình.

Hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế và động viên những người nhiễm HIV thừa nhận họ đã nhiễm HIV;

Cung cấp các thiết bị y tế (phát bao cao su miễn phí) cho công nhân tại lán trại;



PMU

Nhà thầu


Trung tâm y tế địa phương

Cán bộ xã

Hộị phụ nữ sẽ thực hiện điều phối chung để tạo ra sức mạnh tổng hợp lớn hơn về công tác phòng chống HIV


Trong thời gian xây dựng

Quản lý dự án

- Các chỉ dẫn về Giới và phát triển và đào tạo sẽ được cung cấp cho nhân viên Ban QLDA, các tổ chức địa phương và các nhà thầu.

Tất cả các hoạt động phát triển năng lực sẽ bao gồm các mục tiêu cho phụ nữ tham gia và EM.

Tư vấn thực hiện dự án

PPMU Trong thiết kế và thực hiện ban đầu



  • Tư vấn thực hiện dự án

  • PPMU

Trong quá trỉnh thiết kế và thực hiện ban đầu

Ngân sách: Ngân sách cho phần này được coi là một phần của ngân sách quản lý dự án



Bảng B4- : Đào tạo với sự hỗ trợ về kế hoạch giới




Các hoạt động liên quan đến giới

Lớp

Chi phí

1

Đào tạo nâng cao nhận thức về giới và hội nhập giới.

2 lớp

12,000,000

2

Đào tạo về phòng ngừa HIV/AIDS cho phụ nữ

2 lớp

12,000,000

3

Truyền thông về lồng ghép giới, phòng chống HIV / AIDS; vệ sinh và bảo vệ môi trường; an toàn giao thông cho phụ nữ


2 lớp

12,000,000

4

Pano, áp phích, tờ rơi, tuyên truyền




14,000,000




Tổng




50,000,000

PHỤ LUC B5: HỆ THỐNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Khiếu nại liên quan đến bất kỳ vấn đề gì của dự án sẽ được giải quyết thông qua đàm phán nhằm đạt được sự đồng thuận. Việc khiếu nại sẽ chuyển qua ba giai đoạn trước khi nó có thể được chuyểnlên tòa án. Cơ quan thi hành sẽ chi trả toàn bộ lệ phí hành chính, pháp lý liên quan đến việc thụ lý đơn thư khiếu nại

Việc giải quyết khiếu nại của dự án sẽ tuân theo Điều 138, luật đât đai 2003; Điều 28 Luật khiếu nại; Điều 63,64 Nghị định 84/2007/NĐ - CP của Chính phủ; Khoản 2 điều 40 Nghị định 69/2009 và quy định về khiếu nại trong Nghị định 75/2012/NĐ - CP ban hành ngày 20/11/2012. Theo khoản 2, điều 138, Luật đất đai năm 2003 và 2013:



  1. Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định cuối cùng

  2. Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân

  3. Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là ba mươi ngày (30) kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc được biết về quyết định hành chính đó. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người khiếu nại, nếu không đồng ý được quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án nhân dân

Trong xử lý đơn khiếu nại: Luật khiếu nại Điều 14: Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết lần đầu khiếu nại:

  1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thực hiện:

    1. Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan,tổ chức,cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày yêu cầu như là một cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại;

    2. Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 15 của Luật này;

  1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu có các nghĩa vụ sau đây:

    1. Tiếp nhận khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân có quyền khiếu nại và các cơ quan kiểm tra nhà nước tại cùng một mức độ chấp nhận giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính;

    2. Giải quyết khiếu nại đối vớiquyết định hành chính, hành vi hành chính khi người khiếu nại yêu cầu;

    3. Tổ chức một cuộc đối thoại với người khiếu nại, khiếu nại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

    4. Quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và chịu trách nhiệm trước pháp luật về giải quyết khiếu nại, trường hợp khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải được thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

    5. Cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến khiếu nại khi người khiếu nại yêu cầu cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại khi giải quyết khiếu nại lần hai hoặc yêu cầu tòa án.

  2. Bồi thường giải quyết khiếu nại lần đầu, bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính theo quy định của pháp luật về trách nhiệm của Nhà nước.

  3. Người giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Công bố Quyết định giải quyết khiếu nại: Điều 12 Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 Tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khiếu nại).

  1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai có trách nhiệm công bố quyết định giải quyết khiếu nại trong một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật Khiếu nại.

  2. Trong trường hợp công bố tại cuộc họp, các thành phần tham dự cuộc họp phải bao gồm: người ra quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại hoặc người đại diện, người bị khiếu nại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trước khi tiến hành các cuộc họp công cộng / người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải gửi thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thông báo trước 3 ngày so với ngày công bố.

  3. Thông báo quyết định giải quyết khiếu nại trên các phương tiện truyền thông đại chúng được thực hiện trên truyền hình, đài phát thanh, báo in và báo điện tử. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm lựa chọn một trong các phương tiện thông tin đại chúng để thông báo. Trong trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đã có cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử, quyết định giải quyết khiếu nại phải được công bố công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử. Số lần công bố công khai trên đài phát thanh: ít nhất là 02 lần; truyền hình: ít nhất 02 lần, báo chí in: ít nhất 02 lần, thời gian xuất bản báo chí điện tử, trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử là ít nhất 15 ngày kể từ ngày thông báo.

  4. Trong trường hợp niêm yêt tại văn phòng hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại, thời gian niêm yết quyết định giải quyết khiếu nại ít nhất là 15 ngày kể từ ngày niêm yết.

Trình tự giải quyết khiếu nại của dự án gồm 4 bước:

Khiếu nại liên quan tới bất kỳ khía cạnh của dự án sẽ được xử lý thông qua thương lượng nhằm đạt được sự đồng thuận. Khiếu nại sẽ qua 3 giai đoạn trước khi đưa lên tòa án luật pháp như một phương án cuối cùng. CPO sẽ chịu mọi chi phí hành chính và pháp lý phát sinh trong việc giải quyết khiếu nại và khiếu nại.




tải về 2.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương