Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi sở NÔng nghiệp và phát triển nông thôN



tải về 2.09 Mb.
trang15/16
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích2.09 Mb.
#25496
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

1. Giai đoạn đầu, UBND xã

Bất kể một hộ nào không hài lòng sẽ nêu khiếu nại của họ tới bất kỳ một thành viên nào trong UBND xã, thông qua trưởng thôn hoặc trực tiếp tới UBND xã, bằng văn bản hoặc lời nói. Thành viên của UBND xã hay trưởng thôn nói trên sẽ phải thông báo với UBND xã về sự khiếu nại. UNBD xã sẽ làm việc cá nhân với hộ bị ảnh hưởng có khiếu nại và sẽ có 30-45 ngày để giải quyết sau khi nhận được khiếu nại. Ban thư ký của UBND xã chịu trách nhiệm lập hồ sơ và lưu trữ toàn bộ khiếu nại mà họ đang xử lý.

Khi UBND xã ban hành quyết định, hộ gia đình có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó, họ có thể khiếu nại lên UBND huyện.

2. Giai đoạn hai, UBND huyện

Khi nhận được khiếu nại của hộ, UBND huyện sẽ có 30-45 ngày kể từ khi nhận khiếu nại để giải quyết trường hợp đó. CARB chịu trách nhiệm đối với việc lập hồ sơ và lưu trữ tài liệu về toàn bộ các khiếu nại mà họ đang xử lý.

Khi UBND huyện xã ban hành quyết định, hộ gia đình có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó, họ có thể khiếu nại lên UBND tỉnh.

3. Giai đoạn 3, UBND tỉnh

Khi nhận được khiếu nại của hộ, UBND tỉnh sẽ có 30-45 ngày kể từ khi nhận khiếu nại để giải quyết trường hợp đó. UBND tỉnh chịu trách nhiệm đối với việc lập hồ sơ và lưu trữ tài liệu về toàn bộ các khiếu nại được trình lên.

Khi UBND tỉnh ban hành Quyết định, hộ gia đình có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó, họ có thể khiếu nại lên tòa án trong vòng 45 ngày. UBND tỉnh khi đó phải nộp tiền thanh toán bồi thường vào một tài khoản lưu giữ.

4. Giai đoạn cuối cùng, tòa án dân sự

Nếu người khiếu nại nộp hồ sơ của vụ việc lên tòa án và toàn án ra quyết định đứng về phía người khiếu nại, khi đó chính quyền tỉnh sẽ phải tăng mức đề bù lên mức mà tòa án quyết định. Trong trường hợp tòa án đứng về phía UBND tỉnh, người khiếu nại sẽ nhận được khoản tiền đã nộp cho tòa án.

Để đảm bảo rằng cơ chế khiếu nại mô tả ở trên là thiết thực và chấp nhận được đối với các PAP, đã có tham vấn với chính quyền và cộng đồng địa phương có tính đến đặc điểm văn hóa riêng biệt cũng như các cơ chế văn hóa truyền thống trong việc nêu và giải quyết khiếu nại và những vấn đề mâu thuẫn.

Quy trình giải quyết khiếu nại cho người bị ảnh hưởng đã được mô tả trong tài liệu Thông tin về tiểu dự án "Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Đập Làng" và đã được phát cho người bị ảnh hưởng. Để tránh tình trạng người bị ảnh hưởng không biết gặp ai tại xã, huyện hoặc tỉnh để giải quyết khiếu nại của mình, tài liệu đã cung cấp tên, địa chỉ chính xác và số điện thoại của những người có nhiệm vụ trực giải quyết khiếu nại để người bị ảnh hưởng có thể khiếu nại hiệu quả.

Những người bị ảnh hưởng sẽ được miễn mọi khoản chi phí liên quan đến thủ tục hành chính và pháp lý. Những khiếu nại toà án cũng có quyền được miễn chi phí cho việc đệ trình đơn. Tất cả những hồ sơ khiếu nại và và các biện pháp xử lý sẽ được lưu trữ tại UBND các xã, Ban Tham vấn cộng đồng cấp xã và nhà đầu tư các công trình thuộc tiểu dự án "Sửa chữa và nâng cao an toàn đập hồ chứa nước Đập Làng".

PHỤ LỤC B6: CÔNG BỐ THÔNG TIN, TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH XÃ HỘI VÀ GIÁM SÁT



1. Tham vấn và công bố thông tin

Các mục tiêu chủ yếu của công bố thông tin và tham vấn cộng đồng là bảo đảm sự tham gia của cộng đồng bị ảnh hưởng, của các hộ gia đình, chính quyền địa phương, tổ chức có liên quan trong việc chia sẻ thông tin về dự án, tư vấn về lựa chọn phương án kỹ thuật, dự kiến ​​các tác động về đất đai, thu nhập và tài sản trên đất... Bản công bố thông tin là một đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy tiến độ của dự án trong quá trình thực hiện, chuẩn bị, và khi dự án đi vào hoạt động với sự đồng thuận của cộng đồng, chính quyền Ban quản lý dự án. Điều này sẽ giảm thiểu khả năng xung đột phát sinh và rủi ro khác, tăng hiệu quả đầu tư và ý nghĩa xã hội của dự án.

Chương trình thông tin và tham vấn cộng đồng phải đảm bảo rằng:


  • Các nhà chức trách có thẩm quyền của địa phương cũng như đại diện của người dân bị ảnh hưởng sẽ được tham gia trong việc lập dự án và quá trình ra quyết định. Ban quản lý dự án sẽ làm việc chặt chẽ với xã/ huyện trong quá trình thực hiện dự án. Sự tham gia của người dân bị ảnh hưởng trong quá trình thực hiện sẽ được tiếp tục bằng cách yêu cầu các xã/ huyện mời đại diện của người dân bị ảnh hưởng tham gia thành viên của hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư và tham gia một phần trong hoạt động tái định cư.

  • Chia sẻ tất cả các thông tin về các hạng mục và hoạt động theo kế hoạch của dự án cho người bị ảnh hưởng.

  • Thu thập thông tin về nhu cầu và ưu tiên của những người bị ảnh hưởng cũng như nhận được thông tin về phản ứng của họ về chính sách và các hoạt động đề xuất.

  • Bảo đảm rằng những người bị ảnh hưởng có thể được thông báo đầy đủ với quyết định trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của họ và họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động và ra quyết định về các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến họ.

  • Bảo đảm tính minh bạch trong tất cả các hoạt động liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, tái định cư và phục hồi.

Đối với Ngân hàng thế giới, người bị ảnh hưởng bởi dự án cần phải được thông báo đầy đủ và phải được tham vấn kỹ về việc tái định cư và các phương án bồi thường. Tham vấn là điểm khởi đầu cho tất cả các hoạt động liên quan đến tái định cư. Người bị ảnh hưởng bởi tái định cư có thể e ngại rằng họ có thể ảnh hưởng sinh kế và quan hệ cộng đồng, hoặc lo sợ các quyền lợi không được đảm bảo. Được tham gia vào lập kế hoạch và quản lý tái định cư giúp họ giảm bớt những e ngại và đem lại cho người bị ảnh hưởng cơ hội để tham gia quyết định những gì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Việc thực hiện tái định cư mà không có sự tham vấn có thể dẫn đến một chiến lược không phù hợp và cuối cùng là không có tác dụng. Không có sự tham vấn, người bị ảnh hưởng có thể sẽ phản ứng tiêu cực đối dự án, gây ra những khó khăn về mặt xã hội, làm chậm đáng kể việc hoàn thành mục tiêu hay thậm chí bị bỏ qua, và chi phí sẽ tăng lên. Do đó, khi có tham vấn, sự phản đối ban đầu về dự án có thể sẽ được chuyển thành sự tham gia mang tính xây dựng.

Đối với Việt Nam, một bước quan trọng tiếp theo trong việc đẩy mạnh dân chủ ở cấp cơ sở là Chỉ thị số 30-CT/TW của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong “Xây dụng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở” và Nghị định 79/2003/NĐ-CP cũng về vấn đề này. Điểm mấu chốt của văn bản pháp lý này là câu khẩu hiệu nổi tiếng “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 chỉ ra những vấn đề gì mà chính quyền địa phương và cộng đồng tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định; trong đó có bao gồm việc xây dựng phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp phường/xã; Điều 39, khoản 2, Luật Đất đai 2003 yêu cầu công khai các vấn đề liên quan tái định cư, như các lý do, kế hoạch thu hồi đất, kế hoạch di dời, kế hoạch bồi thường chung, việc giải phóng mặt bằng cho những người bị ảnh hưởng.

Như vậy, tham vấn và sự tham gia là một sự đổi mới trong việc thực hiện dự án tại Việt Nam. Chính sách này sẽ khắc phục được những bất cập trong quá trình triển khai và thực hiện dự án, bởi cả người dân địa phương và người thực hiện dự án đều thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Các điểm sau cần chú ý nhằm khuyến khích các bên liên quan tham gia vào quá trình tham vấn trong dự án:



  • Xác định và thu hút tất cả các bên liên quan, đặc biệt là người dân sinh sống trên các địa bàn dự án, những người bị ảnh hưởng (nam, nữ, người nghèo, người dân tộc thiểu số...), vào quá trình tham vấn và tham gia;

  • Xây dựng chiến lược cùng tham gia cho việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá dự án.

  • Xây dựng các nội dung, chủ đề cần cho các chiến dịch quảng bá và việc phổ biến thông tin, và xây dựng qui trình để người bị ảnh hưởng thương lượng về những quyền lợi của họ.

  • Thu hút bên liên quan vào việc ra quyết định tại tất cả các giai đoạn thực hiện dự án (thí dụ các phương án thiết kế, các phương thức bồi thường, tham khảo ý kiến của những người bị ảnh hưởng về phương thức bồi thường, lịch trình thực hiện,v.v...).

  • Thiết lập một lịch trình để hoàn thành các hoạt động như chiến dịch cung cấp thông tin, các mức độ và hình thức bồi thường, quyền lợi, địa điểm và kế hoạch di dời.

  • Xây dựng qui trình giải quyết khiếu nại.

Tham vấn cộng đồng thường xuyên cũng cần được thực hiện với các đơn vị lập và thiết kế chi tiết các hạng mục của Dự án. Điều này đảm bảo các thiết kế đề xuất có sự tham gia của cộng đồng và hạn chế được những tác động bất lợi đối với cộng đồng. Việc này cũng giúp các công trình thân thiện hơn với cộng đồng và người sử dụng.

Tham vấn cũng cần thực hiện với các bên liên quan, trong đó có các đơn vị sẽ chịu trách nhiệm quản lý vận hành công trình, đảm bảo rằng họ được hỏi ý kiến và đóng góp ý kiến vào các thiết kế.

Trong giai đoạn xây dựng, chủ dự án nên quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về các hoạt động xây dựng và tiến độ dự kiến, các biện pháp hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng và quy trình tiếp thu và phản hồi thông tin từ phía cộng đồng. Người bị ảnh hưởng (BAH) sẽ được thông báo về các chính sách và thủ tục của Dự án để đảm bảo cuộc sống sau này của họ không thay đổi nhiều. Người bị ảnh hưởng cũng sẽ được thông báo nếu họ có bất kỳ thắc mắc nào về dự án, Ban quản lý Dự án có thể giúp đỡ giải quyết.

Bảng 6-PL: Nội dung tham vấn/ công bố thông tin và hình thức tham vấn/ công bố thông tin

Những thông tin cần công bố

Hình thức tham vấn và công bố

Thời gian

Người thực hiện

  1. Thông tin bản vẽ thiết kế và kỹ thuật; Các phương án tuyến

Họp thảo luận với chính quyền phường/ xã và các ban, ngành, đoàn thể liên quan; đại diện các hộ gia đình bị ảnh hưởng.

Quá trình khảo sát và thiết kế dự án.

Đơn vị tư vấn, PMU

  1. Thông tin thu hồi, GPMB và đền bù.

Cán bộ phường/xã cùng PMU tham vấn các hộ gia đình bị ảnh hưởng để có đánh giá ban đầu.

Xây dựng phương án thu hồi, đền bù và thảo luận với APs trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.

Công bố chính sách và giải đáp thắc mắc thông qua cuộc họp với APs.


Trước khi dự án triển khai.

UBND xã, Ban QLDA

  1. Thông tin về tiến độ thực hiện, cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình.

Các cuộc họp tổ dân phố; tờ dán thông báo và các poster thông tin đặt nơi công cộng.

Khi bắt đầu triển khai và duy trì trong suốt quá trình triển khai.

PMU, UBND xã

  1. Thông tin về sử dụng và trả công cho lao động địa phương.

Họp 3 bên giữa đơn vị thi công với chính quyền/ban giám sát phường/ xã và người dân.

Trước khi thi công.

Đơn vị thi công, ban giám sát cộng đồng

  1. Thông tin về những tác động bất lợi tiềm tàng và giải pháp giảm nhẹ.

Kết hợp với các hoạt động 2 và 3 nêu trên

Trước và trong quá trình thực hiện.

PMU, Đơn vị thi công, UBND xã


2 Trách nhiệm giải trình xã hội

Việc công khai thông tin về các phương án đề xuất của dự án đến những người bị ảnh hưởng và các bên liên quan trong quá trình tham vấn cộng đồng và khảo sát thực địa của các tư vấn đánh giá xã hội là để đưa ra một khung mẫu cho việc công khai thông tin liên tục trong quá trình thực hiện dự án. Hơn nữa, như đã được yêu cầu tại tất cả các cuộc họp cộng đồng, những người bị ảnh hưởng đều muốn có các buổi họp để trao đổi thông tin thường xuyên với Ban quản lý dự án tại trụ sở UBND xã có cộng đồng bị ảnh hưởng trong suốt giai đoạn thực hiện dự án. Vì vậy, các báo cáo về kế hoạch tái định cư cũng như kế hoạch quản lý môi trường cần phải được thể hiện các trách nhiệm của Ban quản lý dự án trong việc đảm bảo rằng công chúng nhận được các thông tin thường xuyên về dự án.

Ngoài các cuộc họp thường xuyên giữa BQLDA và cộng đồng bị ảnh hưởng tại trụ sở UBND xã, các cuộc họp cộng đồng tại tất cả các xã nơi đã thực hiện tham vấn cộng đồng đã xác định sự cần thiết phải thiết lập sự kết nối chặt chẽ để tạo điều kiện duy trì liên hệ dễ dàng và nhanh chóng với Ban quản lý dự án. Cách tốt nhất để đưa ra sự kết nối chặt chẽ là cung cấp số điện thoại và địa chỉ của BQLDA chịu trách nhiệm tại tất cả các địa điểm thực hiện xây dựng các hạng mục của dự án và các trụ sở của tất cả các xã của cả hợp phần của dự án.

3. Giám sát có sự tham gia

Để các hợp phần của dự án bảo đảm tính hiệu quả, cần thiết có một kế hoạch giám sát có sự tham gia của các bên liên quan như Sở Tài nguyên môi trường, Sở Xây dựng, Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông… Các cơ quan/ đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành các hạng mục của Dự án sau khi hoàn thành cũng cần được tham gia giám trong quá trình thiết kế và thi công công trình.

Cùng với bộ phận giám sát độc lập của dự án, cần có một bộ phận giám sát ở cấp cộng đồng, giám sát các hoạt động của dự án, đặc biệt đối với các hoạt động liên quan đến tái định cư, vệ sinh môi trường và thi công xây dựng các hạng mục khác nhau. Bộ phận giám sát sẽ bao gồm các đại diện lãnh đạo địa phương, đại diện các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội Nông dân, đại diện người dân... Bộ phận giám sát cấp cộng đồng này sẽ cùng với giám sát độc lập của dự án căn cứ trên các chỉ số về an toàn xã hội giám sát các hoạt động của dự án. Các chỉ số về phục hồi đời sống, sản xuất, chỉ số về vệ sinh môi trường, giao thông sẽ được xây dựng phục vụ cho kế hoạch giám sát của dự án. Qua nắm bắt thực tế, bộ phận giám sát cộng đồng có thể phản ánh kịp thời các thông tin liên quan đến tiến độ dự án, các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án để thông báo với BQLDA kịp thời giải quyết. Trách nhiệm của bộ phận này là thu thập ý kiến phản hồi của người dân trình lên các cấp có thẩm quyền và Ban quản lý dự án. Đồng thời người dân cũng tham gia trong quá trình giám sát thi công, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường trong giai đoạn thi công.

Bộ phận giám sát cộng đồng cần được lập một kế hoạch đào tạo tăng cường năng lực giám sát, đánh giá các hoạt động của dự án. Các kỹ năng trong hoạt động giám sát sẽ được đào tạo trực tiếp cho bộ phận này và được coi như một phần trong kế hoạch giám sát có sự tham gia của dự án.

Cần chú ý áp dụng Nghị quyết 80/CP về giám sát cộng đồng đối với các công trình xây dựng tại địa phương.

PHỤ LỤC B7:

HƯỚNG DẪN VIỆC THỰC HIỆN QUẢN LÝ BOM MÌN CHƯA NỔ



BỘ QUỐC PHÒNG
*****


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******


Số: 146/2007/TT-BQP

Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2007

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 96/2006/QĐ-TTg NGÀY 04 THÁNG 5 NĂM 2006 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC RÀ PHÁ BOM, MÌN, VẬT NỔ

Thực hiện Quyết định số 96/2006/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2006 của Thù tướng Chính phủ về việc quản lý và thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật nổ; sau khi thống nhất ý kiến với các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh.

Thông tư này hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác rà phá bom mìn, vật nổ trong phạm vi cả nước, các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước, (vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư khác của Nhà nước) và các nguồn vốn khác; các dự án (hoặc phi dự án) có yếu tố nước ngoài. Phục vụ công tác điều tra khảo sát, nghiên cứu có liên quan đến bom, mìn, vật nổ tồn lưu sau chiến tranh.

2. Đối tượng áp dụng.

Thông tư này áp dụng đới với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong nước, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, cá nhân ở trong nước và người nước ngoài có hoạt động liên quan đến rà phá bom, mìn, vật nổ trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện.

3.1. Nhiệm vụ và trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong quản lý và thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật nổ thực hiện theo quy định tại điều 1 và điều 2; nhiệm vụ và trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư thực hiện theo quy định tại điều 4 Quyết định số 96/2006/QĐ-TTg ngày 04/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

3.2. Bộ Quốc phòng lập và tổ chức thực hiện đề án điều tra, khảo sát lập bản đồ ô nhiễm bom, mìn, vật nổ trên phạm vi cả nước, chi tiết tới cấp xã. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, thị xã, quận, huyện, xã phối hợp với lực lượng điều tra khảo sát để thực hiện, cung cấp các thông tin liên quan một cách chính xác, khách quan để hoàn thành đề án. Kết quả của đề án phải lập được bản đồ các khu vực còn ô nhiễm bom, mìn, vật nổ tới cấp xã, đánh giá được mức độ tồn lưu bom, mìn, vật nổ trên phạm vi cả nước, từng khu vực, phục vụ cho việc quy hoạch phát triền kinh tế xã hội của Trung ương và các địa phương; làm cơ sở cho việc tư vấn và tổ chức triển khai công tác rà phá bom, mìn, vật nổ cho các dự án, công trình xây dựng.

3.3. Do tính chất đặc biệt nguy hiểm nên công tác rà phá bom, mìn, vật nổ được thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ cho các đơn vị công binh chuyên trách và các doanh nghiệp quân đội có đủ năng lực thực hiện theo Quyết định số 49/2007/QĐ-TTg ngày 11/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về các trường hợp đặc biệt chỉ định thầu quy định tại điểm đ khoản 1 điều 101 của Luật xây dựng.

3.4. Người chỉ huy đơn vị thi công rà phá bom, mìn, vật nổ chịu trách nhiệm chính về kết quả và sự an toàn cho dự án, công trình trong quá trình xây dựng và khai thác sử dụng có liên quan đến vấn đề bom, mìn, vật nổ trong phạm vi nhiệm vụ được giao.

4. Phạm vi của công tác rà phá bom, mìn, vật nổ.

4.1. Là một hạng mục trong nội dung giải phóng mặt bằng của một dự án đầu tư.

4.2. Là một dự án độc lập chỉ thực hiện một nội dung rà phá bom, mìn, vật nổ để giải phóng mặt bằng phục vụ cho mục đích chung.

4.3. Diện tích, độ sâu và hành lang an toàn rà phá bom, mìn, vật nổ cho dự án thực hiện theo quyết định số 95/2003/QĐ-BQP ngày 7 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành “Quy trình kỹ thuật dò tìm, xử lý bom, mìn, vật nổ” (gọi tắt là diện tích rà phá bom, mìn, vật nổ).

4.4. Công tác rà phá bom, mìn, vật nổ dưới nước trong Thông tư này chỉ áp dụng cho trường hợp có độ sâu đến 15m; trường hợp có độ sâu hơn 15m thì thực hiện theo quy trình và định mức riêng do Bộ Quốc phòng ban hành.

5. Chế độ, chính sách đãi ngộ, định mức bồi dưỡng, phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia nhiệm vụ rà phá bom, mìn, vật nổ thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.



II. QUY TRÌNH TRIỀN KHAI RÀ PHÁ BOM, MÌN, VẬT NỔ

1. Các giai đoạn triển khai

Công tác rà phá bom, mìn, vật nổ được tiến hành tuần tự theo đúng trình tự triển khai dự án đầu tư xây dựng cơ bản do Chính phủ quy định gồm hai giai đoạn:

- Lập khái toán rà phá bom, mìn, vật nổ trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

- Triển khai rà phá bom, mìn, vật nổ trong giai đoạn thực hiện dự án.

2. Lập khái toán rà phá bom, mìn, vật nổ trong giai đoạn chuẩn bị vật tư.

Chủ đầu tư căn cứ vào diện tích rà phá bom, mìn, vật nổ cho dự án (quy định tại điểm 4.3, mục 4, phần I) và định mức, đơn giá rà phá bom, mìn, vật nổ cho một ha diện tích (quy định tại Phụ lục số 1) của Thông tư này này để thực hiện các công việc sau:

- Tính mức vốn đầu tư (khái toán) cho hạng mục rà phá bom, mìn, vật nổ của dự án hoặc cho một dự án độc lập chỉ có rà phá bom, mìn, vật nổ.

- Tổng hợp mức vốn khái toán vào tổng mức đầu tư của dự án hoặc là tổng mức đầu tư đối với một dự án rà phá bom, mìn, vật nổ độc lập.

- Trình phê duyệt dự án.

3. Triển khai rà phá bom, mìn, vật nổ trong giai đoạn thực hiện dự án.

Công tác rà phá bom, mìn, vật nổ trong giai đoạn thực hiện dự án được tiến hành theo các bước sau:

3.1. Bước 1: Lập nội dung đề nghị rà phá bom, mìn, vật nổ.

Sau khi dự án đầu tư phê duyệt, Chủ đầu tư lập nội dung đề nghị rà phá bom, mìn, vật nổ cho dự án bằng văn bản gồm:

- Tên dự án;

- Địa điểm;

- Chủ đầu tư;

- Diện tích rà phá bom, mìn, vật nổ;

- Nguồn vốn;

- Yêu cầu tiến độ.

3.2. Bước 2: Gửi văn bản đề nghị rà phá bom, mìn, vật nổ theo địa chỉ sau:

- Đối với dự án có diện tích rà phá bom, mìn, vật nổ nhỏ hơn hoặc bằng 30 ha thì gửi văn bản về Bộ Tư lệnh Quân khu nơi triển khai dự án đầu tư để giải quyết.

- Đối với dự án có diện tích rà phá bom, mìn, vật nổ lớn hơn 30 ha thì gửi văn bản về Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu để giải quyết.

3.3. Bước 3: Giao nhiệm vụ cho các đơn vị rà phá bom, mìn, vật nổ.

- Tư lệnh Quân khu căn cứ vào đề nghị của Chủ đầu tư, mức độ ô nhiễm bom, mìn, vật nổ tại khu vực triển khai dự án, quyết định giao nhiệm vụ cho đơn vị, doanh nghiệp có đủ năng lực tiến hành khảo sát, lập phương án kỹ thuật thi công- dự toán và tổ chức thi công rà phá bom, mìn, vật nổ.

- Cục trưởng Cục Tác chiến/Bộ Tổng tham mưu căn cứ vào đề nghị của Chủ đầu tư, mức độ ô nhiễm bom, mìn, vật nổ tại khu vực triển khai dự án, giải quyết thủ tục và soạn thảo quyết định báo cáo Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho đơn vị, doanh nghiệp có đủ năng lực tiến hành khảo sát, lập phương án kỹ thuật thi công - dự toán; giao nhiệm vụ cho đơn vị thi công. Đối với các dự án, công trình xây dựng có diện tích rà phá bom, mìn, vật nổ lớn, yêu cầu tiến độ gấp thì giao cho hai hoặc nhiều đơn vị tham gia thi công để bảo đảm tiến độ.

3.4. Bước 4.Thẩm định, phê duyệt phương án kỹ thuật thi công – dự toán.

Sau khi lập xong phương án kỹ thuật thi công – dự toán rà phá bom, mìn, vật nổ; đơn vị, doanh nghiệp được giao nhiệm vụ gửi hồ sơ về:

- Tư lệnh Quân khu để tổ chức thẩm định và phê duyệt phương án kỹ thuật thi công – dự toán các dự án có diện tích rà phá bom, mìn, vật nổ nhỏ hơn hoặc bằng 30 ha do đơn vị, doanh nghiệp thuộc quyền thực hiện.

- Tư lệnh Công binh để tổ chức thẩm định phương án kỹ thuật thi công – dự toán đối với các dự án có diện tích rà phá bom, mìn, vật nổ lớn hơn 30 ha và những dự án dưới 30 ha do các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện; báo cáo Bộ Quốc phòng phê duyệt.

4. Ký hợp đồng thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật nổ.

Căn cứ vào quyết định giao nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng hoặc các Quân khu, Chủ đầu tư tiến hành ký hợp đồng với các đơn vị, doanh nghiệp được giao nhiệm vụ để thực hiện và thanh, quyết toán.

5. Tổ chức thi công.

5.1. Sau khi hợp đồng thực hiện nhiệm vụ được ký kết, đơn vị trực tiếp thi công phải lập kế hoạch thi công báo cáo cấp trên quản lý trực tiếp phê duyệt.

5.2. Đơn vị thi công thông báo bằng văn bản việc triển khai thi công rà phá bom, mìn, vật nổ cho cơ quan quân sự địa phương trên địa bàn có dự án để thống nhất triển khai, quản lý địa bàn.

5.3. Khi nhận được thông báo, các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để đơn vị được giao nhiệm vụ thi công rà phá bom, mìn, vật nổ triển khai thực hiện và tổ chức hủy bom, mìn, vật nổ thuận lợi, nhanh chóng, bảo đảm an toàn và tiến độ xây dựng của dự án.

6. Nghiệm thu, bàn giao.

Sau khi đã hoàn thành công tác thi công rà phá bom, mìn, vật nổ cho dự án (hoặc từng giai đoạn), đơn vị thực hiện báo cáo Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán trên cơ sở phương án kỹ thuật thi công – dự toán được duyệt để Chủ đầu tư nhận và bảo vệ mặt bằng đưa vào sử dụng. Hồ sơ về kết quả rà phá bom, mìn, vật nổ được lưu trữ cùng hồ sơ dự án.

7. Kiểm tra và báo cáo.

Cấp trên quản lý trực tiếp đơn vị được giao nhiệm vụ thi công rà phá bom, mìn, vật nổ chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra chất lượng thi công tại hiện trường. Đối đối với các công trình trọng điểm, khi cần thiết Bộ Quốc phòng giao cho Bộ Tư lệnh Công binh chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra.

Hàng quý, 6 tháng, một năm, các đơn vị thực hiện rà phá bom, mìn, vật nổ báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tư lệnh Công binh để tổng hợp báo cáo Bộ Quốc phòng và Thủ tướng Chính phủ theo quy định.



tải về 2.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương