Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ngãi sở NÔng nghiệp và phát triển nông thôN



tải về 2.09 Mb.
trang12/16
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích2.09 Mb.
#25496
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16


Vị trí lấy mẫu:

STT

Ký hiệu mẫu

Thời gian lấy mẫu

Vị trí

1

NN1

06-02-2015

Giếng khoan nhà dân thôn Tân Phú 1

2

NN2

06-02-2015

Giếng khoan nhà dân thôn Tân Phú 2

3

NN3

06-02-2015

Giếng khoan nhà dân thôn Tân Hòa

Chú thích:

- QCVN 09-2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.

- Kết quả này chỉ có giá trị trên mẫu thử nghiệm

- Quá thời hạn lưu mẫu (30 ngày kể từ ngày nhận) PTN không giải quyết khiếu nại kết quả xét nghiệm



- Phép thử không theo ISO/IEC 17025: 2005
Bộ phận thử nghiệm Quản lý kỹ thuật Trưởng phòng thí nghiệm

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT

PHÒNG PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

Đ/C: Đông Ngạc,Từ Liêm, Hà Nội

ĐT(84-4)3 8389002 .Fax: (84-4)3 8389633 Email:haidctv@yahoo.com

_____________________________________________________________________

Số:

PHIẾU KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

DỰ ÁN CẢI TẠO HỒ CHỨA NƯỚC ĐẬP LÀNG
Xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi


Loại mẫu

Nước ngầm

Ngày phân tích

19-03-2015

Ngày lấy mẫu

19-03-2015

Ngày kết thúc thử nghiệm

27-03-2015

Người lấy mẫu

Trần Minh Dũng

Người phân tích




Cảm quan













TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

PP phân tích

QCVN

09:2008/BTNMT

NN1

NN2

NN3

1

pH

-

Đo nhanh- Insitu Troll 9500

5,5-8,5

7,0

7,2

7,1

2

Độ cứng (CaCO3)

mg/l

TCVN 2672-78

500

105

110

115

3

Chất rắn tống số

mg/l

TCVN 6625-2000

(ISO 11923- 1997)



1500

94

95

98

4

COD

mg/l

TCVN 6491-1999

(ISO 6060-1989)



4

3,0

3,1

3,3

5

NO2-

mg/l

EPA 352.1:1996

1,0

0,07

0,12

0,12

6

NO3-

mg/l

EPA 352.1:1996

15

4,1

3,4

3,5

7

Clorua (Cl-)

mg/l

TCVN 6194-1996

(ISO 9297-1989)



250

34,9

37

32,5

8

Crom VI (Cr6+)

mg/l

TCVN 6222-1996

(ISO 11969-1996)



0,05

<0,02

<0,02

<0,02

9

A moni (NH4+)

mg/l

SMWW4500 NH3- B, F: 2012

0,1

0,03

0,03

0,03

10

SO42-

mg/l

TCVN 6656: 2000

400

35,0

34

29,4


Vị trí lấy mẫu:

STT

Ký hiệu mẫu

Thời gian lấy mẫu

Vị trí

1

NN1

19-03-2015

Giếng khoan nhà dân thôn Tân Phú 1

2

NN2

19-03-2015

Giếng khoan nhà dân thôn Tân Phú 2

3

NN3

19-03-2015

Giếng khoan nhà dân thôn Tân Hòa


Chú thích:

- QCVN 09-2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.

- Kết quả này chỉ có giá trị trên mẫu thử nghiệm

- Quá thời hạn lưu mẫu (30 ngày kể từ ngày nhận) PTN không giải quyết khiếu nại kết quả xét nghiệm

- Phép thử không theo ISO/IEC 17025: 2005
Bộ phận thử nghiệm Quản lý kỹ thuật Trưởng phòng thí nghiệm

PHỤ LỤC A6: BIÊN BẢN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG









PHỤ LỤC A7: HÌNH ẢNH HIỆN TRẠNG VÙNG TIỂU DỰ ÁN

Phụ lục A8-.1: Hình ảnh các hạng mục công trình







HIỆN TRẠNG TRÀN VÀ KÊNH SAU TRÀN







HIỆN TRẠNG ĐẬP





HIỆN TRẠNG CỐNG LẤY NƯỚC

HIỆN TRẠNG BỀ MẶT ĐẬP






ĐIỂM THÂN ĐẬP






HIỆN TRẠNG ĐƯỜNG VEN HỒ

Phụ lục A8.2: Hình ảnh về vùng bị ảnh hưởng bởi TDA









Diện tích ruộng bị thu hồi khi thi công

Hộ nuôi thủy sản bị ảnh hưởng





Hộ trồng rừng bên tả hồ bị ảnh hưởng

Hộ trồng rừng bên hữu hồ bị ảnh hưởng







Cầu Đá-nam khu tưới

Cầu Rau-giữa khu tưới

Cầu Lồ Ồ- bắc khu tưới

Đường vận chuyển có thể sẽ bị ảnh hưởng trong giai đoạn thi công


PHỤ LỤC A8 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỊCH HẠI
Chương trình IPM đã được đề xuất cụ thể cho TDA. Chương trình IPM được thực hiện như một phần của TDA, kết hợp với các hướng dẫn kỹ thuật của Chi cục Bảo vệ thực vật (RPPD) của tỉnh Quảng Ngãi. Phần này mô tả các mục tiêu, phạm vi, và tổ chức thực hiện các chương trình IPM cho dự án. Tuy nhiên, các hoạt động cụ thể của tiểu dự án sẽ thông qua chính quyền địa phương, nông dân và các cơ quan chủ quản khác và/hoặc các bên liên quan (nhà cung cấp/thương nhân, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,vv.).

  1. Mục tiêu:

Các hoạt động IPM cho tiểu dự án sẽ được thiết kế để đạt được mục tiêu quy định trong việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón. Giảm sử dụng 50% thuốc trừ sâu và 10% phân bón.

Hạng mục

Cơ sở (2015)

Mục tiêu (2020)

Ghi chú

Phân bón

Tiến hành khảo sát

10% Cơ sở

Khu vực và mục tiêu cho chương trình IPM sẽ được xác định thông qua tham vấn với các bên liên quan

Thuốc trừ sâu

Tiến hành khảo sát

50% Cơ sở

(b) Phương pháp tiếp cận:

Để thực hiện các mục tiêu cần thực hiện các bước sau:



  • Bước 0: Thuê chuyên gia tư vấn: Một nhóm chuyên gia tư vấn (tư vấn IPM) sẽ được thuê để giúp ban QLDA trong việc thực hiện các chương trình IPM bao gồm cả việc đảm bảo kết quả và hợp tác giữa các cơ quan, người nông dân, và các bên liên quan. Nhiệm vụ cho các nhà tư vấn sẽ được thực hiện ở giai đoạn đầu của việc thực hiện dự án.

  • Bước 1: Thiết lập yêu cầu cơ bản và đăng ký chương trình của nông dân. Bước này nên được thực hiện càng sớm càng tốt với bảng câu hỏi phù hợp để xác lập cơ sở 2013 cho việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong các khu vực dự án. Tư vấn với các cơ quan chủ chốt về việc tiền hành đào tạo, đăng ký tham gia chương trình của nông dân.

  • Bước 2: Thiết lập mục tiêu chương trình và chuẩn bị kế hoạch làm việc. Dựa trên kết quả từ các câu hỏi và tham khảo ý kiến ​​ở Bước 1, kế hoạch công tác và lịch trình sẽ được chuẩn bị, bao gồm cả ngân sách và các đối tượng thực hiện. Kế hoạch làm việc sẽ được trình lên Ban QLDA phê duyệt và WB để xem xét và nhận xét.

  • Bước 3: Thực hiện và đánh giá hàng năm. Sau khi phê duyệt kế hoạch công tác, các hoạt động sẽ được thực hiện. Tiến độ thực hiện sẽ được đưa vào báo cáo tiến độ dự án. Một báo cáo đánh giá hàng năm sẽ được thực hiện bởi Ban QLDA và Chi cục bảo vệ thực vật.

  • Bước 4: Đánh giá tác động. Một chuyên gia tư vấn độc lập sẽ được thuê để thực hiện việc đánh giá tác động. Điều này là để đánh giá hoạt động của dự án và đưa ra các bài học kinh nghiệm. Ban QLDA sẽ thuê một nhà tư vấn trong nước để thực hiện đánh giá tác động của chương trình IPM.

(c) Nhiệm vụ và các hoạt động

Các nhiệm vụ và các hoạt động sẽ được thực hiện:



  • Nhiệm vụ 0: Điều tra cơ bản: Bước đầu tiên các điều tra cơ bản sẽ được tiến hành trong khu vực dự án để đánh giá việc sử dụng thuốc trừ sâu và hoá chất nông nghiệp khác, và xác định điều kiện môi trường và sức khoẻ hiện tại của người dân trong khu vực dự án. Các điều tra cơ bản phải bao gồm: (a) Tổng thể việc sử dụng các chất hoá học (thông qua phỏng vấn nhanh người nông dân, thảo luận nhóm để xác định các nhóm dễ bi tổn thương), (b) đo lường chất lượng môi trường thông qua việc thử nghiệm mẫu (ít nhất 2 nơi), (c) xác định các vấn đề sức khoẻ. Các điều tra cơ bản sẽ được trình bày cho hội nông dân trong quá trình thực hiện Nhiệm vụ 1.

  • Nhiệm vụ 1: Nông dân thực hiện tốt IPM và sử dụng an toàn thuốc trừ sâu: Nhiệm vụ này sẽ tập trung vào tăng cường năng lực của mạng lưới tổ chức nông dân về IPM để tạo thuận lợi cho nông dân thực hiện tốt chương trình IPM thông qua việc tiếp cận và cung cấp kiến thức, hỗ trợ cho nông dân việc sử dụng an toàn thuốc trừ sâu khi cần thiết. Các hoạt động IPM sẽ được xây dựng trên chính sách của Chính phủ Việt Nam để giảm thiểu phân bón và thuốc trừ sâu (3R3G), và với kiến ​​thức, công nghệ có sẵn, họ sẽ được phát triển và sẽ được hợp tác chặt chẽ với các chương trình khuyến nông với kỹ thuật hướng dẫn cụ thể cho khu vực và/hoặc cho từng tỉnh. Các cán bộ khuyến nông và nông dân (sau khi đào tạo cùng với sự giúp đỡ kỹ thuật ở nhiệm vụ 2) sẽ thảo luận về tình hình dịch hại ở khu vực mình và xác định thực tiễn để sử dụng thuốc trừ sâu một cách an toàn khi cần thiết. Để chương trình giảm bớt việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón cần chú ý việc huy động sự tham gia của phụ nữ vào chương trình, và chia sẻ các chi phí gia tăng với những người hưởng lợi và các hoạt động này sẽ mang đến tính bền vững trong việc nuôi sống người nông dân. Việc giảm 50% thuốc trừ sâu và 10% phân bón sẽ được xem như một mục tiêu cho các chương trình IPM. Các chỉ số sẽ bao gồm: Giảm sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón; gia tăng sự tham gia của người phụ nữ, nâng cao kiến thức, sức khoẻ và các tác động môi trường và/hoặc tăng chi phí với những người hưởng lợi. Tỉnh Quảng Ngãi sẽ hỗ trợ chương trình như cung cấp cán bộ, không gian và tiện ích, xe cộ, và một số chi phí hành chính dưới hình thức tiền mặt và hiện vật để chứng minh Chính phủ Việt nam cam kết tạo thuận lợi cho các chương trình IPM. Chi phí hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, hội thảo, nâng cao nhận thức cộng đồng, và phương tiện đi lại (xe máy), chi phí hoạt động gia tăng sẽ là một phần của chí phí tiểu dự án. Đào tạo có thể bao gồm các khoá học đào tạo, công tác đào tạo và tham quan nghiên cứu cộng đồng, phương pháp tiếp cận cộng đồng có thể bao gồm phương tiện truyền thông và một số công cụ tiếp cận cộng đồng có hiệu quả khác.

  • Nhiệm vụ 2: Thực hiện việc sử dụng không chất hoá học và tiếp cận nông dân: Dựa trên kinh nghiệm sẵn có trong Tỉnh, tham vấn các nhà nghiên cứu địa phương, cán bộ khuyến nông, các nhà sản xuất, nông dân và các bên liên quan khác. Một nhóm IPM sẽ được thành lập và họ sẽ chuẩn bị một danh sách tuỳ chọn các chất hoá học không được sử dụng trong các tiểu dự án để phù hợp với địa phương. Chuẩn bị một kế hoạch làm việc bao gồm các hoạt động tiếp nhận các công nghệ trong vòng 2 năm và một cuộc điều tra nghiên cứu khi cần thiết. Cần khuyến khích việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm hợp tác để nâng cao hiểu biết cho người nông dân. Các hoạt động nếu có thể cần khuyến khích nông dân áp dụng trong một thời gian dài. Các nỗ lực thực hiện các hoạt động cũng cần sự hỗ trợ của các tổ chức tư nhân và các bên liên quan. Dự án có thể hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, hội thảo, nâng cao nhận thức cộng đồng và thiết bị làm việc cần thiết (như xe máy) và chi phí hoạt động gia tăng. Đào tạo có thể bao gồm các khoá học đào tạo, nhiệm vụ công việc, tham quan nghiên cứu nhận thức cộng đồng và công cụ tiếp cận cộng đồng có thể bao gồm truyền thông, và một số công cụ tiếp cận khác đã được sử dụng có hiệu quả.

  • Nhiệm vụ 3: Đặc biệt hỗ trợ cho nông dân nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương: Nhiệm vụ này sẽ nâng cao nhận thức về nguy cơ sức khoẻ liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu bằng việc khám sức khoẻ miễn phí (ít nhất là 2 lần trong 2 năm) và cung cấp thiết bị an toàn cho nông dân nghèo và những người được thuê để phun thuốc trừ sâu và hoá chất. Quá trình và cơ chế hỗ trợ sẽ được xây dựng bởi tổ chức nông dân IMP thông qua việc tham vấn giữa nông dân và các bên liên quan. Hội nông dân đủ điều kiện phải được xác định thông qua quá trình đăng kí (Nhiệm vụ 0 và 1) và tất cả đều phải tham gia đào tạo về việc sử dụng an toàn thuốc trừ sâu. Kiểu dáng và tính chất của thiết bị sẽ được mua bởi nhóm IPM thông qua việc tham vấn với hội nông dân địa phương. Hỗ trợ này có chương trình khám sức khoẻ cho con người và cả thiết bị. Việc khám chữa bệnh (nếu cần) sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia có trình độ. Ưu tiên cho những người bị ảnh hưởng nặng và dân tộc thiểu số được hưởng lợi từ sự hỗ trợ này.

  • Nhiệm vụ 4: Tăng cường công tác quản lý: Tỉnh Quảng Ngãi và Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh là thành viên của nhóm IPM sẽ đi đầu trong việc thực hiện các hoạt động và chi tiết hoạt động sẽ được chuẩn bị trong quá trình thực hiện. Các hoạt động sẽ được thiết kế cho từng IPM như được miêu tả ở Nhiệm vụ 0 – 4 ở trên. Các hoạt động tối thiểu cần làm: cập nhận đăng ký của nhà cung cấp và nhà bán lẻ thuốc trừ sâu trong khu vực tiểu dự án cũng như trong các tỉnh. Đào tạo cho các nhà cung cấp để đảm bảo họ nhận thức được các quy định của chính phủ Việt Nam, về các độc tính của thuốc trừ sâu và hậu quả của nó đối với con người và môi trường địa phương. Tìm kiếm hợp tác với các nhà cung cấp hoá chất không độc hại và cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm cho người nông dân khi dùng sản phẩm của nhà cung cấp.

(d) Các nguyên tắc cơ bản:

Các nguyên tắc sau đây sẽ được áp dụng cho tất cả các tiểu dự án có khả năng gia tăng sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu:



  1. “Danh sách cấm”: Khi xác định trong các tiêu chí sàng lọc ở Khung Quản lý Môi trường –xã hội (ESMF), Dự án sẽ không tài trợ cho việc mua thuốc trừ sâu với số lượng lớn. Tuy nhiên, nếu xảy ra dịch hại phá hoại nghiêm trọng trong khu vực, Dự án sẽ hỗ trợ để mua số lượng nhỏ thuốc trừ sâu; Việc mua bán, loại thuốc trừ sâu, lưu trữ và vận chuyển sẽ được tuân theo quy định của chính phủ. Và không có sự phản đối của Ngân hàng thì việc mua thuốc trừ sâu có thể thực hiện.

  2. Chương trình IPM và hỗ trợ dự án: Tất cả các lợi ích của tiểu dự án từ việc sửa chữa và nâng cấp hồ chứa và thực hiện IPM là một phần của ESMP cho tiểu dự án. Dự án hỗ trợ sẽ bao gồm hỗ trợ kỹ thuật (tư vấn), thiết bị an toàn, vật liệu cần thiết để thực hiện các lựa chọn không hóa chất, và ưu tiên hỗ trợ cho các dịch vụ khuyến nông, bao gồm cả chi phí vận hành gia tăng. Chương trình IMP sẽ là một chương trình độc lập, và yêu cầu lập kế hoạch thực hiện chi tiết bao gồm nội dung và kinh phí thực hiện. Kế hoạch chi tiết công việc sẽ được hoàn thiện thông qua tham vấn chặt chẽ với nông dân, chính quyền địa phương, cơ quan bảo vệ thực vật.

  3. Dự án sẽ áp dụng chương trình IPM như một phương pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực tiềm tàng trong việc gia tăng sử dụng phân bón và hoá chất. Tuy nhiên, việc nâng cao kiến thức, kinh nghiệm trong việc sử dụng phân bón và hoá chất đều thông qua các chuyến khảo sát nghiên cứu và các lớp đào tạo trong công việc về việc lựa chọn an toàn và sử dụng hoá chấ,t cũng như lựa chọn không hóa chất, đặc biệt là việc sử dụng rơm rạ, chất thải hữu cơ, các kỹ thuật khác, đang được điều tra và/ hoặc áp dụng tại Việt Nam. Cũng có rất nhiều người đã ứng dụng chương trình IPM theo cách khác nhau, Dự án sẽ áp dụng phương pháp IPM và có hướng dẫn kỹ thuật quy định chi tiết.

  4. Chương trình IPM của tiểu dự án có thể được thiết lập để hỗ trợ thực hiện các chính sách của Chính phủ với mục tiêu cần tập trung vào việc giảm sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu.

  5. Trong điều kiện bình thường, nếu sử dụng thuốc trừ sâu được xem là một lựa chọn cần thiết thì chỉ có những loại thuốc đã được đăng ký với chính phủ và được Quốc tế công nhận mới được sử dụng và các dự án cũng sẽ cung cấp thông tin kỹ thuật và kinh tế cho nhu cầu sử dụng đối với hóa chất. Cần xem xét các lựa chọn trong việc quản lý hoá chất không gây hại mà cũng có thể làm giảm sự phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc trừ sâu. Các biện pháp sẽ được đưa vào thiết kế của dự án để giảm bớt rủi ro liên quan đến việc xử lý và sử dụng thuốc trừ sâu đến mức độ có thể cho phép và được quản lý bởi người sử dụng.

  6. Việc lên kế hoạch và thực hiện các biện pháp giảm thiểu và hoạt đông khác sẽ được thực hiện chặt chẽ với các cơ quan chức năng, thẩm quyền và các bên liên quan, bao gồm cả các nhà cung cấp hóa chất, để tạo điều kiện cho phối hợp và hiểu biết lẫn nhau.

(e) Chuẩn bị thực hiện:

Vùng dự án thuộc xã Hành Tín Tây, sẽ thành lập đội IPM gồm đại diện Chi cục bảo vệ thực vật của tỉnh, nông dân địa phương và các bên liên quan. Các đội IPM sẽ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động được xác định trong Nhiệm vụ 4 (quy định các biện pháp). Chi cục bảo vệ thực vật Tỉnh Quảng Ngãi sẽ cung cấp chính sách và hương dẫn kỹ thuật cho việc thực hiện các chương trình IPM. Nhóm các chuyên gia tư vấn trong nước sẽ được được thuê để trợ giúp trong quá trình thực hiện chương trình IPM. Ban QLDA có trách nhiệm chuẩn bị các báo cáo thực hiện định kỳ, để báo cáo CPO, WB. Kế hoạch cuối cùng và kinh phí sẽ được hoàn thành và thảo luận với CPO. Tất cả các tài liệu sẽ được lưu trong hồ sơ dự án.



(f) Các nội dung cụ thể

1- Nghiên cứu và thử nghiệm (giai đoạn đầu)

Trước khi triển khai chương trình IPM, tư vấn phải có những điều tra ban đầu để có những thông cần thiết như:



  • Điều tra thu thập số liệu về: cây trồng chủ lực có ý nghĩa kinh tế tại vùng thực hiện dự án: giống, mùa vụ, đặc điểm sinh trưởng, kỹ thuật canh tác,

  • Điều tra thu thập số liệu về điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, thời tiết khí hậu ở địa phương

  • Điều tra tình hình sâu bệnh hại chính, quy luật phát sinh gây hại,thiệt hại kinh tế của chúng gây ra trên cây trồng chính tại các vùng thực hiện dự án

  • Điều tra thành phần, vai trò của ký sinh thiên địch của sâu hại trên loại cây trồng chính tại các vùng thực hiện dự án

  • Điều tra tình hình thực tế các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc BVTV và hiệu quả của chúng tại địa phương

  • Điều tra điều kiện kinh tế xã hội: thu nhập, hiểu biết về kỹ thuật, tập quán…

Trên cơ sở các kết quả điều tra, đánh giá tiến hành đề xuất các biện pháp IPM sẽ áp dụng trên các đối tượng cây trồng cụ thể tại các vùng, địa phương thực hiện dự án trên thông qua các biện pháp:

  • Biện pháp canh tác: Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; luân canh, xen canh; thời vụ thích hợp; gieo, trồng mật độ hợp lý; sử dụng phân bón hợp lý; các biện pháp chăm sóc phù hợp

  • Sử dụng giống : các giống truyền thống và các giống đề xuất sử dụng

  • Các biện pháp sinh học: lợi dụng thiên địch sẵn có trên đồng ruộng, sử dụng chế phẩm sinh học…

  • Xác định mức gây hại và ngưỡng phòng trừ

  • Biện pháp hóa học: sử dụng thuốc an toàn với thiên địch; theo ngưỡng kinh tế; sử dụng thuốc 4 đúng;

2- Xây dựng mô hình trình diễn

  • Một mô hình trình diễn về IPM có thể được lựa chọn trong vùng Tiểu Dự án. Quy mô của mô hình khoảng từ 5-10 ha/mô hình, tùy loại cây trồng, điều kiện kinh tế. Hạng mục này sẽ do Cục Trồng Trọt, Bộ Nông nghiệp &PTNT thực hiện.

3- Huấn luyện và đào tạo cán bộ IPM

(a) Đào tạo cho người đi đào tạo (TOT-Training of trainers),



  • Phương pháp: lý thuyết kết hợp đào tạo trên mô hình thực tiễn (Farmer Field School-FFS).

  • Nội dung các lớp huấn luyện bao gồm: (i) Phân biệt các loại sâu bệnh hại chủ yếu và thứ yếu; (ii) Nhận biết các loài thiên địch của sâu, bệnh hại trên đồng ruộng; (iii) Phương pháp điều tra phát hiện sâu, bệnh hại; (iv) Hiểu rõ tác động 2 mặt của thuốc BVTV, cách sử dụng hợp lý thuốc BVTV; (v) Các kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh theo những nguyên tắc IPM; (vi) Kỹ thuật canh tác tiến bộ

  • Đối tượng đào tạo: Các cán bộ kỹ thuật thuộc phòng nông nghiệp, BVTV, khuyến nông huyện, xã, hợp tác xã các học viên này sẽ là người đi huấn luyện lại cho nông dân tại các vùng thực hiện dự án, thực hiện các mô hình.

  • Qui mô của mỗi lớp học từ 20-30 học viên, tổ chức lớp học theo từng huyện. Thời gian học tập theo từng đợt theo các chuyên đề mỗi đợt học có thể 3-5 ngày vừa học lý thuyết, vừa thực hành.

  • Giảng viên: thuê các chuyên gia từ các trường Đại học Nông nghiệp/ Viện nghiên cứu/Trung tâm khuyến nông….

(b) Tập huấn cho nông dân

  • Phương pháp: Huấn huấn luyện lý thuyết và dựa vào thực tế đồng ruộng của nông dân và mô hình mẫu ruộng trình diễn;

  • Nội dung như đối với cán bộ IPM;

  • Đối tượng tham gia: nông dân tham gia dự án, nông dân trực tiếp thực hiện các mô hình và nông dân bên ngoài nếu có quan tâm;

  • Quy mô lớp học: mỗi lớp học từ 40-45 học viên, tổ chức lớp học theo từng xã. Thời gian 2 ngày.

  • Giảng viên: các cán bộ đã tham dự lớp TOT giảng dạy.

4- Tổ chức đánh giá và tham quan đầu bờ

  • Tiến hành tổ chức tham quan hội nghị đầu bờ, các nông dân thực hiện mô hình trình diễn là các báo cáo viên. Các nông dân trực tiếp thực hiện mô hình cùng với các đại biểu, nông dân tham quan sẽ tính toán, so sánh hiệu quả kinh tế, rút ra bài học kinh nghiệm, những hạn chế cần khắc phục, những việc đã làm được, chưa làm được cần khắc phục.

  • Quy mô : 50 người/hội nghị. Có 01 cuộc tham quan đầu bờ tổ chức ở các xã trong mỗi huyện của TDA.

  • Thời gian tổ chức Hội nghị đầu bờ : năm thứ 3 thực hiện Tiểu dự án

5- Hội thảo khoa học, đánh giá kết quả, trao đổi kinh nghiệm

  • Mời các chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan tham gia đánh giá, phân tích đánh giá bổ xung, hoàn thiện quy trình; các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan khuyến nông tuyên truyền, chuyển giao mở rộng các kết quả, các tiến bộ kỹ thuật tới các hộ nông dân, các vùng sản xuất có điều kiện tương tự

  • Quy mô : 50 người/hội nghị. Có 02 cuộc tham quan đầu bờ tổ chức ở các xã trong mỗi huyện của TDA.

  • Thời gian tổ chức Hội thảo khoa học, đánh giá kết quả thực hiện : năm thứ 4 thực hiện Tiểu dự án.

6- Dự toán kinh phí :

Kinh phí này sẽ được sử dụng để hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, tiếp cận cộng đồng, và hoạt động thí điểm nhằm phát triển nông nghiệp không chất hoá học cũng như hỗ trợ cho các thiết bị an toàn và nâng cao năng lực nhận biết cho người nghèo, những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi việc sử dụng thuốc trừ sâu không an toàn để họ tham gia tích cực hơn vào chương trình IPM, đặc biệt theo dõi báo cáo về số lượng hoá chất được sử dụng.



Kinh phí dự toán cho chương trình IMP của “Tiểu Dự án sửa chữa và nâng cấp hồ chứa nước Đập Làng – xã Hành Tín Tây” là 180 000 000 VND thực hiện trong suốt giai đoạn của TDA (2015-2020)


tải về 2.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương