Ủy ban nhân dân tỉnh lào cai cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


III. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM



tải về 386.17 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích386.17 Kb.
#14327
1   2   3   4

III. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM


1. Phát huy tiềm năng, lợi thế, lãnh đạo, chỉ đạo trúng yêu cầu thực tiễn. Dự báo đúng tình hình, lựa chọn đúng và trúng các vấn đề trọng tâm để chủ động tập trung chỉ đạo thực hiện. Vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn địa phương; tranh thủ mọi nguồn lực tạo thành sức mạnh tổng hợp cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

2. Giữ vững đoàn kết nội bộ, đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp uỷ. Tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, thực hiện tốt dân chủ, nhất là dân chủ ở cơ sở, sâu sát cơ sở, phát huy dân chủ trong Đảng, trong nhân dân. Thường xuyên kiểm tra, giám sát gắn với công tác sơ kết, tổng kết. Kịp thời giải quyết những vấn đề mới nảy sinh.

3. Xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để triển khai thực hiện và tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, các tổ chức quốc tế, lồng ghép nguồn vốn đầu tư từ các chương trình để tạo nguồn lực cho nhu cầu đầu tư. Kết hợp giữa sự hỗ trợ của nhà nước với việc huy động nguồn lực trong nhân dân, phát động và đẩy mạnh phòng trào thi đua hàng năm, gắn công tác tổng kết hàng năm với khen thưởng kịp thời nhằm khơi dậy sự phấn khởi, tự tin của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ.

4. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, ngành, địa phương. Chủ động xây dựng và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị có đủ phẩm chất và năng lực từ tỉnh đến cơ sở, nhân tố quyết định đến việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

5. Chủ động mở rộng quan hệ đối ngoại với các địa phương trong nước và các tổ chức quốc tế, các vùng, lãnh thổ. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực; coi trọng phát triển mối quan hệ hữu nghị với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, góp phần phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, bảo đảm an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền biên giới quốc gia;

6. Phát động sâu rộng phong trào thi đua yêu nước và làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, tạo động lực và không khí thi đua sôi nổi giữa các địa phương, các ngành, đơn vị, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.



Phần thứ hai:

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong thời gian tới, tình hình kinh tế thế giới và khu vực phục hồi đà tăng trưởng; kinh tế trong nước tiếp tục phát triển ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, xuất khẩu tiếp tục tăng do kỳ vọng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta (thành lập cộng đồng ASEAN, tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, tăng cường quan hệ hợp tác với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc). Xu hướng toàn cầu hóa được đẩy mạnh, hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng. Khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ cao tiếp tục được đẩy mạnh tạo sự phát triển nhảy vọt trên các lĩnh vực. Là giai đoạn hội nhập sâu rộng, nhất là cộng đồng ASEAN trên hành lang Bắc Nam tiểu vùng sông Mê Kông và khai thác hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Nguồn lực đầu tư vào tỉnh tăng trưởng nhanh. Những thành tựu sau 25 năm tái lập tỉnh khá toàn diện trên mọi lĩnh vực; vị trí, vai trò của Lào Cai trong khu vực Tây Bắc và trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được khẳng định; kinh tế cửa khẩu tăng trưởng đột phá; nhiều dự án trọng điểm về công nghiệp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị, các dự án chế biến sâu khoáng sản, cơ sở dịch vụ hiện đại tiếp tục được đầu tư; khu du lịch Sa Pa, Bắc Hà, thành phố Lào Cai ngày càng hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đảng và Nhà nước tiếp tục có những chủ trương, chính sách ưu tiên, tập trung phát triển khu vực vùng cao, biên giới, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, bất ổn. Hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, cạnh tranh gay gắt hơn. Kinh tế của tỉnh còn nghèo, thiếu nguồn nhân lực cho phát triển. Biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ xảy ra cao. An ninh nông thôn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được giải quyết triệt để. Khoảng cách giàu nghèo, phân hóa xã hội ngày càng tăng.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020

- Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020;

- Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 24/9/2015 Đại hội Đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ tỉnh Lào Cai;

- Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015;

- Dự báo tình hình kinh tế thế giới, trong nước; những thuận lợi, hạn chế của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn tới.



III. CÁC QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai phù hợp với quan điểm phát triển chung của Vùng và cả nước.

2. Lựa chọn một số nội dung, lĩnh vực trọng tâm để ưu tiên nguồn lực đầu tư tạo bước đột phá phát triển kinh tế theo hướng nhanh, hiệu quả và bền vững. Giai đoạn 2016 – 2020, xác định phát triển nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới là trọng tâm; phát triển thương mại - du lịch, dịch vụ là đột phá; phát triển công nghiệp là quan trọng.

3. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh gắn với tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, giảm bớt khoảng cách chênh lệch về mức sống, giàu nghèo, khó khăn giữa các tầng lớp dân cư và các vùng trong tỉnh. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực của tỉnh, nhất là nguồn tài nguyên thiên nhiên.

4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, mở rộng quan hệ đối ngoại.

IV. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu xây dựng tỉnh Lào Cai trở thành trung tâm kinh tế - xã hội, địa bàn quan trọng về hợp tác quốc tế, giao lưu kinh tế của Vùng và cả nước về công nghiệp khai thác và chế biến sâu các loại khoáng sản, dịch vụ cửa khẩu, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời là địa bàn quan trọng về hợp tác quốc tế với các tỉnh phía Tây - Nam Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực; giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường; giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền quốc gia. Đến năm 2020, Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của khu vực Tây Bắc.



2. Một số chỉ tiêu cụ thể

2.1. Về kinh tế:

(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hằng năm: Từ 10% trở lên, trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng khoảng 5%/năm; Công nghiệp - xây dựng tăng khoảng 12%/năm; Dịch vụ tăng khoảng 11%/năm.

(2) Năm 2020 GRDP bình quân /người/năm đạt 72 triệu đồng.

(3) Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 13%; công nghiệp - xây dựng 44,5%; dịch vụ 42,5%.

(4) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong cả giai đoạn: 160 nghìn tỷ đồng.

(5) Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 340 nghìn tấn (bình quân 461 kg/người/năm).

(6) Giá trị sản xuất trên 01 ha đất canh tác trên 80 triệu đồng.

(7) Xây dựng các xã đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới: 30 xã (lũy kế hết 2020, có 34,7% số xã, tương ứng 50 xã đạt tiêu chí nông thôn mới).

(8) Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 33,5 nghìn tỷ đồng (giá 2010).

(9) Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu đạt 4,6 tỷ USD.

(10) Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội: 28,5 nghìn tỷ đồng.

(11) Tổng lượng khách du lịch đến địa bàn: Khoảng 4,5 triệu lượt người.

(12) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 9 nghìn tỷ đồng.

2.2. Về xã hội:

(13) Củng cố kết quả, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tại 164 xã, phường, thị trấn; 54% số trường đạt chuẩn quốc gia; 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục phổ thông và tương đương.

(14) Tạo việc làm tăng thêm cho 60 nghìn lao động.

(15) Tỷ lệ lao động qua đào tạo 66,9%, trong đó qua đào tạo nghề 55%. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp giảm còn 63%.

(16) Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm 3 - 4%.

(17) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,2%/năm.

(18) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 18%.

(19) 83% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 75% số thôn, bản, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hoá; 95% số cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá, 80% doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá.



2.3. Về môi trường:

(20) Tỷ lệ che phủ rừng: Trên 56%, trong đó trồng mới 29 nghìn ha, khoanh nuôi tái sinh 5 nghìn ha.

(21) Cơ bản dân cư thành thị được sử dụng nước sạch, 95% số hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. 96% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia.

(22) 100% các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 96% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý, 80% các xã tại các huyện, thành phố được thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt.



2.4. An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

V. DỰ BÁO CÁC CÂN ĐỐI LỚN

1. Về dân số, lao động và việc làm

Dự kiến để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nhanh và bền vững thực hiện mục tiêu đề ra tới năm 2020, đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ tạo ra thêm khoảng 55.000 - 60.000 việc làm mới trong giai đoạn 2016 - 2020 và chuyển dịch cơ cấu việc làm từ các hoạt động nông nghiệp và khai thác khoáng sản sang các ngành công nghiệp và dịch vụ tạo giá trị tăng thêm cao hơn.

Đến năm 2020, tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp sẽ giảm từ 69% năm 2015 xuống còn khoảng 63% vào năm 2020, nhưng năng suất lao động sẽ tăng thông qua các biện pháp cơ khí hóa, tăng giá trị tăng thêm của người lao động. Tỉ lệ lao động trong các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ) sẽ tăng từ 31% năm 2015 lên khoảng 37% vào năm 2020. Số lao động tăng thêm khu vực phi nông nghiệp (công nghiệp, xây dựng và dịch vụ) thời kỳ 2011-2015 khoảng 70,3 nghìn người, giai đoạn 2016-2020 khoảng 49,9 nghìn người. Trong thời kỳ đến năm 2015, nhu cầu lao động khu vực nông lâm thủy sản sẽ giảm khoảng 45,6 nghìn người xuống còn 28,3 nghìn người vào thời kỳ 2016-2020.

2. Về vốn đầu tư phát triển

2.1. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: Đạt khoảng 160.000 tỷ đồng, tăng 2,03 lần so với giai đoạn 2011-2015 (bình quân tăng 19 -20%/năm). Bao gồm:

(1) Vốn Nhà nước: 45.739 tỷ đồng, tăng 19% so với giai đoạn 2011 - 2015, gồm:

- Vốn NSNN: 31.270 tỷ đồng, tăng 21% so với giai đoạn trước (gồm: (1) Vốn NSĐP: 13.800 tỷ đồng; (2) Vốn NSTW: 17.470 tỷ đồng).

- Nguồn TPCP: 2.700 tỷ đồng, bằng so với giai đoạn trước.

- Nguồn vốn ODA: 4.000 tỷ đồng, tăng 29% so với giai đoạn trước.

- Nguồn vốn viện trợ không hoàn lại NGO: 170 tỷ đồng, tăng 6% so với giai đoạn trước.

- Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước 4.900 tỷ đồng, tăng 9% so với giai đoạn trước.

- Vốn huy động của các DNNN: 2.700 tỷ đồng, tăng 17% so với giai đoạn trước.

(2) Vốn ngoài Nhà nước: 114.260 tỷ đồng, tăng 2,83 lần so với giai đoạn trước, gồm:

- Vốn FDI: 10.268 tỷ đồng, tăng 4% so với giai đoạn trước.

- Vốn huy động đầu tư của tư nhân và dân cư (gồm cả vay tín dụng thương mại): 103.992 tỷ đồng, tăng 3,4 lần so với giai đoạn trước.

2.2. Về huy động sử dụng vốn đầu tư: Vốn nhà nước tập trung đầu tư phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn: Phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành trung ương triển khai giai đoạn 2 đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai; nghiên cứu đầu tư đường sắt tốc độ cao từ Lào Cai đến Hà Nội - Hải Phòng; triển khai xây dựng Sân bay Lào Cai, đường kết nối giữa cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi Sa Pa, các tuyến quốc lộ trên địa bàn. Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai và các cửa khẩu phụ, Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành, hạ tầng kỹ thuật và xử lý nước thải, chất thải tại các khu, cụm công nghiệp, đặc biệt là Khu công nghiệp Tằng Loỏng. Tăng cường đầu tư hạ tầng thiết yếu đô thị du lịch Sa Pa và các đô thị huyện Bảo Thắng, Bắc Hà… tạo nên hệ thống đô thị miền núi. Đầu tư xây dựng các công trình, dự án trọng điểm, chương trình giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng vùng cao, vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn, hàng năm tiếp tục dành 65-70% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đầu tư cho vùng cao, vùng nông thôn (ưu tiên đầu tư cho giáo dục, y tế, giao thông nông thôn) để góp phần giảm nghèo đa chiều. Thu hút đầu tư các dự án ngoài NSNN để khai thác các tiềm năng lợi thế riêng của địa phương, đặc biệt là du lịch, cửa khẩu, chế biến khoáng sản, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

VI. NHIỆM VỤ, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Lĩnh vực kinh tế

1.1. Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản và nông thôn:

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tăng 5%/năm. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở ưu tiên đầu tư cho các loại cây, con có hiệu quả kinh tế cao; tiếp tục tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản trong cơ cấu ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác đạt khoảng 75 triệu đồng vào năm 2020. Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cung cấp giống (lúa, khoai tây, cây ăn quả ôn đới, dược liệu…) và các sản phẩm nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao cho địa phương và cả nước. Phát triển và bảo vệ tốt rừng phòng hộ đầu nguồn sông Hồng, sông Chảy; bảo tồn và phát huy giá trị Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

- Hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao tại khu vực Sa Pa trên cơ sở sáp nhập các trung tâm nghiên cứu giống, cây trồng, vật nuôi hiện có, tập trung phát triển các loại rau quả, hoa, chè chất lượng cao, đồng thời là cơ sở nghiên cứu, lai tạo, lựa chọn những giống cây trồng mới, phục tráng những gen cây trồng bản địa đã thoái hóa có chất lượng cao để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và mở rộng sản xuất trên địa bàn tỉnh và những vùng có khí hậu tương đồng.

- Phát triển mạnh sản xuất hàng hóa theo hướng: Sản xuất, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm; hình thành các cụm trong nông nghiệp. Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh để đảm bảo tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ trong nông nghiệp.

- Phát huy lợi thế của tỉnh miền núi, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp với các vùng phát triển kinh tế lâm nghiệp chủ đạo; áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để nâng cao năng suất chất lượng rừng đảm bảo có đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến lâm sản trên địa bàn.

- Tập trung xây dựng nông thôn mới, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; phấn đấu đến đến năm 2020 có khoảng 35% số xã hoàn thành tiêu chí NTM. Đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Tăng cường hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ kỹ thuật khác ở nông thôn; tập trung, bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư, đặc biệt là dân cư thiên tai, khu vực biên giới, sắp xếp dân cư vùng lõi vườn Quốc gia Hoàng Liên. Chú trọng thực hiện các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống, khắc phục giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Điều chỉnh lại hướng thu hút và sử dụng nguồn lực đầu tư cho phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tăng cường đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn thông qua đầu tư phát triển hạ tầng cho nông nghiệp: Đầu tư các công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, các công trình phục vụ phòng chống bão lụt và hạ tầng kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường quản lý nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Khuyến khích nông dân dồn ghép ruộng đất, dồn điền đổi thửa hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật đất đai để tạo thành các khu sản xuất tập trung; kiện toàn hệ thống hợp tác xã.



1.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác. Chú trọng áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến trong sản xuất công nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho ngành nghề, sản phẩm có thế mạnh, gắn phát triển sản xuất với phát triển thị trường. Thúc đẩy đầu tư một số dự án công nghiệp lớn. Phấn đấu 100% thôn, bản có điện lưới quốc gia và 98% số hộ được sử dụng điện. Giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư thêm từ 1 đến 3 Khu công nghiệp, cơ bản hoàn thành kết cấu hạ tầng ở tất cả các khu, cụm công nghiệp đã thực hiện quy hoạch chi tiết. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2020 đạt 33.500 tỷ đồng.

- Tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo hướng “sạch hơn và hiệu quả hơn”. Phát triển công nghiệp tập trung theo hướng hình thành các cụm liên kết công nghiệp: (1) Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến sâu: Chú trọng phát triển công nghiệp luyện kim, đưa các khoáng sản kim loại khai thác trên địa bàn vào chế biến sâu nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế bán nguyên liệu thô ra khỏi địa bàn. Phấn đấu đến năm 2020, nâng công suất các nhà máy, sản xuất chế biến sâu khoáng sản lên gấp 3 - 4 lần so với hiện tại. (2) Chú trọng phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với các khu, cụm, điểm công nghiệp để tăng giá trị sản phẩm: Hoàn thành đầu tư xây dựng Nhà máy bột giấy Bảo Yên; nhà máy sản xuất giấy đế xuất khẩu tại xã Bản Vược - huyện Bát Xát; Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Xuân Giao - Bảo Thắng; Nhà máy chế biến gỗ đồ mộc dân dụng kết hợp ván ghép thanh, ván dăm MDF tại thị trấn Phong Hải - Bảo Thắng; Nhà máy chế biến gỗ đồ mộc dân dụng và xuất khẩu tại thành phố Lào Cai. Tăng cường đầu tư nâng cấp, đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến đáp ứng yêu cầu xuất khẩu… (3) Tập trung phát triển nghề và làng nghề tiểu, thủ công nghiệp để tận dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công tại chỗ, trực tiếp tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động: Nghề dệt may và thêu thổ cẩm tại các huyện Văn Bàn, Sa Pa, Si Ma Cai và Bắc Hà; nghề sản xuất mây tre đan tại các huyện: Sa Pa, Bảo Yên, Văn Bàn; mở rộng sản xuất và đầu tư mới các cơ sở chế biến rượu đặc sản như: Sin San, Nậm Pung, Thanh Kim, Cốc Ngù, Làng Mới...

- Tăng cường quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp, tạo môi trường đầu tư phát triển thuận lợi lành mạnh mang tính cạnh tranh cao đảm bảo phát triển công nghiệp bền vững. (1) Tăng cường công tác quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đã thành lập và dự kiến thành lập trên địa bàn. Quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp và làng nghề tiểu, thủ công nghiệp theo quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển công nghiệp trước hết là giao thông, điện, cấp thoát nước... Ưu tiên cho các khu, cụm công nghiệp đã hình thành, tiếp tục xây dựng các tuyến đường quan trọng vừa đáp ứng yêu cầu giao thông vừa phục vụ phát triển khu, cụm công nghiệp. (2) Huy động tối đa nguồn vốn đầu tư trong nước từ các doanh nghiệp trên địa bàn, trong dân cư và tỉnh ngoài. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường, mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng cho vay vốn ưu đãi để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Coi trọng việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. (3) Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và các biện pháp kích cầu bằng nhiều kênh; Tăng cường liên doanh, liên kết sản xuất, tăng cường các hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm, khảo sát, phát triển thị trường. Tranh thủ tối đa công nghệ tiên tiến từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; Khuyến khích sử dụng công nghệ có hàm lượng chất xám cao, công nghệ sạch. (4) Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực căn cứ vào quy hoạch phát triển công nghiệp, đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài cho phát triển công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. Xây dựng trung tâm đào tạo nghề kỹ thuật cao cung cấp nhân lực cho vùng và cả nước; Tổ chức tốt mạng lưới cung ứng lao động, dịch vụ giới thiệu việc làm. (5) Tăng cường công tác quản lý môi trường, thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường; Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, tiêu chuẩn về môi trường trong sản xuất, ứng dụng phương pháp xử lý chất thải tiên tiến, hạn chế tối thiểu chất thải ô nhiễm môi trường.



1.3. Xây dựng kết cấu hạ tầng

Ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng, quan tâm công tác quy hoạch, quản lý đầu tư và xây dựng, chú trọng quy hoạch, xây dựng phát triến đô thị gắn với phát triển dịch vụ, công nghiệp.

Tổ chức thực hiện quy hoạch trung tâm kinh tế, trục và tuyến động lực phát triển kinh tế, quy hoạch và phát triển đô thị, quy hoạch không gian phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch theo quy hoạch; xác định phát triển mạnh hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của Vùng nói chung và Lào Cai nói riêng. Theo đó, vùng trung tâm, động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là thành phố Lào Cai, Sa Pa, Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, Khu công nghiệp Tằng Loỏng và các địa bàn trọng điểm có tác dụng làm đòn bẩy phát triển kinh tế gồm: trung tâm các huyện Sa Pa, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bát Xát. Hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch tỉnh, xây dựng Sa Pa trở thành khu du lịch quốc gia, quốc tế giàu bản sắc, hiện đại. Chú trọng hợp tác trong nước và quốc tế về du lịch; ưu tiên hợp tác kết nối du lịch biển của Việt Nam với Sa Pa và vùng Tây Nam (Trung Quốc). Hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch ngành, lĩnh vực. Nâng cấp thành phố Lào Cai đạt tiêu chí đô thị loại I và sớm trở thành trung tâm kinh tế lớn, đô thị hiện đại, xanh, đẹp, thân thiện, là địa bàn quan trọng về hợp tác, giao lưu kinh tế của Vùng. Nâng cấp Sa Pa lên đô thị loại III; một số đô thị lên đô thị loại IV (Phố Lu, Bắc Hà), loại V (Bát Xát, Mường Khương, Khánh Yên, Phố Ràng, Si Ma Cai, Bảo Hà).

Chủ động phối hợp hoàn thiện xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai giai đoạn 2, sân bay Lào Cai, các tuyến đường kết nối đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đi Sa Pa, Văn Bàn, Lai Châu; nâng cấp và kết nối tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai với Hà Khẩu (Trung Quốc). Nâng cấp 70% số km đường quốc lộ trên địa bàn đạt tiêu chuẩn cấp IV; 40% số km đường tỉnh lộ đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi, 90% đường tới trung tâm các xã đạt tiêu chuẩn cấp V trở lên. Tập trung xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới của 144 xã trong tỉnh; đến năm 2020 xây dựng hoàn thành tiêu chí giao thông mới của 72 xã, đạt 02 nghìn km đường giao thông nông thôn.



1.4. Phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch

Đảm bảo hàng hóa ổn định, kịp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của tỉnh cũng như các địa phương trong tuyến hành lang Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, giảm nhập siêu. Xây dựng Lào Cai trở thành trọng điểm du lịch của Vùng và quốc gia. Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai là trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của vùng TDMNPB, là đầu mối hành lang kinh tế liên kết vùng, quốc tế, làm “cầu nối” giữa Việt Nam và các nước ASEAN với thị trường Tây Nam/Trung Quốc.



- Quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại và đặc biệt khuyến khích doanh nghiệp đầu tư kinh doanh mở rộng thị trường tại khu vực nông thôn miền núi, đảm bảo cung ứng mặt hàng thiết yếu và đẩy mạnh công tác thu mua nông sản cho nhân dân. Khuyến khích phát triển các hình thức thương mại hiện đại. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và tiếp tục triển khai cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Thực hiện tốt công tác kiểm tra kiểm soát thị trường nhằm giữ ổn định thị trường và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ trong Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai như: Hệ thống giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, trung tâm thương mại, kho, bãi, hệ thống tài chính - ngân hàng, dịch vụ thông quan, tư vấn pháp lý; chỉnh trang đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các phường, xã trong khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai. Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ cửa khẩu nhằm phát huy lợi thế về vị trí "cầu nối" của Lào Cai trong Hành lang kinh tế; phấn đấu đến năm 2020, hình thành một trung tâm quốc tế lớn về thương mại - dịch vụ của khu vực ASEAN - Trung Quốc tại Khu Kinh tế cửa khẩu Quốc tế Lào Cai. Phấn đấu đến năm 2020 sẽ hình thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh trên cơ sở các sản phẩm có thế mạnh của địa phương. Phấn đấu giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu đến năm 2020 đạt 4,6 tỷ USD.

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm, mà trước hết là xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông, lâm và thủy sản; đẩy mạnh và ứng dụng rộng rãi các biện pháp quản lý chất lượng hàng hóa, dịch vụ như các tiêu chuẩn ISO, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam dễ dàng thâm nhập thị trường Trung Quốc. Đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch của tỉnh, đáp ứng được yêu cầu là đầu mối cung cấp, trao đổi thông tin, thương mại hai chiều cho các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.


- Tập trung phát triển du lịch tại Sa Pa, thành phố Lào Cai, Bắc Hà, Bát Xát với các loại hình độc đáo như du lịch nghỉ mát, leo núi, văn hoá dân tộc, lễ hội truyền thống, sinh thái, tâm linh, thăm quan ruộng bậc thang,... Khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng khách sạn, cơ sở lưu trú, khu vui chơi, giải trí đặc thù có quy mô lớn và chất lượng cao. Chú trọng hợp tác trong nước và quốc tế về lĩnh vực du lịch để khai thác hiệu quả các tuyến du lịch liên vùng và lữ hành quốc tế; ưu tiên hợp tác phát triển du lịch với Vân Nam - Trung Quốc, kết nối du lịch biển của Việt Nam với vùng Tây Nam Trung Quốc; hợp tác 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; đẩy mạnh công tác quảng bá, thu hút khách du lịch qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai, theo hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Quảng Ninh; mở rộng việc đưa khách Trung Quốc tới các thành phố vùng biển khác như Nha Trang, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh v.v... và ngược lại đưa khách trong nước, quốc tế đến Sa Pa, Vân Nam (Trung Quốc). Phấn đấu đến năm 2020, thu hút trên 4 triệu lượt khách du lịch.

- Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ vận tải; tăng năng lực vận tải đường sắt, đường bộ, đường sông, đảm bảo vận tải hàng hoá thiết yếu đến tận vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ thông tin và truyền thông, chú trọng tới các địa bàn vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. Kích thích phát triển thị trường dịch vụ CNTT trên địa bàn tỉnh; thúc đẩy phát triển ứng dụng CNTT trong khối doanh nghiệp. Phát triển tỉnh trở thành một trung tâm thông tin kinh tế thương mại đối với các doanh nghiệp Việt Nam muốn phát triển thương mại đầu tư vào thị trường Tây Nam/Trung Quốc cũng như các doanh nghiệp Trung Quốc muốn phát triển thương mại, đầu tư vào Việt Nam.

- Tiếp tục tăng cường huy động vốn từ các thành phần kinh tế để đảm bảo duy trì nguồn vốn ổn định; tích cực huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để đảm bảo cân đối giữa cơ cấu huy động và cho vay. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp áp dụng hình thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu công ty và tăng cường hiệu quả sử dụng vốn; đổi mới công nghệ để tăng tái tạo vốn cho chính doanh nghiệp và hiệu quả đầu tư.

1.5. Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử nguồn ngân sách, tín dụng, tài chính công, đặc biệt nguồn vốn từ ngân sách địa phương trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cơ cấu lại chi ngân sách địa phương; từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư công, thu hút sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân và ưu tiên tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật thiết yếu. Đa dạng hóa các phương thức huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, đa dạng hóa các hình thức đầu tư: hợp tác công tư (PPP), phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, thông qua các quỹ tài chính của tỉnh, huy động thông qua các cơ chế, chính sách của tỉnh. Phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt tối thiểu 9.000 tỷ đồng, tăng 63% so với năm 2015.

Nguồn vốn tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 trên 20%/năm, trong đó nguồn vốn huy động trên địa bàn chiếm 75%. Tăng trưởng tín dụng bình quân trên 20%/năm. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng với tỷ lệ nợ xấu dưới 3% so với tổng dư nợ. Phấn đấu đến năm 2020, thanh toán xuất nhập khẩu qua hệ thống ngân hàng chiếm trên 80% so với giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu.

2. Phát triển văn hóa xã hội, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết tốt các vấn đề xã hội


2.1. Phát triển giáo dục và đào tạo

Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục và Chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020 của cả nước trên địa bàn tỉnh với những mục tiêu và giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng và phát triển nền giáo dục tỉnh Lào Cai theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, mở rộng cả về quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và phân bố hợp lý mạng lưới trường, lớp trên địa bàn toàn tỉnh. Ưu tiên phát triển giáo dục, đào tạo cho các huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các xã đặc biệt khó khăn. Chú trọng phát triển, nâng cao trình độ giáo dục chung cho vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Gắn phát triển giáo dục đào tạo với phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập, nâng cao hiểu biết, nắm bắt khoa học kỹ thuật của dân cư.

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng cho các giai đoạn tiếp theo về phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, tiểu học, trung học cơ sở; hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông, trước năm 2020, đạt tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học phổ thông ở khu vực thành thị là 90% và ở khu vực nông thôn là 80% đối với dân số trong độ tuổi từ 15 tuổi đến 21 tuổi. Tăng quy mô số người tuyển mới dạy nghề và tham gia học nghề hàng năm nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt trên 65%, trong đó dạy nghề trên 55%.

- Đảm bảo hạ tầng cho giáo dục: Triển khai kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn II (2016 - 2020). Tiếp tục thực hiện và hoàn thành Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên trước năm 2020. Phân bố mạng lưới trường lớp học hợp lý và từng bước hiện đại hoá nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện ưu tiên đầu tư cho giáo dục vùng sâu, vùng cao, vùng khó khăn để đảm bảo đủ phòng học cho mẫu giáo 5 tuổi, giáo dục tiểu học.

- Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục: Đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu các loại hình giáo viên, 100% giáo viên đạt chuẩn. Phấn đấu đến năm 2020, có 70% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học có trình độ trên chuẩn (Cao đẳng trở lên); 80% giáo viên trung học cơ sở có trình độ trên chuẩn (Đại học trở lên); 12% giáo viên THPT và TTGDTX có trình độ trên chuẩn (thạc sỹ trở lên); 100% cán bộ quản lý được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Đảm bảo số lượng, cơ cấu các bộ môn và nâng cao chất đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục hợp chuẩn và từng bước hiện đại. Đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn, trình độ sư phạm, bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất nhà giáo. Bảo đảm cơ bản về đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia và tỉ lệ giáo viên so với học sinh theo yêu cầu từng cấp học. Đảm bảo đầy đủ và đồng bộ về giáo viên cho các vùng, miền, loại hình, cơ cấu và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ giáo viên. Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi đối với giáo viên giỏi, giáo viên vùng cao, vùng xa, vùng khó khăn.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục - đào tạo. Phát triển đa dạng các loại hình trường lớp và các loại hình đào tạo. Huy động mọi nguồn vốn để mở rộng phát triển giáo dục - đào tạo. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các trường học, cơ sở đào tạo dân lập, tư thục... đáp ứng tốt nhu cầu học tập của mọi lứa tuổi.

- Xây dựng mạng lưới các cơ sở đào tạo theo hướng hiện đại đa cấp trình độ, đa ngành, đa hình thức sở hữu phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ học vấn và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Hoàn chỉnh hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh trên cơ sở thành lập mới, nâng cấp và sắp xếp lại các cơ sở đào tạo theo Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và Quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020 đối với vùng TDMNPB. Phát triển hệ thống dạy nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Phát triển mạnh các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại. Nâng cấp, từng bước hiện đại hóa các trường cao đẳng nghề và trường trung cấp nghề. Tập trung đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ các ngành công nghiệp và một số ngành, lĩnh vực: Cơ khí; Khai thác và chế biến khoáng sản; Luyện kim; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; Xây dựng công nghiệp và xây dựng các công trình công cộng; Du lịch, khách sạn, nhà hàng…

- Thành lập và đưa vào hoạt động tốt mô hình phân hiệu Trường Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai tiến tới thành lập Trường Đại học Phan Xi Păng.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, phương pháp đánh giá, kiểm tra, thi cử. Thực hiện phân luồng hợp lý học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tăng cường công tác thanh tra giáo dục, thiết lập kỷ cương, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong các cơ sở giáo dục. Tăng cường mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Hoàn thành Quy hoạch mạng lưới trường, lớp học trên địa bàn tỉnh, bố trí đủ diện tích đất cho các trường theo Quy hoạch đến năm 2020, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho 100% trường học các cấp. Phối hợp tốt giữa các cấp các ngành từ Trung ương (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và các sở ngành, địa phương, các doanh nghiệp nhằm đảm bảo tổ chức, thực hiện, giám sát phát triển nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

2.2. Phát triển văn hoá thể thao

Xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá. Hoàn thành xây dựng Bảo tàng và Nhà văn hóa đa năng của tỉnh; 50% số huyện, thành phố hoàn thành việc đầu tư nâng cấp Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao đạt chuẩn theo quy định; 50,61% số xã, phường, thị trấn và 75% thôn (làng, khu phố) xây dựng hoàn thành nhà văn hoá. 100% nhà văn hóa được đầu tư trang thiết bị. Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá: 100% các di tích cấp quốc gia và di tích cấp tỉnh được trùng tu tôn tạo, chống xuống cấp. Đảm bảo khai thác và phát huy giá trị các di tích. Hoàn thành tổng kiểm kê, phân loại di sản phi vật thể các dân tộc tỉnh Lào Cai. Hoàn thành 12 hồ sơ đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đến năm 2020 phấn đấu có 15 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận cấp quốc gia. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”: 75% số thôn (làng, khu phố) đạt danh hiệu thôn (làng, khu phố) văn hoá, 83% số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá và 95% số cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu cơ quan, đơn vị văn hoá; 70% số xã phường, thị trấn nhân rộng mô hình câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình; xây dựng và duy trì hoạt động 500 đội văn nghệ thôn bản; tăng cường hoạt động văn hóa của nhà nước gồm: tuyên truyền lưu động, chiếu phim lưu động, biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ vùng sâu, vùng xa, đảm bảo không còn điểm trắng về hưởng thụ văn hóa.

+ Nâng cao chất lượng và tăng cường hoạt động văn hóa. Tăng cường tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở, tăng cường vận động, tuyên truyền, hướng dẫn xây dựng các đội văn nghệ mang bản sắc dân tộc và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ giàu bản sắc dân tộc tại cơ sở. Tăng cường hoạt động chiếu bóng lưu động phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, kết hợp với tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nâng cao chất lượng công tác bảo tồn di sản văn hóa. Tiếp tục hướng dẫn, triển khai nghiêm túc Luật Di sản văn hoá nhằm nâng cao nhận thức về việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản; Xúc tiến việc xếp hạng đối với các di tích đảm bảo các tiêu chí; Tăng cường hoạt động của Ban quản lý di tích ở cơ sở. Tăng cường các hoạt động sưu tầm các ấn phẩm, hiện vật, nâng cao chất lượng phục vụ của các thư viện, bảo tàng.

+ Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh các thiết chế văn hoá. Tiếp tục thực hiện tốt các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội.

+ Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hoá. Hoàn thành việc quy hoạch quỹ đất dành cho xây dựng các thiết chế văn hoá. Tạo môi trường văn hoá lành mạnh phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thể thao: Đến năm 2020 có khoảng 30 - 35% dân số luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên. 100% số huyện, thành phố trong tỉnh có ít nhất 2 trong 3 công trình thể dục thể thao cơ bản (sân vận động, nhà tập, bể bơi); đưa Lào Cai lên vị trí tốp đầu trong các tỉnh miền núi phía Bắc; xây dựng Lào Cai trở thành Trung tâm thể thao Vùng Tây Bắc; đưa Lào Cai đứng thứ 37-32/63 tỉnh thành trong cả nước.

+ Đầu tư duy trì, nâng cấp trang bị để đến 2020 các cơ sở vật chất trong ngành đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng.

+ Duy trì phong trào thể dục thể thao quần chúng sâu rộng, vững chắc. Phát triển nhiều loại hình thể thao, trong đó chú trọng những môn thể thao mà tỉnh có thế mạnh, khai thác, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian.

+ Tập trung xây dựng các môn thể thao thành tích cao trọng điểm, đóng góp nhiều VĐV cho các đội tuyển quốc gia. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ vận động viên thể thao thành tích cao, đưa thể thao Lào Cai lên vị trí tốp đầu trong các tỉnh miền núi phía Bắc; xây dựng Lào Cai trở thành Trung tâm thể thao Vùng Tây Bắc.

+ Huy động các nguồn lực tham gia phát triển thể dục thể thao. Có chính sách cụ thể phát triển xã hội hoá trên cơ sở khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức, đoàn thể nhân dân tham gia thực hiện. Tăng cường giao lưu thể thao, góp phần giới thiệu hình ảnh của Lào Cai với bạn bè trong nước và quốc tế.



2.3. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Trong giai đoạn 2016 - 2020, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn khoảng giảm 3 - 5%/năm; giảm tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 1 tuổi xuống còn dưới 21‰; giảm tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 5 tuổi xuống còn dưới 23‰. Phấn đấu đến năm 2020 có 100% trạm y tế có bác sỹ khám bệnh định kỳ; có 100% trạm y tế xã có nữ hộ sinh; từ năm 2016: 95% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động được đào tạo. Củng cố mạng lưới y tế, tăng cường cơ sở vật chất các trạm y tế xã, phường.

- Đảm bảo cơ sở hạ tầng y tế: Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng.

+ Tuyến tỉnh: Hoàn thành xây mới các bệnh viện tuyến tỉnh phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống y tế và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp tục đầu tư nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu của bệnh viện đa khoa cấp vùng với quy mô 1.000 giường bệnh vào năm 2020. Thành lập trung tâm Ung bướu trực thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh. Giai đoạn đến năm 2020, nghiên cứu xây dựng mới các Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng cơ sở 2 tại Sapa và Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng cơ sở 3 tại Bắc Hà. Tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi, Nội tiết, Y học cổ truyền.

+ Tuyến huyện, thành phố: Các bệnh viện đa khoa huyện, đa khoa khu vực được đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp để đáp ứng quy mô của bệnh viện hạng III; phấn đấu 100% Phòng khám đa khoa khu vực được xây dựng kiên cố tại các cụm xã. 100% các Trạm y tế xã được xây dựng kiên cố. Đến năm 2020, nâng cấp phòng khám Tằng Loỏng lên thành Bệnh viện đa khoa Khu công nghiệp Tằng Loỏng. Nâng cấp phòng khám Cốc Lếu lên thành Bệnh viện đa khoa thành phố Lào Cai.

+ Tuyến xã: Củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế xã, thôn bản và thực hiện chuẩn quốc gia về y tế xã. Đến năm 2020, 100% số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế, góp phần nâng cao chất lượng công tác y tế tại cơ sở.

+ Các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân: Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và tư nhân phát triển bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, các phòng khám, trung tâm tư vấn sức khỏe, mô hình “bác sĩ gia đình”, các cơ sở điều dưỡng tư nhân. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ giường bệnh ngoài công lập đạt 2,5 giường bệnh/1 vạn dân và năm 2030 là 3 giường bệnh/1 vạn dân.

- Phát triển mạng lưới y tế dự phòng.

+ Tuyến tỉnh: Cải tạo nâng cấp và hoàn thiện cơ cấu tổ chức gắn với tăng cường đội ngũ chuyện gia cho các trung tâm: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm phòng chống sốt rét, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, Trung tâm Pháp y, Trung tâm Giám định y khoa, Trung tâm Kiểm nghiệm, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản... Đến năm 2020, thành lập mới Trung tâm Pháp y tâm thần và Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường.

+ Tuyến huyện: Củng cố kết hợp nâng cấp mạng lưới Trung tâm y tế dự phòng huyện đảm bảo theo đúng quy định của Bộ Y tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ chuyên môn. Mở rộng và nâng cấp các bệnh xá quân y, trung tâm y tế quân dân hiện có nhằm đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

- Phát triển mạng lưới vận chuyển, cấp cứu bệnh nhân. Đầu tư phát triển và đa dạng hóa dịch vụ cấp cứu 115, tổ chức đào tạo chuyên môn kỹ thuật, trang bị cơ sở vật chất để đảm bảo tốt công tác sơ cứu, vận chuyển cấp cứu bệnh nhân. Bổ sung các chốt, trạm sơ cấp cứu ở các trục giao thông hay xảy ra tai nạn. Khuyến khích dịch vụ vận chuyển cấp cứu ngoài công lập ở tuyến tỉnh và tuyến huyện.

- Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế. Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và y đức của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế. Có chính sách đãi ngộ để thu hút cán bộ y tế, nhất là thu hút bác sỹ về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá y tế và chăm sóc sức khỏe. Phát triển y tế cộng đồng; Tạo điều kiện thuận lợi cho các tập thể, cá nhân mở các cơ sở khám, chữa bệnh; Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp nhiều hơn cho công tác y tế. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nhân dân về phòng bệnh, nâng cao kiến thức y tế, chữa bệnh và kế hoạch hoá gia đình, về vệ sinh an toàn thực phẩm. Áp dụng các mô hình cung cấp dịch vụ y tế lưu động nhằm đáp ứng nhu cầu của các địa bàn phân tán dân cư.

- Huy động các lực cho phát triển y tế. Huy động nguồn vốn nhà nước và các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển sự nghiệp y tế. Tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính đối với các cơ sở y tế công lập, tăng cường quản lý và sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho y tế đảm bảo đúng mục đích, đạt hiệu quả cao. Bố trí đủ quỹ đất cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng y tế.

- Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động hành nghề y, dược tư nhân. Tổ chức tốt công tác bảo hiểm y tế, thực hiện chính sách miễn phí y tế cho các đối tượng chính sách, người nghèo… Ban hành và tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

2.4. Việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động

Giải quyết việc làm cho khoảng 10.000 người/năm giai đoạn 2016 - 2020. Hàng năm, ngoài việc sử dụng các lao động của tỉnh được đào tạo tay nghề chuyên sâu, thu hút từ 3.000 - 4.000 lao động có trình độ cao trong những ngành nghề mũi nhọn về làm việc tại tỉnh trong giai đoạn đến năm 2020; tính đến năm 2020, lao động khu vực công nghiệp và xây dựng, dich vụ khoảng 241.140 người; khu vực nông, lâm, thủy sản 193.360 người.

- Tạo môi trường thuận lợi về hạ tầng sản xuất và hành lang pháp lý thủ tục hành chính thông thoáng để người dân tự lập, tổ chức sản xuất, tạo công ăn việc làm cho bản thân. Thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm; tạo điều kiện về vốn, môi trường, kinh nghiệm, thông tin thị trường cho người lao động thông qua các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất để tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút lao động.

- Phát triển đồng bộ thị trường lao động đi đôi với tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước trong việc giám sát và điều tiết cung - cầu lao động trên địa bàn tỉnh. Nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm giới thiệu việc làm, phát triển các hình thức giao dịch, thông tin thị trường lao động kết nối cung - cầu lao động.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu lao động tại các ngành lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là du lịch; có khả năng cạnh tranh việc làm với lao động ngoài tỉnh dịch chuyển cơ học tới làm việc tại địa phương. Trong đó, đặc biệt chú ý đến đối tượng là thanh niên người dân tộc tại chỗ, con em hộ nghèo, hộ chính sách, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học nhưng không có điều kiện tiếp tục theo học nghề hoặc chuyên môn nghiệp vụ ở các trường.


Каталог: Uploads
Uploads -> -
Uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 386.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương