Ñy ban nhn dn tØnh b¾c giang së t­ ph¸p


GIẤY ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP



tải về 7.78 Mb.
trang12/69
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích7.78 Mb.
#19188
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   69


GIẤY ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Số đăng ký




























Căn cứ Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP, ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; Thông tư số 26/2012/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp.

Sau khi kiểm tra hồ sơ đăng ký và hoạt động sử dụng VLNCN của (1)

Địa chỉ


(2)

ĐĂNG KÝ

(1) sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Tại:

Phương pháp nổ mìn



(3)

Thời gian tiến hành nổ mìn trong ngày: Sáng

Chiều

Khối lượng thuốc nổ tức thời lớn nhất (kg):



Thời hạn kết thúc:

Ghi chú:

1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký.

2. Tên cơ quan quản lý đăng ký.

3. Các điều kiện khác (nếu có)

4. Tên địa danh của cơ quan quản lý đăng ký.


Bắc Giang, ngày……tháng……năm……
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)



III. LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO (05 văn bản)


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 19/2011/QĐ-HĐND




Bắc Giang, ngày 19 tháng 7 năm 2011


NGHỊ QUYẾT

Quy định mức thu học phí tại các cơ sở

giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học công lập tỉnh Bắc Giang

từ năm học 2011- 2012 đến năm học 2014- 2015



HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

KHOÁ XVII, KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010- 2011 đến năm học 2014- 2015;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP;

Xét Tờ trình số 31/TTr-UBND ngày 08/7/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định mức thu học phí tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học công lập tỉnh Bắc Giang từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2014 - 2015; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa Xã hội, HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định mức thu học phí tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học công lập của tỉnh từ năm học 2011- 2012 đến năm học 2014- 2015 như sau:

1. Học phí hệ đào tạo chính quy: Mức thu bằng 60% mức trần học phí quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP (Chi tiết theo biểu 1, 2 đính kèm).

2. Học phí đối với sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên: Mức thu do cơ sở dạy nghề thoả thuận với người học nghề nhưng không được cao hơn mức thu học phí đối với trung cấp nghề nêu tại Khoản 1, Điều này.

3. Học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên: Mức thu do đơn vị quyết định theo nguyên tắc đủ bù đắp chi phí nhưng không quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm nghề đào tạo nêu tại Khoản 1, Điều này.

4. Việc miễn, giảm học phí thực hiện theo quy định hiện hành.

5. Thủ trưởng cơ sở đào tạo căn cứ vào đặc điểm và yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hoàn cảnh của học sinh, sinh viên, quy định mức học phí cụ thể đối với từng loại đối tượng và ngành nghề đào tạo, nhưng không vượt quá mức thu do HĐND tỉnh quy định tại Khoản 1, 2, 3, Điều này.



Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua; bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị quyết này.

Điều 3. Giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

Trong quá trình thực hiện, nếu cần điều chỉnh, bổ sung, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các đại biểu HĐND tỉnh phối hợp với Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết đư­ợc Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang khoá XVII, Kỳ họp thứ hai thông qua./.



CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Thân Văn Khoa























Biểu số 1

BIỂU MỨC THU HỌC PHÍ

ĐỐI VỚI TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP, CAO ĐẲNG

(Kèm theo Nghị quyết số: 19/NQ-HĐND ngày 19/7/2011 của HĐND tỉnh)



















 

 

 

   Đơn vị: 1.000đ/tháng/học sinh, sinh viên



Nhóm ngành

Năm học
2011-2012


Năm học
2012-2013


Năm học
2013-2014


Năm học
2014-2015


TC



TC



TC



TC



Khoa học xã hội, kinh tế; nông, lâm, thủy sản

150

170

180

200

200

230

230

260

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch

170

190

200

230

240

270

270

310

Y dược

190

220

240

270

290

330

340

380
























Biểu số 2

BIỂU MỨC THU HỌC PHÍ

ĐỐI VỚI TRUNG CẤP NGHỀ, CAO ĐẲNG NGHỀ

(Kèm theo Nghị quyết số:19/NQ-HĐND ngày 19/7/2011 của HĐND tỉnh)


































Đơn vị: 1.000đ/tháng/học sinh, sinh viên

Tên mã nghề

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

TCN

CĐN

TCN

CĐN

TCN

CĐN

TCN

CĐN

Báo chí và thông tin; pháp luật

130

140

140

150

140

160

150

170

Toán và thống kê

130

140

140

160

150

160

160

170

Nhân văn; khoa học xã hội và hành vi; kinh doanh và quản lý; dịch vụ xã hội

140

150

150

160

160

170

170

180

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

160

190

170

200

180

210

190

220

Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân

180

190

190

200

200

220

210

230

Nghệ thuật

200

220

210

230

220

250

240

260

Sức khỏe

200

220

220

230

230

250

240

260

Thú y

220

240

230

250

250

260

260

280

Khoa học sự sống; sản xuất và chế biến

220

250

230

260

250

280

260

290

An ninh, quốc phòng

240

260

260

280

270

290

290

310

Máy tính và công nghệ thông tin; công nghệ kỹ thuật

260

280

270

300

290

320

310

340

Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; môi trường và bảo vệ môi trường

260

290

280

310

300

320

310

340

Khoa học tự nhiên

270

290

290

310

300

330

320

350

Khác

280

300

290

320

310

340

330

360

Dịch vụ vận tải

310

340

320

360

340

380

360

400




HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 13/2013/QĐ-HĐND




Bắc Giang, ngày 11 tháng 7 năm 2013



NGHỊ QUYẾT

Quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông

công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm học 2013- 2014




HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010- 2011 đến năm học 2014- 2015;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC- BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015;

Theo đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 45/TTr-UBND ngày 27/6/2013 về việc Quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm học 2013-2014; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội; ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh,


QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm học 2013-2014 như sau:

1. Mức thu học phí:



Cấp học

Mức thu học phí theo vùng

(Nghìn đồng/học sinh/tháng)

Thành thị

Nông thôn

Miền núi

Mầm non

60

45

30

Trung học cơ sở

60

45

30

Trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông

60

50

35

2. Chế độ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng, quản lý tiền học phí thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC- BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010- 2011 đến năm học 2014- 2015.

Điều 2. Nghị quyết có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày được thông qua.

Điều 3. Giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết đư­ợc HĐND tỉnh khóa XVII, kỳ họp thứ 7 thông qua./.


CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Thân Văn Khoa


Y BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 78/2008/QĐ-UBND




Bắc Giang, ngày 15 tháng 8 năm 2008


QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội

trong giáo dục học sinh tỉnh Bắc Giang




UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2005;

Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục;

Căn cứ Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 14/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 07/4/2008 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường mầm non; Quyết định số 51/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học; Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quyết định số 01/2007/QĐ-BG&ĐT ngày 02/01/2007 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên; Quyết định số 11/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/3/2008 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 745/SGD&ĐT-GDTrH ngày 15 tháng 7 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh tỉnh Bắc Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, đơn vị vũ trang trong tỉnh, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm GDTX-DN căn cứ Quyết định thi hành./.

TM. UBND TỈNH

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

( Đã ký)

Bùi Văn Hải


Y BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



QUY CHẾ

Phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh

(Ban hành kèm theo Quyết định số 78/2008/QĐ-UBND



ngày 15 tháng 8 năm 2008 của UBND tỉnh Bắc Giang)




Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định đối tượng thực hiện; trách nhiệm, quyền hạn của nhà trường, gia đình, xã hội; nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác giáo dục học sinh; quy định chế độ khen thưởng, xử lí vi phạm.

2. Quy chế được áp dụng trong tất cả các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; các Trung tâm GDTX (gọi chung là nhà trường); các cấp quản lý giáo dục; các gia đình có người học; xã hội bao gồm: các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang theo quy định của pháp luật hiện hành (gọi chung là lực lượng xã hội).

Điều 2. Nguyên tắc phối hợp

1. Đảm bảo sự thống nhất về quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục.

2. Tổ chức các hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác giáo dục học sinh trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi bên theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Bảo đảm tính kỷ luật, kỷ cương và hiệu quả trong các hoạt động phối hợp; nâng cao trách nhiệm của mỗi bên tham gia.



Điều 3. Nội dung phối hợp

1. Phối hợp trong xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục hàng năm (giáo dục chính trị, pháp luật, đạo đức, thể chất, nếp sống văn hoá, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng chống tội phạm, tai nạn thương tích, ATGT, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường cho học sinh).

2. Phối hợp trong quản lí học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học tập và rèn luyện; giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh; động viên khen thưởng học sinh có thành tích; giáo dục học sinh cá biệt.

3. Phối hợp trong xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, cung cấp các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học của nhà trường.

4. Phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trong và ngoài nhà trường.

Điều 4. Chủ thể đại diện

Đại diện nhà trường là Hiệu trưởng, Giám đốc các Trung tâm Giáo dục thường xuyên; đại diện gia đình học sinh là cha, mẹ, người giám hộ hợp pháp hoặc người được cha, mẹ, người giám hộ hợp pháp ủy quyền; đại diện xã hội là các đoàn thể chính trị - xã hội do Mặt trận Tổ quốc làm đại diện.



Chương II

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA

NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH, XÃ HỘI

Điều 5. Trách nhiệm của nhà trường

1. Quản lý, tổ chức giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu chương trình giáo dục, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm hình thành và rèn cho học sinh kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, nếp sống, ý thức tổ chức kỷ luật.

2. Quản lý, giáo dục và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong thời gian học tập ở trường, tham gia hoạt động ngoại khoá trong và ngoài nhà trường.

3. Nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ, giáo viên đặc biệt là vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên bộ môn thực hiện đánh giá chính xác, công bằng, công khai hạnh kiểm, học lực của học sinh; thường xuyên trao đổi với gia đình học sinh theo đúng quy định.

4. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và vị trí của tổ chức đoàn, đội, hội trong việc xây dựng nề nếp tự quản, giáo dục lý tưởng hoài bão ước mơ cho học sinh; phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm và các cấp bộ Đoàn ở cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

5. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh; xây dựng nhà trường đảm bảo an ninh trật tự, cảnh quan xanh, sạch, đẹp; giáo dục học sinh có ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường.

6. Thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn thương tích, thiên tai, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm và các tệ nạn xã hội.

7. Huy động lực lượng giáo viên và học sinh cùng với địa phương triển khai công tác phổ cập giáo dục, chủ động cùng chính quyền và gia đình tạo điều kiện cho trẻ được hưởng quyền học tập theo quy định của pháp luật.

8. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với gia đình học sinh, nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng, tinh thần thái độ học tập của học sinh ở nhà để có biện pháp phối hợp giáo dục; phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, trao đổi thông tin, hỗ trợ cha mẹ học sinh về kiến thức, phương pháp giáo dục con em. Định kỳ họp với cha mẹ học sinh thông tin đầy đủ quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp phù hợp trong phối hợp giáo dục học sinh.

9. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, đoàn thể xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm, thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

10. Phối hợp với các cơ quan, các ban, ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, trật tự ATGT, nếp sống văn hoá, phòng chống tội phạm, tai nạn thương tích, giáo dục về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường cho học sinh; tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá, giới thiệu truyền thống và các thành tựu kinh tế-xã hội tỉnh, huyện và nơi trường đặt địa điểm; tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các phong trào, hoạt động văn hoá- xã hội, khoa học-kỹ thuật tại địa phương.

11. Báo cáo kịp thời với UBND xã (đối với các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở); với UBND huyện, thành phố (đối với các trường Trung học phổ thông, Trung học phổ thông nhiều cấp học, Trung tâm) về tổ chức thực hiện Quy chế ở đơn vị mình.



Điều 6. Quyền hạn của nhà trường

1. Thực hiện các quyền hạn theo quy định của Điều lệ nhà trường và quy định của pháp luật.

2. Tham mưu với UBND các cấp đầu tư về cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy và học của nhà trường theo mục tiêu giáo dục toàn diện và quy định xây dựng cơ sở vật chất trường chuẩn quốc gia.

3. Kiến nghị chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng đảm bảo điều kiện về an ninh trật tự khu vực trường học và cơ sở giáo dục, không để các tiêu cực, tệ nạn xã hội tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục.

4. Phối hợp cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh vận động cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội khác tham gia đóng góp kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường học theo pháp luật hiện hành.

Điều 7. Trách nhiệm của gia đình

1. Nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường; không để con em bỏ học, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của trẻ em theo Công ước quốc tế, Luật giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và các văn bản có liên quan.

2. Xây dựng gia đình văn hoá, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, gương mẫu cho con em mình học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập tại nhà, cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

3. Quản lí, giám sát lịch trình học tập, vui chơi giải trí, sinh hoạt của con em mình tại nhà. Nắm vững diễn biến tư tưởng, đạo đức, học lực của con em, chủ động thông báo cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm những vấn đề không bình thường của con em mình và những học sinh khác để thống nhất biện pháp phối hợp giáo dục.

4. Chủ động, tích cực phối hợp cùng nhà trường và các tổ chức đoàn thể giáo dục con em; phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của con em mình gây ra theo quy định của pháp luật.

5. Tham gia đầy đủ các cuộc họp do Ban giám hiệu nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm tổ chức, đóng góp đầy đủ các khoản theo quy định của Nhà nước. Đồng thời tích cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục và hưởng ứng các hoạt động của Hội khuyến học.



Điều 8. Quyền của gia đình

1. Cha mẹ học sinh có các quyền quy định tại Điều 95 của Luật Giáo dục và trong Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

2. Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về nội dung, chương trình phối hợp và phương pháp giáo dục học sinh của trường.

3. Yêu cầu nhà trường thường xuyên thông báo kết quả học tập và rèn luyện của con em mình; tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em.

4. Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lí những vi phạm của cá nhân hoặc tổ chức về quyền của trẻ em được pháp luật Nhà nước Việt Nam quy định.

Điều 9. Trách nhiệm của xã hội

1. Quan tâm chỉ đạo và tham gia quản lý sự nghiệp giáo dục, theo chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2. Tuyên truyền để mọi tổ tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân, mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục.

3. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân trên địa bàn, theo khả năng giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập nghiên cứu khoa học góp phần xây dựng phong trào học tập, rèn luyện của học sinh.

4. Các lực lượng xã hội tham gia xây dựng nếp sống văn hoá cơ sở và cộng đồng dân cư, tạo môi trường lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những tác động có ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục.

5. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để người học được vui chơi, giải trí, hoạt động thể dục, thể thao lành mạnh, sau các giờ học văn hoá.

6. Đầu tư về tài chính, nhân lực, vật lực cho sự phát triển giáo dục. Sẵn sàng đáp ứng khi nhà trường có những yêu cầu đề nghị về sự hỗ trợ, giúp đỡ trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh; chủ động xây dựng các quỹ khuyến học, khuyến tài, quỹ tài năng trẻ để khen thưởng động viên kịp thời học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện.

Điều 10. Quyền hạn của xã hội

1. Yêu cầu nhà trương trên địa bàn thông báo định kì, hoặc đột xuất về kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục của đơn vị.

2. Yêu cầu nhà trường trên địa bàn phối hợp để triển khai, thực hiện những chủ trương, nhiệm vụ có nội dung liên quan tới giáo dục cho học sinh.

Điều 11. Ban đại diện cha mẹ học sinh ở mỗi nhà trường căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quy định trong Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, chủ động phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện Quy chế này.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên động viên nhân dân các dân tộc trong tỉnh chăm lo sự nghiệp giáo dục; vận động gia đình thực hiện tốt Quy chế này; đ­ưa ra những kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước hữu quan để làm tốt công tác giáo dục học sinh. Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trình cấp ủy, phối hợp với chính quyền cùng cấp chỉ đạo việc xây dựng cam kết giữa Mặt trận Tổ quốc với Ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường tổ chức thực hiện Quy chế này.

Điều 13. Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức các cấp căn cứ vào Điều lệ của Hội, phổ biến, triển khai nội dung Quy chế này tới các thành viên, tham gia chỉ đạo thực hiện Quy chế.

Điều 14. UBND các cấp trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung:

1. Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện Quy chế này tại địa phương; chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lí Nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa nhất là cơ sở kinh doanh Karaokê, Internet, trò chơi điện tử nói chung và các cơ sở kinh doanh khác ở gần nhà trường. Không để các cơ sở này chứa chấp, cầm đồ của học sinh, lôi kéo học sinh vào các tệ nạn xã hội.

2. Định kì, đột xuất kiểm tra các cơ quan, xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố, các nhà trường về việc thực hiện Quy chế này; việc chấp hành các Chỉ thị, Nghị quyết, quy định của Đảng, Nhà nước về trật tự an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; xây dựng nếp sống văn minh, đơn vị cơ quan, thôn bản, xã phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hóa.

Điều 15. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình phổ biến, quán triệt tới cán bộ, công chức, viên chức trong ngành và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Quy chế này.

Điều 16. Cơ quan chủ trì

1. Cấp tỉnh: UBND tỉnh ủy quyền cho Sở GD&ĐT là cơ quan chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm:

a) Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch chỉ đạo thực hiện Quy chế này; cân đối ngân sách chi cho sự nghiệp GD&ĐT hàng năm hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động trong công tác phối hợp giáo dục học sinh, nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu quả tổ chức thực hiện Quy chế này.

b) Chỉ đạo cơ quan chủ trì cấp huyện; các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch phối hợp, tổ chức củng cố, xây dựng Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh; xây dựng mô hình điểm, sơ kết, tổng kết định kỳ.

c) Chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân trên địa bàn tỉnh có liên quan xây dựng cụ thể nội dung phối hợp giáo dục; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đánh giá việc thực hiện của mỗi bên.

2. UBND huyện, thành phố (gọi chung là UBND huyện).

a) Xây dựng kế hoạch chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các nhà trường trên địa bàn thực hiện Quy chế này.

b) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế ở các UBND các xã, phường, thị trấn, các nhà trường. Định kỳ, chủ trì tổ chức họp giao ban với công an địa phương và các cơ quan có liên quan để nắm tình hình và bàn biện pháp phối hợp quản lý, giáo dục học sinh.

c) Chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân trên địa bàn xây dựng cụ thể nội dung phối hợp giáo dục; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đánh giá việc thực hiện của mỗi bên.

3. UBND các xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND xã): chỉ đạo từng nhà trường chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, Ban đại diện cha mẹ học sinh căn cứ vào Quy chế này xây dựng quy chế cụ thể cho phù hợp với điều kiện thực tế địa phương (Quy chế này có đại diện 3 bên gồm Hiệu trưởng nhà trường, Mặt trận Tổ quốc xã - thay mặt các đoàn thể nhân dân, Ban đại diện cha mẹ học sinh ký) và được UBND xã phê duyệt. Định kỳ các bên phối hợp tổ chức kiểm điểm việc thực hiện, hàng năm tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm.



Điều 17. Định kỳ 6 tháng, một năm UBND các cấp phối hợp cùng Mặt trận Tổ quốc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nội dung cam kết phối hợp thực hiện Quy chế của các ngành, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh, báo cáo cơ quan chủ trì cấp trên. Sở GD&ĐT tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Điều 18. Khen thưởng

Tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện Quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội được nhà trường, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý giáo dục xem xét, khen thưởng theo quy định hiện hành.



Điều 19. Xử lí vi phạm

Tập thể, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm trong chỉ đạo thực hiện Quy chế, ảnh hưởng tới sự nghiệp giáo dục, thiệt hại đến lợi ích của nhà trường, gia đình học sinh và gây hậu quả xã hội nghiêm trọng tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình thực hiện có những vấn đề vư­ớng mắc phát sinh, Thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức đoàn thể tập hợp ý kiến báo cáo về cơ quan chủ trì các cấp để giải quyết./.

TM. UBND TỈNH

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

( Đã ký)

Bùi Văn Hải


Y BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 253/2012/QĐ-UBND




Bắc Giang, ngày 02 tháng 8 năm 2012

Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 7.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   69




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương