VĂn phòng quốc hội trung tâm Tin học


Nguyễn Văn Minh - Thành phố Hồ Chí Minh



tải về 355.93 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích355.93 Kb.
#29309
1   2   3   4   5
Nguyễn Văn Minh - Thành phố Hồ Chí Minh

Kính thưa Quốc hội,

Kính thưa Bộ trưởng.

Tôi xin cảm ơn Bộ trưởng đã có 2 câu trả lời chất vấn của tôi gửi đến Bộ trưởng và tôi xin thêm 2 vấn đề như sau:

Ngày 15/5/2013 Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 05, trong đó quy định về thủ tục xét nhận và giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học, quy định thời gian rất rõ ràng, từ khi nộp hồ sơ từ xã, huyện lên cấp tỉnh, qua đó giúp các cơ quan có thẩm quyền thuận lợi hơn trong quá trình xét nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, đặc biệt khắc phục được một phần các tiêu cực phát sinh trong thời gian vừa qua như Bộ trưởng đã nói. Mặc dù vậy quy định giải quyết chế độ chính sách cho người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học vẫn còn khó khăn, phức tạp trong quá trình thực hiện. Quy định đối tượng tham gia kháng chiến bị mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định phải do nhiễm chất độc hóa học. Tuy nhiên trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, do môi trường sống và nguồn thực phẩm bị mô nhiễm, trong khi đó để xác định nguyên nhân gây bệnh có phải do chất độc hóa học hay không lại không thể làm xét nghiệm máu cho nạn nhân, do chi phí quá cao. Điều này dẫn đến khó khăn cho người đến khám bệnh cho các cơ sở y tế cũng như Hội đồng giám định y khoa khi đưa kết luận nạn nhân bị bệnh do Đioxin gây ra, kể cả khi xét nghiệm thấy có nồng độ Đioxin cao. Tôi xin Bộ trưởng cho biết Bộ trưởng sẽ có những biện pháp và chỉ đạo gì để tạo điều kiện cho những người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ nhanh chóng được hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước.

Căn cứ vào Điều 32 của Thông tư 05 của Bộ quy định "việc giới thiệu đi giám định y khoa sẽ kết thúc trước ngày 31/12/2014", tôi đề nghị Bộ trưởng cho biết có hoàn thành được không, những trường hợp sau ngày đó chưa có giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học có được tiếp tục xét duyệt hay không?

Câu thứ hai, hiện nay các trung tâm bảo trợ xã hội của các tỉnh, thành phố đang thực hiện các chế độ chính sách cho những người ở các trung tâm theo Nghị định 67 năm 2007 và Nghị định 13 năm 2010 của Chính phủ về chính sách trợ giúp đối với đối tượng bảo trợ xã hội, theo các quy định trên thì hiện nay tiền ăn tính bình quân một ngày của một người là từ 17 ngàn đồng được chia làm 3 buổi: sáng, chưa và chiều gồm các chi phi gạo, chất đốt, thực phẩm và gia vị. Tại thời điểm mới thực hiện các chính sách này thì những hộ trả trên là phù hợp, nhưng với số tiền hiện nay theo quy định như thế là không còn hợp lý, do giá thực phẩm và các chi phí tăng cao, vì vậy giá trị dinh dưỡng đang sụt giảm, không đảm bảo chất lượng. Tôi đề nghị Bộ trưởng cho biết Bộ đã có những tham mưu gì cho Chính phủ và các bộ, ngành liên quan giải quyết những bất cập trên, đến thời điểm nào thì những bất cập trên sẽ được thay đổi cho phù hợp với cuộc sống. Xin cảm ơn Bộ trưởng.
Trương Minh Hoàng - Cà Mau

Kính thưa Bộ trưởng,

Kính thưa Quốc hội,

Qua theo dõi, tôi nhận thấy Bộ trưởng đã trả lời chất vấn của các đại biểu trước tôi, phần nào đã giải tỏa được những bức xúc của bà con cử tri theo dõi quan màn ảnh. Tôi có hai vấn đề xin đặt ra với Bộ trưởng như sau:

Một, tôi đặc biệt quan tâm tới sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền, giữa các tầng lớp nhân dân ở thành thị và nông thôn, do quá trình giảm nghèo chưa bền vững, hay hệ lụy do mất việc làm, thiếu việc làm, do chất lượng dạy nghề chưa đảm bảo, chưa đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Tôi xin hỏi Bộ trưởng có những sáng kiến gì để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền, nông thôn, thành thị, đặc biệt là ở 3 tây, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, thoát khỏi nguy cơ nghèo mãi. Thực hiện được mục tiêu "miền ngược tiến kịp miền xuôi" như Bác Hồ đã từng nói đến cách đây 60 năm.

Hai, đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến khốc liệt, đối tượng thụ hưởng chính sách số lượng đông, nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đối tượng này. Tuy nhiên, ở nhiều vùng, miền nông thôn và ở vùng sâu, vùng xa còn một số không ít cựu chiến binh, tù chính trị, người tham gia kháng chiến chưa được hưởng thực hiện chính sách, chưa được hưởng các chế độ. Nguyên nhân do thiếu hoặc mất, thất lạc, hư hỏng hồ sơ, giấy tờ theo quy định. Tôi xin hỏi Bộ trưởng, ngoài các quy định hiện hành về quy trình, thủ tục công nhận thực hiện chính sách người có công, liệu có thể xem xét các trường hợp do yếu tố lịch sử quá trình tham gia cách mạng, đặc biệt là những người có công như nêu trên để trình Chính phủ có những bổ sung hay quy định gì cụ thể để những người này được hưởng, hay Bộ trưởng trực tiếp có hướng dẫn để những người này được hưởng hay không?

Xin cảm ơn Quốc hội và Bộ trưởng.
Huỳnh Thành Đạt - TP Hồ Chí Minh

Kính thưa Quốc hội,

Tôi có hai câu hỏi, nhưng một câu trùng với đại biểu Tuấn ở Trà Vinh và đại biểu Tâm ở Tây Ninh. Tôi xin hỏi Bộ trưởng một câu hỏi liên quan đến đào tạo nghề.

Kính thưa Bộ trưởng, hiện nay về quản lý nhà nước thì các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo, các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề thuộc Bộ Lao động, thương binh và xã hội. Hai hệ thống này có số lượng trường tương đương với nhau, có chung nhiệm vụ là đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ, có tay nghề cho xã hội. Theo tôi chắc đây có lẽ Việt Nam là một trong những nước có đặc thù này. Trong thực tế, hai hệ thống này có một số khác biệt như sau:

Thứ nhất là cơ cấu chương trình đào tạo có khác nhau, đặc biệt là giữa lý thuyết và thực hành cũng bằng cách khác nhau. Theo đó, hiện nay có tình trạng một số cơ quan, đơn vị, trong đó có cả đơn vị, cơ quan nhà nước không nhận sinh viên tốt nghiệp cao đẳng nghề, mà chỉ nhận sinh viên tốt nghiệp cao đẳng của Bộ Giáo dục và đào tạo, lý do là không đạt chuẩn. Ở đây có thể nói cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp cao đẳng nghề có khó khăn hơn.

Thứ hai, chế độ chính sách cho nhà giáo có khác nhau, trong đó giáo viên dạy nghề thiệt thòi hơn.

Thứ ba, việc liên thông từ cao đẳng nghề lên đại học là khó, thậm chí không thể. Theo tôi vấn đề liên thông là nhu cầu chính đáng của người học.

Câu hỏi là xin Bộ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này? Xin hỏi Bộ trưởng có giải pháp gì hoặc có kiến nghị gì với Chính phủ, với Quốc hội để giải quyết những bất cập này.

Cuối cùng, xin hỏi Bộ trưởng có suy nghĩ gì về đề xuất của nhiều cử tri là nên thống nhất một đầu mối quản lý nhà nước hai hệ thống đào tạo này?

Xin cảm ơn.


Trần Văn Minh - Quảng Ninh

Kính thưa Quốc hội,

Tôi xin được Bộ trưởng chia sẻ hai vấn đề:

Một là về giải quyết việc làm, vài năm vừa qua tình hình kinh tế - xã hội nước ta gặp rất nhiều khó khăn, năm 2012 có trên 54 nghìn doanh nghiệp và 4 tháng đầu năm 2013 có gần 20 nghìn doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động. Việc các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động sẽ làm cho người lao động mất việc gia tăng. Trước tình hình đó với chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao đề nghị Bộ trưởng cho biết hướng giải quyết việc làm đối với số lao động bị mất việc làm như đã nêu trên. Trong điều kiện chung, các ngành sản xuất trong nước đều gặp khó khăn, xuất khẩu lao động có phải là một hướng ưu tiêu không, xin Bộ trưởng cho biết thêm về vấn đề này?



Thứ hai, về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Theo Đề án 956, đến năm 2020 sẽ dạy nghề cho 11 triệu lao động nông thôn, với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, dự kiến khoảng 26 nghìn tỷ đồng. Qua 3 năm thực hiện, đề án đã đào tạo, bồi dưỡng được khoảng 180 nghìn cán bộ, giáo viên và hỗ trợ dạy nghề cho gần 1,1 triệu lao động nông thôn so với mục tiêu đề ra thì tiến độ triển khai đề án còn rất chậm, kết quả còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao và nguyên nhân cũng có nhiều. Trong đó có những nguyên nhân thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước, từ cấp trung ương đến địa phương như kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn chưa sát với nhu cầu xã hội, công tác thông tin tuyên truyền về chế độ chính sách, thông tin về thị trường cũng chưa đạt yêu cầu v.v... Đây là đề án lớn có sự tham gia của nhiều bộ, ngành và địa phương đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ kịp thời các cơ quan liên quan với trách nhiệm cơ quan thường trực tôi đề nghị Bộ trưởng cho biết những khó khăn tồn tại trong công tác phân công nhiệm vụ, phối hợp tổ chức thực hiện của các bộ, ngành địa phương và hướng khắc phục các tồn tại trên để giúp đề án đẩy nhanh tiến độ, có hiệu quả và đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Xin cảm ơn Bộ trưởng.
(Quốc hội nghỉ).



Каталог: content -> tintuc -> Lists -> News -> Attachments
Attachments -> TÒA Án nhân dân tối cao
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> PHÒng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng csgt đƯỜng bộ Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 355.93 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương