VĂn phòng quốc hội trung tâm Tin học


Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội



tải về 355.93 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích355.93 Kb.
#29309
1   2   3   4   5
Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội

Bây giờ mời đại biểu Nguyễn Thành Tâm, chắc là Bộ trưởng trả lời lúc nãy còn sót một ý. Mời đại biểu Nguyễn Thành Tâm đặt câu hỏi lại.


Nguyễn Thành Tâm - Tây Ninh

Kính thưa Quốc hội,

Kính thưa Bộ trưởng.

Trong phần trả lời Bộ trưởng cũng nói về vấn đề hiện nay còn chồng chéo trong việc đầu tư và quản lý hệ thống dạy nghề ở trung cấp và cao đẳng. Bộ trưởng cho rằng phải chờ đến khi có đề án đổi mới về giáo dục mới xử lý được vấn đề này. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay các địa phương, nhất là ở cấp huyện đang đầu tư song song 2 hệ thống, trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm dạy nghề. Đây là nguy cơ lãng phí lớn bởi vì 2 trung tâm này chức năng gần như nhau. Nếu như đầu tư như vậy phân tán cũng không đảm bảo là đầu tư đầy đủ, đồng bộ được. Hiện nay các địa phương đã gộp 2 trung tâm này thành một để đầu tư. Tập trung đầu tư hướng về cơ chế do 2 đầu mối trên chỉ đạo nên rất khó cho các địa phương. Vấn đề này tôi đề nghị Bộ Giáo dục và đào tạo nên có biện pháp tham mưu Chính phủ để xử lý vấn đề này sớm chứ để kéo dài như vậy sau này xử lý việc đầu tư dự án đầu tư rồi thì chắc chắn sẽ gây ra lãng phí không cần thiết.

Vấn đề thứ hai, chế độ tiền lương cho những người có lương hưu thấp, về hưu giai đoạn những năm 90 trở về trước, vấn đề này cũng đã được Bộ nêu bất cập và còn nhiều vấn đề phải giải quyết nhưng tôi mong rằng Bộ sớm phải có tham mưu Chính phủ để giải quyết vấn đề này bởi vì những người về hưu sớm này là những người đã lớn tuổi và những người phần lớn tham gia vào trong thời gian kháng chiến là nhiều. Nếu chờ, chờ không biết đến chừng nào thì mới được giải quyết bất cập này. Có khi chế độ ra đời họ cũng không được hưởng nữa nên tôi chỉ mong Bộ sớm trình Chính phủ để giải quyết vấn đề này. Tôi xin hết ý kiến
Nguyễn Văn Rinh - Hải Dương

Kính thưa Quốc hội,

Kính thưa Bộ trưởng,

Tôi xin được chuyển đến Bộ trưởng một số vấn đề bức xúc của nhiều cử tri cả nước hiện nay.

Vấn đề thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung một số điều về Pháp lệnh số 04 về ưu đãi người có công với cách mạng và Chính phủ có Nghị định 31, Quyết định số 651 về kế hoạch quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng ở miền Nam, Việt Nam. Mục tiêu của Chính phủ nêu rõ đến năm 2015, 100% người tham gia kháng chiến và con cháu của họ bị nhiễm chất độc da cam được hưởng các chính sách ưu đãi như người có công. Thực tế ở nước ta hiện nay còn hàng trăm nghìn người chưa được hưởng chế độ chính sách này. Xin Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ Lao đông Thương binh xã hội về kiến nghị tiến trình đẩy mạnh tiến độ xét duyệt công nhận người được hưởng chính sách cho người tham gia kháng chiến và con cháu của họ sớm được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước.

Vấn đề thứ hai, giá cả mấy năm gần đây tăng cao, cử tri cho rằng tiêu chí hộ nghèo của chúng ta hiện nay chưa phù hợp. Một vấn đề nữa, Nhà nước đã hỗ trợ 70% tiền mua bảo hiểm y tế cho các hộ cận nghèo, nhiều cử tri đề nghị nhà nước hỗ trợ cả 100% để mua bảo hiểm cho đối tượng này. Xin Bộ trưởng cho biết quan điểm của mình về những vấn đề trên như thế nào. Xin cảm ơn Bộ trưởng.


Nguyễn Lâm Thành - Lạng Sơn

Kính thưa Quốc hội,

Kính thưa Bộ trưởng,

Trước tiên tôi rất chia sẻ với những khó khăn mà ngành lao động, thương binh và xã hội đang phải giải quyết trong tình hình hiện nay. Vấn đề mà tôi chất vấn Bộ trưởng liên quan đến nội dung mà Bộ trưởng vừa trả lời một phần cho đại biểu Nguyễn Minh Lâm, tuy nhiên việc này liên quan đến việc thực hiện lời hứa của Bộ trưởng cho nên tôi tiếp tục chất vấn.

Tại kỳ họp thứ 2, tôi có chất vấn Bộ trưởng về vấn đề lao động bất hợp pháp qua biên giới phía Bắc và nhận được trả lời, trong đó Bộ trưởng đã nêu 5 giải pháp để giải quyết tình hình được cử tri đồng tình và rất kỳ vọng. Tại kỳ họp thứ 4, sau hơn 1 năm tình hình phức tạp thêm, tiếp tục gia tăng số lượng và địa bàn với hàng nghìn người bị phía bên kia bắt giữ. Đối tượng ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở các xã, huyện biên giới phía Bắc, trong đó có tỉnh Lạng Sơn và có cả các tỉnh sâu trong nội địa. Tôi tiếp tục gửi chất vấn đến Bộ trưởng và tháng 5 vừa qua nhận được trả lời, tuy nhiên tôi xin hỏi Bộ trưởng 3 câu hỏi.

Thứ nhất, Bộ trưởng giải thích về chính sách dạy nghề, giảm nghèo nhưng cử tri cần có một chính sách thực sự hiệu quả hơn những gì đã có, trong điều kiện thiếu đất sản xuất và có tới 5-6 tháng thiếu việc làm trong năm. Bộ trưởng có tính tới chính sách đột phá đặc thù cho khu vực khó khăn này không và việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp để giải quyết vấn đề này như thế nào.

Thứ hai, nhân dân và bản thân chúng tôi rất lo lắng về sự an toàn, bảo vệ quyền lợi của người lao động bất hợp pháp phía bên kia biên giới với nhiều nguy cơ rủi ro, bất lợi do thiếu hành lang pháp lý bảo vệ. Trong gần 2 năm vừa qua Bộ Lao động đã làm gì và chủ động phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao để cải thiện tình hình trên.

Thứ ba, tại kỳ họp này Bộ trưởng có đề nghị, kiến nghị gì với các bộ liên quan, với Thủ tướng, với Quốc hội trong việc đề ra các giải pháp, chính sách để giải quyết một cách đồng bộ, hợp lý đối với vấn đề lao động bất hợp pháp, góp phần giải quyết vấn đề an ninh, biên giới hiện nay. Chúng tôi cũng như cử tri thực sự muốn Bộ trưởng cũng như ngành lao động thương binh xã hội vào cuộc trong vấn đề này. Xin cảm ơn Bộ trưởng, cảm ơn Quốc hội.


Trần Thanh Hải - TP Hồ Chí Minh

Kính thưa Quốc hội, thưa Bộ trưởng, tôi xin có 2 vấn đề chuyển đến Bộ trưởng.

Vấn đề thứ nhất, vấn đề tiền lương, theo báo cáo của Chính phủ, tình hình kinh tế tuy còn nhiều khó khăn nhưng 4 tháng đầu năm 2013, cầu lao động trong nước đã tăng 0,9% nhưng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lại đề nghị giãn lộ trình điều chỉnh tiền lương. Xin hỏi Bộ trưởng:

Một khi tham mưu cho Chính phủ về tiền lương tối thiểu Bộ có tính đến quy luật cung cầu của thị trường lao động chưa? Có tính đến niềm mong chờ của người lao động về vấn đề điều chỉnh tiền lương chưa?

Hai, Nghị định 103 của Chính phủ về điều chỉnh tiền lương tối thiếu vùng năm 2013 công bố ngày 4/12/2012. Như vậy, chỉ có 26 ngày để chuẩn bị, gây khó cho cả doanh nghiệp và mức điều chỉnh lại thấp hơn mức thấp nhất mà Bộ xin ý kiến. Hệ quả là tình hình quan hệ lao động diễn biến hết sức phức tạp. Vậy việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2014 còn tái diễn tình trạng này không.

Ba, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp ngoài nhà nước xây dựng thang, bảng lương cho người lao động chủ yếu theo thời gian. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến gì về vấn đề này? Giải pháp nào là cơ bản cần có để góp phần khuyến khích người lao động học tập, nâng cao tay nghề để có bậc lương phù hợp.

Vấn đề thứ hai, là vấn đề quản lý nhà nước về bệnh nghề nghiệp. Hiện nay cả nước có hơn 20 loại bệnh nghề nghiệp, riêng thành phố Hồ Chí Minh có gần 1.000 người lao động bị bệnh nghề nghiệp ở 10 loại khác nhau. Nhưng đây chỉ là những người bị bệnh nghề nghiệp được quản lý. Số không quản lý còn hơn rất nhiều. Vậy hạn chế lớn nhất trong việc quản lý nhà nước về vấn đề bệnh nghề nghiệp của người lao động là gì? Giải pháp nào là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để bảo vệ vốn quý là người lao động.

Xin cám ơn Quốc hội, cám ơn Bộ trưởng.


Nguyễn Ngọc Phương - Quảng Bình

Kính thưa Quốc hội,

Kính thưa Bộ trưởng,

Cùng với việc triển khai chậm Pháp lệnh Người có công sửa đổi thì việc tạm dừng cấp chế độ cho người bị ảnh hưởng chất độc mầu da cam dừng quá lâu đến nay chưa khởi động lại. Một số chế độ cũng như cử tri đề nghị ví dụ như trong chiến tranh người đi làm nhiệm vụ là phải làm lễ truy điệu trước khi đi, và người tham gia kháng chiến bị thương dưới tỷ lệ 21% thì không được hưởng chế độ. Đối tượng này không nhiều và cũng già cả rồi thì Bộ trưởng cũng nên xem xét kiến nghị này.

Ý thứ hai, theo phản ánh của cử tri thì rất nhiều người làm hồ sơ man khai để hưởng chế độ thương binh, chất độc da cam và chế độ thanh niên xung phong, gây bức xúc trong xã hội, gây tổn thất ngân sách của nhà nước, theo Bộ trưởng trách nhiệm đến đâu và hướng giải quyết sắp tới như thế nào? Xin hết ý kiến.
Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ lao động - TB & XH

Kính thưa Quốc hội,

Tiếp theo ý kiến của đại biểu Tâm, tôi xin báo cáo thêm đối với tổ chức dạy nghề cấp huyện, đến nay hiện tại ở huyện có trung tâm dạy nghề, trung tâm hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên. Trung tâm hướng nghiệp và trung tâm giáo dục thường xuyên do ngành giáo dục quản lý, trung tâm dạy nghề do ngành lao động quản lý để giải quyết bất cập này, để dồn sức đầu tư cho tốt hơn con người, cũng như cơ sở vật chất, Bộ Lao đông, Thương binh và Xã hội cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo được sự đồng ý của đồng chí Phó Thủ tướng đã xây dựng Thông tư, tới đây xây dựng hướng dẫn và sẽ sáp nhập 3 cơ sở đó làm một và mỗi bộ chức năng có trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, còn quản lý nhà nước của các trung tâm này thuộc cấp huyện.

Còn ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Rình - Hải Dương là đến năm 2015 thì 100% đối tượng người có công được hưởng thì tiến độ xét duyệt như thế này sợ rằng khó thực hiện. Báo cáo với đại biểu Rinh, thứ nhất là Pháp lệnh và triển khai thực hiện pháp lệnh tôi đã giải trình ở phần trên. Hai là để làm tốt việc này tới đây cùng với việc đã tập huấn rồi, vừa rồi chúng tôi cũng đã làm việc với Hội nạn nhân chất độc da cam và cũng rất muốn các đồng chí cùng tham gia với chúng tôi, hướng giải quyết tích cực nhất những vấn đề hồ sơ tồn đọng. Hồ sơ của nạn nhân chất độc da cam trước đây có một quy định, một là bản thân người đó làm hồ sơ trên cơ sở điều kiện cụ thể của mình là có tham gia kháng chiến, có bị ảnh hưởng và quyết định người ấy có là nạn nhân ảnh hưởng chất độc da cam không, đó là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, sau đó gửi về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở chuyển sang Hội đồng giám định y khoa. Trên cơ sở kết luận của Hội đồng giám định y khoa người đó đúng là người bị ảnh hưởng chất độc da cam, hai là tỷ lệ ảnh hưởng là bao nhiêu thì chuyển về ngành lao động, lúc đó ra quyết định để thực hiện chính sách đối với người nạn nhân chất độc da cam.

Để thực hiện Pháp lệnh sửa đổi này, vừa rồi chúng tôi có một vài việc mà chúng tôi thấy rằng tập trung đầu mối hơn, nhưng quy trách nhiệm rõ hơn, trong hướng dẫn cụ thể pháp lệnh sửa đổi này thì thủ tục làm hồ sơ vẫn tự bản thân cá nhân người tham gia hoạt động kháng chiến lập và có chính quyền địa phương xác nhận là người đó có tham gia kháng chiến và có ảnh hưởng, sau đó về huyện thì ngành lao động của huyện phải tập hợp hồ sơ chuyển về ngành lao động của tỉnh thì đỡ một phần để giao cho Chủ tịch huyện xác nhận, Sở lao động thì các đồng chí cũng phải thực hiện việc chuyển sang bên Hội đồng giám định y khoa để giám định xem đối tượng đó có nằm trong 17 bệnh do chất độc da cam bị ảnh hưởng hay không và tỷ lệ là bao nhiêu, trên cơ sở kết luận của Hội đồng y khoa thì Giám đốc Sở y tế quyết định đối tượng này là người có tham gia kháng chiến bị ảnh hưởng chất độc da cam và tỷ lệ là như thế này thì lúc đó về Sở lao động tham mưu ra quyết định để thực hiện chính sách. Đấy là quy trình mới nhất gần đây để triển khai pháp lệnh này bằng Thông tư hướng dẫn 05 của chúng tôi, chúng tôi cũng xin tiếp thu ý kiến các đồng chí là cố gắng làm thật trách nhiệm và tích cực, chỉ đạo hệ thống dọc để làm và tôi hy vọng rằng nếu cùng bắt tay của cả hệ thống, trong đó trách nhiệm chính là ngành lao động thì đến năm 2015 tôi tin rằng cơ bản chúng ta có thể thực hiện được những chính sách đối với bản thân đối tượng tham gia kháng chiến, cũng như thân nhân của họ.

Ý kiến thứ hai là tiêu chí hộ nghèo thì đến nay chưa phù hợp và đề nghị trách nhiệm của Bộ thế nào, báo cáo với đại biểu Quốc hội tại phiên họp Quốc hội kỳ này, tôi cũng đã trình bày tiêu chí hộ nghèo quyết định được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 và tiêu chí này quy định đối với hộ ở nông thôn 400.000 đồng/người/ tháng, hộ ở thành thị thì 500.000 đồng/người/tháng, bản thân mức quy định đó phải nói cũng đã thấp và nếu tính cả yếu tố trượt giá thì tiêu chí này cần phải được xem xét và chúng tôi cũng tự thấy trách nhiệm của mình là phải xem xét tiêu chí xác định chuẩn nghèo. Thực chất mới thực hiện từ 2011, 2012 năm nay mới sang năm thứ ba thì chúng tôi sẽ xem xét và trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, chúng tôi sẽ lắng nghe để làm thế nào tiêu chí đó sát với thực tế hơn. Xin báo cáo với đại biểu Rinh như vậy.

Có ý kiến đề xuất là hiện nay Nhà nước hỗ trợ cho đối tượng hộ nghèo là 70% mệnh giá của bảo hiểm y tế, có nhiều ý kiến đề nghị là nên 100%. Tôi thấy ý kiến này đúng, thực chất hộ nghèo rất khó khăn nên chúng tôi cũng thấy rằng việc này tuy thuộc của ngành y tế nhưng tôi nghĩ với trách nhiệm là cơ quan chính sách thì việc hỗ trợ cho hộ cận nghèo 100% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế cũng là cần, quan điểm của tôi là đồng tình.

Tiếp theo, ý kiến của đại biểu Nguyễn Lâm Thành về các giải pháp để giải quyết vấn đề lao động bất hợp pháp. Đại biểu rất lưu ý và quan tâm đến trách nhiệm của Bộ trưởng trong lời hứa và trong chỉ đạo, tại phiên chất vấn trước Thường vụ Quốc hội vấn đề này cũng được đại biểu của Hà Giang nêu, chúng tôi cũng đã thực hiện lời hứa của mình. Bằng cách trên cơ sở những giải pháp chúng tôi cùng các địa phương đi rà soát và cũng trên cơ sở đề xuất của các đồng chí chúng tôi cũng đã tham mưu, đề xuất là tới đây hướng quản lý lao động này như thế nào. Như tôi đã trình bày ở trên là đã có đề xuất, tới đây còn đợi một số bộ, ngành và Chính phủ cho ý kiến, như vậy tôi thấy phần trách nhiệm của mình là đã có cố gắng. Tuy nhiên cũng còn một số giải pháp kèm theo như hỗ trợ học nghề để người ta khỏi phải đi làm ở nơi khác v.v...., thực chất chính sách hỗ trợ học nghề cho đồng bào dân tộc hiện đã có và chúng ta đang làm.

Tiếp theo, đại biểu có một đề nghị về chính sách dạy nghề và giảm nghèo có tính đột phá và có phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không. Báo cáo đại biểu, thực sự chương trình phát triển nông thôn mới giữa Bộ Lao động và Bộ Nông nghiệp đã rất gắn bó và phối hợp với nhau trong thực hiện từng chương trình mục tiêu của ngành mình, của đơn vị mình cũng như những chỉ tiêu phối hợp. Ví dụ như dạy nghề lao động nông nghiệp, trước đây ngành lao động phải chỉ đạo hướng dẫn dạy nghề nói chung nhưng đến nay Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có văn bản chỉ đạo là đối với ngành nông nghiệp thì giao cho sở, tức là ngành nông nghiệp phải dạy nghề đó. Đó là những việc cụ thể chúng tôi thấy cần phối hợp và chúng tôi đã phối hợp làm được một số việc như vậy.

Về việc có ý kiến gì về vấn đề giải quyết lao động bất hợp pháp, báo cáo đại biểu Quốc hội, chúng tôi rất lo. Thứ nhất, thực trạng này đã diễn ra nhiều năm nay và đến gần đây như đại biểu thấy nó vẫn tăng, lao động bất hợp pháp thì mặc dù có được việc làm nhưng quyền lợi không được bảo đảm. Để đảm bảo đời sống cũng như tính mạng của những người lao động này thì trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là phải phối hợp giữa 2 nước, chính quyền 2 địa phương của 2 nước có quy định như thế nào đó để quản lý số lao động này, để cho họ vẫn thực hiện được có việc làm mùa vụ do yêu cầu của những công việc cụ thể họ vẫn đến đến được với nhau, nhưng cuộc sống của họ được đảm bảo, không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vấn đề phối hộ đối với biên phòng, công an là những cơ quan chúng tôi rất cần, tới đây chắc Thủ tướng sẽ chỉ đạo, các cơ quan sẽ ngồi lại đề xuất xem hướng nào là tốt nhất để chúng ta có thể ra được quy định về việc quản lý lao động này cho tốt hơn.

Về ý kiến của đại biểu Trần Thanh Hải về vấn đề tiền lương. Đại biểu nêu là giảm lộ trình điều chỉnh tiền lương có tính đến quy luật cung cầu không?

Báo cáo đại biểu Quốc hội, trong quy định của Chính phủ về lộ trình tiền lương, lương đối với công nhân viên hành chính sự nghiệp do Bộ Nội vụ trực tiếp xây dựng, triển khai, còn lương đối với doanh nghiệp giao cho Bộ Lao động. Để thực hiện trách nhiệm của mình chúng tôi đã xây dựng hàng năm theo nghị quyết của Trung ương sẽ có lộ trình quy định tăng lương tối thiểu, làm cơ sở cho các doanh nghiệp trả lương cho người lao động, năm 2012 chúng tôi đã thực hiện chương trình đó.

Khi ban hành mức lương tối thiểu theo 4 vùng, mức cao nhất trên 2 triệu thì cũng có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất, nói như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Loại ý kiến thứ hai là không biết chia sẻ với doanh nghiệp, trong lúc doanh nghiệp khó khăn lại đưa nâng lương tối thiểu làm cho doanh nghiệp thêm khó khăn. Nhưng về cơ quan làm chính sách chúng tôi thấy rất cần lộ trình quy định 4 vùng để nâng lương tối thiểu, cái đó là cần và phù hợp. Tôi nghĩ rằng người lao động trên cơ sở đó cũng chia sẻ cho doanh nghiệp và doanh nghiệp phải có trách nhiệm chia sẻ, nếu doanh nghiệp không có người lao động sẽ không phát triển được. Vì vậy, tôi thấy các đồng chí có khó khăn nhưng các đồng chí có thể vượt được, nhưng người lao động không có đồng lương tối thiểu, lương tối thiểu quá thấp thì người ta không có sức làm cho doanh nghiệp. Chính vì vậy chúng tôi đã tham mưu thực hiện lộ trình như vậy.

Tuy nhiên, mức chúng tôi đề xuất cao hơn, nhưng do điều kiện của doanh nghiệp cũng như tình hình kinh tế chung, các doanh nghiệp đang rất khó khăn, phải sắp xếp lại, như vậy có nên đặt ra không. Cuối cùng, Chính phủ vẫn phải quyết định lộ trình điều chỉnh lương tối thiểu của các doanh nghiệp như ý kiến tôi đã trình trên. Tất nhiên làm điều chỉnh này chúng tôi tính cả hai yếu tố như tôi vừa trình bày, cả quyền lợi của người lao động và trách nhiệm chia sẻ với doanh nghiệp trong lúc này.

Một ý nữa đại biểu Quốc hội có nói về bệnh nghề nghiệp, đến nay trách nhiệm thế nào? Trong quy định phân công của Chính phủ thì Bộ Lao động quản lý về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giao cho ngành y tế các đồng chí quản lý. Tuy nhiên với trách nhiệm của chúng tôi, chúng tôi thấy gần đây nhất là những lao động không được thông qua hợp đồng thì quyền lợi về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe rất ít. Vì vậy, chúng tôi cũng đã tham mưu, đề xuất tới đây sẽ đề nghị xây dựng Luật an toàn vệ sinh lao động. Theo chương trình 2014 chúng tôi sẽ xây dựng và chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ Y tế để chuẩn bị việc này.

Ý kiến của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương ở Quảng Trị là việc tạm dừng chế độ người bị chất độc da cam và hai nữa là đối tượng tham gia kháng chiến mà 21% không được trợ cấp hay vấn đề làm hồ sơ man khai để hưởng chế độ thì trách nhiệm của Bộ đến đâu? Đây đúng là một vấn đề tôi được biết đến nay cử tri cả nước rất quan tâm.

Thứ nhất, vấn đề tạm dừng chế độ cho đối tượng tham gia kháng chiến bị ảnh hưởng chất độc da cam.

Báo cáo với đại biểu Quốc hội, như các đại biểu Quốc hội biết trước đây khi ta quy định về điều kiện, hồ sơ của đối tượng được hưởng chế độ chất độc da cam thì trước năm 2006 ta có cho phép do thời gian chiến tranh qua lâu rồi nên một số hồ sơ không còn, chỉ cần hai người xác nhận là được và chính do hồ sơ của hai người xác nhận đó nên hiện tượng gian lận tương đối nhiều.

Hai nữa sau khi có Thông tư 08 của Bộ Y tế về quy định 17 bệnh mà do ảnh hưởng của chất độc da cam tạo ra thì lập hồ sơ để xác nhận người ấy là đối tượng ảnh hưởng tới bệnh do chất độc da cam, lúc ấy thấy phát hiện, bùng phát rất nhiều hồ sơ tăng đột biến. Chính vì vậy Bộ Lao động tháng 5/2011 cũng có một văn bản để xem xét tạm dừng việc đó, chỉ giải quyết những hồ sơ đã có và để tiếp tục xem xét xử lý vấn đề này.

Quá trình đến tháng 4/2012 Bộ có Văn bản 1040 và có yêu cầu các địa phương là những hồ sơ đã tồn đọng, đã hoàn thiện và đến Sở thì các đồng chí tiếp tục giải quyết, phần còn lại thì đợi Pháp lệnh người có công. Đến hôm nay Pháp lệnh người có công đã có ban hành và đã có hướng dẫn những thủ tục và những hồ sơ này sẽ tiếp tục thực hiện.

Thứ hai, hiện tượng man khai hồ sơ để hưởng từ thương bệnh binh đến nạn nhân chất độc da cam, báo cáo với Quốc hội, hiện nay có ba loại hồ sơ:

Thứ nhất, người không tham gia kháng chiến hoặc là không bị thương, nhưng có tẩy xóa hồ sơ, tẩy xóa các chứng từ ban đầu và để lập một hồ sơ.

Thứ hai, có mấy dạng khai man thì trên cơ sở trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ về thanh tra việc thực hiện chính sách và chủ yếu trên thông tin của cử tri, cũng như đại biểu Quốc hội của cả nước thì chúng tôi cho đi thanh tra và đến nay đối với đối tượng là thương, bệnh binh thì tại các tỉnh thuộc địa bàn quân khu 1 thì các đồng chí biết rằng cũng có hàng nghìn đối tượng bị cắt và đã phát hiện ra một bộ phận có liên quan đến trách nhiệm làm hồ sơ giả này và đã có khởi tố. Tại địa bàn Quân khu 2 hiện tại cũng đã có, đối với một số hồ sơ ở Yên Bái cũng có biểu hiện gian lận này, chúng tôi cũng đề nghị là phải có cơ quan điều tra phải được xem xét. Đấy là đối với thương, bệnh binh.

Đối với nạn nhân chất độc da cam thì chúng tôi có đi thanh, kiểm tra ở một số tỉnh thì thấy rằng có những sai, nhưng gần đây sai trong gian lận hồ sơ về bệnh án, tức là không đi bệnh viện, nhưng có bệnh án thì tương đối phổ biến ở những hồ sơ sai đó. Chính vì vậy vừa rồi trong địa bàn Quân khu 4 thì chúng tôi đã làm việc ở một số tỉnh và cũng đã đề nghị là chuyển một số hồ sơ đề nghị cơ quan điều tra của quân khu, các đồng chí xem xét những trường hợp này và vi phạm thì sẽ phải khởi tố. Như vậy về trách nhiệm quản lý Nhà nước thì chúng tôi thấy rằng không những hướng dẫn triển khai mà phải đi kiểm tra và qua kiểm tra phát hiện thì báo cáo với các đại biểu đến nay các địa phương đã thanh tra trên 1.400 cuộc và cũng thu hàng tỷ đồng và Bộ lao động chúng tôi cũng đã đi thanh tra ở 37 tỉnh, thu hồi lại xấp xỉ 600 trường hợp, tuy nhiên còn nhỏ so với những vụ án mà chúng ta làm, đặc biệt là hồ sơ man khai còn ở dạng khi ở địa phương A không phải là đối tượng được hưởng chế độ đãi ngộ hoặc chính sách ưu đãi, nhưng chuyển sang tỉnh B, chủ yếu là chuyển về Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và một phần chuyển về Hà Nội thì lại có một hồ sơ mới tinh đủ điều kiện, tức là tôi chuyển từ Hà Nội về, chuyển từ Nam Định về, chuyển từ Hà Nam về để tiếp tục được hưởng chính sách ở nơi mới và khi kiểm tra, phát hiện thấy sai thì chúng tôi đã yêu cầu là xem xét và đến nay chúng tôi đã chuyển đề nghị cơ quan công an phải xem xét trường hợp này. Đấy là một số ý kiến, tôi xin được giải trình. Xin hết.


Trần Thanh Hải - TP Hồ Chí Minh

Kính thưa Quốc hội,

Thưa Bộ trưởng, câu hỏi mà tôi mong chờ nhất đó là Bộ có thể có một thông điệp về vấn đề điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng ngày 01/01/2014 có hay không? và nếu có thì còn tình trạng là chậm như đối với điều chỉnh theo Nghị định 103 của Chính phủ năm 2013 hay không.

Vấn đề thứ hai, Bộ trưởng đã có trả lời, tôi rất ghi nhận ý kiến của Bộ trưởng, tôi chỉ cung cấp thêm thông tin cho Bộ trưởng. Riêng bệnh nghề nghiệp của người lao động thì hiện nay cùng một lúc đến 3 cơ quan. Cơ quan chi tiền đó là Bảo Hiểm xã hội, nhưng chủ yếu chỉ thực hiện dành cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhà nước chiếm cổ phần thuế ưu đãi.

Bộ Y tế có chỉ đạo vấn đề là tổ chức khám sức khỏe nhưng thực sự khám sức khỏe chung chứ vấn đề khám sức khỏe để tầm soát, quản lý bệnh nghề nghiệp thì chưa được một sự quan tâm đúng mức. Nhưng điều quan trọng hơn hết là việc tham mưu cho hệ thống quản lý nhà nước về vấn đề theo dõi bệnh nghề nghiệp cho người lao động như thế nào thì hiện nay chưa có một sự thống nhất chung. Cho nên tôi cũng xin gửi vấn đề này khi mà Bộ nghiên cứu về luật pháp trong thời gian sắp tới thì có một sự thống nhất để chúng ta quan tâm nhiều hơn đối với người lao động.

Xin cám ơn Bộ trưởng.


Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội

Vâng, xin cám ơn đại biểu. Như vậy có 1 câu hỏi thôi, mai Bộ trưởng sẽ trả lời.


Lê Đắc Lâm - Bình Thuận

Kính thưa Quốc hội, kính thưa Bộ trưởng, tôi xin kính gửi tới Bộ trưởng 2 vấn đề:

Một, hiện nay ở nhiều địa phương triển khai một số chủ trương, chính sách cho các đối tượng tham gia kháng chiến, người có công với cách mạng, nhưng đang gặp những khó khăn vướng mắc như:

Việc quy tập hài cốt liệt sỹ về hồ sơ đòi hỏi phải có xét nghiệm ADN của liệt sỹ thì mới được xác nhận để làm thủ tục giải quyết chính sách này. Việc xét nghiệm ADN tốn kém rất nhiều tiền, người dân nói chung, người nghèo không thể đáp ứng được, theo tôi được biết, một ca xét nghiệm ADN trên 20 triệu đồng.

Về hồ sơ thủ tục, xác định các đối tượng tham gia kháng chiến còn tồn đọng, đòi hỏi phải có hồ sơ gốc. Đây là việc làm rất khó khăn vì chiến tranh đã trải qua rất lâu. Mặt khác nhiều đối tượng tham gia kháng chiến làm gì có giấy tờ gốc. Nếu có thì cũng không còn lưu giữ nên rất khó khăn. Tất nhiên đòi hỏi này là để đảm bảo tính chính xác của người được thụ hưởng chính sách của nhà nước.

Tôi xin đề nghị Bộ trưởng có giải pháp gì để tháo gỡ, giúp đỡ để giải quyết những khó khăn vướng mắc nói trên.

Vấn đề thứ hai, qua nguyện vọng của nhiều cô chú tham gia lực lượng thanh niên xung phong, tôi xin kiến nghị với Bộ trưởng phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu với nhà nước xét hình thức khen thưởng, Huy chương thanh niên xung phong tham gia kháng chiến cho các đối tượng nhằm công nhận quá trình tham gia kháng chiến và làm căn cứ để xét đối tượng chính sách của nhà nước ưu đãi cho đối tượng thanh niên xung phong tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Xin cám ơn Bộ trưởng.



Каталог: content -> tintuc -> Lists -> News -> Attachments
Attachments -> TÒA Án nhân dân tối cao
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> PHÒng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng csgt đƯỜng bộ Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 355.93 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương