VĂn phòng quốc hội trung tâm Tin học


Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông



tải về 355.93 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích355.93 Kb.
#29309
1   2   3   4   5
Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông

Kính thưa Đoàn Chủ tịch,

Kính thưa các vị Đại biểu,

Kính thưa Quốc hội,

Hôm nay, được phép của Quốc hội tôi xin báo cáo với Quốc hội một số nội dung về trách nhiệm Bộ Thông tin truyền thông trong việc quản lý nhà nước. Đặc biệt là quản lý thông tin trên mạng internet có liên quan đến việc giáo dục truyền thống đạo đức văn hóa của xã hội. Chúng ta biết trong thế giới hiện nay, đặc biệt từ những thập kỷ 80 của thế kỷ XX, thế giới chúng ta đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ. Chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của những thành tựu khoa học rất lớn, tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội cũng như quốc phòng - an ninh của các quốc gia, các dân tộc, ngay cả trong Việt Nam chúng ta cũng vậy. Có thể nói những thành tựu đó có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân rất quan trọng các nhà khoa học hàng đầu thế giới đều khẳng định. Đó là sự phát triển của công nghệ thông tin và sự xuất hiện của internet. Chính vì vậy xuất hiện internet đã thúc đẩy thế giới chúng ta phát triển nhanh, mạnh về phía trước. Đã đem lại cho chúng ta một kỷ nguyên, đó là kỷ nguyên bùng nổ về thông tin . Có thể nói internet hiện nay không thể thiếu được trong đời sống xã hội chúng ta và đã trở thành phần tất yếu trong cuộc sống hàng ngày, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước chúng ta.

Song bên cạnh đó chúng ta thấy tất cả mọi sự vật đều có mặt trái, mặt tích cực và tiêu cực của nó. Internet cũng vậy,cùng với những mặt tích cực thì tiện ích của nó trong đời sống xã hội chúng ta thì mặt tiêu cực của nó cũng tác động không nhỏ đến đời sống xã hội. Đặc biệt đến đời sống tinh thần như các đại biểu Quốc hội đã trao đổi từ sáng đến giờ.Hiện nay có nhiều người đang chìm đắm trong internet ngoài việc khai thác iternet phục vụ cho sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế - xã hội thì có rất nhiều dân cư mạng đang chìm đắm trong thế giới ảo mà nó tạo ra, quên đi cuộc sống thực hiện nay. Đồng thời nhiều hiện tượng như nghiện chat, nghiện game v.v... Nhiều vụ lừa đảo trên internet đã xuất hiện trong đời sống xã hội và trở thành tội phạm, như tội phạm mạng chúng ta đã nghe cụm từ những ngày gần đây.

Thực tế chúng ta đã xử lý nhiều tội phạm mạng. Trong cơ quan thông tin truyền thông đại chúng, đưa tin nhiều vụ mà công an đã phải phá án những vụ tội phạm mạng và lừa đảo trên mạng internet. Chúng ta đã chứng kiến hình ảnh, nội dung, bài viết sai trái, hình ảnh trái đạo đức lối sống thuần phong mỹ tục Việt Nam được đăng tải trên các trang thông tin trên mạng internet. Đặc biệt trong thời gian gần đây cũng rộ lên một việc chúng ta thấy, các phần tử cơ hội trong nước cũng như các thế lực thù địch ở nước ngoài cũng lợi dụng internet để đưa những thông tin chống phá đất nước chúng ta, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, xuyên tạc lịch sử dân tộc chúng ta. Chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân.

Có thể nói những thông tin sai trái trên Internet hiện nay đã tác động không nhỏ đến sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, thậm chí bảo đảm quốc phòng an ninh và đặc biệt là trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Việt Nam chúng ta là một nước ở Đông Nam Á sớm ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là internet vào cuộc sống. Chúng ta đã sử dụng internet từ tháng 11/1997, năm ngoái chúng ta kỷ niệm 15 năm sử dụng internet. Có thể nói được đánh giá là một trong top đi đầu của Đông Nam Á trong sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện nay chúng ta đứng thứ tư 4 trong Đông Nam Á về sử dụng ứng dụng công nghê thông tin và đứng thứ 9 trong Châu Á, đứng thứ 83 trên thế giới về ứng dụng công nghệ thông tin trong cuộc sống. Theo thống kê của Bộ Thông tin và truyền thông, đến tháng 12/2012 Việt Nam có trên 31 triệu người sử dụng internet, như vậy có 36% dân số sử dụng internet, đứng trong top 20 của thế giới sử dụng internet. Như trang 19-20 của Báo cáo tổng hợp của Thư viện Quốc hội đã cung cấp cho các đại biểu Quốc hội tuần đầu tiên, chúng ta thấy Việt Nam là một trong những nước đứng đầu khu vực về số lượng tên miền ".vn", ở nước ta có khoảng 229.120 đơn vị tên miền ".vn". Tức là người tham gia sử dụng internet của chúng ta rất lớn. Trong số 31 triệu người này có đến 73% là người trẻ, từ 35 tuổi trở xuống. Cho nên sức tác động trên internet có thể nói tác động vào xã hội nói chung, nhưng tác động vào nhóm người từ 35 tuổi trở xuống rất lớn.

Do vậy, bên cạnh việc ứng dụng internet vào cuộc sống để đem lại những tiện ích trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng , an ninh chúng ta thấy có những mặt trái tác động vào xã hội, như các đại biểu Quốc hội quan tâm và phát biểu sáng nay. Hiện nay có thể nói quản lý nội dung trên internet và ngăn chặn các cuộc xâm lược trái phép trên internet cũng như ngăn chặn các thông tin xấu, độc trên internet là một nhiệm vụ thường trực của Bộ Thông tin và truyền thông cũng như các cơ quan có liên quan.

Internet với bản chất mở như chúng ta biết là chúng ta có thể vào internet bất kỳ đâu, mọi lúc, mọi nơi. Bởi vì trong điều kiện của chúng ta wifi, 3G phủ sóng kín cả nước, cho nên việc chúng ta sử dụng ứng dụng internet thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi, lấy thông tin từ internet ra, vào các thiết bị máy tính, kể cả thiết bị đầu cuối smartphone của mình, nhưng đồng thời cũng đưa vào internet những thông tin của mình ở mọi lúc, mọi nơi, đó là điều rất khó quản lý trong tình hình hiện nay.

Nội dung nữa, chúng ta thấy việc ngăn chặn những hành vi sai trái trên Internet có thể nói là một động tác kỹ thuật rất khó khăn, là một thách thức không phải riêng đối với Việt Nam mà của cả các nước trên thế giới, kể cả các nước đang sở hữu công nghệ Ghost về công nghệ thông tin cũng như Internet. Thực tế cho thấy quản lý nội dung trên Internet không chỉ là thách thức đối với Việt Nam và các nước khác, có thể nói là nhiều nước không phải chỉ về kỹ thuật đã khó khăn mà về môi trường pháp lý cũng khó khăn. Việt Nam chúng ta cũng như một số nước có thể có những nội dung về quản lý chế tài Internet để không đưa những thông tin xấu, trái với thuần phong mỹ tục, trái với đường lối của Đảng và Nhà nước ta trên Internet. Với nhiều nước thì môi trường pháp lý của họ cho phép tự do Internet cho nên việc chúng ta ngăn chặn Internet thì chúng ta chỉ ngăn chặn trong phạm vi của nước ta là những tên miền (.vn) là chúng ta ngăn chặn được còn những tên miền hay server từ nước ngoài mà họ cung cấp thông tin sai trái cho chúng ta đó là một thách thức rất lớn đòi hỏi sự phối hợp rất chặt chẽ với các nước mới có thể ngăn chặn được.

Chính vì vậy, chúng ta thấy trong thời gian vừa qua việc an ninh thông tin, an ninh mạng cũng đưa ra những thông tin thường trực, ngay cả Shangri-La 12 vừa qua vấn đề này cũng là một trong nhữn nội dung được quan tâm hay Hội nghị thượng đỉnh của Mỹ, Trung Quốc họ gặp nhau cũng đều có những nội dung thông tin liên quan đến an ninh mạng. Có thể nói thực tế cho thấy đây là một thách thức rất lớn đối với các nước tiên tiến sở hữu công nghệ Ghost về công nghệ thông tin Internet cũng còn đang đối đầu với những lực lượng tấn công truy cập, không phải truy cập vào những thông tin về văn hóa, xã hội mà kể cả truy cập đánh cắp những thông tin về quốc phòng, an ninh.

Ở Việt Nam chúng ta lại càng là một thách thức vì chúng ta là một nước đang phát triển và số lượng người sử dụng Internet cũng nhiều nhưng trình độ khoa học, công nghệ của chúng ta chưa bằng các nước khác. Vì vậy, việc quản lý thông tin trên mạng Internet cũng như quản lý dịch vụ trên mạng Internet là một thách thức và nhiệm vụ nặng nề mà chúng tôi nhận thấy đây là trách nhiệm chính của Bộ Thông tin và Truyền thông được Chính phủ giao bằng Nghị định 187/2007 về chức năng quản lý của nhà nước trên mạng Internet. Trong thời gian qua với chức năng của mình Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai tham mưu cho các cấp có thẩm quyền, cụ thể là tham mưu cho Chính phủ xây dựng nghị định về Internet ngày 28/8/2008 về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trên Internet. Đến nay có thể nói thời gian vừa qua Internet phát triển rất mạnh mẽ cho nên những chế tài trong nghị định đã lạc hậu so với thời gian, chính vì vậy được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thì đang xây dựng một nghị định mới trình lên Thủ tướng Chính phủ. Chúng tôi đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 77 ngày 15/10/2012 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 90 về chống thư giác; Nghị định số 25 vào trước thềm họp Quốc hội.

Ngày 4 tháng 5, chúng tôi đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 77 về Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 77 về việc quy chế người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, đấy là Nghị định số 25.

Ngoài việc tham mưu cho Chính phủ để ban hành những thể chế, văn bản có tính chất pháp quy về quản lý việc cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Chúng tôi cũng đã thực hiện các biện pháp kết hợp để ngăn chặn việc tấn công những thông tin sai trái trên mạng Internet bằng chức năng quản lý nhà nước của mình. Về mặt kỹ thuật, như thanh tra, phát hiện và xử lý kịp thời.

Trong thời gian vừa qua, trong năm 2011 đã xử lý 29 vụ có vi phạm trong việc thông tin điện tử trên Internet và phạt tiền tới gần 700 triệu đồng. Năm 2012 đã xử lý 16 vụ và phạt tiền 272 triệu đồng. Ngay trong mấy tháng đầu năm 2013 cũng đã xử lý 2 vụ, trong đó có những vụ là cung cấp những thông tin sai trái trên mạng Internet cũng như là game online sai trái trên Internet.

Trong thời gian tới, với tình hình Internet phát triển hiện nay và những tiện ích của Internet, chúng tôi suy nghĩ rằng, nhà nước ta cũng tiếp tục có những đầu tư, phát triển để làm sao khai thác có hiệu quả nhất trên mạng Internet. Trước đây năm 2000 Bộ Chính trị đã ra một Chỉ thị 58 về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước các cấp. Trong thời gian gần đây, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Bộ Văn hóa, Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan có liên quan được sự chỉ đạo của Ban Bí thư, Bộ Chính trị đang tổng kết Chỉ thị 58 này và sau khi tổng kết xong sẽ đề xuất ra một Chỉ thị mới về sử dụng công nghệ thông tin cũng như Internet trong cuộc sống.

Vì vậy, trong thời gian tới, bên cạnh việc chúng ta có nhiều biện pháp để thúc đẩy phát triển Internet hơn nữa và quản lý chặt Internet tạo điều kiện khai thác những mặt tích cực của Internet phục vụ cho cuộc sống thì chúng ta cũng phải có những chế tài để ngăn chặn, vừa khuyến khích môi trường Internet phát triển nhưng đồng thời quản lý được Internet này cho phục vụ đời sống.

Cho nên chúng tôi đề nghị: Thứ nhất là trong thời gian tới, sẽ tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể là dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi đã triển khai xây dựng Nghị định mới thay đổi Nghị định số 97 năm 2008 về việc quản lý, cung cấp thông tin, dịch vụ và sử dụng dịch vụ trên Internet cũng như là thông tin trên mạng. Nghị định này, hiện nay theo hành trình, chúng tôi đã trình đến Thủ tướng Chính phủ xây dựng và tháng 4 năm 2012 đã hoàn chỉnh sau khi lấy ý kiến của các cấp, các ngành trên mạng, tháng 9 đã trình lên Chính phủ và tháng 4 năm 2013 vừa rồi hoàn chỉnh và đặc biệt là ngày 28 tháng 5 vừa qua đã trình chính thức lên Chính phủ và chắc chắn Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành trong thời gian tới. Đây là một hành lang pháp lý rất quan trọng để góp phần với 6 chương và 46 điều thì góp phần cho chúng ta quản lý tốt việc quản lý, cung cấp, ứng dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Thứ hai, chúng tôi cũng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đang dự thảo để trình Thủ tướng Chính phủ cuối tháng 6 này nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản và thông tin điện tử thay thế nghị định trước đây, nghị định trước đây không có xử phạt trong lĩnh vực thông tin điện tử thì nghị định này sẽ có xử phạt trong lĩnh vực thông tin điện tử, đặc biệt là lĩnh vực internet. Cũng thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, từ đầu năm 2012 đến nay thì chúng tôi đã xây dựng dự án Luật an toàn thông tin số và đã được trình với Quốc hội. Dự án Luật an toàn thông tin số đã được Nghị quyết số 01 ngày 7 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ đưa vào khẳng định rằng phải thúc đẩy dự Luật an toàn thông tin số, dự án luật này chúng tôi đã đưa vào trình trong chương trình dự án luật 2014 mà Chính phủ đã trình Quốc hội. Nhân dịp này rất mong Quốc hội sẽ sớm đưa dự án luật này vào trong chương trình 2014 như Chính phủ đã trình để tạo điều kiện cơ hội cho xã hội ta nói chung và đặc biệt cho Bộ Thông tin và Truyền thông có điều kiện, cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý công nghệ thông tin, quản lý thông tin trên mạng, quản lý internet.

Một đề nghị tiếp nữa, chúng tôi tiếp tục tăng cường củng cố tổ chức bộ máy của mình và đặc biệt trong thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết để có điều kiện nâng cao trình độ đội ngũ nguồn nhân lực, quản lý an toàn thông tin trên mạng và có thể kịp thời chống phá, phát hiện và ngăn chặn những thông tin xấu độc, kể cả từ nước ngoài tấn công vào, cũng như thông tin xấu độc ở trong nước phát tán lên trên mạng. Như chúng ta đã biết, tất cả các tên miền .vn trong những năm qua thì Bộ Thông tin và Truyền thông cùng phối hợp với cơ quan an ninh để có thể phát hiện, để bắt giữ những tội phạm, những hành vi sai trái, nếu dùng sever trong nước, dùng tên miền trong nước Việt Nam.vn thì chúng ta đều có thể xử lý được. Hiện nay chỉ có khó khăn là chúng ta đang có đối tác và thách thức của chúng ta là những tên miền, những sever từ nước ngoài xâm nhập vào chúng ta để cung cấp những thông tin xấu độc sai trái.
Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo

Kính thưa Quốc hội,

Chúng tôi xin được phép báo cáo một số nội dung liên quan đến vấn đề giáo dục đạo đức, vấn đề bạo lực học đường trong lĩnh vực giáo dục.

Công tác giáo dục đạo đức trong học sinh, sinh viên trong những năm vừa qua đã có những đổi mới tiến bộ và thu được những kết quả. Nhiều tấm gương trong học tập, học sinh nghèo vượt khó, tấm gương trong tu dưỡng, trong hoạt động cộng đồng, có cả những tấm gương đã hy sinh thân mình vì việc nghĩa làm lay động chúng ta. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó, tình trạng bạo lực học đường có những diễn biến phức tạp, vấn đề đạo đức học sinh cũng có những diễn biến mới.

Về nguyên nhân về tình hình này: Trước hết bản thân các cháu đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các cháu còn nhỏ, đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất và tâm lý, muốn tự khẳng định mình và hiếu động, như các cụ thường nói "khôn đâu đến trẻ", cho nên không đúng được điều chúng ta mong muốn.

Nguyên nhân thứ hai, liên quan đến sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường kéo theo những mặt tiêu cực tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ.

Nguyên nhân thứ ba, những hành vi bạo lực xuất hiện nhiều trong đời sống xã hội, ngay trong gia đình, trong cộng đồng, xuất hiện tràn ngập trong phim ảnh, Internet, sách báo cũng tạo nên những khó khăn trong việc mà chúng ta đang giải quyết là bạo lực và giáo dục đạo đức cho các cháu.

Về phía nhà trường và ngành giáo dục đào tạo, chúng tôi nhận thấy phương pháp và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên còn hạn chế, chưa tạo được sự lôi cuốn chủ động, chưa tạo nên xúc động, xúc cảm, lay động cho các cháu; Giáo dục đạo đức, lối sống bằng nêu những tấm gương tốt của những người xung quanh, của thầy, cô giáo và trong xã hội chưa được nhiều.

Việc phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc quản lý các cháu, đảm bảo môi trường an ninh cho các cháu học tập cũng như rèn luyện chưa được chặt chẽ, việc giáo dục kỹ năng sống chưa thực sự đi vào chiều sâu và thiếu nhiều các điều kiện cần thiết để triển khai. Công tác tư vấn tâm lý cho học sinh đã có bước đầu nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Đó là một vài các nhận định khái quát liên quan đến nguyên nhân. Để giải quyết những vấn đề trên, ngành giáo dục, đào tạo trước hết đã chủ động đổi mới nội dung phương pháp dạy, học và thi cử chung các môn và nói riêng với môn liên quan đến giáo dục đạo đức, giáo dục công dân. Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho học sinh và sinh viên. Chúng tôi đã lồng ghép trong cuộc vận động học tập, làm theo tấm gương của Bác, có cuộc vận động mỗi thày cô giáo là một tấm gương đạo đức, tấm gương tự học và sáng tạo. Bằng tấm gương thực tiễn của thầy, cô giáo, bằng hành động cụ thể của thầy, cô giáo trong nhà trường để lôi cuốn, thuyết phục các cháu. Việc này được triển khai đồng thời trên 2 hướng: Tôn vinh những tấm gương sáng trong ngành, đồng thời xử lý nghiêm những hiện tượng vi phạm. Chúng tôi đang triển khai rất mạnh mẽ việc thanh kiểm tra, xử lý những vi phạm, tiêu cực, trục lợi trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, để làm cho môi trường giáo dục trong lành, nơi hình thành nhân cách của các cháu được thuận lợi.

Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục triển khai việc giảm tải, đổi mới nội dung dạy học và thi. Như các đại biểu Quốc hội đã thấy, liên quan đến các môn như Văn, Lịch sử, Địa lý vừa rồi, chúng ta đã có thay đổi; Từ thay đổi trong cách thi như vậy đã truyền sự thay đổi sang cách học, cách dạy trong nhà trường. Tôi xin báo cáo kỹ hơn chỗ này một chút. Bài thi văn của các cháu năm nay, tôi được báo cáo, rất nhiều bài thi mực nhòe nước mắt của người viết và nước mắt của cả thày cô giáo khi chấm bài. Trên một số tờ báo đã có diễn đàn ngay sau kỳ thi môn Văn. Nó tạo nên sự lay động không chỉ cho các cháu mà cho cả các thày cô giáo và người lớn. Đây không còn chỉ là bài thi, đây là một bài học bổ ích. Những đổi mới bước đầu của ngành theo chúng tôi đánh giá đã có kết quả trong việc tạo lập cái "sáng", cái "trong" và đẩy lùi "tiêu cực" trong ngành, trong nhà trường và trong xã hội.

Đồng thời với việc chỉ đạo đổi mới nội dung dạy, học và thi cử, chúng tôi đã chủ động chỉ đạo việc tăng cường các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp. Bộ đã ban hành và có hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp hàng năm, phù hơp với từng lứa tuổi, từng cấp học và các địa phương, theo từng chủ đề và thời gian, để giúp cho việc học văn hóa cũng như việc rèn luyện sức khỏe và hình thành nhân cách của các cháu phối hợp đồng bộ với nhau. Trong việc đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, vừa rồi Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng đã có báo cáo, tôi xin nói thêm: Phong trào này được triển khai với 5 nội dung: xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp; đổi mới phương pháp dạy và học; giáo dục kỹ năng sống; tổ chức hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh; chăm sóc các giá trị và các di tích văn hóa lịch sử. Theo phương châm phát huy tổng hợp nguồn lực sức mạnh của nhà trường, của xã hội, của các tổ chức chính trị, đoàn thể để chăm lo hoạt động của nhà trường cũng như việc học, việc rèn luyện của các cháu. Trong việc này như Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã nói, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Trung ương Đoàn, Hội phụ nữ Việt Nam đã tiến hành ký kết các văn kiện phối hợp trong việc triển khai các công việc để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Tôi xin nói kỹ thêm về các di tích mà Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nói là 7.000 di tích đã được giao cho ngành giáo dục để các cháu cùng các thầy cô giáo chăm sóc các di tích này, tìm hiểu, học tập, sưu tầm, giới thiệu với các quan khách, với những người thăm quê, thăm trường, thăm di tích. Việc này nhằm tạo nên sự hiểu biết và lòng yêu mến, biết ơn đối với cha ông, đối với quê hương, trên cơ sở đó là đối với đất nước.

Việc triển khai việc dạy hát dân ca được sự phối hợp rất tốt của ngành văn hóa đã được triển khai và có những kết quả rất tốt. Việc này một mặt là bồi dưỡng tình yêu quê hương giữ gìn bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa và cũng góp phần để bồi đắp tình cảm của các cháu.

Về các bảo tàng, Bộ Giáo dục cùng với Bộ Văn hóa đã triển khai theo ngành dọc, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc miễn và giảm giá vé khi các cháu vào các bảo tàng, di tích tham quan, học tập. Việc này cũng thuận lợi cho việc chúng tôi đổi mới việc dạy văn, dạy sử, các môn khoa học, xã hội và nhân văn.

Với Trung ương Đoàn nội dung tập trung vào việc tổ chức các hoạt động tập thể để hình thành nhân cách, lối sống, thế giới quan của học sinh, sinh viên thông qua nhiều hoạt động, rõ nhất và tất cả chúng ta đều thấy là hoạt động thanh niên tình nguyện đã có trong nhiều năm và có những kết quả rất tốt.

Với Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, chúng tôi phối hợp cùng với hội để triển khai ở các nhà trường, đặc biệt ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc việc đảm bảo ba đủ cho các cháu: đủ ăn, đủ mặc và đủ sách vở, để cho các cháu đi học.

Chúng tôi cũng triển khai việc chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, các đối tượng người có công với nước, hoàn cảnh khó khăn vừa thể hiện lòng kính trọng biết ơn, chia sẻ giúp đỡ khó khăn.

Ngoài phối hợp giữa 5 bộ, ngành và cơ quan, hội đó thì Bộ Giáo dục và đào tạo chúng tôi đã có ký kết với Bộ Công an một thông tư, (Thông tư số 34) liên quan đến việc phòng, chống ma túy, đảm bảo an ninh trong nhà trường và đảm bảo an ninh trong môi trường nơi các cháu đi từ nhà đến các trường, lớp học, tránh bị bạo lực, các cháu đánh nhau, các cháu bị người khác đánh, bị trấn lột. Việc này được ngành công an và tất cả các địa phương triển khai phối hợp với chúng tôi rất tốt.

Tương tự như vậy, Bộ Giáo dục và đào tạo có phối hợp ký kết quy chế phối hợp với Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia và Bộ Giao thông vận tải để triển khai việc đảm bảo an toàn tính mạng của các cháu trong quá trình đi học, nhất là đối với các cháu ở bậc học trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Với các hội khoa học, chúng tôi đã có ký kết quy chế và trên thực tế đã triển khai khá tốt sự phối hợp với Hội Khoa học lịch sử, Hội nhà văn, Hội toán học, Hội vật lý và nhiều hội khác để triển khai việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy và học các môn khoa học này. Đồng thời thông qua việc dạy, việc học, thi cử đó để góp phần bồi dưỡng hình thành nhân cách, nhận thức cho các cháu để vừa nâng cao đạo đức cũng như vừa đẩy lùi bạo lực. Tôi xin hết.
Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội

Thưa Quốc hội.

Cho đến giờ này chúng ta đã có 17 đại biểu chất vấn, số câu hỏi đặt ra khoảng 35 câu hỏi đối với Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao, du lịch và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông cũng đã phối hợp trả lời các ý kiến chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Như vậy, xin Quốc hội cho phép dừng phần chất vấn Bộ trưởng ở đây, cũng đã lấn sang thời gian của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hơn nửa giờ đồng hồ rồi. Bây giờ còn lại 16 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu Chu Sơn Hà và Nguyễn Sỹ Cương muốn đặt lại câu hỏi, tôi đề nghị các vị đại biểu Quốc hội vui lòng gửi câu hỏi tới Bộ trưởng và Bộ trưởng trả lời, đồng thời gửi cho các vị đại biểu Quốc hội được biết. Tôi xin phép nói mấy phút để chúng ta kết thúc phần chất vấn ở đây.

Thưa Quốc hội, các đại biểu Quốc hội giành nhiều tình cảm, sự quan tâm và đặt nhiều câu hỏi rất rõ, súc tích, thẳng thắn đối với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hoàng Tuấn Anh.

Các đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng cũng đã làm rõ, đã thảo luận, thậm chí là có tranh luận những ý kiến liên quan và đều khẳng định văn hóa, thể thao, du lịch của nước nhà đã có nhiều tiến bộ, có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước chúng ta. Nhưng quan trọng hơn, tại diễn đàn này các đại biểu Quốc hội cũng đã đặt ra nhiều lo lắng trong các lĩnh vực này, đặc biệt là vấn đề văn hóa, vấn đề đạo đức xã hội.

Tôi đề nghị, theo tinh thần tiếp thu của Bộ trưởng rất cụ thể, đi vào từng câu hỏi, từng nội dung, như vậy, các câu hỏi cũng đã được giải đáp khá rõ và Bộ trưởng cũng đã đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết những tồn tại, bất cập trong lĩnh vực văn hóa, nhất là vấn đề xuống cấp, vấn đề có biểu hiện xuống cấp trong đạo đức xã hội nói chung, cả lớp trẻ, cả trong gia đình, cả trong xã hội, cả trong các mối quan hệ của xã hội chúng ta.

Các giải pháp đó của Bộ trưởng cũng đã dùng rất nhiều những khái niệm để tỏ rõ quyết tâm, tìm cách ngăn chặn, tìm cách quản lý, tìm cách kiểm tra, thanh tra, hoàn thiện cơ chế và kiên quyết xử lý, quyết tâm để xây dựng nền văn hóa của nước nhà tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và nền thể thao của nước nhà tiến bộ trong thời gian tới, cũng như phát triển ngành du lịch của chúng ta.

Đối với văn hóa và đi theo nó là vấn đề tư tưởng, vấn đề đạo đức xã hội, chúng tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, các ngành để có những biện pháp tích cực, phát huy cho được sức mạnh của nền văn hóa là động lực tinh thần của đất nước, phát huy cho được sức mạnh của nền văn hóa, truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc của chúng ta. Đồng thời khắc phục cho được những tồn tại mà các vị đại biểu Quốc hội đã nêu trong phiên chất vấn này, cho phép tôi không nhắc lại, nhưng xin nhấn mạnh thêm là xây thì để chống, ngược lại chống cũng để mà xây, khắc phục cho được các hiện tượng tiêu cực rất đáng lo ngại, nhất là các biểu hiện tiêu cực trong tác động của chính ngành văn hóa chúng ta và tác động của công tác thông tin, truyền thông do sự phát triển và nó cũng có mặt trái, cũng có tiêu cực. Sự nghiệp giáo dục đào tạo của chúng ta cũng có những vấn đề còn bất cập, cho nên nó cũng tác động tới lớp trẻ của chúng ta rất đáng lo ngại.

Thứ hai là có những biện pháp tích cực để thúc đẩy, nâng cao vị thế, tiềm năng ngành du lịch Việt Nam, để du lịch Việt Nam phát triển với một tốc độ nhanh, với một thương hiệu tốt và trở thành một ngành kinh tế góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của nước nhà từ nay tới 2015, 2020 tạo ra một tốc độ tăng trưởng trong du lịch bằng cách khắc phục những tiêu cực, những hạn chế ở trong ngành du lịch, xây dựng cho được sản phẩm du lịch và thực hiện quảng bá du lịch một cách rộng rãi, đồng thời đào tạo, nâng cao trình độ năng lực của ngành du lịch, làm sao khách đến thì hài lòng, khách đi thì muốn quay lại và tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch của chúng ta sẽ là 20, 30% hàng năm.

Thứ ba, đồng bào cử tri cả nước và đại biểu Quốc hội cũng rất quan tâm tới lĩnh vực thể dục, thể thao. Đây là một ngành cực kỳ quan trọng, nó góp phần nâng cao chất lượng, thể chất của người Việt Nam, nâng cao vị thế màu cờ, sắc áo của đất nước chúng ta trong khu vực và trên trường quốc tế. Ngành văn hóa thể thao, du lịch cần sớm khắc phục những tồn tại trong ngành thể dục, thể thao đã được Quốc hội chỉ ra tại phiên chấp vấn này. Tôi không muốn nhắc lại phát biểu của các đại biểu Quốc hội nữa, Bộ trưởng đã ghi chép đầy đủ và có biện pháp khắc phục, lần sau tới cuối năm và cuối nhiệm kỳ này Bộ trưởng có thể báo cáo Quốc hội những chuyển biến tích cực trong ngành văn hóa, du lịch, thể dục, thể thao mà trách nhiệm quản lý thuộc Bộ trưởng. Xin phép Quốc hội cho dừng phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch ở đây. Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Xin Quốc hội cho chuyển sang phiên chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền.


Каталог: content -> tintuc -> Lists -> News -> Attachments
Attachments -> TÒA Án nhân dân tối cao
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> PHÒng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng csgt đƯỜng bộ Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 355.93 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương