VĂn hóa cự thạch trên báN ĐẢo hàn quốc lịch sử khám phá & khảo cứu loại hìnhcăn bảN



tải về 221.3 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích221.3 Kb.
#25109
1   2   3   4

Cố gắng gắn kết các quần thể kiến trúc Cự thạch với từng vùng – miền văn hóa cụ thể như vậy còn có thể ghi nhận trong nhiều chuyên khảo khác. Trong công trình nghiên cứu gần đây nhất, nhà khảo cổ học Song Nai Rhee (1999) đã nỗ lực phác thảo “xã hội và văn hóa của những người xây dựng Dolmen tiền sử vùng Naju cổ” trong khoảng thời gian từ 600 BC. đến 500 AD. Miền văn hóa này chứng kiến sự thành tạo của hàng ngàn Dolmen các loại hình và kích cỡ (1.100 / khoảng 4.000 Dolmen phát hiện được ở Triều Tiên), mà phần lớn phân bố trong các thung lũng ven các dòng chảy của hệ thống sông Yongsan (tây nam Triều Tiên).

Theo tác giả, từ năm 600 BC., cùng với sự khai triển nông nghiệp cũng là lúc bắt đầu xây dựng những cấu trúc mộ Cự thạch dạng Dolmen trước hết để tưởng nhớ người chết là “các thành viên quan trọng trong làng” (important members of their village - community), nâng cao mối liên kết cộng đồng và đề cao vai trò của thủ lĩnh là những người lãnh đạo các sự nghiệp kiến thiết Cự thạch. Sau đo, các công trình Dolmen chỉ dành cho “các thủ lĩnh” (chiefly leaders) (Rhee-Choi, 1993). Những người kiến tạo Cự thạch thường sống trong các ngôi nhà nửa chìm dưới đất trong một làng nông nghiệp quy tụ chừng 40 – 50 di chỉ.

Họ chế tạo gốm bằng tay đơn giản, có ít hoặc không có trang trí bề mặt phôi gốm, làm ra các công cụ – vũ khí đá như: rìu bôn, dao gặt hay liềm hái có 3 mặt, dao găm, mũi tên đá. Từ 400 – 300 BC., vũ khí đồng như dao găm có họng thuộc loại hình Manchuria mang đặc điểm Triều Tiên xuất hiện (Choi, M.L., 1984; Choi, S.N., 1987) và thuật luyện kim là “độc quyền của các thủ lĩnh tín ngưỡng Shaman” (monopoly of Shamanistic chiefs” – những người đã sử dụng đồ đồng như “biểu tượng quyền lực thủ lĩnh” (symbols of chiefly power) cũng như khi hành lễ ma thuật Shaman cũng là những người được chôn trong các mộ đá với hàng lỗ ở Ch’op’o-ri (Hamp’yong) cùng các đồ nghi lễ thủ lĩnh.

Vào khoảng 200 BC., nghề đúc đồng bản địa đạt trình độ cao, với nhiều thành phẩm dành cho nghi lễ như: dao găm thon mỏng, giáo, vũ khí kiểu “Ko-halberds”, gương đồng với nhiều núm nhũ và trang trí hình học, chuông đồng có liên quan với vết tích đồng thau Ch’op’o-ri (Lee, – Suh, 1988). Nhiều đồ trang sức như hạt chuỗi “hình ống”(tubular) hay “hình dấu phẩy”(comma) bằng đá jade đã xuất hiện. Các mộ đá dạng “Stone-Cist” hay mộ phủ đá với các hàng lỗ được thay thế bởi Dolmen. Miền Naju cổ đã đi đến “Nhà nước của các thủ lĩnh xây dựng trên cơ sở xã hội giai cấp phân tầng thực sự do các lãnh tụ điều hành cả 2 trách nhiệm thế tục và tôn giáo” (the State of a complex chiefdom based on a truly stratified society, led by chiefly leaders performing both secular and religious duties). Suốt cả giai đoạn này, Dolmen xây dựng trong thời kỳ sớm đã đạt đến đỉnh điểm, vì sự khai triển hoạt động sản xuất kinh tế nông nghiệp giờ đây đòi hỏi tập trung lực lượng và thu hút nhiều hơn thời gian lao động của nông dân.

Vào khoảng 100 BC., cư dân thung lũng Yongsan đã có nền kinh tế nông nghiệp “phát đạt” (full-fledged) xây dựng trên cơ sở lúa nước. Với những nông cụ gỗ, họ trồng cả lúa mạch (barley), lúa mì (wheat), dưa chuột (cucumber) và cả cây họ đậu (legumes). Họ đã sử dụng những công cụ bằng sắt đầu tiên trong khai hoang vỡ hóa, cầy bừa, gặt hái, làm thủy lợi, gắn kết vùng đồng bằng ven biển Naju với thế giới bên ngoài như Kaya, Nhật Bản và Trung Hoa. Họ làm thêm các loại hình đồ gốm mới như: các chum miệng tròn và đánh bóng mặt ngoài mầu đen, cốc vại và nồi hấp có quai và có chân đế cao, họ sản xuất đồ sơn mài, các trang sức gỗ có khắc chạm và cả những nhạc khí đặc thù giống : “multi-strionged musical Kayakun” (Cho,-Chang, 1993; National Museum, 1997). Họ mai táng người chết trong các quan tài bằng chum (jar coffin) – tục lệ dần chiếm ưu thế trong vùng này mà thời kỳ sớm nhất chỉ với 2 chum thô úp miệng vào nhau có kích thước trung bình: dài 80; rộng 30cm (Suh, 1987 – 1989).

Vào khoảng 250 – 300 AD., các thủ lĩnh từ những vùng khác của bán đảo Triều Tiên đã xâm lược vùng này bằng quyền lực kinh tế và chính trị, và đặt quyền kiểm soát của họ với công cụ – vũ khí sắt, cùng quyền lựa chọn ruộng lúa, thể hiện qua những mộ có quan tài chum rộng (cỡ khoảng 170 x 70cm), thường chôn ngoài gò mộ và chứa nhiều đồ tùy táng như trang sức bằng đá jade, rìu, dao và cả thỏi sắt khai quật ở Ok’yari và Wolsongni (Yong’an) (Suh, 1987; Rhee-Choi, 1992; Lee, 1996). Khoảng 300 – 350 AD., lũng bằng Naju chín muồi những điều kiện chuyển tiếp lên một xã hội có Nhà nước hoàn chỉnh hơn và ở trình độ phát triển cao hơn, với sự điều hành của một “thủ lĩnh tối cao” (maximal chiefdom).

Đến 400 AD., các loại hình mai táng trong chum truyền thống vẫn tồn tại nhưng có biến đổi: Chum nung cao, đặc trưng bởi vỏ quan tài dầy nặng dài 300 x 150m chôn trong gò mộ dạng “Tumuli” bằng đất đắp hình vuông , chữ nhật, hình tròn, có đường kính khoảng 30m. Dạng mộ có quan tài chum Mammoth nổi trội ở đồng bằng Naju (từ Yong’am đến Bannam-myon ) và những vùng phụ cận, mà có thể là trung tâm kinh tế – chính trị của thung lũng sông Yongsan cũng theo hướng di chuyển này và Bannam đã trở thành trái tim của cả đồng bằng Naju mầu mỡ.

Trong các mộ dạng này, đồ tùy táng rất phong phú; Ví như, ở di tích Shinch’on-ni 9 – nơi được coi là mộ phần 1 thủ lĩnh địa phương, 1 người có địa vị cao trong cung điện Paekche (Ahn, 1983), người ta tìm được nhiều đồ kim loại bằng sắt như: các kiếm dài, rìu, giáo, mũi tên phần lớn có nguồn gốc Kaya; ngoài ra còn:1 mũ đồng mạ vàng, 1 đôi giày đồng mạ vàng, móc vàng, 2 thanh kiếm có vòng núm chuôi hình công hoặc đầu núm tròn bằng bạc, 3 lá dát bạc mỏng và cả chuỗi trang sức bằng đá jade. Mộ “Mammoth jar coffin tombs” tồn tại 1 thế kỷ sau đó và được thay thế bằng các loại hình mộ Cự thạch cấu trúc “phòng đá” (Stone chamber tombs) ở Paekche (500 AD.) và những nơi khác (550 AD.).

Vào năm 450 AD., trong thời gian xây dựng mộ đá Shinch’on-ni 9 với các đồ tùy táng đặc biệt “uy thế” (prestige goods), đã có 1 vị vua (Kingdom) đứng đầu “Quốc gia tập trung sớm” (early centralized State) ngự trị cả vùng Naju từ kinh đô Bannam đến thung lũng sông Yongsan. Vị vua chôn trong cấu trúc mộ này có thể là vua Mahan của Quốc gia Mokchi, người đã thống nhất 20 “Mahan” địa phương khác.

Sự tập trung quyền lực Naju cổ là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội và hình thành những “Quốc gia sơ khởi” (primary States) – thành tựu không phải của những người di cư hay xâm lăng từ bên ngoài đến, không giống với các trường hợp khác như Kochoson ở tây bắc, Hansung Paekche ở châu thổ sông Hàn và các quốc gia Shilla, Kaya ở miền Nam. Tiến trình hội tụ quyền lực này không diễn ra bằng những cuộc chiến tranh đẫm máu như ở các vùng khác, mà nhờ chính vào tài năng khai thác môi trường tự nhiên giàu có để phát triển kinh tế – xã hội – văn hóa của cư dân bản địa.

Quốc gia sớm Naju có thể bộc lộ đầy đủ quyền lực tuyệt đối của “Vương quyền” (powerful Kingdom), giống như Silla ở đối diện. Đương nhiên, những cuộc bành trướng từ Nohoushoki của Paekche về hướng nam, xâm lược các quốc gia Mahan (từ năm 369 AD.) đã ngăn cản các ý tưởng cách mạng ở Naju vào khoảng 500 AD (Choi, M.L., 1988; Park, 1989). Các truyền thống bí mật trong “thế giới của các Dolmen” Cự thạch Naju cổ được “giải mã” dần dần trong trăm mối kết bện-đan cuộn (interwined) với các tri thức xã hội – chính trị – văn hóa và tín ngưỡng bản địa từ thuỏ ấy .v.v…

Dù rất nhiều nỗ lực đã bỏ ra nghiên cứu từ hàng thế kỷ nay, nhưng cho đến bây giờ, không ít câu hỏi nền tảng liên quan đến Dolmen và Cự thạch Triều Tiên còn bỏ ngỏ. Ví như, từ đâu văn hóa Cự thạch đến bán đảo này? Những đặc trưng văn hóa vật chất và nguyên do thịnh hành (flourshing) của truyền thống xây dựng di tích kiến trúc Cự thạch ở bán đảo Triều Tiên và cả ở vùng Đông Bắc Á là gì và vì sao?

Sự biến hóa đa dạng (diversified) phong cách kiến trúc Dolmen và kết luận Cự thạch Triều Tiên như là sản phẩm văn hóa cơ bản của những người nông dân thuộc thời đại hậu kỳ Đá mới; hay chỉ là “thành phẩm độc nhất” (sole product) của chủ nhân văn hóa đồ Đồng trên bán đảo này vẫn còn cần được kiểm chứng và minh định thêm.

Nhưng dù có thế, người ta vẫn rất tin rằng: Dolmen Triều Tiên là thành tố quan trọng của văn hóa Cự thạch, là cơ sở vật chất có giá trị biểu đạt thế giới tinh thần phong phú và bí ẩn của tiền bối chúng ta. Chúng được kiến thiết để làm nơi trú ngụ các linh hồn Tổ Tiên. Con người xây dựng công trình Đá lớn vì chính họ tin rằng: trong “Cự thạch” có “năng lực huyền bí” (mysterious power) chứ không chỉ đơn giản coi Đá lớn như vật liệu xây dựng thô thiển. Họ tin rằng có “linh hồn trong Đá lớn” có ảnh hưởng mạnh mẽ tới “thần Thiên mệnh” (fate) và đem lại các vận may cho họ và cả cộng đồng của họ. Họ thờ Đá lớn thành kính như “Vật linh” (Animism) – nơi ẩn chứa “linh hồn” biểu tượng cho sức mạnh vô biên của các “Hiện tượng tự nhiên và vũ trụ” (Natural Phenomera and Universe) (Whang, Y.H., 1982).
TÀI LIỆU DẪN

AHN, S.J.1983.A Study of Jar coffin tombs of PaekchePaekche Munwha, Kangju Teachers College, 15.

BAHN, P.G., ed.,1995. 100 Great Archaeological Discoveries, Barnes & Noble Books, Hull–London.

BOUCHOT, J.,1927a. Les fouilles (de Xuan Loc)Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, n.s., 2(2): 155-156, 1pl.; 1927b. Fouilles (à Xuan Loc)Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, n.s., 2(3): 219-220. ; 1929. Quelques notes en marge de la découverte de Xuan LocBulletin de la Société des Etudes Indochinoises, n.s., 4(2): 114-124, 4 pl. Sai Gon.

CHENG, T.K.,1946. Slate Tomb Culture of Li-fan Harvard Journal of Asiatic Studies, 9: 63-80; 1963. Chou China. The Archaeology of China. Cambridge,3 (Heffers and Sons), 47: 181-182.

CHO, H.J., – CHANG, J.K.,1993. A Preliminary Report on the First Excavation of the Shinch’ang-Dong Site in Kwangju City – Kwangju National Museum.

CHOI, M.L.,1978. The Typology and Chronology of Dolmens in Jeonnam Provinces – The Korean Historical Association:78; 1984. A Study of the Yongsan River Valley CultureDong Sing Sa, Seoul; 1988. The Significance of Ancient Tumuli at Bannam. The Ancient Tumuli of Bannam Myon in Naju – Kwangju National Museum and Naju County, 197-206.

CHOI, S.N., 1987. The plain Pottery Culture of Chonnam Region. A Fests chrift in Honor of Prof. Won Yona Kim’s Retirement. I Iichisa, Seoul, 343-362; 1993. A Study of Korea’s Protohistoric Culture - Hakyon Munhwasa, Seoul.

DO, Y.H.,1959. A Study of Korea Megalithic CultureKokominsok, 4.

FERGUSSON,J.1872. Rude Stone Monuments in all countries, their ages and uses. London: John Murray.

HWANG, K.D.,1965.The Bronze Age Social Problems considered with graves systemKokominsok, 14.

IM, S.G.,1976. A Synthetic Study of the Dolmens in the Korean Peninsula - The Baiksan Hakbo, 20.

IM, Y.J.,1997. Stone chamber Tombs of the Honam Region and their Relatioship to Paekche- Problems in Honam Archaeology. Seoke: The Korean Archaeological Association, 37-73.

IMAMURA, K.,1996. Prehistoric Japan – University College London Press, Biddles Ltd, Guildford and King’s Lynn, England.

KIM, B.M.,1982.ed. Megalithic Cultures in Asia (MCA) – Monograph, N.2. Hanyang University Press,Seoul,133 Korea.

KIM, C.W. et al.,1967. Studies of Dolmens in Korea – Seoul: National Museum of Korea.

KIM, W.Y.,1974. The ancient graves –Seoul: Gyoyang Gooksa Chongsu, 2.

KOCHANG COUNTY, CHOLLABUKDO PROV.,1999. The remains of Kochang Goindol (Dolmen) (Korean and English). Chollabukdo Province, Korea.

LEE,E.C.,1982. Chronology of Kaya Tombs Journal of the Korean Archaeological Society,12: 157-211.

LEE, J.H.,1996. Classification and Changing patterns on the jar coffin tumuli in the Yongsan River Region Journal of the Korean Ancient Historical Society, 22: 31-68.

LEE, K.M., – SUH, S.H.,1988. Hamp’yong ch’op’ori Site – Kwangju National Museum and Hamp’yong County.

LEE, Y.M.,1993. A Study of the Dolmen Society in Chonnam Province – A doctoral dissertation. Korea Teacher training University, Seoul, Korea.

LIM, Y.J.,1991. Seong Ju Dae Chi-Li Giseon Moi Gun – Jeon nam Dae hach Khopak mul kukih Seong Ju Gun (Viện Bảo tàng Trường Đại học Jeonnam, huyện Seong Ju).

MANIN, J.M,1977. Những vấn đề sinh thái trong thời đại cách mạng khoa học-kỹ thuật (chữ Nga), Minsk.

NAJU CITY – MOKPO NATIONAL MUSEUM.,1998. Character of Ancient Society in Naju Region The 98th International Symposium, Korea.

PARMENTIER, H., 1929. Vestiges mégalithiques à Xuan LocBulletin de l’Ecole francAIse d’Extrême-Orient, 28 (3-4): 479-485. Hà Nội; Paris.

PHẠM ĐỨC MẠNH, 2000. Những dấu tích văn hóa Cự thạch cổ xưa ở Nam Bộ (Việt Nam) trong khung cảnh tiền sử – sơ sử Khu vực và Châu lục – Văn hóa Nam Bộ trong không gian xã hội Đông Nam Á – TĐHKHXH&NV-ĐHQGTPHCM, 2000, NXB Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí MInh, 15-53; 2002. Quần thể kiến trúc Cự thạch miền Đông Nam Bộ: Tư liệu và đôi điều nhận thức – Khảo cổ học, 3: 42-60.

RHEE, S.N.,1999. Society and Culture of ancient Naju region in light of Archaeology. Korea.

RHEE, S.N., – CHOI, M.L,1992. Emergence of complex society in prehistoric Korea – Journal of the World Prehistory, 6 (1): 51-96. Korea

RHI,C.S.1976. A Studyof stonecist inKorea Journal of the Society for KoreanArchaeological Studies, 1. Seoul.

RIM, B.T.,1964. The typology and chronology of Korean dolmensSa Chong, 9. Korea University.

SEOK, K.J.,1979. A Study of dolmens in Northwest Korea (Korean) – Journal of Archaeology and Ethnology,7. Korea.

SEOUL NATIONAL UNIVERSITY,1978. The Hunamri Site 4. A prehistoric village Site on the Han River – Progress Report 76,77 (The University Museum and Department of Archaeology) – Archaeological and Anthropological Papers, 8. Seoul – Korea.

SNU.,1978. The Hunamri Site 4, a prehistoric village site on the Han river – Progress report 76, 77” (The University Museum and Department of Archaeology) – Archaeological and Anthropological papers, vol.8.

SUH, S.H.,1987. Jar coffin burials in the Yongsan River Valley - A festschrift in honor of prof.Won Yong Kim’s retirement I. Iichisa, Seoul, 501-524; 1989. The jar coffin culture of Yongsan River Region and the Kobun (Early Tumuli) Culture of Chonnam Region – Journal of the Korean Archaeological Society, 22: 127-139.

SUH, S.H., – SUNG, N.J.,1988. The ancient tumuli of Bannam Myon in Naju. Kwangju National Museum and Naju County.

SUNG, N.J., 1991. Origin and deveelopment of large jar coffins in the Yongsan River region Cultural Provinces of Chonnam Province, 3: 35-57.

TORII,R,1917. Excavation report of Pyongnam and Hwanghae Provinces Cho-Sun Chongdogbu. Seoul.

TO-U-HO,1962. Về văn hóa Cự thạch Triều Tiên – Dân tộc học Xô Viết (chữ Nga), 4. Moscow.

UMEHARA, S.,1947. The ancient graves of KoreaA Study of ancient graves of Asia, 2. Seoul.

UM-DA-SNU.,1978. The Hunamri Site 4, A prehistoric village Site on the Han River – Progress report 1976-1977 - Archaeological and Anthropological paperers of Seoul National University, 8.

WHANG, Y.H.,1982.The general aspect of megalithic culture of Korea–MCA,41-64.

CHÚ DẪN MINH HỌA

H.1. Công trình đá của vua Kwanggaet ở bờ bắc sông biên cương Hàn-Hoa (Imamura,K.1996)

H.2. Goindol (Dolmen) ở Maesan, Chuklim-ri, Korea (KCCPK,1999)

H.3. Goindol (Dolmen) ở Kochang, Chollabuk-do, Korea (KCCPK,1999)

H.4. Goindol (Dolmen) lớn nhất Korea ở Dosanri Korea (KCCPK,1999)

H.5. Ba loại hình (a-c) Dolmen cơ bản ở Korea (Whang,Y.H.1982:49;fig.1)

H.6. Dao đá (a); Mũi tên đá (b) trong các Dolmen dọc Sông Hàn (Kim, B.M.1982)

H.7. Gốm đỏ bóng ở Dolmen Daepy’ong-ri, Nam Hàn (Kim, B.M.1982)

H.8. Tùy táng phẩm trong Dolmen Seongju, Chonnam-Korea (Lim,L.J.1991).
VĂN HÓA CỰ THẠCH HÀN QUỐC

TRONG BÌNH DIỆN VÀ Ý TƯỞNG “GIẢI MÔ RỘNG HƠN
PHẠM ĐỨC MẠNH
Cự thạch (Megalithes; Megaliths) khởi nguyên tự Hy Lạp: “Đá” (Lithos) và “Lớn” (Mega); tưởng có thể hiểu giản dị như là các công trình cổ nhân tạo bằng: “Đá lớn” hoặc: “Đá rộng” (large stone) là đủ.; cũng như thuật ngữ : “Văn hóa Cự thạch” những tưởng chỉ cần hiểu là “Văn hóa có những kiến trúc làm từ Đá lớn” (Megalithic Culture means the Culture has srchitecture made of huge stones) là đủ.

Thế nhưng, trong thực tiễn, di sản được xếp chung vào loại hình văn hóa đặc sắc này thuộc đủ kích cỡ và thật “muôn hình vạn dạng”; mà không ít trường hợp, Cự thạch đã được người ta hiểu không đơn giản là “Artifact” (gồm cả “Mentifact” lẫn “Manufact” – sản phẩm do hoạt động thực tiễn hoặc do bàn tay con người làm từ Đá lớn), mà còn cả những công trình giống như là “Thiên tạo” (Eco-Naturfact) nữa. Từ những tảng đá thô kệch có hay không sơ chế thành trụ dung dị nhất được người xưa tôn thờ, hay chủ động đem chôn đơn lẻ kiểu: “Đá dựng” (Menhir), “Đá đứng” (Uprightstone), ”Độc thạch” (Monolithes), hay chúng được xếp thành hàng – dãy, có khi tới vài trăm trụ giống như “Trường thạch” ở Pháp, hoặc khép thành vòng kiểu “Hoàn thạch” (Stone circles; Cromlech) ở Ireland, Nhật Bản và An Độ .v.v…; Cho đến những công trình kiến trúc làm từ Cự thạch được xếp đặt thành quần thể dầy công hơn, chế tác điệu nghệ hơn, phối trí cầu kỳ hơn. Ví như, những công trình được ghép lắp thành “Bàn” (Table), “Ghế” (Seat, Chair, Bench), “Phòng” hay “Buồng” (Chamber, Salle, Room) trên mặt đất; hoặc cấu trúc thành hầm chìm trong đất (dạng: Dolmen, Stone-Cist, Stone-Grave) với quan hay quách đá – những cấu trúc thường thấy trong các “Nghĩa địa Đá” (Stone Cemeteries); Đến cả những công trình “Thánh thạch” huyền bí, những đại phẩm nghệ thuật dị thường kiểu tượng người phụ nữ cao gần 300m ở giữa Địa Trung Hải, bên những bức tường đá có văn khắc “mã hóa” những thông tin tiền sử từ 5.000 năm trước, và hàng trăm pho tượng nặng hàng chục tấn trẻ hơn vài thiên kỷ trên Đảo “Phục Sinh” (Pâques) cô độc giữa Biển Thái Bình .v.v… (Renfrew,C.–Bahn,P., 1991; Bellwood, P., 1978; Cao Xuân Phổ, ).

Thậm chí không ít người còn muốn ghép vào “Cự thạch” và “Văn hóa Cự thạch” nhiều hình loại Đá lớn khác như: những cánh đồng chum đá, những bình-vạc đá lớn làm quan tài táng người, những lòng chảo và cấu trúc thềm đá, những “Thạch lộ” (Stone Avenues) và những hồ ke đá, những bãi lát đá phẳng, những bàn thờ, máng xối hay cối giã bằng đá lớn; và, dường như với quan niệm thông thường về kiến trúc: “Nền đá để thể hiện“ (Stone-megalithic frames) không tách rời “Điêu khắc“(Petroglyph ) và “Hội họa” (Pictograph), còn muốn thu gom thêm không ít trong số hàng triệu tiêu bản là tác phẩm thuộc truyền thống văn hóa nghệ thuật trên đá từ tiền sử ở hơn 120 quốc gia khắp năm Châu lục, đẩy Cự thạch xa dần tầm với của không ít chuyên ngành.

Mặt khác, sự dàn trải của Cự thạch trên khắp hành tinh còn đẻ ra nhiều lý thuyết cực kỳ “lãng mạn” khác (romatic). Từ quan niệm gắn liền chúng với “những người đi biển”, với những cuộc viễn du của “Những đứa con của mặt trời” (The Children of the Sun) (Perry, W.J., 1918); hay quan điểm về “nguồn gốc Caucasia” của lớp cư dân sống giữa biển Hắc Hải và Caspia – những người Châu Au di cư sang Châu Á (qua ngả Hymalaya rồi phân nhánh ở vùng cao Đông Nam Á xưa từ Tây Tạng (Tibet) đến Đông Dương và tỏa ra Châu Đại Dương) ở một hướng lớn; và đến Đông Nam Thái Bình Dương và Mỹ Châu về một hướng khác, để lại những công trình đá khổng lồ đến dị thường trên đường đi của họ (Keane, A.N., – Haddon, A.C., 1920; Kohlbrugge, J.H.F., 1930); Đến các kiến giải trái ngược nhau về cơ bản, coi chúng như sáng tạo của riêng từng cộng đồng người cụ thể – “Những đấng sáng tạo bản địa” (Original Creators), và những cuộc thảo luận không bao giờ ngã ngũ, kiểu giữa các lý thuyết Dân tộc học “Elementargedanken” của Bastian“Migration theory” của Ratzei .v.v…



Trong bình diện Châu Á – vùng đất chiếm tới 1/5 diện tích và ½ dân số thế giới, các loại hình di tích được xếp chung vào truyền thống văn hóa Cự thạch cũng không kém phần đa dạng và phức tạp ngay từ chính quan niệm chung của các học giả uyên bác của thế giới về “Cự thạch” và “Văn hóa Cự thạch”. Dù đã có không ít chuyên khảo, các hệ thống công bố ở mức tiểu ban trong Hội nghị khoa học Quốc tế về lịch sử văn hóa vật chất ở từng khu vực hay ở cả Châu lục; thậm chí đã có tới 2 kỳ “Đại hội Cự thạch Thế giới” (World Megalithic Congress) của “Hiệp hội Cự thạch Thế giới” (World Megalithic Association), tổ chức ở Thủ đô Hàn Quốc gần đây, còn biết bao khác biệt xoay quanh những vấn đề quan trọng nhất liên hệ với “Cự thạch” và “Văn hóa Cự thạch”; ngay từ chính các loại hình cơ bản nhất kiểu: “Dolmen”, “Stone-Cist”, “Menhir”, kể cả những công trình mang vóc dáng “Lăng” (Shrine) hay “Tượng” (Statue) của Moai, Malta, Đảo Phục Sinh .v.v… có ở xứ sở này.

Sự khác biệt còn nằm ngay trong chính mỗi loại hình Cự thạch ở từng vùng – miền phân bố ở Á Châu (cũng như trên hành tinh). Nhưng chính điều đó dường như lại ghi nhận sự khác biệt của từng bối cảnh văn hóa của các công trình Cự thạch, chứ không chỉ giản đơn là tùy thuộc những vùng – miền cung ứng nguyên liệu nham thạch kiến thiết chúng. Ít nhất thì cũng vì thế mà những công trình có khả năng “gây kinh ngạc” cho chúng ta về “những bước đi của Nhân loại” (Henri, Jean Hugo, 1998) của các tổ tiên chúng ta, bước liên tục từ tiền sử đến tận ngày nay, nhưng vẫn chưa hề và có thể là mãi mãi không tiết lộ hết bí mật của chúng. Ít nhất thì đấy cũng là một trong những lý do để nhiều học giả coi chúng như “những di sản nhân loại” cần được tôn trọng, bảo tồn, nghiên cứu và truyền lại mãi mãi cho thế hệ mai sau.

Trước đây hơn nửa thế kỷ, nhà khảo cổ học lỗi lạc người Anh V.Gordon Childe từng phát biểu rằng: “Thuật ngữ “Cự thạch” (Megaliths) chỉ dùng cho những công trình tưởng niệm đồ sộ, dù công dụng của chúng chưa biết đầy đủ hoặc còn đầy bí ẩn, chúng ta vẫn có quyền giả định rằng chúng được người xưa kiến tạo vì sự mê tín hoặc giả phục vụ các mục đích nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng của họ” (Childe, V.Gordon., 1947 – 1948).

Hàng ngàn di tích kiến thiết từ Đá lớn muốn hình thù và kích cỡ vùa phác thảo từ nhiều vùng địa lý – sinh thái của Khu vực và Châu lục thật khó có thể mường tượng dù chỉ mang tính đại đồng nhất trong một thuật ngữ mơ hồ là “Cự thạch”. Đương nhiên, những loại hình di tích Đá lớn ít gây tranh luận nhất về chất “Cự thạch” của chúng, lại dễ chấp nhận hơn cả về chức năng tang ma hay tế lễ gán cho chúng, nếu gắng mà tách lọc ra cũng chỉ còn vài kiểu dáng cơ bản nhất: Chum vò Đá lớn, công trình đá xếp dạng Dolmen, mộ Cự thạch dạng có phòng ghép bằng các tấm đan lớn rộng và trụ đá dựng kiểu Menhir.


Каталог: wp-content -> uploads -> 2013
2013 -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
2013 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu
2013 -> Mãng cäc thiÕt diÖn nhá Tiªu chuÈn thi c ng vµ nghiÖm thu Minipile foundation Standard for constrution, check and acceptance
2013 -> Thiết kế nghiên cứU & thống kê y họC
2013 -> BỘ XÂy dựng số : 14/ 2003/ QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2013 -> Chương dao đỘng cơ
2013 -> Số Hồ sơ: 101/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc phiếu giao nhận hồ SƠ Loại hồ sơ: Đăng ký bhxh, bhyt bắt buộc
2013 -> Số Hồ sơ: 103/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số Hồ sơ: 103/ /thu-đC Độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Số Hồ sơ: 107/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Niên Lịch Phụ Huynh/Học Sinh

tải về 221.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương