VĂn hóa cự thạch trên báN ĐẢo hàn quốc lịch sử khám phá & khảo cứu loại hìnhcăn bảN



tải về 221.3 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích221.3 Kb.
#25109
1   2   3   4

Hiển nhiên, yêu cầu khai quật-khảo sát-nghiên cứu-bảo tồn các quần thể di sản Cự thạch đặc biệt cấp thiết ở không ít công trình đã khám phá trong 7 thập kỷ đang nằm trong quy hoạch xây dựng đô thị mới, những khu công nghiệp – chế xuất mới, những thành phố mới, những dự án xây dựng tầm cỡ quốc gia ở các đập nước thủy điện lớn – những hồ chứa nước, những “mỏ” cung ứng Đá lớn cho bao công trình làm đường xa lộ và dựng xây thành thị mới, rải khắp đất nước – từ Tây bắc và Trường Sơn Bắc về Trường Sơn Nam và mọi miền cận biển… Những công trình Đá lớn “SOS” vì bao nguy cơ “xoá sổ” cần có ngay “Quy hoạch đỏ” bảo tồn vĩnh cửu cho tương lai, cần có riêng “Sổ đỏ” “để bảo vệ bằng mọi giá “Hồn nước” trong di sản để bảo dưỡng “sức đề kháng” của văn hóa Dân tộc trong bối cảnh hội nhập Quốc tế hiện nay (Phạm Đức Mạnh, 2004).

Ở Việt Nam, ước vọng lớn mong “nghe thấu” “Tiếng vọng của đá” của người nghệ sĩ Nguyễn Quốc Việt trong các triển lãm độc đáo 400 bức ảnh nghệ thuật của anh về đá Việt Nam tổ chức ở Huế và Hà Nội gần đây “còn muốn góp tiếng nói báo động: Hãy cứu lấy đá! Đá đang bị con người khai thác vô tội vạ. Nhiều cảnh quan, hang động, bãi đá kỳ thú mà thiên nhiên ban tặng đang dần biến mất. Hãy cứu lấy đá!

Ngó lên Hòn Kẽm, Đá Dừng

Thương Cha, nhớ Mẹ quá chừng bạn ơi!” (Phan Hoàng, 2002).

Với các công trình “Thiên nhiên thứ hai” về Đá, càng cần hơn thông điệp Khảo cổ học cứu Đá” như Nguyễn Quốc Việt; Hãy cứu “Các bức tranh Đá cổ Sa Pa” khỏi bị sự tàn phá phong hóa bóc vỏ và cả những du khách “thập phương” in dấu chân dơ hoặc khắc vẽ thêm tên họ và niên kỷ “hiện đại” của họ lên những tảng đá mang các hình chạm nguyên thủy dầy đặc nhất (Phan Trường Thị – Trần Trọng Hòa – Nguyễn Trung Chí – Tạ Hòa Phương, 2002; Nguyễn Việt – Phạm Quốc Trung – Hoàng Văn Cường, 2002)! Cứu các “Bàn Cờ Tiên” Cự thạch trên đỉnh Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương) và Núi Lạn Kha Chùa Phật Tích khỏi bị thay thế bằng nhà bia – hòm “Công đức” và mộ mới (Nguyễn Quốc Hùng, 1999; Tạ Hòa Phương, 2003). Cứu Đá và nền cảnh môi trường sinh thái chứa đựng kiến trúc Đá ở các công trình khai thác phiến thạch xây dựng mới và cào bằng đồi lấy đất làm đường, “quy hoạch” khu dân cư mới, xây các “Hồ trên núi” – các công trình cung ứng nước cho Thủy Điện; từ Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Giang .v.v.. đến Tây Nguyên, về Đồng Nai, Bình Định, Quảng Ngãi (Vương Văn Hòa – Trình Năng Chung, 1978; Trình Năng Chung, 1999; Phạm Đức Mạnh, 1999-2002; Trần Quý Thịnh – Bùi Văn Liêm – Nguyễn Gia Đối – Mai Thị Cúc, 2001; Trình Năng Chung – Nguyễn Gia Đối – Lý Thị Tiêu – Nông Thị Duyên, 2001) .v.v… Và, trước khi quá muộn ở Việt Nam, ở Hàn Quốc và ở các vùng-miền khác của hành tinh xanh, hãy cứu những di sản văn hóa “không thể thay thế được” của nhân loại và cho nhân loại hôm nay và ngày mai.

Thay cho kết thúc, tôi muốn chuyển nguyên tinh thần “Tuyên bố về văn hóa Cự thạch” đã vang lên từ thủ đô Hàn Quốc mùa đông 1998 rằng:


TUYÊN BỐ VỀ VĂN HÓA CỰ THẠCH THẾ GIỚI ()
Sự chuyển tiếp từ xã hội Tiền sử sang xã hội trồng trọt đánh dấu sự kiện quan trọng vào bậc nhất trong sự phát triển của nhân loại. Nằm vắt ngang cả sáu châu lục, Dolmen, Menhir và tượng đá là những dấu tích cổ nhất và rộng lớn nhất của sự tụ cư con người thời Cự thạch. Chúng là phần di sản văn hóa chung của chúng ta và xứng đáng được bảo tồn với sự tự hào và chăm chút.

Tuy nhiên, nhiều di tích Cự thạch này đã bị phá hủy và một số đã bị xuống cấp với tốc độ đáng báo động. Sự phát triển kinh tế và công nghiệp hóa với tiến độ nhanh chóng càng thúc đẩy thêm xu hướng này.

Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên náo động giữa các xung đột sắc tộc, dân tộc và xã hội. Thế nên, chúng ta cần tăng cường sự hiểu biết và hợp tác chung qua việc biểu dương những di sản văn hóa nhân loại, trong đó có văn hóa Cự thạch. Sự nhận thức đúng việc bảo tồn và trân trọng Di sản văn hóa Cự thạch có ý nghĩa rất quan trọng.

Chúng ta cần tính đến mỗi sắc tộc và đặc trưng văn hóa riêng biệt của mỗi nước, tăng cường sự hiểu biết và nhận thức chung. Chúng ta nên cố gắng hướng về những cội nguồn chung và nhằm mục tiêu kiến tạo một Ngôi Làng Toàn Cầu trong tương lai có chung sự thịnh vượng và sự hòa điệu với thiên nhiên trong sự trân trọng các dân tộc và sắc tộc.

Thông qua việc bảo tồn và nghiên cứu những Dolmen, Menhir và các tượng Đá có giá trị này, chúng ta sẽ nhằm vào sự hiểu biết bản chất chung của nhân loại mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ và lối sống trong sự hòa điệu với thiên nhiên.. Thông qua việc tăng cường sự hiểu biết về văn hóa Cự thạch, chúng ta hướng tới mục tiêu xây dựng một Ngôi Làng Toàn Cầu và một Văn Hóa Mới cho tương lai nhân loại.

Hơn nữa, qua việc khai thác những lợi ích kinh tế như du lịch, chúng ta sẽ góp phần nuôi dưỡng sự thịnh vượng và phát triển. Với mục đích đó, chúng tôi đề nghị thành lập Hiệp hội Cự thạch Dolmen và Menhir Thế Giới. Chúng tôi kêu gọi sự tham gia rộng rãi của mọi người mong muốn vì sự Hòa Bình và sự Tiến Bộ của Nhân loại.

Seoul-Korea, ngày 7 tháng 12 năm 1998

HIỆP HỘI CỰ THẠCH DOLMEN & MENHIR THẾ GIỚI
DECLARATION ON THE WORLD MEGALITHIC CULTURE

The transition from prehistoric to agrarian society marks the most important milestone in the progress of mankind. Bridging all six continents, Dolmen, Menhir and stone statues are the oldest and largest relics of megalithic human settlements. They are part of our common cultural heritage and deserve to be preserved with pride and care.

However, many of these megalithic relics have been destroyed and their numbers are decreasing at an alarming rate. Rapid economic development and industrialization has further accelerated this trend. We are living in a turbulent era amidst ethnic, national and social conflicts. We promore therefore understanding and cooperation by stressing mankind’s common heritage such as megalithic culture. Preserving and fostering correct understanding of megalithic culture has therefore a higher significance.

We must, taking account of each country’s individual ethnic and cultural character, develop common understanding and awareness. We should attempt return to past habits and aim at building a global village that promotes mankind’s prosperity and harmony with nature unrestrained by ethnic and national considerations.

Through preserving and studying these valuable Dolmen, Menhir and stone statues. We shall aim at understanding the universal nature of mankind that we all share, and ways for living in harmony with nature. Through enhanced understanding of megalithic culture, we aim at building the global village and a new culture for humanity’s future.

Futhermore, by exploring economic uses such as tourism we shall contribute to fostering prosperity and development. For that purpose, we propose to establish the World Megalithic Dolmen and Menhir Association. We call for wide participation by everyone wishing peace and progress for mankind.

Seoul, Korea, 7 December 1998

The World Megalithic Dolmen and Menhir Association (+)
TÀI LIỆU DẪN

BELLWOOD, P.,1978. Man’s Conquest of the Pacific. The Prehistory of Southeast Asia and Oceania. New York, Collins, Auckland-Sydney-London.

BOUCHOT, J.,1927a. Les fouilles (de Xuan Loc)Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, n.s., 2(2): 155-156, 1pl; 1927b. Fouilles (à Xuan Loc)Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, n.s., 2(3): 219-220; 1929. Quelques notes en marge de la découverte de Xuan LocBulletin de la Société des Etudes Indochinoises, n.s., 4(2): 114-124, 4 pl. Sai Gon.

CAO XUÂN PHỔ, 1976. Những pho tượng đá khổng lồ giữa đại dương – Khảo cổ học, 18: 84-90.

CHENG, T.K.,1946. Slate Tomb Culture of Li-fan Harvard Journal of Asiatic Studies, 9: 63-80; 1963. Chou China. The Archaeology of China. Cambridge,3 (Heffers and Sons), 47: 181-182.

CHILDE, V.G.,1948. MegalithsAncient India, New Delhi, 4: 5-13.

COLANI, M., 1932. Champs de jarres monolithiques et de pierres funéraires du TranninhPAO, 1: 103-128. Ha Noi; 1935. Megalithes du Haut Laos (Huapan – Tranninh) –Publication de l’EFEO, 1-2, Paris.

FLEMING, M.E.,1963. Observations on the megalithic problem in Eastern AsiaBIEAS, 15:153-162.

HAGOS, T.C.,1999. Preliminary notes on the dressed anthropomorphic stelae of Norther Shoa WMCIS 1999, Seoul – Korea.

HOOP, A.N.J,Th.Van.der.,1932. Megalithic remains in South Sumatra (trans. By W.Shirlaw). Zutphen, W.J.Thieme.

HUGO, H.J. 1998. Nghệ thuật trên đá – Người đưa tin UNESCO, 4.

KEANE,A.H., – HADDON, A.C.,1920. Man past and present. Cambridge.

KIM, B.M.,1980. Megalithic Culture in JavaJKAS, 8 (Korean with English abstract).1982. Problem and SourcesMCA, 1-3; 1982. Megalithic remains in Chinese continent and TaiwanMCA, 65-72; 1982. A new interpretation of Megalithic Monument in KoreaMCA, 164-190; 1982. ed.Megalithic Cultures in Asia (MCA)–Monograph,N.2.Hanyang University Press,Seoul,133 Korea.

KIM, C.W. et al.,1967. Studies of Dolmens in Korea – Seoul: National Museum of Korea.

KIM, J.B.,1973. Distribution of the Oviparous myth (Japanese) - Han, 13.

KOHLBRUGGE, J.H.F.,1930. Systematisch en Beschrijvend Leerboek der Volkenkunde. GroningenDen Haag.

LEE, J.H.,1996. Classification and Changing patterns on the jar coffin tumuli in the Yongsan River Region Journal of the Korean Ancient Historical Society, 22: 31-68.

LING, S.S.,1967. The dolmen culture of Taiwan, East Asia and the Southwestern Pacific – Monograph, 10, Institute of Ethnology Academia Sinica. Taipei, 1-150.

NGÔ VĂN DOANH, 1999. Từ điển văn hóa Đông Nam Á phổ thông, Hà Nội.

NGUYỄN QUỐC HÙNG, 1999. Thông báo kết quả cuộc họp thành lập Hiệp hội Cự thạch thế giới tại Seoul (Hàn Quốc) từ ngày 6 đến 9 tháng 12 năm 1998Vòng quanh Đông Nam Á, 1-2: 71-72; 1999. Phát hiện mộ đá chồng (Dolmen) trên núi Lạn Kha (Bắc Ninh) – Những phát hiện mới về Khảo cổ học: 486-487.

NGUYỄN VIỆT – PHẠM QUỐC TRUNG – HOÀNG VĂN CƯỜNG, 2002. Những phát hiện mới quanh bãi đá cổ Sa Pa (Lào Cai) – Những phát hiện mới về Khảo cổ học : 736-738.

PARMENTIER, H., 1924. Note d’Archéologie Indochinoise, Dépots de jarres à Sa Huynh (Quang Ngai, An Nam) Bulletin de l’Ecole francAIse d’Extrême-Orient, 24 (1-4): 325-341; 1929. Vestiges mégalithiques à Xuan LocBulletin de l’Ecole francAIse d’Extrême-Orient, 28 (3-4): 479-485. Hà Nội; Paris.

PERRY, W.Y.,1918. The Megalithic Culture of Indonesia. Manchester; 1927. The Chidren of the Sun. 2nd edition. London.

PHẠM ĐỨC MẠNH, 2000. Những dấu tích văn hóa Cự thạch cổ xưa ở Nam Bộ (Việt Nam) trong khung cảnh tiền sử – sơ sử Khu vực và Châu lục – Văn hóa Nam Bộ trong không gian xã hội Đông Nam Á – TĐHKHXH&NV-ĐHQGTPHCM, 2000, NXB Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh, 15-53; 2002. Quần thể kiến trúc Cự thạch miền Đông Nam Bộ: Tư liệu và đôi điều nhận thức – Khảo cổ học, 3: 42-60; 2004. Đồng Nai, tiềm năng & động lực văn hóa cổ trong bối cảnh hội nhập Khu vực – Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, những vấn đề Kinh tế-văn hóa – Xã hội, NXBTHTP.HCM, 2004:310-321.

PHAN HOÀNG, 2002. Ngôn ngữ của Đá – Kiến thức ngày nay, số 474:52-54.

PHAN TRƯỜNG THỊ – TRẦN TRỌNG HÒA – NGUYỄN TRUNG CHÍ – TẠ HÒA PHƯƠNG, 2000. Phát hiện thêm “Bãi Đá cổ” kiểu Sa Pa ở Phong Thổ, Lai Châu – Những phát hiện mới về Khảo cổ học: 142-143.

RENFREW, C., - BAHN, P.G., 1991. Archaeology, Theories, Methods and Practice – Thames and Hudson Ltd., London, England.

RIESENFELD, A.,1950. Megalithic Culture of Melanesia. Leisen.

SNU.,1978. The Hunamri Site 4, a prehistoric village site on the Han river – Progress report 76, 77” (The University Museum and Department of Archaeology) – Archaeological and Anthropological papers, vol.8.

SUKENDAR,H.1999.Prehistoric Megalithic and living Megalithic CultureWMCISK1999, Seoul, Korea.

SULIMIRSKI, T.,1970. Prehistoric Russia. New York.

TẠ HÒA PHƯƠNG, 2003. Chuyện hai Bàn Cờ Tiên – Lao Động, số 239/2003, 27/8/2003:5.

TRẦN QUÝ THỊNH – BÙI VĂN LIÊM – NGUYỄN GIA ĐỐI – MAI THỊ CÚC, 2001. Phát hiện di tích “Cự thạch” Làng A, xã Ya M’Nông, huyện Chư Pah (Gia Lai) – Những phát hiện mới về Khảo cổ học: 133-134.

TRÌNH NĂNG CHUNG,1999. The remains of Megalithic relics in VietnamWMC 2nd IS 1999. Kanghwa City, Korea.

TRÌNH NĂNG CHUNG – NGUYỄN GIA ĐỐI – LÝ THỊ TIÊU – NÔNG THỊ DUYÊN, 2001. Phát hiện di tích Cự thạch (Dolmen) ở Cao Bằng – Những phát hiện mới về Khảo cổ học: 267-269

ỦY BAN KHXH VIỆT NAM,1971. Lịch sử Việt Nam, I, NXB KHXH, Hà Nội.



VƯƠNG VĂN HÒA – TRÌNH NĂNG CHUNG.1978. Nhóm di tích kiến trúc đá cổ ở Hà BắcNhững phát hiện mới về Khảo cổ học: 347-349.

WHANG, Y.H., 1982. The general aspect of megalithic culture of Korea – Megalithic Cultures in Asia. Hanyang University Press;Monograph,N.2-133: 41-64. Seoul- Korea, 1982.

WHEELER,R.E.M.1947.Megalithic and other cultures in Mysore state–Ancient India,New Delhi,4:181-310.

CHÚ THÍCH

(+) Bản dịch nguyên của Nguyễn Quốc Hùng (1999), chúng tôi có hiệu đính đôi từ.

(++) MINH HỌA

H.1. Lược đồ phân bố Mộ Đá (Stone Cists) ở Châu Á (Kim,B.M.1982:170; fig.1)

H.2. Lược đồ phân bố Dolmen và huyền thoại Noãn sinh ở Châu Á (Kim,B.M.1982:186;fig.5)





Каталог: wp-content -> uploads -> 2013
2013 -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
2013 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu
2013 -> Mãng cäc thiÕt diÖn nhá Tiªu chuÈn thi c ng vµ nghiÖm thu Minipile foundation Standard for constrution, check and acceptance
2013 -> Thiết kế nghiên cứU & thống kê y họC
2013 -> BỘ XÂy dựng số : 14/ 2003/ QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2013 -> Chương dao đỘng cơ
2013 -> Số Hồ sơ: 101/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc phiếu giao nhận hồ SƠ Loại hồ sơ: Đăng ký bhxh, bhyt bắt buộc
2013 -> Số Hồ sơ: 103/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số Hồ sơ: 103/ /thu-đC Độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Số Hồ sơ: 107/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Niên Lịch Phụ Huynh/Học Sinh

tải về 221.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương