VĂn hóa cự thạch trên báN ĐẢo hàn quốc lịch sử khám phá & khảo cứu loại hìnhcăn bảN



tải về 221.3 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích221.3 Kb.
#25109
  1   2   3   4
VĂN HÓA CỰ THẠCH TRÊN BÁN ĐẢO HÀN QUỐC

  • LỊCH SỬ KHÁM PHÁ & KHẢO CỨU LOẠI HÌNHCĂN BẢN

PHẠM ĐỨC MẠNH


Trong kho tàng văn hóa chung của Nhân loại tính từ khi sinh quyển (biosphère) tiếp nhận thêm những tố chất sẽ làm thành “xã hội quyển” (socio-sphère) (Manin, Ju.M., 1977), những “công trình Cự thạch” (Megalithic monuments) thuộc hình loại di sản văn hóa kỳ vĩ nhưng hiện thực của trí tưởng tượng loài người trên nhiều Châu lục của hành tinh xanh, và hình như còn có cả ở Australia. Ngay từ năm 1872, J.Fergusson đã miêu tả “Các công trình đá thô kệch” (Rude stone mobuments) ở Anh, Ireland, Scotland, Scandinavia, ở miền Bắc Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italy và các đảo Địa Trung Hải, ở miền Bắc Á và An Độ, ở Algeria, Tripoli và Mỹ Châu (Fergusson, J., 1872). Đến nay, theo thời gian, hàng ngàn công trình Đá khổng lồ và thô kệch như vậy đã và tiếp tục được khám phá thêm ở nhiều vùng khác của thế giới. Từ Au Châu (Anh, Pháp, vùng biển Atlantic, Ural, các đảo Baltic, Orkney (Scotland), dãy núi Presceli, xứ Wales, Ireland, Turkey, Portugal .v.v…), sang Mỹ Châu (Mexico .v.v…), qua Phi Châu (Etiopia .v.v…), đến Á Châu (Siberia, Mông Cổ, CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan, An Độ và Đông Nam Á đất liền và hải đảo) và các đảo xa khơi Thái Bình Dương .v.v…

Hồ sơ về những công trình dị thường vì “Cự thạch” có khắp mọi nơi, nhưng nhiều người tin là các di tích Đá lớn có tuổi xưa nhất chỉ được xây dựng đầu tiên vào thời đại Đá mới ở một phần nhỏ của thế giới. Ở Châu Au, truyền thống văn hóa Cự thạch được xem là khởi dựng từ Đá mới và phổ biến trong thời đại đồ Đồng từ 6.000 – 4.000 BC, đồng hành với sự “đan xen” (co-existed) của nông nghiệp định cư và chăn nuôi – săn bắn từ Thiên niên kỷ VII đến các Thiên kỷ về sau. Song cũng có học giả lại cho rằng chỉ từ Thiên niên kỷ III BC., chủ nhân đích thực của các công trình Đá lớn nổi danh trên đảo Malta mới vượt bể bằng thuyền da từ “Đảo tổ” miền Nam Sicilly (Tây Địa Trung Hải) cách đó 90km – nơi họ đã thành thục kỹ thuật chế tác đá nhỏ, chế tạo gốm và làm cả ruộng nước. Văn hóa và tập quán xây dựng công trình bằng Cự thạch có lẽ đã khởi nguồn từ đây – từ giai đoạn “Hậu Đá mới” (Late Neolithic period), với áng chừng 20 công trình Đá lớn gồm các giáo đường, đền đài đa phòng có “mái che”, “rầm đỡ”, cửa thông, hậu cung .v.v… tráng lệ nguy nga quy tập quanh Mnajdra (Bahn,P.,ed.,1995) và từ đảo Malta lan sang các hòn đảo Địa Trung Hải khác, rồi theo các đại dương dàn trải khắp 4 lục địa – Tây Ban Nha và Pháp, Anh và Ireland, Bolivia và Peru, Á Châu và các đảo ngoài khơi biển Thái Bình .v.v…



Ở bài này, tôi chỉ thử cố gắng phác thảo đôi nét về lịch sử khám phá và thành tựu khảo cứu những hình loại “Cự thạch” căn bản nhất ở HÀN QUỐC - một trong những vùng – miền giàu Cự thạch nhất của Á Châu phân bố dọc duyên hải trong đất liền vùng bán đảo hay ngoài hải đảo theo kiểu “viền biển, ven biển và hướng biển” (proximaty of the Sea or access to the Sea), vốn là đặc hữu ở nhiều quần thể công trình thuộc “Nền văn hóa có những kiến trúc làm từ Đá lớn” (The Culture that has architecture made of huge stones) ở Châu lục này từ tiền sử, từ Đông Bắc Á đến Tây Nam Á, qua miền “đệm” Đông Nam Á nói riêng, và trong nhiều vùng ở các Châu lục khác trên thế giới nói chung. Trong chừng mực tư liệu hiện biết, tôi cũng muốn ghi nhận những kinh nghiệm Hàn Quốc về nghiên cứu Cự thạch và mong muốn bảo tồn thể loại di sản mà, theo cách nói của ngài Federico Mayor, Tổng Thư ký UNESCO, là “không thể thay thế được” trong đời sống nhân loại hiện đại.
++++
Di sản của truyền thống văn hóa Cự thạch từ tiền sử” miền đất – đảo Đông Bắc Á hình thành từ rất sớm. Chúng mật tập dầy đặc nhất trên bán đảo Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc) và các quần đảo thuộc Nhật Bản. Một số di tích đơn lẻ phân bố rải rác từ vùng cận biển đông bắc lục địa Trung Quốc, Nam Siberia, Mongolia, Manchuria, đến tận Tây Tạng (Tibet) và quần đảo Đài Loan .v.v…

Trên bán đảo Triều Tiên, ghi chép sớm nhất về những công trình Cự thạch tiền sử từng được Lee Kyu-bo thời cuối triều đại Kiryo thực hiện ngay từ thế kỷ 12. Nhưng nghiên cứu nghiêm túc về chúng chỉ tính từ nửa đầu thế kỷ 20, khi các công trình Đá lớn gọi là “Goindol, Jisokmyo” kiểu Dolmen tiền sử được khảo cứu loại hình theo trường phái Nhật Bản, với các công bố của R.Torii (1917) và Fujita (1937).

Trên đại thể, phần lớn học giả chỉ quan tâm đến hai loại hình di tích chính là: Trụ đá dựng kiểu: “Sondol” (Menhir) và công trình kiến tạo thành vòm kiểu: “Giondol” (Dolmen) khi muốn sử dụng thuật ngữ : “Cự thạch” (Megalithes) cho các công trình Đá lớn ở Triều Tiên. Với họ, các di tích Cự thạch phân bố trên bán đảo này chủ yếu là phức hợp của cả hai loại hình cơ bản trên. Theo một vài người khác, như Do Yun-ho (1959) chẳng hạn, Cự thạch còn cần tách ra một loại hình riêng, bởi các di tích kiến trúc Đá lớn gọi chung là: “Lăng mộ dạng Dolmen” rất đa dạng, chúng lại thể hiện phần lớn ở những cấu trúc riêng có thể gọi là: “Phòng mộ” (Chamber graves) hoặc “Mộ đá” (Stone-Cists).


  1. Trụ đá dựng dạng Menhir.

Cự thạch dạng Menhir phân bố rộng khắp mọi nơi và có tuổi từ tiền sử đến những thập kỷ gần đây nhất. Cấu trúc của chúng nhìn chung thường khá đơn giản, đó chỉ là một phiến hay trụ đá không hoặc ít nhiều đã có gia công, được người xưa dựng thẳng đứng trên mặt đất. Cũng có khi bên dưới trụ đá đã dựng thẳng, con người còn chèn thêm vài tảng đá khác để trụ dựng đứng vững bền hơn. Thông thường, người ta chỉ ghi nhận điểm khác biệt lớn nhất của các trụ dựng dạng Menhir như vậy chủ yếu là về chất liệu và kích cỡ của chúng mà thôi. Bởi vậy, chỉ dựa vào bản thân từng trụ đá dạng Menhir thì rất khó liên tưởng những khác biệt hình thái hợp lý để nghiên cứu tuổi tồn tại hoặc trật tự văn hóa của di tích.

Ở Á Châu, ngoại trừ phần trung tâm lục địa Trung Quốc, Cự thạch dạng Menhir được quan sát thấy ở Bắc Mông Cổ, Hokaido, Tohoku ở vùng Chubu – Nhật Bản, ở Đài Loan, các đảo Indonesia, dọc thượng nguồn sông Mân vùng Tibetan .v.v… Sự phân bố của trụ dạng Menhir gần như đan xen với sự phân bố của các công trình đá xếp thành vòm hay hầm dạng “Stone-Cists” hoặc “Dolmen” (Cheng, T.K., 1963).

Ở bán đảo Triều Tiên, trụ đá dạng Menhir thông thường có kích thước dao động từ: 0,5 – 3,5m chiều dài, được dựng đơn lẻ, 1 hoặc 2 thanh, ở một chỗ, chứ không tập trung thành cụm – nhóm hay thành hàng – dãy kiểu “Trường thạch” của các vùng văn hóa khác. Một số công trình đá dựng dạng Menhir đơn lẻ như vậy đã được miêu tả ở Pusan hoặc Hwang Seogzi, miền bắc tỉnh Chung Chong.

Có tiêu bản được coi là công trình của Vua Kwanggaet ở bờ bắc sông vùng biên giới Triều Tiên – Trung Quốc (H.1 – Imamura, K., 1996). Một tiêu bản khác ở nam San-ri, Yong Pyon-kun, miền bắc tỉnh Pyongon (Hàn Quốc) có khắc chữ nói về bằng chứng công trình đá được chế tác vào thời đại Cổ sử của Triều Tiên.

Cự thạch dạng Menhir trên bán đảo Triều Tiên thường là đối tượng được thờ cúng, hoặc giả là “Thạch vật” thiêng liêng trong các vùng mà chúng được dựng lên. Cũng có khi người ta còn gặp một cặp đá dựng đứng sát gần nhau, được dân bản xứ quan niệm giống như là cặp “Đá Ông – Đá Bà” (Kim, B.M., 1982). Theo một số học giả Triều Tiên, Cự thạch dạng Menhir trong quá vãng còn có thể là “dấu hiệu” để phân định đất đai giữa các buôn làng nhỏ với nhau; hoặc được coi là”mốc giới hạn” (landmark) khoanh vùng đặc biệt thiêng liêng “bất khả xâm phạm” của một cộng đồng dân cư nhất định.



  1. Cấu trúc Đá lớn tạo hình hầm hay phòng mộ.

Ở Á Châu, các công trình đá lớn kiến tạo để “chứa mộ táng” (Stone-Cists) ghi nhận trong thời đại Đồng dường như chỉ có giới hạn viền quanh lục địa Trung Quốc từ Bắc (Nam Siberia, Mongolia, Manchuria, Triều Tiên, Nhật Bản) xuống Nam (Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, An Độ và Tây Tạng).

Về cơ bản, các di tích được gọi là “Mộ đá” Triều Tiên thường có cấu trúc của 1 “quan tài đá” (stone coffin) có hình hộp chữ nhật, ghép bằng các phiến đan lớn. Chúng có thể cấu tạo bởi 4 tấm làm tường, 1 tấm đáy và 1 tấm nắp tương ứng mà cách lắp ghép gần giống kiểu xếp của hầm đá Hàng Gòn (Việt Nam) (Bouchot, J.1927,1929; Parmentier, H.1929; Phạm Đức Mạnh, 2000-2002) nhưng nhỏ hơn nhiều. Ở một số trường hợp, 1 vách tường của mộ đá gồm nhiều phiến nhỏ ghép liền lại.

Không ít trường hợp khác, mộ đá lại hoàn toàn không có phiến đáy (giống kiểu huyệt xây trong các mộ hợp chất Việt Nam thời trung – cận đại). Cũng có khi buồng mộ lại ghép từ các tảng đá lớn, tạo ra hộc cửa thông với khoanh chứa thi hài bên trong .v.v… Nhưng toàn bộ cấu trúc tạo hình hộp như vậy đều được người xưa sử dụng để mai táng thi thể người chết, với “chứa năng tang ma” rõ ràng có thể gọi chung bằng thuật ngữ:“Mộ Cự thạch”(Megalithic Tomb; Stone-Cist, Big Stone-Cist).


  1. Cấu trúc Đá lớn dựng thành vòm - “Trác thạch” (Dolmen).

Trong các văn kiện Khảo cổ học Triều Tiên, Cự thạch dạng “Dolmen” về cơ bản cùng nghĩa với các thuật ngữ như: “Sokbung” (Trung văn), “Goindol” hay “Jisokmyo” (Triều văn) (nhưng “Jisokmyo” còn có nghĩa một công trình lắp ghép bởi các tấm đan rộng (kiểu: “Dolmen”) dành cho việc mai táng người chết nữa). Cự thạch dạng Dolmen được nhiều học giả coi như là “thành tố cơ bản của văn hóa Cự thạch” (An Essental Element of Megalithic Culture) nói chung.

Trên bình diện chung, Dolmen phân bố ở mọi nơi, được ghi nhận từ Bắc Phi, qua cả Bắc và Nam Au (các miền ven biển Địa Trung Hải), các quần đảo thuộc Anh, Switzererland, vùng Trung Đông (Middle East), về Á Châu. Trên Châu lục này, Dolmen phân bố rất rộng, ngoại trừ lục địa Trung Quốc và Siberia. Dù chỉ được ghi nhận hẹp hơn sự phân bổ của mộ đá dạng “Stone-Cists”, di tích cấu tạo thành vòm kiểu “Trác thạch” cũng đã hình thành một dải vòng cung bao quanh lục địa Trung Quốc, từ vùng Đông Bắc Á (với giới hạn bắc định vị ở đông bắc Manchuria và tỉnh Liao-Ping) gồm Triều Tiên, Nhật Bản (miền Bắc tỉnh Kyushu và các huyện ven biển, Okinawa), các dãy sơn khối Yontung từ Trung Nguyên đến Sơn Đông; vắt qua miền Tây Nam Á (những huyện phía Bắc An Độ) và xuống Đông Nam Á (Java–Sumatra, Indonesia, Philippines, Việt Nam).

Ở bán đảo Triều Tiên, Dolmen phân bố gần khắp lãnh thổ Hàn Quốc, ngoại trừ tỉnh Ham Kyungbuk-do. Đặc biệt, Dolmen mật tập dầy đặc ở miền tây bán đảo, dọc theo các dòng sông từ thượng nguồn trở xuống. Khảo cổ học Hàn Quốc đã thống kê có tới khoảng 4.000 công trình dạng này, với rất nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau. Ngoài một số ít di tích quan sát được trên sườn các núi cao, phần lớn Dolmen phân bố dọc theo các bờ biển hoặc ít nhất cũng hướng ra biển với một số di tích dựng trên vùng đồi cao.

Theo các báo cáo điền dã khảo cổ học gần đây của Trường Đại học Quốc Gia Chonbuk (1984,1987), Trường Đại học Tổng hợp Wonkwang (1990) ,Viện Bảo tàng thuộc Trường Đại học Jeon Nam, huyện Seong Ju (Lim, Young Jin, 1991) và Viện Bảo tàng thuộc Trường Đại học Mokpo và Thành phố Naju (1998), thì khu vực dầy đặc Dolmen vào bậc nhất bán đảo Triều Tiên và cả miền Đông Bắc Á chính là Bang Kochang (Kochang County) ở phần Tây Nam tỉnh Chollabuk-Do. Ở đây, các nhà điền dã cho biết có tới khoảng 2.000 Dolmen (khoảng 1.100 của riêng vùng Naju) được khám phá, phân bổ trong 85 địa điểm thuộc các huyện như: Dosan-ri, Maesan-ri, Chuklim-ri, Wôlam-ri, Wôlgok-ri (Kochang-up) (H.2-3); Hwangsan-ri, Sinki-ri, Chosan-ri (Gosu-myon); Sangkap-ri, Hakjôn-ri, Wungok-ri (Asan-myon); Mokwoo-ri (Moojang-myon); Pyungji-ri (Haeri-myon); Hajôn-ri, Wolsan-ri (Simwon-myon); Mulim-ri, Kapyung-ri (Sinlim-myon), Yongsan-ri, Sudong-ri (Puan-myon); Kuam-ri (Gongum-myon); Hajang-ri (Sangha-myon). Di tích Dolmen được coi là lớn nhất bán đảo Triều Tiên phát hiện ở Dosan-ri, Wungok-ri thuộc Asan-myon, có kích thước chung đo được: 5m chiều cao, 7m chiều rộng và 7m chiều dài (H.4).

Về cơ bản, Dolmen tập trung nhiều nhất xung quanh đồng bằng phía tây Kochang-Puan, Kimju, Kunsan và ít thấy hơn ở các huyện miền núi phía đông như Namwon, Chong-up, Changsu, Muju. Ở phần trung tâm Bang Kochang, tại các địa điểm được coi như “di tích quan trọng của thời đại Đồng Triều Tiên, là nguồn liệu cơ yếu để nghiên cứu nguồn gốc và kiểu loại mộ táng, hình ảnh của phong tục thờ cúng tế lễ trong xã hội tinh thần và văn minh cổ bản địa” như Chuklim-ri và Sangkap-ri, người ta thống kê có tới các nhóm Dolmen quy tụ từ 10 đến vài trăm công trình chỉ trong 1 làng.

Trong các “trung tâm Dolmen” Chuklim-ri và Sangkap-ri, các di tích Dolmen được kiến tạo thành dãy, ví như: dãy Dolmen làng Maesam dài đến 1.764m theo hướng đông – tây, nằm cao hơn mực biển từ 15m đến 199m, nhưng phần lớn cao độ (altitude) chỉ 15 – 20m. Các nhóm Dolmen dựng giữa thung lũng thường không theo quy luật nhất định, nhưng các nhóm Dolmen kiến tạo theo kiểu gọi là thuộc “trường phái Bắc” phân bố dọc chân núi Sômtubong (altitude: 158,6 – 180m) thì nhận thấy rất rõ thành hàng thẳng.

Ở tỉnh Cholla-nam, chỉ có chừng 50 – 100 Dolmen được ghi nhận quy tụ thành các nhóm như vậy. Trong hàng ngàn Dolmen đã được khám phá, các nhà khảo cổ học thuộc Trường Đại học Wonkwang và tỉnh Chollabuk-do đã tiến hành khai quật tới 550 di tích các loại, tính từ năm 1965 đến năm 1998. Người ta đã xây dựng các thống kê rất thú vị chỉ riêng về kích thước của các Dolmen Triều Tiên đã khảo cứu ở đây. Trong 442 Dolmen thuộc về 2 nhóm lớn (181 di tích và 261 di tích) đã cung ứng các quy mô cụ thể như sau: 2 di tích (= 1% tổng số Dolmen được nghiên cứu) có chiều dài < 1m; 183 di tích (= 41%) > 1m; 172 (=38%) >2m; 66 (=16%) > 3m; 15 (3%) > 4m; 6 (=1%) > 5m (NCMNUM., 1998).

Về nghiên cứu hình loại các di tích cấu tạo thành vòm trên bán đảo này, từ trước năm 1945, các học giả Nhật Bản như Fujita, Torii, Umehare đã chia Dolmen Triều Tiên thành hai loại hình gọi là: NamBắc. Thoạt đầu, người ta coi loại hình Nam, còn gọi là loại hình có “nắp đơn lẻ” (Single cap stone type) với “phòng mộ” (burial chamber) chìm “dưới nền đất” (ground level), là sớm hơn loại hình Bắc, còn gọi là loại hình giống “bàn” (table type) với phòng mộ nằm trên mặt đất (Umehare, S., 1947). Về sau, khi cuộc khai quật nhóm di tích Dolmen ở thành phố Daegu chấm dứt, nhiều nhà khảo cổ học Hàn Quốc lại cho rằng loại hình Bắc xưa hơn loại hình Nam (Whang, Y. H., 1982). Các nghiên cứu mới ở nhiều vùng có Dolmen được khai quật trên bán đảo Triều Tiên phân tích chi tiết cấu trúc khác biệt giữa từng nhóm Trác thạch và đề xuất thêm những kiểu loại với tên gọi di tích mới.

Ví như, công cuộc khảo cứu hệ thống những hình loại Dolmen bản địa ở miền tây nam tỉnh Cholla đã phân biệt rõ ràng hơn thành ba loại: Loại Dolmen “có chân” (legged type) với nắp đá được đỡ bằng 2 – 4 phiến đá nhỏ hơn, tạo thành phòng hình chữ nhật ngự trị trên nền và nắp đậy lớn. Loại Dolmen giống hình “bàn chân” (footed type) với nắp đậy ghép bằng nhiều khối đá nhỏ, cùng các đống đá dưới nắp tạo thành phòng hình tròn hay chữ nhật. Loại Dolmen có nắp đậy trên quách mộ kiểu “Coffin” tạo bởi nhiều khối đá ghép thành sàn nền và tường bao quanh.

Theo một số học giả Hàn Quốc, như: Kim Byong-Tae (1964), Kim Won-Yong (1974) .v.v…, Dolmen Triều Tiên về cơ bản có ba loại lớn được gọi là: Dolmen kiểu: “Bàn” (Table type); Dolmen “gần giống Bàn” (go-Table type) và Dolmen “không có đá đỡ hoặc chỉ có nắp đá trên mặt đất” (unsupported or cap stone type), với 7 hoặc 8 phụ kiểu khác nhau. Theo Do Yu-ho (1959), Dolmen chỉ gồm hai loại gọi là: “cổ điển” (classic type) và “biến thể” (modified classic type), trong đó loại biến cải chính là “sự trộn lẫn” (admixture) của nhóm “cổ điển” với loại “phòng mộ” (chamber-grave type).

Lại có học giả, như Hwong Ki-dok (1965), cũng phân biệt Dolmen Triều Tiên thành ba loại nhưng chỉ gọi đơn giản là: loại I, loại II, loại III (cách phân loại này dường như giúp ta dễ dàng hơn khi giới thiệu về những loại hình Dolmen mang đặc trưng của nhiều kiểu dáng). Nhưng, cùng lúc đó, một số học giả, như Kim Che-wonYoun Moo-Byong (1967) lại gọi Dolmen nhóm Bắc cũ là “loại xác định đơn lẻ” (single definite type) và chia Dolmen nhóm Nam cũ thành hai nhóm nhỏ hơn là: tiểu nhóm A (với kiểu Ikiểu II) và tiểu nhóm B (kiểu III). Một số người khác, lại coi nhiều loại hình giống “Bàn đá” vẫn được biết như loại “Bắc” trước đây là: Nhóm Dolmen thuộc phong cách “Jisangsuk-Kwak type”; và loại hình “Nam” có thể xếp vào: Nhóm Dolmen thuộc phong cách “Pacluck Board type” (NCMNUM., 1998).



Ngoài nghiên cứu loại hình, các học giả Hàn Quốc rất lưu tâm đến các vấn đề quan trọng khác; Ví dụ, về sự phân bố Dolmen ở Triều Tiên và Manchuria, như công trình khảo sát của vị GS. Nhật Bản Mikami từ những năm đầu thập kỷ 60 (Cheng, T.K., 1963); hay trật tự niên đại chung cho Dolmen Triều Tiên do học giả Nhật Bản Komoto xây dựng, hoặc các phát hiện của Jo Yoo-jeon về tập hợp nhiều phong cách kiến tạo khác nhau của cụm di tích Dolmen phía nam tỉnh Kyongsong sau 3 năm khai quật (Jo, Y.J., 1979). Về cơ bản, Cự thạch dạng Dolmen Triều Tiên là phức hợp của 3 loại hình chính, với 5 – 8 phụ kiểu khác nhau ở từng học giả (H.5). Trong đó:

  • Loại 1 (Table type Dolmen): phân bố ở bờ biển tây bắc, đặc biệt tập trung dầy đặc phía nam các tỉnh Pyongan và Hwanghae. Một số di tích phân bố dọc bờ biển phía đông từ Manchuria đến Muckho ở bờ tây. Di tích nằm xa nhất về phía nam chính là Gochang thuộc tỉnh Cholla. Vì sự phân bổ tập trung như vậy mà người Nhật gọi là “loại hình Bắc”; song các khám phá mới đây cho biết loại này còn có mặt cả ở miền Nam bán đảo Triều Tiên nữa, nghĩa là gọi chúng là “loại hình Bắc” hay “loại hình Tây Bắc” như cũ là không còn đúng nữa. Theo nhiều học giả, đây là loại hình sớm nhất của Dolmen tìm thấy ở Triều Tiên và chúng chính là “chìa khóa” nhận thức những lý thuyết về sự truyền bá tập tục xây dựng kiến trúc Cự thạch kiểu Dolmen từ miền Bắc xuống miền Nam bán đảo này.

  • Loại 2 (Go-Table type Dolmen): Đây là loại hình mà trước đây các học giả Nhật Bản xếp là “phụ kiểu” (subtype) của loại hình Nam; nhưng chính cấu trúc rất đặc biệt của chúng lại khiến giới Khảo cổ học Hàn Quốc coi như một “hình loại chính” (distinctive type). Chúng được kiến thiết như một “phòng mộ” (grave chamber) do 4 hoặc nhiều hơn tảng đá đỡ lấy 1 phiến đan lớn làm “nắp” (cap). Loại hình gần giống cấu trúc chiếc bàn này phổ biến ở các tỉnh Cholla và Kyong-shang; một nhóm phân bố rải rác ở vùng trung tâm bán đảo, xung quanh sông Hàn và chưa thấy chúng xâm nhập sâu vào bờ biển phía tây bắc hoặc phía đông Triều Tiên. Gần đây, các học giả Hàn Quốc nhận định rằng đây không phải là “hình thức thoái hóa” (degenerated form) của loại hình Dolmen cấu trúc vòm kiểu bàn như quan niệm cũ, mà có thể chúng là “biến thể” (modified type) từ loại hình “không được chống đỡ” (unsupported cap stone type dolmen) tiếp thu từ bờ biển trung tâm Trung Hoa, và vì thế đó là sản phẩm muộn nhất của Cự thạch Triều Tiên (Kim, W.Y., 1964).

  • Loại 3 (Unsupported cap stone type Dolmen): Từ trước năm 1945, loại này ít có thông tin ở miền Bắc bán đảo Triều Tiên, nên thường được coi là: “loại hình Nam”. Nhưng kể từ sau khi chúng được khám phá ở các tỉnh phía bắc như Pyongan và Hamgyong, thuật ngữ này mất ý nghĩa. Thực ra, đây là những di tích Dolmen không có phong cách rõ ràng. Chúng thường chỉ là 1 nắp đá đơn giản úp trên mặt đất, mà đôi lúc chúng ta thật khó phân biệt với những tảng phiến đá tự nhiên khác. Chúng thường được phát hiện tập trung trong một vùng có giới hạn, đôi khi tạo thành hàng – dãy Cự thạch, mà thống kê sơ bộ đã ghi nhận tới hơn vạn di tích (chỉ tính riêng vùng ven sông Yongsan đã có khoảng 6.000 di tích – Choi, M.L., 1978). Thêm nữa, bản thân chúng cũng không “thuần nhất” (homogeneous type), bởi vì phòng mộ “chìm dưới đất” (underground grave chamber) của chúng rất đa dạng, mang nhiều phong cách kiến tạo khác nhau, với 7 kiểu (Rim, B.T., 1964), 8 kiểu (Kim, C.W. – Youn, M.B., 1967), hay 12 kiểu (Im, S.G., 1976).

Hiện nay, khung niên đại tuyệt đối của Cự thạch Triều Tiên với những bằng cớ khoa học thật cụ thể cho từng “nấc-mức” chưa được tạo lập. Các nhà khoa học Hàn Quốc đang tiếp tục các chương trình nghiên cứu hệ thống hơn các di tích Cự thạch của từng vùng – miền văn hóa; Dẫu ràng còn bao khó khăn ngăn trở họ, khi đứng trước các phát hiện về Cự thạch phong phú về số lượng – hình loại, đa dạng về phong cách, công tác điền dã – khảo nghiệm vẫn còn bị chính họ đánh giá là: “khai quật chưa nhiều, nghiên cứu cấu trúc mộ, tùy táng phẩm và đối sánh với các loại hình di tích khác trong và ngoài bán đảo Triều Tiên chưa đủ tin cậy”.Trên đại thể, các học giả giàu kinh nghiệm nghiên cứu Cự thạch nơi đây đã cho rằng Cự thạch Triều Tiên manh nha từ thời đại Đá mới (Kim, C.W.,; Youn, M.B.,; Do, Y.H.,), hay vào “thời đại Đá mới muộn” (Late Neolithic Stone Age) (Rim, B.T.,); cùng với các nền văn hóa nông nghiệp hình thành trên bán đảo mầu mỡ này.

Truyền thống xây dựng các công trình kiến trúc Cự thạch định hình vững chắc trong các văn hóa thuộc thời đại đồ Đồng, với các bằng chứng kèm theo Dolmen là: gốm thô đơn giản (coarse plain pottery), những con dao găm bằng đá mài nhẵn và đôi khi có cả hiện vật bằng đồng (như dao găm đồng đào được trong mộ đá Songgukri và một số di vật đồng khác) (H.6-8). Trong các công cuộc điền dã từ đầu tháng 1 năm 1990 ở cánh đồng Whangjeon-cheon thuộc vùng Daechi-ri Sungju-gun (tỉnh Cholla), các nhà khảo cổ học khai quật 5 mộ đá dạng “Stone-Cist”, 7 Dolmen thuộc “loại hình Nam” (loại được chống đỡ bởi những đá hộc riêng rẽ, với 6 Dolmen đồng thời có mộ phủ đá dạng “Stone-Cist” và chỉ 1 Dolmen có nắp đá đơn giản). Người ta không rõ di cốt trong Dolmen hoặc mộ đá, song đã phát hiện thấy trong và ngoài Cự thạch các di vật như: 4 dao găm đá mài, 4 bàn mài, 1 mũi tên đá, 1 đục đá và nhiều mảnh gốm vỡ. Căn cứ vào chúng, cùng cấu trúc mộ đá trong Dolmen hình chữ nhật với trục dài theo hướng tây bắc – đông nam, các nhà khai quật cho rằng di tích có tuổi trung kỳ thời đại đồ Đồng có liên hệ văn hóa với vùng lưu vực sông Poseong và vùng cận biển phía nam.

Các công trình Cự thạch dạng Dolmen truyền thống dần “biến mất” (disappeared) vào cuối thời đại Đồng – sơ kỳ thời đại Sắt, với niên đại chung từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 3 BC. (Kim, W.Y.; Youn, M.B.,); Ngoại trừ một số nhà nghiên cứu coi “giới hạn trên” (upper limit) lùi sâu tới thế kỷ 10 BC (Do, Y.H.,), hay chỉ tới các thế kỷ 6 – 4 BC. (Rim, B.T.,; Kim, C.W.,); và “giới hạn dưới” (lower limit) là thế kỷ 2 BC (Kim, C.W.,), thậm chí tới thế kỷ 1 AD. (Rim, B.T.,), kèm theo các giai đoạn văn hóa vật chất tương ứng của từng vùng.

Ủng hộ quan điểm cho rằng sự xuất hiện sớm nhất của Dolmen vào khoảng thế kỷ 8 BC., nhà khảo cổ học Y.H. Whang (1982) đã tiến hành khảo cứu mối liên quan giữa Dolmen với những di chỉ văn hóa chứa gốm thô đơn giản. Ông so sánh niên đại C14 của di tích Dolmen Hwang-seogri, phía bắc tỉnh Chungchong (2.360 ± 370 BP.) với các di tích “cư trú” (dwelling sites) có gốm thô đơn giản cùng loại mảnh thu ở các Dolmen như: Ogseogri (2.590 ± 105 BP.) và Hunamri (2.520 ± 120 BP.), Susukri (2.340 ± 120 BP.; 2.230 ±280 BP.) và Sangjapori (2.170 ± 60 BP.) thuộc tỉnh Kyonggi; Naepyungri (2.930 ± 60 BP.; 2.590 ± 60 BP.; 2.290 ± 60 BP.) thuộc tỉnh Kangwon; No’shogokdong (2.430 ± 120 BP.) ở phía bắc tỉnh Hangyong và Taegokri (2.560 ± 120 BP.) ở phía nam tỉnh Cholla; hoặc giả so với di chỉ “đống vỏ sò” (shell mound, shell-heap) ở Sido (2.470 ± 60 BP.) thuộc tỉnh Kyonggi và Jodo (2.200 ± 70 BP.) thuộc tỉnh Pusan.


Каталог: wp-content -> uploads -> 2013
2013 -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
2013 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu
2013 -> Mãng cäc thiÕt diÖn nhá Tiªu chuÈn thi c ng vµ nghiÖm thu Minipile foundation Standard for constrution, check and acceptance
2013 -> Thiết kế nghiên cứU & thống kê y họC
2013 -> BỘ XÂy dựng số : 14/ 2003/ QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2013 -> Chương dao đỘng cơ
2013 -> Số Hồ sơ: 101/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc phiếu giao nhận hồ SƠ Loại hồ sơ: Đăng ký bhxh, bhyt bắt buộc
2013 -> Số Hồ sơ: 103/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số Hồ sơ: 103/ /thu-đC Độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Số Hồ sơ: 107/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Niên Lịch Phụ Huynh/Học Sinh

tải về 221.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương