Với tấm lòng chân thành nhất, tôi xin chân thành cảm ơn tới


Các nghiên cứu của Bộ GTVT



tải về 438.73 Kb.
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích438.73 Kb.
#1831
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

1.3.4. Các nghiên cứu của Bộ GTVT


(Viện KSTK GTVT nay là TEDI và các công ty nước ngoài làm theo các dự án của Bộ GTVT).

1- Đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước, Viện Khảo sát - Thiết kế Đường thủy (nay thuộc TEDI) chủ trì đề tài NCKH cấp nhà nước "Chống bồi lấp cảng Hà Nội". Công tác nghiên cứu được thực hiện rất quy mô trên mô hình vật lý ở khu thí nghiệm Hải Bối. Kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế đã kết hợp những công trình điều chỉnh dòng chảy và nạo vét, đã thành công trong việc đưa chủ lưu sông Hồng về lại lạch Gia Lâm và cảng Hà Nội. Sau đó để củng cố sự ổn định luồng lạch còn tăng cường các cụm công trình vùng bãi Tầm Xá và bãi Thạch Cầu.

2- Các công ty nước ngoài tham gia các dự án của Bộ GTVT có liên quan đến đoạn sông Hồng qua Hà Nội có HASCONING (Hà Lan) và JICA (Nhật Bản).

JICA (Japan International Cooperation Agency) đã tiến hành nghiên cứu về "Hệ thống vận tải thuỷ nội địa trên sông Hồng", trong đó trọng điểm nghiên cứu về luồng lạch giao thông thuỷ và hệ thống cảng ở khu vực Hà Nội. Báo cáo cuối cùng được trình lên Bộ GTVT đầu năm 2003. Trong đó nội dung quan trọng là:

- Quy hoạch hệ thống cảng như hình 1.2 thể hiện.

- Luồng lạch và công trình chỉnh trị luồng lạch như hình 1.10 thể hiện.

Chú ý rằng, tuyến đường thuỷ vạch cho lòng dẫn ở mực nước +6,0m và tuyến chỉnh trị vẫn giữ trạng thái phân lạch ở vùng Tầm Xá và vùng Tứ Liên - Trung Hà.

Các biện pháp công trình được phân thành 2 giai đoạn để hoàn thiện dần: giai đoạn 2010 và giai đoạn 2020.

3- Hiện nay TEDI đang được Bộ GTVT giao nhiệm vụ lập dự án NCKT về "Cải tạo giao thông thuỷ sông Hồng khu vực Hà Nội", chủ yếu lấy kết quả nghiên cứu của JICA làm căn cứ cho việc lập quy hoạch tuyến luồng và thiết kế công trình ổn định luồng lạch. Nhưng TEDI vạch tuyến chỉnh trị cho lòng dẫn ở mực nước +9,0m.

1.3.4. Nhận xét


a) Những vấn đề đã được khẳng định

Lòng dẫn sông Hồng khu vực Hà Nội đang bị nhiều tác động bất lợi làm suy giảm khả năng thoát lũ, nhất là sự khai thác vô kế hoạch vùng bãi.

Diễn biến đoạn sông nghiên cứu chủ yếu là dịch chuyển qua lại của lạch chính và lạch phụ trong đoạn sông phân lạch, thế sông thuận lợi nhất cho việc thoả mãn các yêu cầu khai thác và phát triển kinh tế trên đoạn sông nghiên cứu là thế sông A1, mà lòng sông năm 1962 là hình ảnh tiêu biểu.

Tỷ lệ phân lưu sông Đuống đã tăng lên trong những năm gần đây, mùa lũ là 30%, mùa kiệt là 27%. Đây là tỷ lệ tương đối hợp lý cần khống chế ổn định.

Hiệu quả công trình đã xây dựng là có, song chưa cao, cần phải hoàn chỉnh đồng bộ.

Cần phải tôn tạo, chỉnh trang đoạn sông Hồng qua Hà Nội theo các tiêu chí tổng hợp kỹ thuật - công nghệ - môi trường và cảnh quan.

b) Các vấn đề tồn tại

- Trị số dâng cao mực nước do suy giảm khả năng thoát lũ của lòng dẫn chưa được đánh giá định lượng một cách thống nhất, lý do là cách phân tích quan hệ Q - H không như nhau.

- Chưa lý giải được đầy đủ các nguyên nhân gây ra dâng nước mùa lũ, ngoài việc xây dựng nhà cửa và công trình trong lòng sông còn có nguyên nhân gì nữa.

- Đối tượng tác động và đối tượng chỉnh trị của công trình chỉnh trị chưa được xác định rõ ràng, thể hiện cách bố trí công trình không thống nhất với cao trình đỉnh công trình khác nhau giữa các tác giả.

- Tuyến thoát lũ chưa có đầy đủ cơ sở khoa học.

- Việc có hay không duy trì trạng thái phân lạch trong tuyến chỉnh trị.

- Do trước đây, các nghiên cứu tiến hành riêng biệt cho từng ngành, nên chưa có một nghiên cứu tổng hợp xem xét đầy đủ mọi khía cạnh một cách tổng thể.

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH TREM


2.1. CÁC PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN [11,12,13]

2.1.1. Phương trình dòng chất lỏng


Hệ phương trình 2 chiều nước nông trong hệ toạ độ Đêcac bao gồm 1 phương trình liên tục và 2 phương trình mômen:

(2.1)

(2.2)

(2.3)

đây:

t: thời gian; x,y: toạ độ theo dòng chảy và ngang; g: gia tốc trọng trường (=9.81 m/s2); h: độ sâu; zS: mực nước; S: mật độ (trọng lượng riêng); M,N: Thành phần vectơ thông lượng dòng chảy; u,v: Thành phần tốc độ trung bình thủy trực hướng x,y; bx, by: thành phần ứng suất tiếp đáy; : thành phần tenxơ ứng suất Râynon trung bình thuỷ trực;

(2.4)

(2.5)

(2.6)

(2.7)

Với: Dh: độ nhớt rối ; K: năng lượng rối thủy trực ; ; hằng số; u*: lưu tốc ma sát (: ứng suất tiếp đáy)

Các phương trình trên được chuyển thành hệ toạ độ phi tuyến không trực giao theo Nagata (2000), tức là hệ toạ độ theo hướng chảy.

2.1.2. Phương trình liên tục bùn cát


Phương trình liên tục bùn cát 2 chiều cho lớp mở rộng từ đáy đến bề mặt nước trong hệ toạ độ chung được viết:

(2.8)

Đạo hàm ở trên căn cứ vào quan hệ sau:



(2.9)

trong đó:

: cao trình đáy;

,: trục toạ độ chung ;

: độ rỗng vật liệu đáy;

J: Jacobian của việc chuyển từ toạ độ Đêcac sang toạ độ phi tuyến không trực giao. Nó được viết như sau:

(2.10)

ở đây: x, x ,y,y: là các đạo hàm riêng bậc 1 của x, y; : lưu lượng tải cát đáy trên đơn vị độ rộng trong  và . Chúng được tính từ sức tải cát đáy theo hướng s (hướng dòng chảy) và hướng n (hướng vuông góc với dòng chảy). Quá trình chuyển đổi như sau:



(2.11)

(2.12)

trong đó: x, y, x, y là các đạo hàm riêng bậc 1 theo ,

Sau khi biến đổi thu được:

(2.13)

(2.14)


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 438.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương