Với tấm lòng chân thành nhất, tôi xin chân thành cảm ơn tới


Diễn biến đáy sông qua các thời kỳ [4]



tải về 438.73 Kb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích438.73 Kb.
#1831
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

1.2.8. Diễn biến đáy sông qua các thời kỳ [4]


Diễn biến dọc đường lạch sâu các năm 1976, 1991, 1994, 1997 đoạn sông nghiên cứu được thể hiện trên Hình 1.2

- Đoạn sông từ Thượng Cát đến cửa Đuống có hình dạng mặt bằng lòng sông hình sin với các bán kính cong trong khoảng (4.000 đến 7.500)m. Đoạn sông này có hai hố xói cục bộ, một tại kè Thuỵ Phương, cao độ từ (-7,41 đến -8,47)m, và một tại bờ cong Tầm Xá, cao độ đáy -2,85m.

- Đoạn hạ lưu, từ cửa Đuống đến Khuyến Lương, sông Hồng uốn cong với các bán kính nhỏ hơn (2.000 đến 3.500)m. Hai hố xói cục bộ ở đoạn sông này thường sâu hơn, tại khu vực kè Thanh Trì, hố xói sâu tới cao độ -12,12m, tại Bát Tràng là -11,02m. Vị trí hai hố xói này tương đối ổn định trong những năm gần đây. Thượng lưu cầu Long Biên thường xuất hiện một hố xói, ở Lạch Gia Lâm phía bãi Trung Hà. Hố xói này có cao độ (-5,50 đến -6,30)m



Hình 1 2. Diễn biến đường lạch sâu các năm đoạn sông Hồng- Hà Nội

1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐÃ CÓ

1.3.1. Các nghiên cứu của Viện Khoa học Thuỷ lợi


a) Sau lũ lịch sử 1971, Viện Khoa học Thuỷ Lợi (KHTL) nghiên cứu tuyến thoát lũ sông Hồng đoạn Sơn Tây- Vạn Phúc trên cơ sở mô hình vật lý. Mô hình có tỷ lệ ngang 1/500, tỷ lệ đứng 1/80. Từ mô hình, Viện KHTL đã đánh giá khả năng thoát lũ của đoạn sông. Những kết luận chính rút ra từ nghiên cứu này:

- Hệ thống đê bối đã thu hẹp tuyến thoát lũ rất nhiều và làm dâng cao mực nước lũ trên tuyến sông Hồng.

- Xác định được khoảng cách hợp lý giữa hai tuyến đê chính:

+ Tầm Xá: từ 3850m rút xuống 2800m;

+ Thạch Cầu: từ 3000m rút xuống 2650m;

+ Thanh Trì: từ 2400m rút xuống 1750m.

- Mở rộng khoảng cách đê tại Chèm và cầu Long Biên không có hiệu quả cải thiện đáng kể.

b) Dự án "Nghiên cứu thiết lập quy hoạch chỉnh trị làm tăng khả năng thoát lũ, ổn định lòng sông ở trọng điểm Hà Nội" (2000 - 2002)

Từ phân tích tính toán các tài liệu cơ bản thuỷ văn, địa hình, để xác định được rằng sau 40 năm kể từ 1960 đến nay, do việc lấn chiếm bãi sông, lòng sông mà chủ yếu là lấn chiếm bãi sông xây dựng khu dân cư mà khả năng thoát lũ của đoạn sông Hà Nội đã giảm đi đáng kể. Với cùng một cấp lưu lượng, hiện nay mực nước đã dâng cao hơn so với trước từ 0,3m tới 0,56m.

Từ nghiên cứu mô hình vật lý xác định được rằng, hiện nay khả năng thoát lũ giữa lòng sông và bãi sông đã mất cân đối nghiêm trọng. Hầu như là không thoát qua được bãi sông do nhà cửa đan dày, phủ kín bãi sông. Lưu lượng qua bãi sông chỉ chiếm từ 0,01% tới 5% lưu lượng tổng. Chính vì vậy, lòng chính không đủ để thoát qua lượng lũ lớn, dẫn đến mực nước dâng cao.

Từ nghiên cứu mô hình vật lý đã kiểm chứng khả năng thoát lũ của 2 phương án quy hoạch tuyến thoát lũ TL1 và TL2. Tuyến thoát lũ TL1 dựa cơ bản vào hành lang thoát lũ của GS Vũ Tất Uyên đề xuất năm 1996 (kết quả từ mô hình toán 1D). Tuyến thoát lũ TL2 chính là hai đê chính của đoạn Hà Nội.

Kết quả thí nghiệm mô hình cho biết sau khi giải phóng toàn bộ các vật cản lũ trên bãi (nhà cửa, cơ sở hạ tầng v.v...) thì mực nước Hà Nội giảm đi đáng kể: lũ càng cao mực nước càng giảm. Độ hạ thấp được thay đổi từ DH = 0,03m (cấp Q = 22.030m3/s) tới DH = 0,18m (cấp Q = 32.000m3/s).

Với tuyến TL2 mực nước giảm đi sau khi thực hiện giải pháp tăng bãi sông là từ 0,04 m (cấp Q = 22.030m3/s) tới DH = 0,22 m (cấp Q = 32.000m3/s).

Dựa vào tình hình thực tế của đoạn sông Hà Nội, trong đó khó khăn nhất là việc giải phóng mặt bằng và nguồn kinh phí có thể khả thi. Dự án đã đề xuất phương án trước mắt là thực hiện xây dựng dải phân cách 50m. Dải phân cách 50m chỉ giới chống lấn chiếm, bao lấy khu vực dân cư trên bãi sông hiện nay. Chỉ giới này rộng 50m. Có đường đi và hàng cây xanh. Đây coi như là bước khởi động tạo đà để thực hiện các tuyến thoát lũ. Đồng thời chặn đứng được sự lấn chiếm đang ồ ạt diễn ra.

Từ nghiên cứu mô hình cũng đã chọn được tuyến chỉnh trị ổn định đoạn sông Hà Nội. Tuyến chỉnh trị đoạn sông Hà Nội lấy thế sông A là thế sông xuôi thuận về thuỷ lực, thuận lợi cho chống lũ an toàn đê điều, phát triển thuỷ lợi, giao thông thuỷ, khai thác vận hành cảng Hà Nội cùng với các yêu cầu của phát triển đô thị.

Để thực hiện tuyến chỉnh trị ổn định, đã đề xuất 2 phương án bố trí công trình.


1.3.2. Nghiên cứu quy hoạch tăng khả năng thoát lũ sông Hồng của Cục Đê điều


Năm 1973, Cục Đê điều Bộ Thuỷ lợi lập báo cáo quy hoạch tăng khả năng thoát lũ của sông Hồng. Nội dung chính của báo cáo là: quy hoạch lại việc sử dụng bãi sông, san phá các đê bối cản trở thoát lũ, mở rộng tuyến đê chính ở chỗ quá hẹp, cắt thẳng những chỗ lòng sông quá cong.

Chính phủ đã có nghị quyết 28-CP ngày 16/2/1973 về việc thu dọn các chướng ngại cản dòng chảy và chỉ thị 181TTg ngày 13/7/1974 thanh thải vật cản dòng chảy do hậu quả chiến tranh gây ra trong hai năm 1974-1975.

Từ năm 1973 đến năm 1975, việc san phá bối, trục vớt cầu sập và tàu thuyền chìm đắm ở lòng sông được tiến hành khá tích cực. Những năm sau đó, công tác theo dõi đôn đốc không liên tục, nên việc san phá bối không làm được như kế hoạch đặt ra. Một số đã san phá được đắp trở lại. Một số bối mới được đắp thêm.

Qua các kết quả điều tra, sau hơn 20 năm thực hiện việc cải tạo lòng sông, tăng khả năng thoát lũ, số đê bối trên sông Hồng không giảm mà tăng thêm 3 cái.

Số bối tăng thêm thường thuộc địa phận các tỉnh Thái Bình, Nam Hà. Do tích cực san phá, số bối thuộc địa phận Hà Tây - Hà Nội đã giảm đáng kể. Trong đó bối Tầm Xá, một phần bối Tứ Liên đã được phá bỏ. Song bối Đông Dư - Thạch Cầu - Bát Tràng - Xuân Quan, Thanh Trì lại được tôn cao mở rộng.

1.3.3. Dự án "Hệ thống kè cứng hoá bờ sông Hồng và đường đỉnh kè thành phố Hà Nội", do Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi I (HEC-I) lập năm 2002


Nội dung cải tạo đoạn sông Hồng thành phố Hà Nội giai đoạn I:

1- Xây dựng hệ thống kè cứng hoá bờ sông Hồng và đường đỉnh kè.

2- Xây dựng mốc giới kiên cố xác định tuyến thoát lũ sông Hồng đoạn Hà Nội.

- Bờ hữu từ Liên Mạc huyện Từ Liêm đến Bạch Đằng quận Hai Bà Trưng.

- Bờ tả từ Bắc Cầu đến Bát Tràng huyện Gia Lâm.

3- Cùng với dự án này, ngành Giao thông tiến hành cải tạo giao thông thuỷ nội địa sông Hồng đoạn Hà Nội trên cơ sở quy hoạch tổng thể vùng bãi sông Hồng đoạn Hà Nội, tuyến lòng sông ổn định - tuyến chỉnh trị - tuyến thoát lũ đã được khẳng định.

4- Các ngành xây dựng đô thị và du lịch trên cơ sở quy hoạch tổng thể vùng bãi sông Hồng đoạn Hà Nội và hệ thống kè cứng hoá bờ và đường đỉnh kè sông Hồng đoạn Hà Nội, mốc giới của tuyến thoát lũ đã được xác định cải tạo đô thị vùng bãi nằm ngoài hệ thống kè cứng hóa bờ sông Hồng và đường đỉnh kè đoạn Hà Nội.


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 438.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương