Với tấm lòng chân thành nhất, tôi xin chân thành cảm ơn tới



tải về 438.73 Kb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích438.73 Kb.
#1831
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

a) Sông Thao


Có chiều dài: L = 902 km (trên lãnh thổ Việt Nam dài 332 km).

Diện tích sông: F = 51900 km2 (ở Việt Nam là 12100 km2).

Sông Thao có tên gọi là sông Nguyên ở phía Trung Quốc. bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Sơn thuộc tỉnh Vân Nam-Trung Quốc cao trên 2000 m. Sông Thao là điển hình về hướng của một con sông do vận động tạo sơn Himalaya vạch ra. Có thể nói sông Thao có hướng chảy khá ổn định: trừ một đoạn ngắn ở đầu nguồn, đoạn còn lại khá thẳng theo hướng Tây Bắc-Đông Nam cho tới Việt Trì và cửa sông.

Tổng lượng nước bình quân nhiều năm của sông Thao tại Việt Trì là 28.4 km3 tương ứng với lưu lượng bình quân là 500 m3/s và mô đun dòng chảy năm là 17.31 l/s.km2.

Chế độ dòng chảy trên sông Thao phụ thuộc vào chế độ mưa. Cũng vì vậy mà mùa lũ trên sông Thao kéo dài trong 5 tháng (từ tháng VI đến tháng X). Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm khoảng 70.3% đến 71.06% lượng dòng chảy cả năm.

b) Sông Đà


Chiều dài sông: L =1010 km, trong nước dài 570 km.

Diện tích sông F = 52900 km2, trong nước 26800 km2 .

Sông Đà có tên gọi là Lý Tiên ở phía Trung Quốc,bắt nguồn từ vùng núi cao cạnh nguồn của sông Nguyên (sông Thao) thuộc tỉnh Vân Nam. Nằm trong vùng núi cao, chia cắt mạnh, độ dốc lớn, thung lũng sâu hẹp, lượng mưa tập trung vào vài tháng trong năm, có một mạng lưới sông dày đặc.

Sông suối trong lưu vực sông Đà thuộc loại sông suối trẻ, thung lũng sông hẹp, nhiều đoạn có dạng lõm vực sâu chứng tỏ địa hình mới được nâng lên mạnh. Phần lớn lòng sông cao hơn mặt biển từ 100-500 m. Do đó sông đang đào lòng mạnh, trắc diện hẹp, bồi tụ ít, lắm thác ghềnh.

Không kể những phụ lưu lớn, dòng chính sông Đà có mạng lưới thủy văn phân bố không đồng đều. Mật độ sông suối từ thưa đến rất dày. Vùng đá vôi mưa ít có nơi xuống dưới 0.50 km/km2 như lưu vực Nậm Sập; vùng núi cao mưa nhiều, như thượng lưu sông Nậm Mu, mạng lưới sông suối dày đặc khoảng 1.67 km/km2. Các nơi còn lại phân bố từ tương đối dày đến dày: 0.5-1.5 km/km2.

Khí hậu trong khu vực dòng chính sông Đà có mùa đông lạnh, khô và mùa hè nhiều ở vùng cao. Vùng thấp thời tiết khô nóng. Qua phân bố mưa ta thấy rõ được điều đó: Mường Tè 1637 mm, Lai Châu 2162 mm, Quỳnh Nhai 1739 mm,Vạn Yên 1344 mm, Suối Rat 1538 mm, Sơn La 1496 mm, Mộc Châu 1583 mm…

Lượng mưa trung bình năm trên lưu vực sông Đà là 1800 mm lớn hơn sông Thao. Tổng lượng nước bình quân nhiều năm của sông Đà khoảng 55.7 km3 tương ứng với lưu lượng bình quân là 1770 m3/s và modun dòng chảy năm là 33.5 l/s.km2.

Dòng chảy năm trên sông Đà tăng dần từ Bắc xuống Nam: modun dòng chảy năm tại Lý Tiên Độ (Trung Quốc) là 25.2 l/s.km2, khi tới Lai Châu tăng lên thành 34 l/s.km2. Tuy nhiên từ Lai Châu tới Hòa Bình thì modun dòng chảy năm hầu như không tăng: tại Hòa Bình là 33.8 l/s.km2. Điều này có thể giải thích bởi lượng mưa ở phía bờ phải trên đoạn này của sông Đà giảm sút rõ rệt còn khoảng 1600 mm, vùng cao nguyên Sơn La, Mộc Châu còn ít hơn nữa, chỉ đạt 1100-1400 mm.

Nước lũ sông Đà rất ác liệt, nhưng chuyển sang mùa kiệt thì dòng chảy khô cạn khá gay gắt. Tùy điều kiện mặt đệm và lượng mưa nhiều hay ít mà lượng dòng chảy nhỏ nhất trên lưu vực sông Đà có sự thay đổi từ nơi này qua nơi khác. Dòng chảy tháng nhỏ nhất bình quân xuất hiện đồng bộ vào tháng III chiếm trên dưới 2% lượng dòng chảy cả năm. Dòng chảy bình quân tháng nhỏ nhất trên dòng chính sông Đà ít biến đổi từ thượng lưu về hạ lưu. Nhưng trên các phụ lưu thì phạm vi biến đổi của dòng chảy nhỏ nhất bình quân tháng từ 2.58 l/s.km2 đến 11.61 l/s.km2.

Dòng chảy bùn cát trên sông Đà thuộc loại lớn trên miền Bắc. Tổng lượng bùn cát của sông Đà tại Hòa Bình là 72.3 106 tấn ứng với độ đục bình quân nhiều năm là 1310 g/m3.

Phần lớn đất đai trong lưu vực sông Đà là đồi núi. Độ cao bình quân toàn lưu vực là 1130 m, riêng phần Việt Nam độ cao bình quân là 965 m. Độ dốc đáy sông Đà đạt 0.41%.

c) Sông Lô


Chiều dài sông là L = 470 km

Diện tích sông là F = 13690 km2

Lưu vực được giới hạn phía Đông là cánh cung Ngân Sơn và cánh cung sông Gâm, phía Đông Nam là dãy núi Tam Đảo và phía Tây là dãy Con Voi. Hướng dốc chung là Tây Bắc-Đông Nam. Độ cao bình quân lưu vực là: 500-1000 m.

Dòng chính sông Lô bắt nguồn từ vùng cao nguyên Vân Nam, cao trên 2000 m, bắt đầu chảy vào Việt Nam tại Thanh Thủy.

Đoạn từ nguồn tới Hà Giang chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, thung lũng sông Lô ở đây rất hẹp, có nơi chỉ rộng khoảng 4-5 km, các bờ núi xung quanh cao từ 1000 đến 1500 m. Từ Hà Giang tới Bắc Quang, sông đổi hướng thành gần Bắc Nam, lòng sông rất nhiều thác ghềnh: chỉ kể từ biên giới về tới Vĩnh Tuy đã có tới 60 ghềnh, thác và bãi bồi. Tới Hà Giang, sông Miện gia nhập vào sông Lô ở bờ phải.

Lưu vực dòng chính sông Lô có lượng nước trung bình nhiều năm lớn nhất so với các sông khác trong lưu vực. Tổng lượng nước bình quân nhiều năm lên tới 31.9 km3 ứng với lưu lượng bình quân 1010 m3/s, môdun dòng chảy năm là 25.9 l/s.km2.

Dòng chảy năm dao động ít, hệ số biến đổi của dòng chảy năm thay đổi từ 0.17 đến 0.22. Phụ thuộc vào chế độ mưa, chế độ dòng chảy trong lưu vực sông Lô cũng chia thành hai mùa rõ rệt:


  • Mùa lũ kéo dài 5 tháng, từ tháng VI đến tháng X. Trên các phụ lưu mùa lũ ngắn hơn, khoảng 4 tháng, từ tháng VI đến tháng IX. Tháng có lượng dòng chảy lớn nhất trong năm xuất hiện vào tháng VIII. Phía trung lưu dòng chảy tháng lớn nhất xuất hiện sớm hơn, vào tháng VII và chiếm 17-20 % lượng dòng chảy cả năm. Cường suất mực nước bình quân lớn nhất trên dòng chính sông Lô có trị số từ 24 đến 44 cm/h. Đường quá trình nước lũ đều có dạng răng lược. Trong suốt mùa lũ có tới trên 10 ngọn lũ lớn nhỏ và thường đạt tới đỉnh cao nhất vào tháng VII hoặc tháng VIII.

  • Mùa cạn, mực nước và lưu lượng giảm xuống nhanh chóng. Nước cạn nhất xuất hiện vào tháng III, lượng dòng chảy của tháng này chỉ chiếm khoảng 2 % lượng dòng chảy cả năm. Modun dòng chảy nhỏ nhất bình quân tháng đều trên 6 l/s.km2, môđun dòng chảy nhỏ nhất tuyệt đối cũng đạt tới 2.6-3.5 l/s.km2. Dòng chảy mùa cạn sông Lô biến đổi không nhiều, hệ số biến đổi 0.26-0.30.

Độ dốc trung bình của đáy sông là 0.26 ‰. Riêng các phụ lưu thì dốc hơn nhiều, độ dốc trung bình của sông con tới 6.18 ‰. Sự dao động lớn về độ cao tương đối đã tạo ra những thung lũng sâu và hẹp, độ dốc sườn lớn 38-400. Địa hình núi, đồi chiếm trên 80 % diện tích lưu vực. Trên một số phụ lưu diện tích có độ cao từ 600 m trở lên, chiếm tỷ lệ lớn.

Đặc điểm khí hậu dòng chính sông Lô chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình và vị trí lưu vực. Tùy thuộc vào vị trí và đặc điểm cao hay thấp của địa hình cùng mức độ ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa đối với từng nơi mà có sự thay đổi về khí hậu giữa các vùng trong lưu vực:



  • Thượng lưu sông Lô có khí hậu nóng vừa, khô và ít mưa.

  • Trung lưu sông Lô có khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều là vùng có mưa lũ lớn nhất lưu vực.

  • Hạ lưu sông Lô có khí hậu nóng và tương đối ẩm, mưa trên lưu vực nhiều nhất ở trung lưu và giảm dần về thượng, hạ lưu.

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 438.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương