Với tấm lòng chân thành nhất, tôi xin chân thành cảm ơn tới


GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU



tải về 438.73 Kb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích438.73 Kb.
#1831
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

1.2. GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.2.1. Vị trí địa lý


Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn nhất miền Bắc nước ta. Lưu vực hệ thống sông Hồng có tổng diện tích 155 000 km2, trong đó tới hơn nửa diện tích (53%) nằm ở nước ngoài (Trung Quốc, Lào) còn diện tích phần trong nước chỉ khoảng 72 300 km2. lưu vực nằm trong phạm vi từ 20000’ đến 25030’ vĩ độ Bắc và từ 100000 đến 106007’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp lưu vực sông Trường Giang, phía Đông giáp lưu vực hệ thống sông Thái Bình và vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp lưu vực sông Mê Kông và sông Mã.

1.2.2. Địa hình, địa mạo


Địa hình lưu vực hện thống sông Hồng phần lớn là đồi núi, chia cắt mạnh, có hướng dốc chung từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Tây có dãy núi Vô Lương cao trên 2500 m, phân cách lưu vực hệ thống sông Mê Kông và lưu vực sông Hồng. Trong lưu vực có dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-Xi-Pan cao nhất nước ta (3143 m), phân chia lưu vực sông Đà và lưu vực sông Thao. Lưu vực hệ thống sông Hồng có tới 70% diện tích ở độ cao trên 500 m và khoảng 47% diện tích lưu vực ở độ cao trên 1000 m. Độ cao bình quân lưu vực cỡ 1090 m. Do chủ yếu là địa hình đồi núi nên độ dốc lưu vực khá lớn, bình quân đạt từ 15% đến 35%. Một số lưu vực sông như Ngòi Thia có độ dốc đạt tới 42%, Suối Sập 46,6%.

Đồng bằng sông Hồng được tính từ Việt Trì, chiếm hơn 7% diện tích toàn lưu vực, thấp và tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 25 m. dọc theo các sông ở đồng bằng đều có đê kiên cố làm cho đồng bằng bị chia cắt thành các ô tương đối độc lập. Vùng cửa sông giáp biển có nhiều cồn cát và bãi.


1.2.3. Địa chất, thổ nhưỡng


Ở vùng núi và trung du của lưu vưc, địa hình phát sinh do kết quả của các quá trình vận động của vỏ trái đất trong các giai đoạn địa chất cộng với quá trình phong hóa và quá trình xói mòn dưới tác động của dòng nước, nhiệt độ, độ ẩm … nên bao gồm nhiều loại đất khác đá khác nhau về thành phần khoáng chất. Bắc và Đông Bắc lưu vực thuộc vùng núi đá vôi hiểm trở, ít đất bằng, có rừng che phủ, đất phát triển trên diệp thạch, sa thạch và đá vôi … nên lượng cung cấp cho sông ít và vì vậy dòng chảy sông Lô mang rất ít bùn cát. Vùng thuộc dãy núi Phan-Xi-Pan có dện tích rộng, độ cao và địa hình có sự thay đổi lớn, khống chế những vùng khí hậu, thổ nhưỡng rất khác nhau. Đất ở vùng này được phát triển từ các loại đá gốc như diệp thạch tinh thể, hoa cương, càng xuống phía Tây Nam diệp thạch và đá vôi càng nhiều còn ở phía Đông Nam là diệp thạch và hoa cương. Đây là khu vực cung cấp bùn cát quan trọng cho sông Đà, góp phần chủ yếu vào bùn cát sông Hồng. khu vực bên phải của sông Đà có cao nguyên đá vôi kéo dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đất phát triển trên đá vôi có độ mịn lớn, ngoài ra đất còn phát triển trên diệp thạch, sa thạch, hoa cương, thảm thực vật bị phá hủy nghiêm trọng, do đó rất thuận lợi cho xói mòn.

1.2.4. Lớp phủ thực vật


Thảm thực vật đã bị tàn phá chỉ còn khoảng 16% diện tích đất tự nhiên. Trên lưu vực sông Đà thậm chí có nơi chỉ còn 6-10%; rừng thượng nguổn sông Lô còn khá hơn chiếm khoảng 20-30%.

Sau khi nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng, rừng vùng lưu vực hồ đã bị tàn phá nghiêm trọng mà tác nhân chủ yếu là khai thác quá mức, du canh du cư, đốt nương làm rẫy. Hàng năm khu vực này có khoảng 120 đến 160 ha rừng bị xâm phạm và đốt cháy làm nương rẫy mới. Nếu tính toàn vùng Tây Bắc (bao gồm các khu vực thuộc lưu vực hồ Hòa Bình và lân cận) thì đến nay chỉ còn 5 - 6% diện tích đất tự nhiên là có rừng che phủ.


1.2.5. Khí hậu


Lưu vực hệ thống sông Hồng có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm. lượng mưa hàng năm khá phong phú nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian.

Chế độ mưa trong năm phân hóa sâu sắc theo mùa: một năm hình thành hai mùa mưa và khô rất rõ rệt. Mùa mưa thường chỉ kéo dài 5 tháng, từ tháng V đến tháng IX, với lượng mưa chiếm tới 75-85% tổng lượng mưa năm. Mùa khô kéo dài tới 7 tháng nhưng có lượng mưa chỉ chiếm 15-25% tổng lượng mưa năm.

Sự phân bố lượng mưa trên lưu vực phụ thuộc rất nhiều vào địa hình và sự sắp xếp các dãy núi. Những nơi địa hình cao, nằm ở phía đón gió mang ẩm thường mưa rất nhiều và tạo thành các tâm mưa như: Bắc Quang, Mường Tè, Hoàng Liên Sơn. Vùng núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, Tây Côn Lĩnh và vùng núi Ba Vì – Tam Đảo có lượng mưa từ 2400 mm/năm đến 2800 mm/năm. Đặc biệt tâm mưa Bắc Quang có năm đạt đến 5499 mm/năm. Những vùng khuất sau những dãy núi chắn gió như thung lũng Yên Châu, cao nguyên Sơn La, lòng chảo Nghĩa Lộ, vùng thượng nguồn sông Gâm có lượng mưa nhỏ, chỉ khoảng 1200 mm/năm đến 1600 mm/năm. Vùng đồng bằng có lượng mưa trung bình 1700 mm/năm.

Lượng mưa biến đổi qua các năm trong thời kỳ nhiều năm không lớn: lượng mưa của năm mưa nhiều chỉ lớn gấp 2-3 lần lượng mưa của năm mưa ít.

Nhiệt độ không khí trung bình trên lưu vực thay đổi từ 150 (phần Trung Quốc) đến 240 (phần Việt Nam). Lượng bốc hơi hàng năm trên lưu vực không lớn và biến đổi ít dọc theo không gian. Lượng bốc hơi khả năng đo bằng ống Piche thay đổi từ 600 mm đến 1000 mm.

1.2.6. Đặc điểm thủy văn và hệ thống sông ngòi


Dòng chính sông Hồng bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Sơn cao trên 2700 m của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào lãnh thổ Việt Nam tại Lào Cai rồi đổ vào vịnh Bắc Bộ tại cửa Ba Lạt. Hệ thống sông Hồng ở Việt Nam là do ba nhánh lớn hợp thành là sông Đà, sông Thao và sông Lô. Chiều dài dòng chính sông Hồng từ nguồn đến cửa Ba Lạt dài 1126 km, phần chảy trên đất Việt Nam dài 556 km.

Lưu vực hệ thống sông Hồng có hình dạng hẹp, kéo dài ở phần thượng lưu và mở rộng ở hạ lưu. Tổng diện tích lưu vực là 155 000 km2, trong đó phần Việt Nam chiếm 47%.

Tổng lượng nước trung bình hàng năm của sông Hồng chảy qua Sơn Tây là 120 tỷ m3, trong đó phần từ Trung Quốc chảy vào chiếm 36%. Tính đến Sơn Tây so với lưu vực sông Hồng, sông Lô chiếm 27% diện tích lưu vực, chiếm 28% lượng nước; sông Đà chiếm 43% diện tích lưu vực, 47% lượng nước; sông Thao chiếm 36% diện tích lưu vực, 25% lượng nước.

Mạng lưới sông suối của hệ thống sông Hồng khá phát triển ở phần Việt Nam, loại sông có chiều dài dòng chính từ 5 km trở lên có tới 1659 sông. Mật độ lưới sông phần nhiều đạt từ 0.5 km/km2 đến 2 km/km2. nơi có núi cao, độ dốc lớn mưa nhiều thì nơi đó sông suối dày đặc và ngược lại.

Ba nhánh lớn hợp thành hệ thống sông Hồng gồm có:


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 438.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương