VỚi các nưỚc và khu vựC


§Ò KÕT HîP SøC M¹NH D¢N TéC



tải về 1.8 Mb.
trang18/23
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.8 Mb.
#15173
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23



VÊN §Ò KÕT HîP SøC M¹NH D¢N TéC
Vµ SøC M¹NH THêI §¹I TRONG NGO¹I GIAO VIÖT NAM THêI Kú §æI MíI (1986 - 2006):
THµNH TùU Vµ TRIÓN VäNG

T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIÓU BAN QUAN HÖ QUèC TÕ CñA VIÖT NAM VíI C¸C N¦íC Vµ KHU VùC






S Trần Nam Tiến*


Hoạt động đối ngoại không chỉ xuất phát từ tình hình và yêu cầu của đất nước, mà luôn liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của tình hình thế giới cũng như sự vận động của các xu thế thời đại. Đánh giá, dự báo chính xác chiều hướng phát triển của tình hình thế giới là điều cực kỳ cần thiết để xác định đúng đắn đường lối, chủ trương đối ngoại. Điều này đã trở thành một vấn đề mang tính nghệ thuật cao trong ngoại giao Việt Nam, đã được chứng minh qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945 - 1975). Đặc biệt, trong 20 năm đổi mới đất nước (1986 - 2006), Đảng và Nhà nước ta đã khai thác có hiệu quả sức mạnh thời đại, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong nhiều bài học được rút ra từ công cuộc đổi mới đất nước, có bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, nội lực với ngoại lực. Bài viết góp phần nhận thức lại vấn đề kết hợp sức mạnh và sức mạnh thời đại trong ngoại giao Việt Nam thời kỳ Đổi mới, cùng những thành tựu đạt được trong giai đoạn 1986 - 2006, qua đó nêu triển vọng của việc triển khai chủ trương này trong giai đoạn tiếp theo.

1. “Sức mạnh” là một khái niệm đã có từ lâu trong Quan hệ quốc tế. Quan niệm về sức mạnh và những nội dung cấu thành nên sức mạnh là khác nhau giữa các quốc gia và trong các giai đoạn lịch sử khác nhau của mình. Trong phạm trù này, mối quan hệ giữa sức mạnh bên trong và sức mạnh bên ngoài, hay nói cách khác là sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, là rất chặt chẽ và mang tính biện chứng. Đối với ngoại giao Việt Nam, việc xác định rõ “sức mạnh dân tộc” và “sức mạnh thời đại” và làm thế nào để tranh thủ tối đa sức mạnh thời đại, kết hợp với sức mạnh dân tộc để tạo nên một sức mạnh tổng thể để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong mọi thời điểm lịch sử.

Về mặt khái niệm, “sức mạnh quốc gia là một khái niệm trong lĩnh vực quan hệ quốc tế dùng để chỉ toàn bộ thực lực đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của một quốc gia bao gồm kinh tế, quốc phòng và an ninh mà kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất, là nền tảng vật chất tạo nên sức mạnh quân sự và ngoại giao” [1]. Ngoài ra, sức mạnh quốc gia còn được cấu thành bởi những yếu tố cơ bản sau: tự nhiên, xã hội, môi trường chính trị, kỹ thuật công nghệ. Còn yếu tố xã hội bao gồm: yếu tố dân số, văn hoá, phong tục tập quán… Những truyền thống tốt đẹp, những tập quán phù hợp với chiều hướng của xã hội sẽ trở thành động lực đối với sức mạnh của quốc gia cũng như các quyết định trong chính sách đối ngoại. Một môi trường chính trị ổn định cũng luôn là điều kiện thuận lợi nhất cho một quốc gia phát triển về mọi mặt. Và cuối cùng những tiến bộ trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ sẽ hỗ trợ rất lớn cho sự phát triển của quốc gia trong giao lưu kinh tế, thương mại. Trong khi đó, “sức mạnh thời đại là một bộ phận quan trọng cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia, là cái nhìn biện chứng về thời đại một cách khoa học, nắm bắt được quy luật vận động, thực trạng và xu thế của tình hình thế giới để từ đó có những chiến lược, sách lược đúng đắn về đối ngoại tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho đất nước phát triển” [2]. Trên thực tế, sức mạnh thời đại trước hết phải hội tụ đủ hai điều kiện: 1) Có tính chất tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội loài người; 2) Phản ánh lợi ích của số đông trong cộng đồng (quốc gia – dân tộc là trước hết). Sức mạnh thời đại trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một bộ phận quan trọng cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia. Sức mạnh này được Đảng, Nhà nước, nhân dân ta tạo ra bằng cách khai thác các khả năng, điều kiện có lợi do sự vận động của các yếu tố thời đại đưa lại, được chuyển hoá thành các lực lượng vật chất và lực lượng tinh thần tác động trực tiếp vào các nhiệm vụ xây dựng kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, việc “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là phải kết hợp sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đất nước phát triển ổn định và bền vững” [3]. Trên thực tế, việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thực sự là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam nói chung và ngoại giao Việt Nam nói riêng trong mọi thời kỳ và còn là nguyên lý cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại.

Trong quan hệ quốc tế hiện đại, nước nào cũng có nhu cầu tận dụng các yếu tố của sức mạnh thời đại, kết hợp với sức mạnh dân tộc để tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ cho việc phát triển quốc gia. Việt Nam là một nước nhỏ, có lịch sử dựng nước và giữ nước đầy khó khăn, thử thách, nên càng cần tranh thủ sức mạnh thời đại để hỗ trợ và bổ sung cho sức mạnh dân tộc, nhân lên nhiều lần sức mạnh tổng hợp phục vụ cho nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng. Thực tế đã chứng minh, sức mạnh thời đại và việc tranh thủ thành công sức mạnh đó của ngoại giao Việt Nam đã giúp Việt Nam thực hiện thắng lợi nhiều nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Ngoại giao dưới hai hình thức; ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân là một trong những hoạt động chính trong tổng thể hoạt động đối ngoại của Việt Nam, do đó ngoại giao thường được đánh giá là một mặt trận quan trọng giúp đất nước tranh thủ được sức mạnh thời đại.

Nhìn lại giai đoạn lịch sử đấu tranh giành độc lập, thống nhất Tổ quốc (1945 - 1975), Việt Nam đã đề ra đường lối đoàn kết nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới phù hợp với xu thế chung của thời đại và dựa vào ba trụ cột chính: mặt trận đại đoàn kết dân tộc, mặt trận đoàn kết nhân dân ba nước Đông Dương, mặt trận đoàn kết nhân dân thế giới, trong đó nhân dân Liên Xô làm nòng cốt. Trên cơ sở đó, ngoại giao Việt Nam thời kỳ này đã góp phần tranh thủ được sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là ý nghĩa quan trọng của viện trợ về vật chất và sự ủng hộ to lớn về tinh thần của Liên Xô và Trung Quốc, kể cả trong thời kỳ hai nước này bất đồng với nhau. Bên cạnh đó, ngoại giao Việt Nam đã tạo được sự ủng hộ của đông đảo của các lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới, các lực lượng chống chiến tranh, chống thực dân, đế quốc, thông qua các hoạt động ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân nêu cao chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, qua đó cũng vạch trần âm mưu cũng như hành động phi nghĩa các chính quyền hiếu chiến, thù địch. Do đó, ngoại giao Việt Nam còn tấn công vào cả “hậu phương” của đối phương, tranh thủ được sự hậu thuẫn của nhân dân tiến bộ Pháp, Mỹ chống chiến tranh, phản đối chính sách và hành động của các chính phủ hiếu chiến đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam.

Sau năm 1975, ngoại giao Việt Nam tiếp tục truyền thống vẻ vang của mình và giành được sự ủng hộ to lớn về vật chất và tinh thần của hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng như các tổ chức, phong trào tiến bộ nhằm phục vụ cho công cuộc phục hồi và xây dựng đất nước sau chiến tranh, bảo vệ vững chắc an ninh đất nước trong vòng vây của kẻ thù, nhất là sau khi xảy ra “vấn đề Campuchia”. Hệ quả của vấn đề này là sự hình thành một mặt trận của các nước phương Tây và ASEAN nhằm bao vây, cô lập Việt Nam mọi mặt từ kinh tế, chính trị đến ngoại giao, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong thời kỳ này.

2. Thực tế, trong những năm 80 của thế kỷ XX, Việt Nam đứng trước những khó khăn rất hiểm nghèo. Ở trong nước, chúng ta phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng, kéo dài. Về đối ngoại, Việt Nam phải đương đầu với tình trạng bị cô lập về chính trị, bị bao vây cấm vận về kinh tế [4]. Trong khi đó, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra như vũ bão, xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá nổi lên, đặt ra những cơ hội và thách thức cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trước tình hình đó, vấn đề “kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại” lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Việt Nam nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt, đưa đất nước vượt qua khó khăn, hội nhập cùng thế giới.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986), xuất phát từ tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đã phân tích và đánh giá đúng những thuận lợi và khó khăn của đất nước thông qua đường lối đổi mới toàn diện. Về đối ngoại, Đại hội Đảng lần thứ VI đã chỉ rõ nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực đối ngoại trong thời gian tới là: “kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới” [5]. Đảng ta nhận định: “Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật ngày nay và xu thế mở rộng nhân công, hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế – xã hội khác nhau, cũng là những điều kiện rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta. Trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của mình, chúng ta phải đặc biệt coi trọng kết hợp các yếu tố dân tộc và quốc tế, các yếu tố truyền thống và thời đại, sử dụng tốt mọi khả năng mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học, kỹ thuật với bên ngoài để phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội…”[6].

Tiếp theo đó, tháng 5/1988, Bộ Chính trị khoá VI đã ra Nghị quyết số 13 về “nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới” với chủ đề “giữ vững hoà bình và phát triển kinh tế”. Nghị quyết nhấn mạnh chính sách “thêm bạn bớt thù”, “đa dạng hoá quan hệ trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có lợi” [7]. Nghị quyết xác định rõ mục tiêu chiến lược và cũng là lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay là: “...giữ vững hoà bình, tranh thủ điều kiện bên ngoài thuận lợi và tranh thủ thời gian tập trung những cố gắng đến mức cao nhất nhằm từng bước ổn định và tạo cơ sở cho bước phát triển về kinh tế trong vòng 20 – 25 năm tới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ độc lập Tổ quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung cho hoà bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” [8].

Bước vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tại Đại hội Đảng lần thứ VII vào tháng 6/1991, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp Đổi mới và đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Phù hợp với chiến lược đó, Đại hội VII xác định nhiệm vụ trọng tâm của công tác đối ngoại là nhanh chóng tạo nên một môi trường quốc tế hoà bình, ổn định và đề ra chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, xã hội khác nhau đẩy phương châm “thêm bạn bớt thù” lên mức độ cao hơn, khẳng định mạnh mẽ hơn tuyên bố “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” [9], qua đó, mở ra bước đột phá trong việc thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế. Đại hội cũng đã xác định nguyên tắc cơ bản trong hội nhập kinh tế quốc tế là: “mở rộng, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi”[10].

Có thể nói, hội nhập quốc tế, trước hết và chủ yếu trên bình diện kinh tế, là một nội dung quan trọng trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hướng tới việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Việc Đảng ta đề ra chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ đối ngoại lúc này, khi cục diện thế giới đã thay đổi căn bản, là hết sức đúng đắn và kịp thời nhằm xoay chuyển thế đối ngoại của ta: chủ động chuyển từ tình trạng đối đầu sang hợp tác trong tư thế cùng tồn tại hoà bình, phá vỡ thế bị bao vây cô lập. Sau 10 năm đổi mới (1986 - 1996), tình hình chính trị – xã hội Việt Nam dần đi vào ổn định; thế và lực của ta được nâng cao hơn; quan hệ quốc tế được mở rộng; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện; khả năng giữ vững độc lập tự chủ và hội nhập được tăng cường.

Trên cơ sở những thành tựu đạt được, Đại hội Đảng lần thứ VIII (6/1996) đã tiếp tục khẳng định: “thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá với tinh thần Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” [11]. Đại hội VIII chủ trương “xây dựng nền kinh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”. Đại hội nhấn mạnh quan điểm đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả, tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường quốc tế; mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi [12].

Thế giới bước sang thế kỷ XXI, với nhiều cục diện phức tạp, nhiều thách thức, song trên nền tảng cái gọi là phổ biến toàn nhân loại về đạo đức, về một tương lai tốt đẹp, thì tất cả các dân tộc trên hành tinh này đều có chung mục đích và nhiệm vụ làm thế nào để bảo vệ ngôi nhà chung của mình và mối quan hệ đa sắc tộc trong đó. Mặt khác, xu hướng đấu tranh vì một nền dân chủ đích thực, vì sự công bằng, bình đẳng và quan hệ kinh tế cùng có lợi giữa các dân tộc v.v… ngày càng mạnh trong từng khu vực và rộng hơn là phạm vi toàn cầu. Sự nhìn nhận lại mình, so sánh một cách khách quan và toàn diện hình ảnh cuộc sống và mức sống của dân tộc mình với các dân tộc khác để tìm ra giải pháp, phương châm đúng đắn cho sự phát triển bền vững của dân tộc là đương nhiên và ngày càng trở nên cấp thiết [13]. Từ thực tế đó, vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết và nó cũng đang diễn ra và ngày càng trở nên cấp bách đối với Việt Nam.

Chính từ thực tiễn nêu trên, Đại hội Đảng lần thứ IX (4/2001) đã tiếp tục khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” [14]. Đại hội xác định độc lập tự chủ là cơ sở để thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam không chỉ “sẵn sàng là bạn” mà còn sẵn sàng là “đối tác tin cậy của các nước” và “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Trong đó, vấn đề “kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại” được Đảng ta chú trọng đẩy mạnh. Cụ thể: “phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ… có tiềm lực kinh tế đủ mạnh” để “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước”[15]. Tiếp đó, Hội nghị Trung ương VIII (khoá IX) đã tiếp tục khẳng định “dành ưu tiên cao cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng đa dạng hoá thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo lập lợi ích đan xen với các đối tác”[16].

Kế thừa tư tưởng chỉ đạo về đối ngoại do Đại hội VII, VIII và IX nêu ra, Đại hội Đảng lần thứ IX đã bổ sung và nhấn mạnh quan điểm: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế và khu vực”[17]. Đại hội X cũng đã nhấn mạnh: vì mục tiêu phát triển, các hoạt động đối ngoại phải hướng mạnh vào nhiệm vụ kinh tế – xã hội thiết thực như mở rộng thị trường, có thêm đối tác, tranh thủ tối đa vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Nói một cách hình tượng, hoạt động đối ngoại vừa phải tạo môi trường quốc tế “vô hình” thuận lợi, vừa phải đem lại những lợi ích hữu hình trong đó kim ngạch xuất khẩu phải tăng bình quân hàng năm ít nhất là 16% vốn nước ngoài và ít nhất phải đóng góp hơn 30% tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội [18]. Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay và những năm tới đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất. Tựu chung lại, hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam phải trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường [19].

3. Công cuộc Đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay đã thu được những thành tựu hết sức to lớn và có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi bộ mặt của đất nước, tạo tiền đề và động lực cho Việt Nam tiến bước nhanh hơn, vững chắc hơn trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó, ngoại giao Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng và xứng đáng vào thắng lợi chung đó của đất nước. Quán triệt đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế, vận dụng tốt chủ trương “kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại”, ngoại giao đã trở thành mặt trận quan trọng trong thời bình và đã góp phần giữ vững và củng cố môi trường hoà bình và tạo những điều kiện quốc tế ngày càng thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao vị thế và uy tín của nước ta ở khu vực và trên thế giới [20].

Thành tựu đối ngoại có tính chất bao trùm trong thời gian qua là từ chỗ bị cô lập về chính trị, bao vây cấm vận về kinh tế, Việt Nam đã chủ động, nỗ lực mở rộng hơn bao giờ hết quan hệ đối ngoại của mình theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Trong 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao thêm với 57 nước, nâng tổng số quốc gia có quan hệ chính thức với ta từ 112 lên 170 nước; và có quan hệ buôn bán với 221 thị trường và đầu tư với 74 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam vừa có quan hệ ngoại giao, kinh tế, thương mại với tất cả các cường quốc, với các trung tâm chính trị – kinh tế trên thế giới, vừa là thành viên tích cực của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế, như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Phong trào không liên kết, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp, Liên hợp quốc, WTO… Trong đó, thành tựu được coi là bước phát triển lớn, mang tính đột phá trong triển khai hoạt động đối ngoại thời kỳ Đổi mới, là việc Việt Nam đã đi từ bình thường hoá quan hệ đến từng bước nâng cấp và xác lập khuôn khổ quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước lớn, các trung tâm kinh tế - chính trị lớn và các nước công nghiệp phát triển như Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ. Điển hình nhất là quan hệ với Mỹ. Từ chỗ hai nước thù địch trước đây, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao và hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Mỹ trên tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai. Trong chuyến thăm Mỹ tháng 6/2005 của Thủ tướng Phan Văn Khải, hai nước đã xác lập khuôn khổ “quan hệ hữu nghị, đối tác xây dựng, hợp tác nhiều mặt, ổn định, lâu dài trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi”[21].

Bên cạnh đó, Việt Nam đã tạo dựng được khuôn khổ quan hệ hợp tác hữu nghị, ổn định lâu dài và ngày càng đi vào chiều sâu với các nước láng giềng, khu vực; góp phần đáng kể vào việc duy trì môi trường an ninh xung quanh Việt Nam và phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế. Các hiệp ước, hiệp định ký với Trung Quốc, Campuchia trong thời gian qua đã tạo cơ sở pháp lý cho việc biến đường biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị, thịnh vượng chung. Trong triển khai chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế, Việt Nam đã tích cực và chủ động củng cố và phát triển quan hệ hợp tác với các nước bạn bè truyền thống và các nước đang phát triển khác ở Trung Đông, châu Phi và Mỹ La tinh.

Một thành tựu đạt được trong quá trình triển khai chủ trương “kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại” là quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tranh thủ được nhiều nguồn vốn ODA và FDI; mở rộng thị trường nước ngoài. Nhằm phát huy nội lực và ra sức tranh thủ ngoại lực, Việt Nam đã coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế đã ngày càng phát huy vai trò; nội dung kinh tế ngày càng thể hiện rõ nét trong mọi hoạt động chính trị đối ngoại. Ngoại giao đã kết hợp tốt giữa chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại, góp phần tạo thêm nguồn lực từ bên ngoài, mở rộng thị trường, gia tăng đối tác, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cụ thể, trong thời gian đổi mới, ta đã mở rộng quan hệ thương mại với trên 150 nước, tranh thủ được hơn 30 tỷ USD vốn ODA từ 50 nước, vùng lãnh thổ và định chế tài chính – tiền tệ quốc tế và 60,473 tỷ USD vốn đăng ký FDI, với 6.813 dự án (tính đến 18/12/2006) [22], góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và thiết thực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc trở thành thành viên WTO (7/11/2006) vừa tạo thuận lợi, vừa đặt ra không ít thách thức đối với Việt Nam, song thực sự đây là một bước đột phá thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Việc gia nhập WTO sẽ tạo ra cơ hội cho Việt Nam tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước này mở cửa theo quy định. Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, từng bước mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Với nền kinh tế có độ mở lớn, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng và là yếu tố bảo đảm tăng trưởng của nước ta [23].

Hoạt động ngoại giao đa phương đã có bước phát triển vượt bậc, góp phần nâng cao hơn nữa vai trò và uy tín của Việt Nam tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, Phong trào không liên kết, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), từng bước đưa Việt Nam hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Với vị thế mới, Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng tại Liên hợp quốc. Nhờ đó Việt Nam được tín nhiệm giữ các chức vụ quan trọng tại các kỳ họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc, được bầu vào Hội đồng Kinh tế Xã hội (ECOSOC) và Ban điều hành Chương trình Phát triển (UNDP), Quỹ Dân số thế giới (UNPFA), Uỷ ban Quyền con người v.v… Trong quá trình này, Việt Nam luôn được các nước tín nhiệm và ủng hộ. Tháng 10/2006, các nước châu Á đã nhất trí đề cử duy nhất Việt Nam vào vị trí ứng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng khá tích cực, chủ động phát huy vai trò tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế khác, tích cực tham gia vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu vì hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển giữa các dân tộc và đẩy mạnh việc tham gia vào hoạt động của các tổ chức, diễn đàn quốc tế. Tăng cường quan hệ với các tổ chức quốc tế, Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ vật chất, tài chính tạo nên nguồn ngoại lực quan trọng, qua đó phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển đất nước trong công cuộc đổi mới nói trên.

4. Thực tiễn xây dựng, hoàn thiện và triển khai thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách đối ngoại của Đại hội IX cũng như chặng đường 20 năm đổi mới đúc kết kinh nghiệm và rút ra nhiều bài học quý. Trong đó, bài học về phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, “kết hợp với sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại” là bài học có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng nước ta. Trong đó, “nội lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển. Có phát huy được nội lực mới thu hút và sử dụng có hiệu quả ngoại lực. Nội lực được tăng cường mới bảo đảm được độc lập tự chủ về kinh tế và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế thành công… Ngoại lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển. Kết hợp tốt nội lực và ngoại lực sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp xây dựng đất nước. Ngoại lực bao gồm cả vốn, tri thức, công nghệ, kỹ năng quản lý và thị trường… bổ sung cho nội lực, tạo thêm điều kiện để huy động và sử dụng nội lực có hiệu quả hơn. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, ngoại lực càng trở nên quan trọng” [24].

Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có những vận động, biến đổi mới. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới, tuy sẽ phải đối mặt với không ít thách thức mới về kinh tế và những hệ luỵ của nó đối với các lĩnh vực khác như chính trị (đặc biệt là quốc phòng, an ninh), văn hoá, xã hội, nhưng Việt Nam có nhiều cơ hội để khai thác sức mạnh thời đại, khai thác những thời cơ, vận hội mới có lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời gian tới, trong bối cảnh toàn cầu hoá, cần coi trọng việc tạo dựng, nắm bắt và lợi dụng thời cơ, tranh thủ sức mạnh của thời đại thông qua chủ động và tích cực hội nhập và hợp tác quốc tế để phát huy nội lực, bứt phá nhanh hơn trong phát triển. Ngày nay, nội hàm của sức mạnh thời đại là sức mạnh đoàn kết đấu tranh của các lực lượng tiến bộ trên thế giới phấn đấu vì hoà bình độc lập, dân chủ và phát triển; là sức mạnh của lực lượng sản xuất của loài người, là các tiến bộ vượt bậc của cách mạng khoa học - công nghệ; là những mặt thuận lợi mà quá trình toàn cầu hoá kinh tế quốc tế mang lại.

Kết hợp sức mạnh thời đại, thực chất là khai thác các khả năng, điều kiện thuận lợi tiềm ẩn trong các nhân tố thời đại, quốc tế, trong các vận động xã hội, các xu thế, các mâu thuẫn thời đại và chuyển hoá nó thành các sức mạnh hiện thực trực tiếp đối với từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Ngày nay, khả năng khai thác sức mạnh thời đại của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của Việt Nam rất đa dạng, nhiều phương diện. Đặc điểm của các khả năng và điều kiện này là chúng luôn ở trong trạng thái vận động và chuyển hoá lẫn nhau của những mặt đối lập: thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức, đối tác và đối tượng. Nếu chủ thể kịp thời nắm bắt sự vận động của chúng thì có thể tận dụng được các thời cơ, vận hội mới để xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc.

Để đạt được hiệu quả cao trong khai thác sức mạnh thời đại đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình sắp tới, cần nắm vững một số vấn đề có tính nguyên tắc như: giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình khai thác sức mạnh thời đại; tích cực, chủ động đổi mới nhận thức và tư duy về sức mạnh thời đại cho phù hợp; tích cực, chủ động hội nhập kinh tế thế giới với bước đi thích hợp; tạo lập môi trường quốc tế thuận lợi để khai thác tốt nhất thời cơ, điều kiện có lợi, hạn chế nguy cơ; vận dụng sáng tạo chiến lược và sách lược cách mạng trong khai thác sức mạnh thời đại theo nguyên tắc kiên định về chiến lược, linh hoạt mềm dẻo về sách lược, giữa lợi ích kinh tế với lợi ích quốc phòng, an ninh, giữa lợi ích bộ phận với lợi ích quốc gia; kết hợp khai thác sức mạnh thời đại với xây dựng, phát huy sức mạnh dân tộc, lấy xây dựng và phát huy sức mạnh dân tộc làm cơ sở để khai thác có hiệu quả sức mạnh thời đại.

Trên cơ sở đó, trong thời gian tới, ngoại giao Việt Nam tiếp tục là một mặt trận quan trọng, là cầu nối “kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại”, tạo môi trường quốc tế thuận lợi hơn nữa và tranh thủ tốt hơn nữa sự hợp tác quốc tế phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Hoạt động đối ngoại phải được tiến hành trong mối quan hệ hữu cơ và biện chứng giữa thế và lực của đất nước; giữa phát triển đất nước với hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, hơn lúc nào hết ngoại giao Việt Nam cần tranh thủ tốt nhất các cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và xây dựng của cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, hợp tác và phát triển bền vững”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lương Văn Kế, “Các yếu tố cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia”, tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 9, 2007

[2] Phí Như Chanh - Phạm Văn Linh - Phạm Xuân Thâu, Đối ngoại Việt Nam thời kỳ Đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.44

[3] Nguyễn Dy Niên, “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện đường lối đối ngoại trong thời kỳ Đổi mới”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

[4] Nguyễn Dy Niên, “Chính sách và hoạt động đối ngoại trong thời kỳ Đổi mới”, tạp chí Cộng sản, số 17, tháng 9/2005, tr.30.

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.30

[6] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, sđd, tr.31.

[7] Bộ Ngoại giao, Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.324.

[8] Xem thêm Tổng luận 50 năm hoạt động ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao, tháng 2/1999, lưu hành nội bộ, tr.51 (Nghị quyết 13 Bộ Chính trị 20/5/1988).

[9] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.147.

[10] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII, Sđd, tr.119.

[11] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.41.

[12] Nguyễn Thế Lực – Nguyễn Hoàng Giáp, “Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: quá trình và một số kết quả”, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 55, 2000, tr.8.

[13] Trần Nguyên Việt, “Vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại”, tạp chí Khoa học xã hội, số 7 (83), 2005, tr.4.

[14] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.119.

[15] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, sđd, tr.25-26.

[16] Chu Văn Chúc, “Quá trình đổi mới tư duy đối ngoại và hình thành đường lối đối ngoại đổi mới”, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 58, 2004, tr.9.

[17] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.112.

[18] Vũ Khoan, “Đại hội X của Đảng và đường lối đối ngoại”, báo Nhân dân, số ra ngày 24/8/2006.

[19] Nguyễn Hoàng Giáp, “Chính sách đối ngoại của Đại hội X và kết quả sau một năm triển khai thực hiện”, thông tin Nghiên cứu quốc tế, số 1 (27), 2007, tr.2 - 3.

[20] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, sđd, tr.161.

[21] Nguyễn Dy Niên, “Chính sách và hoạt động đối ngoại trong thời kỳ Đổi mới”, tlđd, tr.33.

[22] Vũ Dương Huân, “Ngoại giao Việt Nam trong 20 năm Đổi mới: Những thành tựu, tồn tại và bài học”, thông tin Nghiên cứu quốc tế, số 1 (27), 2007, tr.13.

[23] Nguyễn Tấn Dũng, “Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, cơ hội – thách thức và hành động của chúng ta”, tạp chí Cộng sản, số 23, 2006, tr.6.

[24] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, sđd, tr.179 - 180.

1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương