VỚi các nưỚc và khu vựC


VIÖT NAM Vµ QUAN HÖ TRUNG - VIÖT §ÕN N¡M 2020



tải về 1.8 Mb.
trang19/23
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.8 Mb.
#15173
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23



VIÖT NAM Vµ QUAN HÖ TRUNG - VIÖT §ÕN N¡M 2020

G



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIÓU BAN QUAN HÖ QUèC TÕ CñA VIÖT NAM VíI C¸C N¦íC Vµ KHU VùC






S.TS Cổ Tiểu Tùng*


Nhiều nước coi năm 2020 là một thời điểm mục tiêu phát triển. Đến lúc ấy, Việt Nam sẽ phát triển đến mức độ nào? Sự phát triển của một nước không tách khỏi được môi trường quốc tế, vậy quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ tiến triển thế nào? Những điều trên đều rất đáng để chúng ta đi sâu vào nghiên cứu.

1. Triển vọng của Việt Nam

Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX nêu mục tiêu chiến lược của Việt Nam năm 2001 - 2010 là đẩy nhanh tốc độ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển, GDP năm 2010 sẽ gấp hai lần so với năm 2000, GDP bình quân đầu người đạt tới 950-1000 USD, tăng hai lần so với năm 2000, tạo cơ sở cho việc thực hiện công nghiệp hoá vào năm 2020.

Đổi mới mở cửa của Việt Nam đang không ngừng tiến lên, môi trường trong và ngoài nước ngày càng có lợi cho Việt Nam phát triển, ưu thế và tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam đang được phát huy. Theo dự đoán, nếu không xảy ra những sự kiện đột biến, Việt Nam chỉ cần giữ thế mạnh Đổi mới mở cửa như hiện nay, những năm đầu thế kỷ XXI, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt khoảng 8%. Nếu Việt Nam có thể giải quyết được những vấn đề bất lợi cho phát triển, ra sức đẩy mạnh tiến trình đổi mới mở cửa, xử lý tốt quan hệ với các nước như Trung Quốc, Mỹ và các nước ASEAN v.v… tạo môi trường quốc tế lành mạnh để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Việt Nam đầu tư, kinh doanh và du lịch, thì có lẽ Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh hơn nữa.

GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt tới 1.000 USD là một trong những mục tiêu trong kế hoạch phát triển Việt Nam. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2007 đạt tới 835 USD, chỉ còn thiếu khoảng 100 USD so với mục tiêu thực hiện 1000 USD. Kế hoạch phát triển 2006 - 2010 của Việt Nam sẽ được thực hiện trước thời hạn.



2. Điều kiện và môi trường phát triển của Việt Nam

Trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của một nhà nước và khu vực, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và môi trường quốc tế là những điều cơ bản nhất.



2.1. Ưu thế vị trí địa lý

Thứ nhất, Việt Nam nằm ở trung tâm châu Á, xung quanh Việt Nam có những nước hoặc khu vực đã phát triển trong châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, nên Việt Nam có thể dễ dàng nhận được viện trợ và vốn đầu tư nước ngoài; có điều kiện thuận lợi cho việc khai thác thị trường quốc tế.

Thứ hai, Việt Nam nằm trong tuyến đường giao thông quan trọng quốc tế, có điều kiện thuận lợi giao lưu với các nước trên thế giới. Nam Hải là tuyến đường quan trọng liên kết Đông Bắc Á, Ấn Độ Dương, châu Phi và châu Âu, thuận tiện cho hàng hoá xuất nhập khẩu.

Thứ ba, Việt Nam nằm trong điểm liên kết giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, là cầu nối trong việc thiết lập khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN.

Với ưu thế vị trí địa lý như vậy, Việt Nam có thể tận dụng được tài nguyên phong phú của Trung Quốc và các nước ASEAN, khai thác hai thị trường này để phục vụ cho sự phát triển trong nước.



2.2. Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng

Tuy trình độ khai thác của Việt Nam còn tương đối thấp, nhưng Việt Nam có nhiều ưu thế và tiềm năng để phát triển kinh tế.



2.2.1. Tài nguyên đất và tài nguyên nông nghiệp phong phú. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, tạo điều kiện thuận lợi cho các cây nông nghiệp và công nghiệp như lúa, cao su, chè, cà phê và các loại hoa quả nhiệt đới quý hiếm sinh trưởng. Hai đồng bằng màu mỡ của miền Nam và miền Bắc có diện tích rộng lớn, nhất là đồng bằng sông Mê Kông với diện tích 50.000km2, là một trong ba vựa lúa nổi tiếng trên thế giới. Có chuyên gia cho rằng, Việt Nam chỉ cần tận dụng hợp lý đồng bằng này thì đã có thể nuôi sống được 100 triệu người.

2.2.2. Tài nguyên khoáng sản của Việt Nam cũng rất phong phú, nhất là dầu khí, than và lân. Điều đáng nói là dầu khí thiên nhiên đã trở thành ngành trụ cột trong công nghiệp Việt Nam.

2.2.3. Việt Nam có nguồn tài nguyên nước phong phú, nhất là sông Hồng của miền Bắc, có thể xây những nhà máy điện với quy mô lớn.

2.2.4. Bờ biển Việt Nam dài hơn 3.000km, tài nguyên ngư nghiệp phong phú. Với nhiều vịnh thiên nhiên tốt, Việt Nam xây dựng hơn 10 hải cảng lớn, có lợi cho Việt Nam mở cửa đối ngoại, thu hút vốn đầu tư xây dựng khu chế biến xuất khẩu.

2.2.5. Tài nguyên du lịch Việt Nam rất phong phú. Vịnh Hạ Long, động Phong Nha đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới; Huế, Hội An và Mỹ Sơn cũng được xếp vào di sản văn hoá thế giới; ven biển Việt Nam có nhiều bãi đẹp như Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu v.v…, trong nội địa có nhiều danh lam thắng cảnh như Đà Lạt, Sa Pa v.v…

2.3. Nguồn nhân lực phong phú

Tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, nhưng nguồn nhân lực có tính chất quyết định cho sự phát triển.

Với dân số hơn 80 triệu người, một mặt, có thể nói, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, mặt khác còn có nhu cầu tiêu dùng trong nước rất cao. Ở Việt Nam, người trẻ chiếm số lượng nhiều. Họ đầy sức sống, khả năng tiêu dùng mạnh.

Dân trí của người Việt Nam khá cao. 90% người lớn biết đọc biết viết. Trong khoảng 30 năm trở lại đây, hơn 100.000 người Việt Nam đã được huấn luyện và đào tạo tại Liên Xô và các nước Đông Âu.

Những điều trên cho thấy, Việt Nam có điều kiện và môi trường tuyệt vời để phát triển kinh tế. Trước khi Đổi mới mở cửa, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới do ở vào tình trạng chiến tranh kéo dài hơn 100 năm, từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858. Thập kỷ 90 của thế kỷ XX, một thời gian sau khi kết thúc, kinh tế Việt Nam bắt đầu phát triển.

3. Việt Nam sau 22 năm Đổi mới mở cửa

Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI vào tháng 12/1986. Đây là một đại hội quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Trong Đại hội này, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Sau khi nhận chức, đồng chí Nguyễn Văn Linh mạnh dạn đưa ra chính sách Đổi mới mở cửa, điều chỉnh chính sách ngoại giao, thực thi chiến lược ngoại giao đa phương, lấy kinh tế thị trường làm chủ đạo để tiến hành cải cách trong nước.

Tình hình thế giới đã thay đổi mạnh mẽ khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Việt Nam tuyên bố muốn kết bạn với các nước trên thế giới, đồng thời thực hiện quan hệ bình thường hoá với Trung Quốc vào năm 1991, gia nhập ASEAN và thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ vào năm 1995. Điều chỉnh quan hệ đối ngoại, Việt Nam đã thay đổi tình hình bế tắc về mặt đối ngoại, ngày càng có nhiều người Việt Nam ra nước ngoài làm ăn, đồng thời ngày càng có nhiều người nước ngoài sang Việt Nam đầu tư khai thác thị trường. Việt Nam đã giành được lợi thế chưa từng có trong sự khai thác mậu dịch quốc tế.

Trong 22 năm Đổi mới mở cửa, Việt Nam đã giành được thành tựu to lớn. Điều nổi bật là Việt Nam kiềm chế lạm phát từ 700% trong thập kỷ 80 giảm xuống còn 5% vào đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX; về mặt cải cách nông nghiệp, trong năm 1981, tổng sản lượng lương thực mới là 15 triệu tấn, đến năm 2007 đã đạt tới 40 triệu tấn, mức tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt tới 5%. Trước khi Đổi mới mở cửa, mỗi năm, Việt Nam phải nhập khẩu mấy trăm nghìn tấn lương thực, hiện nay, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới, mỗi năm, xuất khẩu khoảng 5 triệu tấn gạo.

Những năm gần đây, kinh tế cá thể và tư nhân của Việt Nam phát triển rất nhanh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Từ năm 1986 đến năm 2006, trong kết cấu kinh tế của Việt Nam, kinh tế cá thể và tư nhân được phát triển nhanh nhất, tỷ trọng trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam cũng từng bước tăng lên. Trong lĩnh vực công nghiệp, tỷ trọng kinh tế cá thể và tư nhân đã chiếm từ 15,6% tổng kinh tế công nghiệp lên tới 33,3%. Về lĩnh vực thương mại, hiệu quả càng rõ rệt, tỷ trọng kinh tế cá thể và tư nhân chiếm từ 45,6% tổng lượng thương mại lên tới 85,9%. Ngoài ra, vốn đầu tư tăng trưởng cũng rất nhanh. Từ cuối thập kỷ 80, các nhà đầu tư nước ngoài liên tục đầu tư vào Việt Nam, mở xí nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo thống kê, tính đến cuối tháng 12/2007, Việt Nam đã nhận được 9.810 dự án đầu tư, tổng giá trị hợp đồng 99,6 tỷ USD; về mặt mậu dịch đối ngoại, mức xuất nhập khẩu Việt Nam trong năm 2007 đạt tới 109,2 tỷ USD, tăng trưởng 30% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD, tương đương với 67,4% GDP, tăng trưởng 21,5%, kim ngạch xuất khẩu bình quân trên đầu người đạt tới 560 USD. Mậu dịch xuất khẩu đã trở thành động lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam, đóng vai trò tích cực trong sự ưu việt hoá kết cấu kinh tế và trong sự phát triển lành mạnh của kinh tế Việt Nam.

4. Sự phát triển nhanh chóng của Kinh tế Việt Nam

Từ năm 1986, Việt Nam chính thức đi vào cải cách kinh tế. Đến nay, trải qua 22 năm, ngoài mấy năm đầu tốc độ phát triển kinh tế dưới 5%, những năm tiếp theo tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt trên 7%, có những năm thậm chí còn đạt tới hơn 9%, trong thời gian khủng hoảng kinh tế có 4 năm dưới 7%, nhưng thời gian này không dài. Có thể nói, kinh tế Việt Nam qua Đổi mới mở cửa đã từng bước phát triển một cách nhanh chóng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các nước Đông Nam Á khoảng 6% vào năm 2007. Việt Nam giữ thế mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, đạt tới 8,5%, cao hơn 8,2% năm 2006, tiếp tục đứng hàng đầu trong các nước Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng.

Bảng tăng trưởng kinh tế Việt Nam (năm1986 - năm2008)


Năm

Mức tăng trưởng(%)

1986

2,3

1987

3,6

1988

5,9

1989

4,6

1990

5,1

1991

5,3

1992

8,5

1993

8,3

1994

9,0

1995

9,5

1996

9,3

1997

9,0

1998

6,0

1999

4,8

2000

6,7

2001

6,8

2002

7,0

2003

7,2

2004

7,7

2005

8,4

2006

8,2

2007

8,5

2008 (kế hoạch)

8,5 - 9,0

Nguồn: Số liệu trên dựa theo tài liệu Quốc hội thường niên
và Cục Thống kê nhà nước Việt Nam.

Không ngừng thúc đẩy công nghiệp hoá, kinh tế Việt Nam đang nằm trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, tốc độ công nghiệp tăng trưởng rất nhanh. Mức sản xuất đã tăng 17% vào năm 2007, liên tục mười năm duy trì tốc độ tăng trưởng trên 10%. Trong lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp tư nhân được tăng nhanh nhất với mức tăng trưởng là 20,9%, tiếp sau đến xí nghiệp công nghiệp do nước ngoài đầu tư đã được tăng 18,2%, xí nghiệp công nghiệp nhà nước tăng trưởng khá chậm chỉ đạt 10,3%. Công nghiệp tăng trưởng nhanh chóng sẽ thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển lành mạnh.



Tỷ lệ tăng trưởng nông nghiệp và công nghiệp từ năm 2000 đến năm 2007

Năm

Tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp (%)

Tỷ lệ tăng trưởng nông nghiệp(%)

1991

10,4

2,7

1992

17,1

8,4

1993

12,7

6,6

1994

13,7

4,9

1995

14,5

6,9

1996

14,2

6,5

1997

13,8

7,0

1998

12,5

5,7

1999

11,6

7,3

2000

17,5

5,4

2001

14,6

2,6

2002

14,8

6,2

2003

16,8

4,5

2004

16,6

4,1

2005

17,2

3,2

2006

17,0

3,6

2007

17,1

3,4

Nguồn: Số liệu trên dựa theo tài liệu Quốc hội thường niên
và Cục Thống kê Nhà nước Việt Nam.

5. Quan hệ Trung - Việt phát triển ổn định

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã dẫn đoàn đại biểu cấp cao sang thăm chính thức Trung Quốc vào ngày 5 đến 10/11/1991. Đây là một cuộc gặp gỡ với ý nghĩa khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Cuộc gặp gỡ này đánh dấu quan hệ hai nước đã bình thường hoá. Hai bên sẽ phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị trên cơ sở năm nguyên tắc hoà bình chung sống và hồi phục quan hệ giữa hai Đảng Trung – Việt bình thường hoá theo bốn nguyên tắc cơ bản.



5.1. Quan hệ chính trị phát triển đạt mức cao

Sau khi hai nước thực hiện quan hệ bình thường hoá, hầu như mỗi năm lãnh đạo cấp cao hai nước đều sang thăm lẫn nhau, giao lưu kinh nghiệm về cải cách mở cửa của hai nước, giải quyết những vấn đề quan trọng tồn tại trong quan hệ hai nước, đưa quan hệ hữu nghị hai nước lên tới tầm cao hơn. Sự phát triển của quan hệ chính trị đã thúc đẩy hợp tác giữa hai bên đi sâu vào các lĩnh vực.

Các chuyến thăm cấp cao có thể trao đổi những nhận thức của hai bên đối với quan hệ hai nước và tình hình quốc tế, thúc đẩy các ngành chức năng sớm giải quyết những vấn đề quan trọng đang tồn tại trong quan hệ hai nước. Trong các cuộc gặp gỡ, lãnh đạo hai nước đã đạt được nhận thức chung về mối quan hệ hai nước. Hai bên cho rằng: Hai nước Trung Quốc và Việt Nam có nhiều lợi ích chung, tình hữu hảo giữa hai nước là nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, không nên vì có tranh chấp mà ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của mối quan hệ hai nước. Nếu xảy ra vấn đề gì, hai nước nên lấy đại cục làm chủ chốt, giải quyết vấn đề kịp thời với thái độ bình tĩnh, không để cho tình hình xấu đi. Điều này đã thể hiện quan hệ tin cậy lẫn nhau giữa hai Đảng và hai nhà nước Trung-Việt.

Hai nước dựa vào luật pháp và những thực tiễn quốc tế để giải quyết thoả đáng về vấn đề lãnh thổ biên giới giữa hai nước qua đàm phán với tinh thần “coi trọng đại cục, thông cảm lẫn nhau, công bằng hợp lý, hiệp thương hữu nghị”. Năm 1999, hai nước đã ký kết hiệp ước về biên giới đất liền, năm 2000 đã giải quyết vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ, cùng nhau xây dựng biên giới chung thành một biên giới hoà bình, hữu nghị và ổn định.



5.2. Quan hệ thương mại phát triển mạnh mẽ

Quan hệ thương mại của hai nước phát triển mạnh mẽ khi bước vào những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, đặc biệt là từ khi quan hệ hai nước bình thường hoá. Hai bên đã ký được hơn mấy chục bản hiệp nghị hợp tác trong các lĩnh vực như: thương mại, kinh tế, hàng không, vận chuyển đường biển, đường sắt, văn hoá, công an, hải quan, khoa học kỹ thuật, chống thu thuế trùng lặp, chứng nhận nhau để đảm bảo chất lượng hàng hoá và việc vận tải ô tô v.v… Những ngành nghề giữa hai bên như thương mại, đầu tư và du lịch ngày một phát triển theo hướng hai chiều.

Thương mại giữa hai bên ngày càng sôi nổi, quy mô cũng càng ngày càng lớn, kim ngạch thương mại không ngừng tăng cao. Theo thống kê của hải quan Trung Quốc, tổng kim ngạch thương mại hai bên trong năm 2007 đạt tới 15,1 tỷ USD, tăng 52% so với cùng kỳ. Trong đó, Trung Quốc xuất khẩu 11,9 tỷ USD, nhập khẩu 3,2 tỷ USD. Hiện nay, ngành ngoại thương giữa hai bên cũng đã trở thành một luồng động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế.

Biểu đồ tăng trưởng so với cùng kỳ của kim ngạch thương mại Trung - Việt



Nguồn: “Niên giám thống kê Việt Nam” các năm
do Cục Thống kê Nhà nước Việt Nam xuất bản.

5.3. Giao lưu văn hoá ngày càng mật thiết

Từ khi quan hệ hai nước được bình thường hoá, sự giao lưu văn hoá giữa hai nước ngày càng thân thiết. Hai nước đã ký hiệp định thư về việc hợp tác văn hoá, động viên tăng cường hợp tác và giao lưu trong các mặt như văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tin đại chúng, điện ảnh, thư viện, bảo tàng và triển lãm v.v... theo nguyên tắc bình đẳng. Mấy năm gần đây, đã có hơn một trăm đoàn đại biểu của Việt Nam trong lĩnh vực văn nghệ như tin tức thời sự, mỹ thuật, bảo tàng, âm nhạc, điện ảnh, kịch, phim truyền hình và nhiếp ảnh v.v... sang Trung Quốc khảo sát, biểu diễn và triển lãm, được người dân Trung Quốc rất ưa thích. Đồng thời, các đoàn văn nghệ Trung Quốc sang Việt Nam biểu diễn và nhận được sự hoan nghênh của nhân dân Việt Nam.

Về mặt giáo dục, ngành giáo dục hai nước đã gặp gỡ nhau và đã ký nhiều hiệp nghị về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục. Mỗi năm, hai bên đều gửi số lượng khá lớn các lưu học sinh sang học. Theo thống kê, Việt Nam đã có hơn 20 trường đại học xây dựng quan hệ hợp tác với hơn bốn mươi trường đại học ở Trung Quốc. Tính đến năm 2003, Việt Nam đã có 3.487 người được nhận học bổng của Trung Quốc và sang Trung Quốc du học. Trung Quốc đã trở thành một trong những nước có người Việt Nam sang du học nhiều nhất, xếp hàng thứ tư [1], chỉ đứng sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.

5.4. Nhân tố có lợi cho sự phát triển quan hệ Trung-Việt

5.4.1. Hoà bình và phát triển vẫn là xu hướng chính của tình hình thế giới

Mặc dù trên thế giới hiện nay vẫn còn xung đột khu vực và mâu thuẫn, nhưng xu hướng chung vẫn là hoà bình và phát triển. Phong trào kinh tế toàn cầu hoá và kinh tế khu vực hoá không ngừng tiến lên, như sóng biển làn sau cao hơn làn trước.

Tại châu Á, những bước đi của hợp tác trong khu vực Đông Nam Á càng không ngừng tăng nhanh. Năm 2007, tại Hội nghị Thượng đỉnh các nước ASEAN, các nhà lãnh đạo đã ký “Hiến chương ASEAN”, mục tiêu là đến năm 2015 xây dựng nền cộng đồng kinh tế ASEAN, thậm chí đến năm 2020 thực hiện kinh tế, an ninh, văn hoá nhất thể hoá. Tháng 11/2002, tại Hội nghị 10+1 giữa Trung Quốc và ASEAN được tổ chức tại Phnôm Pênh - thủ đô Campuchia, thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã ký hiệp nghị khung với các lãnh đạo đứng đầu của các nước ASEAN về hợp tác kinh tế toàn diện, xác định đến năm 2010 xây dựng nên khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN. Trong bối cảnh này, mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN nói chung, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam nói riêng sẽ phát triển tốt đẹp.

5.4.2. Trung Quốc và Việt Nam đều cần môi trường hoà bình để phát triển

Tuy mối quan hệ Trung - Việt còn có một số vấn đề trong khi khôi phục và phát triển, nhưng láng giềng hữu nghị luôn luôn là xu hướng chủ yếu. Bình thường hoá quan hệ đã có lợi cho hai nước, tạo điều kiện cho cả hai nước ngày càng mở cửa và phát triển. Từ khi bước vào thập kỷ 90 thế kỷ XX, kinh tế Việt Nam đã vượt qua khó khăn trong nhiều năm và phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng tới 8% mỗi năm, có năm còn đạt tới 9,5% như năm 1995, là thời kỳ phát triển nhanh nhất trong lịch sử Việt Nam. Thành tựu này không thể chia tách với phương châm “đối ngoại chung sống hoà bình, trong nước tập trung lực lượng phát triển kinh tế” mà Việt Nam thi hành.

Tuy những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả Trung Quốc và Việt Nam đều tương đối nhanh, thậm chí là tốc độ nhanh nhất trong lịch sử, nhưng GDP vẫn còn thấp. GDP tính theo đầu người năm 2007 của Trung Quốc khoảng là 2.500 USD, của Việt Nam là 835 USD, vẫn là mức vừa lệch vừa thấp. Vì vậy, hai nước đều cần được môi trường hoà bình quốc tế lâu dài để đảm bảo kinh tế được tiếp tục phát triển tốt lành.

Trên thực tế, nhân dân khi đã được hưởng hoà bình và kinh tế phồn vinh một thời gian dài, thì sẽ càng ước mơ hoà bình, càng không muốn chiến tranh bùng nổ. Lịch sử hiện đại của loài người đã chứng tỏ điều này: nơi nào có nền kinh tế càng phát triển thì càng ít chiến tranh; còn những nơi nào càng khốn khổ và lạc hậu, thì càng dễ sảy ra chiến tranh.



5.4.3. Văn hoá tương đồng có lợi cho sự dung hợp và mật thiết quan hệ hai nước

Có không ít chuyên gia cho rằng, đối với hai nước khác nhau mà nói, nền lịch sử văn hoá của Trung Quốc và Việt Nam có quan hệ chặt chẽ, điều này thật khó mà có được trên thế giới.

Người Trung Quốc và người Việt Nam đều coi mình là thế hệ sau của con Rồng. Nhân dân hai nước đều tôn sùng văn hoá nhà Nho và tuân thủ nghiêm túc luân lý đạo đức nhà Nho. Ở Hà Nội có Văn Miếu, được người Việt coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, trong đó có thờ Khổng Tử - một trong những ông tổ văn hoá chung của người phương Đông.

Trung văn và Việt văn đều là tiếng nói đơn âm tiết và có thanh điệu, trong tiếng Việt có từ vựng gốc tiếng Hán. Trong tác phẩm văn học Việt Nam có một số đề tài là bắt nguồn từ Trung Quốc. Bốn tác phẩm văn học cổ điển của Trung Quốc: Hồng Lâu Mộng, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thuỷ Hử Tây Du Ký được đông đảo nhân dân Việt Nam yêu thích, nhiều người Việt Nam có thể đọc thuộc lòng những thơ Đường và từ Tống của Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị v.v...



5.4.4. Hai bên cần tăng cường giao lưu và hợp tác với mô hình phát triển tương đồng

Thể chế kinh tế chính trị của Trung Quốc và Việt Nam cùng bắt nguồn từ một mô hình chung, đó chính là mô hình truyền thống của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80, các nước XHCN trên thế giới cùng đối mặt với vấn đề kinh tế phát triển ngày càng chậm đi, thậm chí còn ngừng lại. Trong quá trình xây dựng CNXH bộc lộ ra nhiều điểm yếu. Kinh tế nhà nước muốn được phát triển thì phải tự cải cách và hoàn thiện. Trước tình hình đó, cả hai nước Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu thăm dò con đường phát triển thích hợp với tình hình của mỗi nước. Hiện nay, những tình hình và vấn đề trong công cuộc Cải cách mở cửa của hai nước có rất nhiều điểm tương đồng. Về mặt chính trị của hai nước, đều đang đối mặt với những vấn đề như kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, phát triển dân chủ, hoàn thiện luật pháp v.v… Về kinh tế, cả Trung Quốc và Việt Nam đều tập trung về phát triển kinh tế nông thôn, đẩy mạnh kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy kinh tế các vùng được phát triển cân bằng, đảm bảo sự công bằng xã hội, chống phân hoá hai cực v.v,… Trong quá trình mở cửa, đối ngoại hai nước đang cùng đối mặt với vấn đề làm sao cho nền văn hoá của dân tộc mình phát huy với mức độ lớn nhất và thu hút tinh hoa của văn hoá thế giới, để xây dựng một nền văn minh hiện đại hoá mang tính khoa học. Vì vậy, Trung Quốc và Việt Nam cần hết sức tăng cường giao lưu và hợp tác trong quá trình phát triển, cùng nhau tìm ra một con đường phát triển thích hợp để thực hiện công cuộc hiện đại hoá xã hội kinh tế của mỗi nước.



5.4.5. Sự phát triển hoà bình của Trung Quốc có lợi cho ổn định quan hệ Trung Việt

Nhìn lại 30 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc, có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt tới 10% mỗi năm, khoảng cao hơn 6% so với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của thế giới cùng kỳ, cao hơn 7% so với các nước phát triển và 5% so với các nước đang phát triển. Tổng giá trị GDP đã xếp hàng thứ tư trên thế giới. Tổng giá trị GNP năm 2007 đã đạt đến 24,953 tỷ nhân dân tệ [2]. Nếu trong thời gian một phần tư của đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc duy trì được hoặc gần có được một tốc độ phát triển như vậy, thì lúc đó tổng lượng kinh tế của Trung Quốc sẽ được xếp vào hàng đầu của thế giới.

Sự phát triển và giàu mạnh của Trung Quốc sẽ góp phần cho hoà bình thế giới.

5.5. “Láng giềng hữu nghị, hợp tác tích cực, tin cậy lẫn nhau và hai bên cùng thắng” là mô hình phát triển tốt cho quan hệ Trung - Việt

Từ năm 1991, khi quan hệ hai nước Trung - Việt được bình thường hoá đến nay, hai nước đã ra nhiều thông báo chung và tuyên bố chung. Nội dung của những bản thông báo và tuyên bố này cho thấy, những bản sau luôn tiến lên hơn so với những bản trước, mà theo tiến trình phát triển của quan hệ hai nước mấy năm gần đây, nội dung của thông báo chung và công bố chung đều đã được thực hiện từng bước, chứng tỏ quan hệ hai nước đang phát triển ổn định và có hiệu quả thiết thực.

Ngày 30/5 đến ngày 2/6/2008, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh sang thăm Trung Quốc. Hai bên đã ra tuyên bố chung và chỉ ra: Dưới chỉ dẫn tinh thần của phương châm “16 chữ” và “bốn cái tốt”, “phát triển mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc”, luôn nắm chắc hướng phát triển chính xác của quan hệ hai nước, đảm bảo cho quan hệ hai nước được tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh và lâu dài. Hai bên nhất trí cho rằng sẽ tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong các lĩnh vực, tăng cường tin cậy lẫn nhau toàn diện, đi sâu vào việc hợp tác cùng có lợi cho hai bên, thúc đẩy sự hai bên cùng phát triển, và thành công trong công cuộc xây dựng CNXH của mỗi nước. Hai bên lần đầu tiên nêu ra đề nghị phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc đặt mối quan hệ này với nước ngoài. Điều này cho thấy sự phát triển của mối quan hệ hai nước đã tiến tới một tầm cao mới.

Lời kết: Vị trí địa lý của Việt Nam rất ưu việt, tài nguyên thiên nhiên phong phú, công cuộc Đổi mới mở cửa 22 năm qua đã tạo được một nền tảng vững chắc, kinh tế được phát triển theo tốc độ nhanh chóng. Nếu không gặp biến cố lớn nào, thì Việt Nam sẽ duy trì tốc độ phát triển kinh tế và sẽ trở thành một nước công nghiệp mới trỗi dậy với thu nhập quốc dân đạt đến mức trung bình vào năm 2020. Việt Nam cần môi trường quốc tế hoà bình để phát triển, trong đó mối quan hệ Trung - Việt là hết sức quan trọng. Tình hữu hảo Trung - Việt phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước, và cũng là nguyện vọng chung của nhân dân hai nước. Do đó, có thể dự đoán, trong tương lai, “láng giềng hữu nghị, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, hợp tác tích cực, và hai bên cùng thắng” là điều lựa chọn tốt nhất trong sự phát triển mối quan hệ hai nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tham luận “Việt Nam - Trung Quốc, tăng cường hợp tác để cùng nhau phát triển” của ông Đỗ Tiến Sâm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam phát biểu tại cuộc hội thảo Hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ASEAN” do Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Thượng Hải và Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam tổ chức vào ngày 15-16/10/2004.

[2] Báo Nhân dân, ra ngày 28/10/2008.



tải về 1.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương