VỚi các nưỚc và khu vựC


LI£N X¤ Vµ CUéC CHIÕN TRANH ë VIÖT NAM: TH¸CH THøC Vµ T¸C §éNG LAN TRUYÒN



tải về 1.8 Mb.
trang15/23
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.8 Mb.
#15173
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   23



LI£N X¤ Vµ CUéC CHIÕN TRANH ë VIÖT NAM:
TH¸CH THøC Vµ T¸C §éNG LAN TRUYÒN

G



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIÓU BAN QUAN HÖ QUèC TÕ CñA VIÖT NAM VíI C¸C N¦íC Vµ KHU VùC




S. Bernd Schaefer*


Tháng 10/1967, Đại sứ Liên Xô tại Hà Nội, Ilia Scherbakov đã biết về cuộc Tổng tấn công mà Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cùng Mặt trận Dân tộc Giải phóng sẽ thực hiện vào khoảng Tết năm 1968. Mặc dù khi đó Liên Xô là nguồn viện trợ hàng đầu về vũ khí cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở miền Bắc và Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở miền Nam trong suốt cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, đồng thời là chỗ dựa về quân sự đằng sau cuộc tổng tấn công, Đại sứ Liên Xô vẫn lo ngại cuộc chiến sẽ leo thang lên cấp độ toàn cầu. Phía Việt Nam coi đây là câu chuyện nội bộ, mà không hẳn là quy mô và ảnh hưởng toàn cầu. Shcherbakov quả quyết rằng, nếu Mỹ cảm thấy lo lắng quá mức, họ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân với những hậu quả khôn lường. Bên cạnh đó, Liên Xô lo ngại bàn tay của Trung Quốc đằng sau “chủ nghĩa cấp tiến Việt Nam” và nghi ngờ rằng có sự liên hệ để thanh lọc những bộ phận thân Liên Xô trong Đảng Lao động Việt Nam vốn được gọi là “hoạt động chống Đảng” cuối năm 1967.

Tình hình năm 1967 - 1968 được dẫn lối bởi những quan điểm rõ ràng của Liên Xô về vấn đề giải phóng và chiến tranh ở Việt Nam. Nhìn chung, vị thế của Liên Xô trong cuộc chiến giải phóng ở Đông Dương kể từ năm 1958 có thể được tóm tắt như sau:

- Cuộc tấn công quân sự sớm của miền Bắc và những cuộc nổi dậy ở miền Nam Việt Nam được Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa khuyến khích, ủng hộ nhằm gạt bỏ Liên Xô với tinh thần cách mạng cánh tả và đẩy mạnh vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong phong trào cộng sản thế giới. Quan tâm đến vấn đề Việt Nam, Mao Trạch Đông nóng lòng sửa chữa sai lầm của Trung Quốc khi chấp nhận những dàn xếp tại Hội nghị Geneve về chiến tranh Đông Dương năm 1954, theo đó, giống như Triều Tiên, đất nước Việt Nam đã bị chia cắt theo vĩ tuyến 17.

- Nikita Khrushchev miễn cưỡng ủng hộ cách mạng Việt Nam, tư tưởng chống Trung Quốc của ông ta gây tranh cãi trong nội bộ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nỗ lực hoà hoãn với Mỹ và Tây Âu kể từ năm 1963 đã đẩy Việt Nam lại gần Trung Quốc hơn bao giờ hết. Sau khi Khrushchev nghỉ vào năm 1964, Moscow sửa chữa “giai đoạn rạn nứt” và bắt đầu viện trợ quân sự mạnh mẽ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đặc biệt là sau khi Mỹ đẩy mạnh can thiệp quân sự năm 1965. Mặt khác, việc Liên Xô can dự nhiều hơn vào chiến tranh Việt Nam khiến mâu thuẫn Liên Xô và Trung Quốc leo thang, theo đó quan hệ ngoại giao giữa Moscow và Bắc Kinh đổ vỡ hoàn toàn vào năm 1966 và được thay thế bằng thái độ thù địch.

- Nhìn chung, sự ủng hộ dành cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong cuộc chiến chống Mỹ đã chuyển thành một bài thử đối với các thành viên và khả năng lãnh đạo trong phong trào cộng sản thế giới. Mặc dù có sự dè dặt trong chính sách đối với Việt Nam và chiến lược quân sự, Liên Xô luôn ý thức rằng họ chẳng có sự lựa chọn nào khác ngoài việc ủng hộ Việt Nam một cách liên tục và rõ rệt nhằm khẳng định vai trò lãnh đạo trong phe cộng sản.

- Liên Xô nhìn chung lo ngại sẽ bị lôi kéo về mặt quân sự vào cuộc chiến do những chiến lược đấu tranh độc lập và riêng biệt của Việt Nam. Tuy nhiên, trong tình hình quốc tế khi đó, Liên Xô không nhận thấy cơ hội áp đặt ảnh hưởng vào Việt Nam trong khía cạnh này. Nếu Liên Xô bị ép buộc phải sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ Việt Nam không có vũ khí hạt nhân chống lại khả năng sử dụng hạt nhân của Mỹ, hành động đó có thể đưa Liên Xô vào thế lưỡng nan chính trị và tư tưởng. Vấn đề mở ra là nếu tình huống đó xảy ra, Liên Xô sẽ phản ứng như thế nào.

Mặc cho những vấn đề về viện trợ và tư tưởng đè nặng lên mọi việc, từ viện trợ kinh tế cho tới truyền thông đại chúng và biểu tượng chính trị, cuối cùng, sự thù hằn giữa Trung Quốc và Liên Xô mang lại nhiều thuận lợi cho tập thể lãnh đạo chính trị của Hà Nội ít nhất cho tới năm 1975. Nghịch lý ở đây là mâu thuẫn Xô – Trung thúc đẩy quan hệ giữa Hà Nội với cả Bắc Kinh và Moscow. Cả hai cường quốc xã hội chủ nghĩa này liên tục thu thập những thông tin tình báo từ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đều lo ngại Bắc Việt Nam quá ngả về một phía. Nhờ đó, lãnh đạo ở Hà Nội có thể thu nhận tối đa sự ủng hộ trong thế cân bằng mong manh giữa Trung Quốc và Liên Xô mà không phải đứng ra công khai ủng hộ bên nào chống lại bên nào.

Cùng lúc đó, Hà Nội ít nhiều thành công trong việc tránh được khả năng Liên Xô và sau đó cả Liên Xô và Trung Quốc có thể gây sức ép buộc họ phải chấp nhận thoả hiệp giữa miền Bắc, Mỹ và miền Nam trước năm 1971. Ở mức độ nào đó, có những mục tiêu không rõ ràng từ cả hai cường quốc cộng sản, nhưng thông thường Moscow tỏ ra thẳng thắn hơn so với Bắc Kinh. Liên Xô hiểu rõ rằng chẳng phải cứ ra lệnh cho Hà Nội hay tăng cường viện trợ quân sự có thể thúc đẩy quan hệ chính trị với Việt Nam. Cuối cùng có thể dẫn tới việc “mất Việt Nam vào tay Trung Quốc” và “mất mặt” trong phong trào cộng sản thế giới. Do đó, Liên Xô ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mặt trận Dân tộc Giải phóng vô điều kiện với trang thiết bị quân sự hiện đại đến năm 1975.

Tuy nhiên, Liên Xô có đôi chút nản chí khi nhận ra rằng nỗ lực viện trợ quân sự của họ không thể chuyển thành ảnh hưởng chính trị mạnh hơn đối với Việt Nam. Như đã đề cập, Moscow không nhận thấy khả năng biến viện trợ của họ thành ảnh hưởng chính trị và chiến lược được tính đến. Bù vào đó, các chuyên gia và cố vấn Liên Xô liên tục nhắc nhở Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về đặc điểm thực sự của cuộc chiến đã được chứng minh, bối cảnh quốc tế của nó và những gì họ coi là sai lầm chiến lược. Năm 1969, khoảng 200 cố vấn dân sự và quân sự Liên Xô có mặt ở miền Bắc. Đến năm 1971, con số này tăng lên 600, với 150 người phục vụ trong lực lượng quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Theo Hiệp định Paris tháng 1/1973, có tổng số 6.000 cố vấn Liên Xô thay phiên nhau phục vụ ở Việt Nam từ năm 1965. 16 người chết trong chiến tranh, hơn 1.200 người đã nhận được phần thưởng khi quay trở lại Liên Xô.

Năm 1972, quan hệ Liên Xô và Việt Nam có những khó khăn, khi Liên Xô cảm thấy vai trò và ảnh hưởng của họ dường như đã bị sao nhãng. Cả Moscow và Bắc Kinh đều hướng lợi ích quốc gia của họ vào Mỹ, đồng thời không bỏ qua cho bất cứ sự phản đối nào của Việt Nam đối với những chiến lược quan hệ quốc tế của họ. Sự can dự của Hà Nội với cả Liên Xô và Trung Quốc khi Leonid Brezhnev và Mao Trạch Đông có những cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Richard Nixon trong 2 năm liền 1972 và 1973 đã vấp phải sự phản ứng từ 2 đồng minh chủ chốt. Theo quan điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, với cách này, hai cường quốc xã hội chủ nghĩa cùng mời Tổng thống Mỹ đến thăm và thực hiện các cuộc gặp gỡ thượng đỉnh cũng những thoả thuận công khai với cả Moscow và Bắc Kinh đã đóng góp quan trọng vào việc Nixon tái đắc cử năm 1972. Tuy vậy, theo Tổng bí thư Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn cũng như Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Phạm Văn Đồng, trên tất cả, chính cuộc chiến ở Việt Nam khiến Nixon phải đi thăm hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất: “Chính chúng tôi đã đưa Nixon tới Bắc Kinh và Moscow, đồng thời đưa Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vào Liên hợp quốc”. Quan điểm này không hẳn đã sai.

Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muốn ngăn cản việc Nixon tái đắc cử và hy vọng những người phản đối chiến tranh sẽ nắm quyền ở Washington, để từ đó có thể rút quân Mỹ khỏi Việt Nam theo những điều kiện có lợi hơn cho Hà Nội. Cuộc tấn công bắt đầu từ mùa xuân năm 1972 không mang lại kết quả như mong đợi khi Mỹ phản công với sức mạnh quân sự mãnh liệt. Sau những cuộc ném bom liên tiếp nhằm huỷ diệt Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đàm phán được nối lại ở Paris vào tháng 7/1972. Trong tháng 10, một Hiệp định cơ bản gần như đã được ký kết, nhưng lúc này Nixon trì hoãn vì gần như ông ta sẽ tái đắc cử (và một phần là do sức ép từ chính quyền Sài Gòn). Do đó, sau vụ đánh bom huỷ diệt đã được lên kế hoạch dài hơi diễn ra vào cuối tháng 12/1972, đến tận tháng 1/1973, bản Hiệp định mới được ký kết ở Paris, theo đó quân đội miền Bắc Việt Nam chiếm những vị trí quan trọng nhất.

Sau đó, Liên Xô tiếp tục viện trợ quân sự liên tục cho Việt Nam và sẵn sàng phớt lờ Hiệp định Paris. Trong khi Trung Quốc cắt giảm viện trợ cho Việt Nam sau khi Chu Ân Lai lâm bệnh và không còn quyền lực thực sự, đồng thời đặt cược vào những người cộng sản ở Campuchia, vũ khí của Liên Xô lại góp phần to lớn vào đại thắng mùa xuân của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mặt trận Dân tộc Giải phóng tháng 4/1975. Thậm chí ở đây Liên Xô vẫn có sai lầm trong những dự đoán của mình khi đánh giá quá cao sức mạnh của Chính quyền miền Nam cũng như lo ngại việc Mỹ sẽ đưa quân tái can thiệp để cứu chế độ Sài Gòn.

Tóm lại, Liên Xô không dự đoán đúng kết quả chính trị và quân sự của cuộc Tổng tấn công Tết 1968 hay ảnh hưởng của cuộc tấn công mùa xuân 1972 cũng như thành công của giai đoạn 1974 - 1975. Hầu hết những cảnh báo cũng như kịch bản Liên Xô đưa ra đều không chính xác. Cuối cùng, Việt Nam chiến thắng. Sau năm 1975, Liên Xô ca ngợi cách thức tiến hành cuộc chiến của Việt Nam và đưa cả bài học thành công của “chiến tranh nhân dân” hay “chiến tranh đặc biệt” vào chương trình giảng dạy tại các học viện quân sự. Chiến thắng vẻ vang của cộng sản Việt Nam năm 1975 được ca ngợi như chiến thắng của vũ khí Liên Xô trước vũ khí Mỹ và được coi là nguồn cảm hứng cho phong trào cộng sản thế giới. Chiến thắng này đồng thời được cho là sẽ thúc đẩy cách mạng toàn cầu và làm tương quan lực lượng toàn cầu nghiêng về phe xã hội chủ nghĩa.

1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương