Về việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân làm chủ nhiệm đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở Đại học Huế năm 2015



tải về 0.63 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2018
Kích0.63 Mb.
#38558
1   2   3   4   5

- Số báo đăng nước ngoài: 1 bài

Số báo đăng trong nước: 1 bài

- Sản phẩm đào tạo: 2 cử nhân.

- Sản phẩm ứng dụng:

+ Tài liệu khoa học có độ tin cậy giúp cho địa phương tham khảo, đối chiếu và so sánh trong quá trình hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển. Đặc biệt, những giải pháp và khuyến nghị của đề tài về định hướng phát triển, góp phần phát triển bền vững huyện A Lưới.

+ Lý luận về quy hoạch sử dụng đất lồng ghép với các yếu tố môi trường vào quá trình lập quy hoạch, tăng cường sự tham gia của công chúng, và nói chung là sử dụng một cách tiếp cận linh hoạt hơn để bảo đảm quy hoạch sử dụng đất phù hợp với các điều kiện và xu thế của địa phương.




30




Trường ĐHNL



Đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm tăng hiệu năng phòng hộ của các đai rừng trên vùng cát ven biển trước những biến đổi khí hậu ở huyện Phong Điền, tỉnh TTHuế

Mục tiêu:

- Phân loại đai rừng trên vùng cát ven biển của huyện Phong Điền

- Đánh giá hiệu quả về khả năng phòng hộ, cải tạo đất, cải thiện điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và kinh tế... của các đai rừng trước những biến đổi của điều kiện khí hậu tại vùng nghiên cứu.

- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm tăng hiệu năng phòng hộ của các đai rừng trước những biến đổi của điều kiện khí hậu tại vùng nghiên cứu



Nội dung chính:

- Tìm hiểu diễn biến về sự thay đổi khí hậu trong những năm gần đây trên vùng cát ven biển ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Điều tra hiện trạng, phân loại các loại đai rừng trên vùng cát ven biển ở Huyện Phong Điền.

- Khảo sát đánh giá hiệu quả của các loại đai rừng trên vùng cát ven biển tại điểm nghiên cứu: hiệu năng phòng hộ: chắn gió, cát di động; khả năng cải tạo đất, cải thiện điều kiện nhiệt độ, độ ẩm; hiệu quả kinh tế...

- Đề xuất các giải pháp lâm sinh nhằm tăng hiệu năng phòng hộ của các đai rừng trước những biến đổi của điều kiện khí hậu tại vùng nghiên cứu.


- Số báo đăng trong nước: 1 bài

- Sản phẩm đào tạo: 2 cử nhân.





30




Trường ĐHNL



Nghiên cứu ứng dụng nanochitosan trong phòng trừ nấm bệnh hại cà chua sau thu hoạch

Mục tiêu:

Nghiên cứu tạo nanochitosan với các kích thước khác nhau và ứng dụng chế phẩm nanochitosan trong khángcác bệnh do nấm gây ra trên cà chua sau thu hoạch. Trên cơ sở đó, xây dựng qui trình sản xuất và ứng dụng nanochitosan trong xử lý cà chua sau thu hoạch qui mô phòng thí nghiệm thay thế các thuốc diệt nấm độc tính cao, không rõ nguồn gốc trên thị trường hiện nay theo hướng an toàn và đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường.



Nội dung chính:

- Nghiên cứu điều chế nanochitosan từ chitosan thương mại.

- Nghiên cứu phân lập các chủng nấm gây bệnh điển hình trên cà chua sau thu hoạch.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của nanochitosan đến khả năng phòng trừ bệnh nấm trên cà chua sau thu hoạch ở các điều kiện in vitroin vivo.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của nanochitosan đến biến đổi chất lượng của cà chua sau thu hoạch.

- Đề xuất qui trình điều chế và xử lý cà chua sau thu hoạch bằng chế phẩm nanochitosan.


- Số báo đăng trong nước: 2 bài

- Sản phẩm đào tạo: 2 cử nhân, 1 thạc sỹ.

- Sản phẩm ứng dụng:

+ Qui trình điều chế nanochitosan từ chitosan thương mại ở qui mô phòng thí nghiệm (PTN) với các thông số công nghệ sản xuất, duung dịch nanochitosan dạng lỏng có kích thước nanomet.

+ Xác định được nồng độ nanochitosan thích hợp sử dụng làm chất kháng nấm bệnh hại cà chua, xây dựng quy trình bảo quản cà chua sau thu hoạch bằng chế phẩm nanochitosan.


30




Trường ĐHNL



Nghiên cứu xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin thị trường và dịch vụ kỹ thuật cho người nuôi trồng thủy sản ven biển Thừa Thiên Huế

Mục tiêu:

- Tư liệu hóa các nguồn cung cấp thông tin thị trường và dịch vụ kỹ thuật cho người nuôi trồng thủy sản ven biển Thừa Thiên Huế.

- Đánh giá hiệu quả các nguồn cung cấp thông tin thị trường và dịch vụ kỹ thuật đến người nuôi trồng thủy sản ven biển Thừa Thiên Huế.

- Xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin thị trường và dịch vụ kỹ thuật cho người nuôi trồng thủy sản ven biển Thừa Thiên Huế.


Nội dung chính:

- Thực trạng các nguồn cung cấp thông tin thị trường và dịch vụ kỹ thuật cho người nuôi trồng thủy sản ven biển Thừa Thiên Huế.

- Hiệu quả các nguồn cung cấp thông tin thị trường và dịch vụ kỹ thuật cho người nuôi trồng thủy sản ven biển Thừa Thiên Huế.

- Mạng lưới cung cấp thông tin thị trường và dịch vụ kỹ thuật cho người nuôi trồng thủy sản ven biển Thừa Thiên Huế.



- Số báo đăng trong nước: 1 bài

- Sản phẩm đào tạo: 2 cử nhân, 1 thạc sỹ.

- Sản phẩm ứng dụng:

Website được thiết kế nhằm cung cấp những thông tin cho người nuôi trồng thủy sản ở Thừa Thiên Huế





30




Trường ĐHNL



Nghiên cứu sử dụng các sản phẩm vi sinh trong sản xuất lạc trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu tại Thừa Thiên Huế

Mục tiêu:

Đánh giá được hiệu quả sử dụng phối hợp giữa phân hữa cơ vi sinh Bokashi với TrichodermaPseudomonas đến sinh trưởng phát triển của cây lạc trên đất cát ven biển và đất xám bạc màu tại Thừa Thiên Huế nhằm nâng cao năng suất và sản xuất lạc bền vững.



Nội dung chính:

Nội dung 1: Đánh giá hiệu quả kết hợp giữa phân hữu cơ vi sinh Bokashi với TrichodermaPseudomonas đến cây lạc ở điều kiện in vivo.

Nội dung 2: Đánh giá hiệu quả sử dụng phối hợp giữa phân hữu cơ vi sinh Bokashi với TrichodermaPseudomonas đến cây lạc ở điều kiện đồng ruộng


- Số báo đăng trong nước: 1 bài

- Sản phẩm đào tạo: 2 cử nhân.

- Sản phẩm ứng dụng:

+ Tỷ lệ phối hợp tốt nhất giữa TrichodermaPseudomonas trong điều kiện in vivo.

+ Đánh giá hiệu quả sử dụng phối hợp giữa phân hữu cơ vi sinh Bokashi với TrichodermaPseudomonas đến cây lạc trên trên đất cát biển và đất xám bạc màu tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Quy trình bón phối hợp giữa phân hữu cơ vi sinh Bokashi với TrichodermaPseudomonas cho cây lạc trên đất xám bạc màu và đất cát ven biển tại Thừa Thiên Huế.



30




Trường ĐHNL



Tuyển chọn giống cà rốt thích hợp trồng tại Thừa Thiên Huế

Mục tiêu:

- Tuyển chọn được 1-2 giống cà rốt thích hợp trồng trong vụ Đông và Đông Xuân tại Thừa Thiên Huế.

- Xây dựng quy trình trồng giống cà rốt mới tuyển chọn.

- Giới thiệu cây cà rốt và đưa vào cơ cấu cây trồng trong mùa lạnh tại Thừa Thiên Huế.



Nội dung chính:

Năm thứ nhất:

- Thu thập giống cà rốt triển vọng từ các vùng chuyên canh truyền thống và các công ty Giống cây trồng trong nước.

- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại của các giống thu thập được trong 2 vụ ( Đông 2014 và Đông Xuân 2014-2015).

- Đánh giá khả năng cho năng suất của các giống thu thập được trong 2 vụ ( Đông 2014 và Đông Xuân 2014-2015).

- Phân tích, đánh giá phẩm chất của các giống cà rốt.

- Tuyển chọn được 1-2 giống cà rốt tốt nhất, thích hợp nhất trồng trong vụ Đông và Đông Xuân tại tỉnh Thừa Thiên-Huế.



Năm thứ hai:

- Sử dụng giống tốt đã tuyển chọn ở năm thứ nhất để hoàn thiện, xây dựng quy trình trồng cây cà rốt tại Thừa Thiên Huế

- Xây dựng mô hình trồng cây cà rốt vụ Đông 2015 và Đông Xuân 2015-2016.

- Tổ chức hội nghị đầu bờ, giới thiệu giống cà rốt mới tuyển chọn và quy trình kỹ thuật trồng cây cà rốt năng suất cao tại Thừa Thiên Huế.



- Số báo đăng trong nước: 2 bài

- Sản phẩm đào tạo: 2 cử nhân

- Sản phẩm ứng dụng:

+ 1-2 giống cà rốt thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu vụ Đông và Đông Xuân tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Quy trình trồng cây cà rốt tại Thừa Thiên Huế.

+ Mô hình trồng cà rốt tại Thừa Thiên Huế.




30




Trường ĐHNL



Nghiên cứu nuôi vỗ thành thục và bước đầu thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá lăng nha (Mystus wyckiioides) tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Mục tiêu:

- Nuôi vỗ thành thục cá lăng nha bố mẹ thành công ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và các tỉnh khu vực miền Trung nói chung

- Đánh giá hiệu quả thử nghiệm các loại hormone kính dục tố kích thích cá lăng nha sinh sản trong điều kiện nhân tạo.

Nội dung chính:

- Tuyển chọn cá bố mẹ đảm bảo độ tuổi

- Nghiên cứu các giải pháp để nuôi vỗ cá lăng nha bố mẹ đạt được độ chín muồi và thành thục cần thiết phục vụ cho sinh sản

- Bước đầu thử nghiệm cho cá lăng nha đẻ trong điều kiện nhân tạo



- Số báo đăng trong nước: 2 bài

- Sản phẩm đào tạo: 2 cử nhân, 1 thạc sỹ.

- Sản phẩm ứng dụng:

+ Ít nhất 50 cặp cá lăng nha bố, mẹ đủ điều kiện để phục vụ sinh sản nhân tạo

+ Ương nuôi thành công 5.000 con lăng nha từ cá bột lên giai đoạn cá hương, cá giống tại Thừa Thiên Huế


30




Trường ĐHNL



Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống chiếu sáng đơn sắc đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa chuông (Sinningia speciosa) nuôi cấy invitro.

Mục tiêu:

- Cải thiện chất lượng cây giống in vitro và nâng cao tỷ lệ sống sót của cây giống khi chuyển ra vườn ươm.

- Giảm chi phí sản xuất cây giống in vitro (tiết kiệm năng lượng phát sáng và làm mát).

- Xây dựng quy trình nhân giống in vitro cây hoa chuông dưới hệ thống chiếu sáng đơn sắc.

- Góp phần xây dựng hệ thống chiếu sáng đơn sắc phục vụ cho ngành vi nhân giống.

Nội dung chính:

- Thiết kế hệ thống chiếu sáng đơn sắc.

- Khảo sát ảnh hưởng của cường độ, tỷ lệ ánh sáng của hệ thống chiếu sáng đơn sắc đến quá trình tái sinh, sinh trưởng và phát triển của cây trồng in vitro.

- Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng có nguồn gốc từ hệ thống chiếu sáng đơn sắc ở giai đoạn vườn ươm.



- Số báo đăng trong nước: 1 bài

- Sản phẩm đào tạo: 2 cử nhân.

- Sản phẩm ứng dụng: Cây giống hoa chuông và quy trình kỹ thuật nhân giống in-vitro cây hoa chuông.


30




Trường ĐHNL



Nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát cộng đồng trong đầu tư công xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục tiêu:

- Tìm hiểu thực trạng về sự tham gia của người dân trong giám sát các đầu tư xây dựng nông thôn mới.

- Phân tích các yếu tố cản trở sự tham gia của cộng đồng trong giám sát các đầu tư xây dựng nông thôn mới

- Xây dựng cơ chế tăng cường sự giám sát của cộng đồng trong các đầu tư xây dựng nông thôn mới.



Nội dung chính:

- Đặc điểm cơ bản của người dân/cộng đồng ở địa bàn nghiên cứu

- Thực trạng tham gia của người dân trong giám sát các đầu tư xây dựng nông thôn mới

- Những bất cập về pháp lý làm cản trở sự tham gia của cộng đồng trong giám sát đầu tư công

- Năng lực người dân/cộng đồng để thực hiện giám sát đầu tư xây dựng nông thôn mới

- Cơ chế tăng cường giám sát cộng đồng

- Kết quả áp dụng thí điểm và tính khả thi của cơ chế được đề xuất


- Số báo đăng trong nước: 2 bài

- Số sách xuất bản: 1

- Sản phẩm đào tạo: 2 cử nhân, 1 thạc sỹ.

- Sản phẩm ứng dụng:

+ Cơ sở lý luận về giám sát cộng đồng trong đầu tư công. Cơ chế giám sát cộng đồng được xây dựng sẽ được áp dụng thí điểm ở một vài xã điểm nông thôn mới của tỉnh Thừa Thiên Huế và sẽ được điều chỉnh và nhân rộng ra các xã khác trong cũng nhý ngoài tỉnh.

+ Tài liệu kỹ thuật về qui trình giám sát cộng đồng trong đầu tư xây dựng nông thôn mới. Các cơ quan liên quan có thể tham khảo và sử dụng tài liệu này.

+ Tài liệu tham khảo cho sinh viên đại học chuyên ngành Khuyến nông và Phát triển nông thôn.


30




Trường ĐHNL



Nghiên cứu bào chế và sinh khả dụng của tiểu phân nano artesunat

Mục tiêu:

- Xây dựng được công thức bào chế siêu vi nang, siêu vi cầu kích thước nano của artesunat;

- Đánh giá được sinh khả dụng của artesunat từ dạng thuốc chứa hệ nano artesunat bào chế được trên chó.

Nội dung chính:

a) Xây dựng công thức bào chế tiểu phân nano artesunat:

- Đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp bào chế tiểu phân nano khác nhau (như phương pháp dung môi, bay hơi từ nhũ tương, hệ nano tự nhũ hóa) lên các chỉ tiêu lý, hóa của tiểu phân nano artesunat như kích thước hạt, hình thái, thế zeta,...

- Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố công thức bào chế lên các chỉ tiêu lý, hóa của tiểu phân nano artesunat như kích thước hạt, hình thái, thế zeta, …

- Lựa chọn công thức tốt nhất.

b) Đánh giá sinh khả dụng của thuốc: Tiến hành nghiên cứu dược động học của artesunat từ tiểu phân nano trên chó.



- Số báo đăng trong nước: 2 bài

- Sản phẩm đào tạo: 2 cử nhân/bác sĩ.

- Sản phẩm ứng dụng:

- Công thức tiểu phân nano artesunat tốt nhất

- Bảng kết quả về chỉ tiêu chất lượng lý, hóa của tiểu phân nano artesunat.

- Thông số dược động học của artesunat từ dạng thuốc chứa hệ nano artesunat bào chế được trên chó.




50




Trường ĐHYD



Nghiên cứu bệnh nguyên và độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm của các loài vi nấm thuộc giống Candida sp. phân lập được từ bệnh nhân tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế.

Mục tiêu:

- Xác định bệnh nguyên là các loài vi nấm thuộc giống Candida sp. phân lập được từ bệnh nhân thuộc trường Đại học Y Dược – Đại học Huế.

- Đánh giá mức độ nhạy cảm của các loài Candida sp. phân lập được với các thuốc kháng nấm dùng phổ biến.

Nội dung chính:

- Đặc điểm chung: Ghi nhận các đặc điểm chung của bệnh nhân bao gồm: Tuổi, Giới, Nghề nghiệp, Nơi cư trú, Tiền sử bệnh tật, Các yếu tố thuận lợi của nhiễm nấm Candida sp…

- Đặc điểm lâm sàng: ghi nhận thể bệnh lâm sàng

- Đặc điểm cận lâm sàng

+ Xét nghiệm nấm trực tiếp: đánh giá nhiễm nấm men

+ Nuôi cấy trên môi trường Sabouraud agar có Chloramphenicol. 72 giờ sau cấy chuyển hai lần sang môi trường Sabouraud agar Chloramphenicol để làm thuần chủng vi nấm.

+ Định danh nấm Candida sp. bằng cách nuôi cấy trên môi trường thạch bột ngô và làm thử nghiệm sinh hoá khác để định danh nấm men.

+ Thử mức độ nhạy cảm của vi nấm với một số thuốc kháng nấm được dùng phổ biến bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch theo hướng dẫn của CLSI, M - 44 A (Clinical and Laboratory Standars Institute, USA)


- Số báo đăng trong nước: 1 bài

- Sản phẩm đào tạo: 1 cử nhân/bác sĩ.

- Sản phẩm ứng dụng:

+ Tài liệu dự báo: Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi sẽ dự báo về khuynh hướng của bệnh nguyên nấm Candida sp. tại Việt Nam và so sánh với các khuynh hướng của các nước, khu vực khác trên thế giới.

+ Bản kiến nghị: Từ kết quả khảo sát về mức độ nhạy cảm của các bệnh nguyên phân lập được với các thuốc kháng nấm được dùng phổ biến để điều trị bệnh vi nấm hiện nay trên thế giới, chúng tôi đề xuất/kiến nghị về phác đồ điều trị thuốc kháng nấm cho bệnh nấm Candida sp. tại Việt Nam




60




Trường ĐHYD



Nghiên cứu phương pháp chẩn đoán nhanh bằng kỹ thuật Realtime PCR và các protein kháng nguyên của vi khuẩn Streptococus suis serotype 2 gây bệnh viêm màng não mủ ở người bằng phương pháp Immunoproteomics

Mục tiêu:

- Đưa ra phương pháp xét nghiệm thường quy để phát hiện nhanh vi khuẩn SS2 trong các loại bệnh phẩm của bệnh nhân bằng kỹ thuật Realtime PCR với độ nhạy, độ đặc hiệu phù hợp với các tiêu chuẩn của Việt Nam và WHO.

- Xác định và định danh các protein kháng nguyên của SS2 có tính sinh miễn dịch trên cơ thể bệnh nhân viêm màng não mủ.

Nội dung chính:

- Thu nhận bệnh phẩm để phân lập vi khuẩn SS2 từ các bệnh nhân viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết ở khoa Truyền nhiễm Bệnh viện TW Huế, đơn vị hồi sức cấp cứu Bệnh viện TW Huế.

- Thiết kế primer và probe huỳnh quang đặc hiệu cho SS2.

- Tách chiết DNA và khảo sát độ nhạy, độ đặc hiệu của primer và probe trên hệ thống RealTime PCR

- Thu nhận kháng huyết thanh từ các bệnh nhân dương tính SS2 (đã xác định chính xác bằng kỹ thuật RealTime PCR)

- Xác định protein kháng nguyên của SS2 dựa trên phản ứng đáp ứng miễn dịch kháng nguyên-kháng thể bằng kỹ thuật Immunoproteomics.

- Định danh protein kháng nguyên bằng kỹ thuật MALDI-TOF/MS.


- Số báo đăng nước ngoài: 1 bài

- Sản phẩm đào tạo: 1 bác sĩ/cử nhân.

- Số báo đăng trong nước: 2

- Sản phẩm ứng dụng:

+ Xác định được các protein kháng nguyên của liên cầu lợn type huyết thanh 2 có tính sinh miễn dịch cao với cơ thể người. Qua đó sẽ xác định được các gene quy định các protein khác nguyên để tiếp tục tiến hành sản xuất protein kháng nguyên tái tổ hợp in vitro phục vụ thử nghiệm vắc-xin trên các động vật mô hình như thỏ, chuột…

+ Quy trình xét nghiệm chính xác, nhanh chóng và tin cậy nhằm phát hiện sự có mặt của Liên cầu lợn type huyết thanh 2 trong các bệnh phẩm bệnh nhân viêm màng não mủ bằng kỹ thuật RealTime PCR.



65




Trường ĐHYD



Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật có kết hợp nội soi mềm lấy sỏi trong mổ.

Mục tiêu:

- Khảo sát đặc điểm bệnh lý và hình thái của sỏi thận được phẫu thuật kết hợp nội soi mềm trong mổ

- Áp dụng và đánh giá kết quả điều trị của phương pháp phẫu thuật phối hợp nội soi mềm lấy sỏi thận trong mổ

Nội dung chính:

- Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân bị sỏi thận được phẫu thuật kết hợp với nội soi mềm lấy sỏi tại BV Đại học Y Dược và BV TW Huế.

- Khảo sát hình thái sỏi thận được phẫu thuật

- Áp dụng phương pháp nội soi thận bằng ống soi mềm phối hợp trong phẫu thuật để lấy sỏi

- Đánh giá kết quả điều trị của phương pháp phẫu thuật phối hợp nội soi mềm lấy sỏi thận trong mổ tại BV Đại học Y Dược và BV TW Huế.



- Số báo đăng trong nước: 1 bài

- Sản phẩm đào tạo: 1 bác sĩ /cử nhân.

- Sản phẩm ứng dụng:

+ Bảng tổng kết đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân bị sỏi thận được phẫu thuật kết hợp với nội soi mềm lấy sỏi.

+ Bảng phân loại hình thái sỏi thận.

+ Kết quả điều trị của phương pháp phẫu thuật phối hợp nội soi mềm lấy sỏi thận trong mổ.




80




Trường ĐHYD



Hiệu quả giảm đau do bệnh nhân tự kiểm soát qua đường ngoài màng cứng sau các phẫu thuật tầng trên ổ bụng

Mục tiêu:

- So sánh hiệu quả giảm đau do bệnh nhân tự kiểm soát bằng bupivacain - fentanyl qua đường ngoài màng cứng với bằng morphin qua đường tĩnh mạch sau mổ tầng trên ổ bụng.

- Đánh giá tác dụng không mong muốn của hai phương pháp trên.

Nội dung chính:

- Nghiên cứu trên 60 bệnh nhân được mổ tầng trên ổ bụng. Bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, gây mê theo phác đồ giống nhau ở hai nhóm. Nhóm 1 trước khi gây mê được đặt catheter ngoài màng cứng vùng ngực T8 - T10, sau mổ dùng bupivacain 0,125% + fentanyl 1µg/ml qua bơm tiêm điện theo phương pháp bệnh nhân tự kiểm soát (PCEA: patient - controlled epidural analgesia) với truyền liều duy trì 3ml/giờ, liều yêu cầu khi bệnh nhân tự bấm nút máy bơm 2 ml. Nhóm 2 được dùng morphin tĩnh mạch qua máy PCA (patient-controlled analgesia).

- Các thông số nghiên cứu chính:

+ Điểm đau nhìn hình đồng dạng VAS lúc nghỉ, lúc hít vào sâu, khi vận động, lượng morphin, bupivacain, fentanyl qua máy PCA trong 48 giờ sau mổ.

+ Ức chế vận động, tụt huyết áp, mạch chậm, ức chế hô hấp, nôn, buồn nôn, ngứa, an thần, bí tiểu.


- Số báo đăng trong nước: 1 bài

- Sản phẩm đào tạo: 1 cử nhân/bác sĩ.

- Sản phẩm ứng dụng:

Kết quả đề tài nghiên cứu sẽ đánh giá được hiệu quả của hai phương pháp giảm đau, các tác dụng không mong muốn nếu có, lựa chọn được phương pháp giảm đau tốt nhất để áp dụng cho các phẫu thuật ở tầng trên ổ bụng.




70




Trường ĐHYD



Tổng hợp và đánh giá tác động trên Acetylcholines Teras và Beta – Amyloid của một số dẫn chất amin của curcumin và flavonoid hướng điều trị Alzheimer.

Каталог: portal -> data -> doc -> tintuc
tintuc -> Nghiên cứu một số đặc điểm
tintuc -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
tintuc -> XẾp hạng các trưỜng đẠi học châU Á CỦa tổ chức qs năM 2014 VÀ tin vui của giáo dục việt nam
tintuc -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐẠi học huế danh mụC ĐỀ xuấT ĐỀ TÀi kh&cn cấp bộ NĂM 2017
tintuc -> I. TÌNh hình thực hiệN ĐỀ TÀI/DỰ ÁN/nhiệm vụ kh&cn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước
tintuc -> ĐẠi học huế Độc lập – Tự do – Hạnh phúc biên bảN ĐÁnh giá SẢn phẩm tham dự “Triển lãm sản phẩm sáng tạo của sinh viên và cán bộ trẻ năm 2013”
tintuc -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam đẠi học huế Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
tintuc -> TÌnh hìNH, KẾt quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và CÔng nghệ CẤp cơ SỞ NĂM 2014

tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương