Về việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân làm chủ nhiệm đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở Đại học Huế năm 2015



tải về 0.63 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2018
Kích0.63 Mb.
#38558
1   2   3   4   5



Thừa Thiên Huế trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945

Mục tiêu:

Phục dựng một cách có hệ thống và toàn diện về công cuộc chuẩn bị và khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở Thừa Thiên Huế, rút ra đặc điểm, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và vai trò của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Thừa Thiên Huế; qua đó làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương, Xứ ủy Trung Kì, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và sự đóng góp to lớn của quần chúng nhân dân ở địa phương này.



Nội dung chính:

- Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Thừa Thiên Huế (từ tháng 9-1939 đến tháng 3-1945)

- Khởi nghĩa giành chính quyền ở Thừa Thiên Huế (từ tháng 3-1945 đến tháng 8-1945)

- Đặc điểm, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và vai trò của Cách mạng tháng Tám ở Thừa Thiên Huế trong Cách mạng tháng Tám của cả nước.



- Số báo đăng trong nước: 2 bài

- Sản phẩm đào tạo: 3 cử nhân.




30




Trường ĐHSP



Các biện pháp rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm Hóa học với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông

Mục tiêu:

Rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm Hóa học với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông, nhằm nâng cao chất lượng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới PPDH môn Hoá học ở trường THPT.



Nội dung chính:

1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quá trình dạy học (QTDH) hoá học THPT; cấu trúc ND, chương trình Hoá học THPT; xu hướng đổi mới PPDH, vai trò và tình hình ứng dụng ICT trong việc đổi mới PPDH Hoá học ở trường THPT.

2. Nghiên cứu sử dụng ICT trong thiết kế, xây dựng học liệu điện tử dùng trong QTDH hoá học trường THPT:

- Xây dựng bộ hình ảnh tĩnh dùng trong DH hoá học.

- Sử dụng phần mềm Flash xây dựng các mô phỏng động áp dụng cho dạy và học.

- Xây dựng website: Phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm Hóa học đăng tải trên internet.

3. Nghiên cứu và đề xuất các phương pháp sử dụng học liệu điện tử trong QTDH nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hoá học ở trường THPT.

4. Thiết kế giáo án một số bài dạy nghiên cứu tài liệu mới, có sử dụng học liệu điện tử, đồng thời tiến hành thực nghiệm sư phạm và xử lí thống kê số liệu để đánh giá chất l­ượng và tính phù hợp của các học liệu điện tử đã thiết kế. Xác định tính hiệu quả và tính khả thi của các đề xuất về phương pháp sử dụng học liệu điện tử trong DH phần Hoá học ở trường THPT.



- Số báo đăng trong nước: 2 bài

- Sản phẩm đào tạo: 4 cử nhân.

- Sản phẩm ứng dụng:

+ Hệ thống tư liệu dạy học và các biện pháp rèn luyện và phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm Hóa

+ Website: Phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm Hóa học đăng tải trên internet.


30




Trường ĐHSP



Mối quan hệ giữa khí chất với rối loạn lo âu của sinh viên Đại học Huế

Mục tiêu:

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về mối quan hệ giữa khí chất với rối loạn lo âu của sinh viên Đại học Huế, đề tài đề xuất một số biện pháp rèn luyện khí chất và hạn chế mức độ rối loạn lo âu ở sinh viên.



Nội dung chính:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa khí chất với rối loạn lo âu

Chương 2: Thực trạng mối quan hệ giữa khí chất và rối loạn lo âu của sinh viên Đại học Huế

Chương 3: Biện pháp rèn luyện khí chất, hạn chế mức độ rối loạn lo âu ở sinh viên



- Số báo đăng trong nước: 2 bài

- Sản phẩm đào tạo: 1 cử nhân.

- Sản phẩm ứng dụng: Tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên


30




Trường ĐHSP



Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 ở trường Trung học phổ thông

Mục tiêu:

Nghiên cứu việc tạo HTHT cho HS trong dạy học lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 ở trường THPT để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả việc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng bài học lịch sử ở trường THPT.



Nội dung chính:

- Hứng thú học tập của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông: Lý luận và thực tiễn.

- Một số yêu cầu và các biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 ở trường Trung học phổ thông.

- Thực nghiệm sư phạm



- Số báo đăng trong nước: 2 bài;

- Sản phẩm đào tạo: 1 cử nhân; 1 thạc sỹ;

- Sản phẩm ứng dụng:

- Hình thành chuyên đề để giảng dạy cho sinh viên Khoa Lịch sử trong các trường ĐHSP ở Huế và cả nước.



30




Trường ĐHSP



Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý của các giống lợn trong tổ hợp lai ((Landrace x Móng Cái) x Duroc) và (Landrace x Móng Cái) x (Pietrain - Duroc) ở trang trại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục tiêu:

- Lấy tinh dịch của lợn đực để phối với lợn nái nền

- Theo dõi quá trình mang thai của lợn mẹ

- Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý



Nội dung chính:

1. Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý sinh sản:

- Tuổi động dục lần đầu (ngày)

- Chu kỳ động dục (ngày)

- Thời gian động dục (ngày)

- Tuổi đẻ lứa đầu (tháng)

- Số lợn con sơ sinh/lứa (con/lứa)

- Thời gian mang thai (ngày)

- Số lợn con còn sống đến cai sữa (con)

- Số con sơ sinh còn sống sau 24 h (con/lứa)

- Số lứa đẻ/năm (lứa/năm)

- Thời gian động dục lại sau cai sữa (ngày)

- Thời gian cai sữa của lợn con (ngày).

2. Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý máu:

- Các chỉ tiêu sinh lý hồng cầu (từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi)

+ Số lượng hồng cầu, hình thái hồng cầu

+ Các chỉ tiêu về hemoglobin

- Số lượng bạch cầu (từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi)

- Công thức bạch cầu


- Số báo đăng trong nước: 2 bài;

- Sản phẩm đào tạo: 3 cử nhân;

- Sản phẩm ứng dụng:

Tài liệu tham khảo cho các nông hô; trang trại chăn nuôi lợn lai và tài liệu tham khảo trong học tập giảng dạy của sinh viên khoa Sinh học.




30




Trường ĐHSP



Nghiên cứu cải tiến giải thuật lập lịch trên mạng chuyển mạch chùm quang

Mục tiêu:

- Xác định, tìm ra các hạn chế, khiếm khuyết của các mô hình, giải thuật lập lịch đã được đề xuất.

- Cải tiến, hoặc đề xuất một/một số mô hình, giải thuật lập lịch mới tại nút lõi nhằm nâng cao hiêu năng của mạng.

- Chứng minh tính đúng đắn của mô hình, giải thuật đề xuất thông qua các mô phỏng (OMNET ++, NS2-OBS, OPNET...).



Nội dung chính:

- Nghiên cứu và tìm hiểu các hoạt động đặt trước tài nguyên, lập lịch, chuyển mạch tại nút lõi trên mạng OBS.

- Nghiên cứu các mô hình, giải thuật lập lịch tại các nút lõi trên mạng OBS đã được đề xuất.

- Nghiên cứu các phương pháp đánh giá dựa trên các hệ mô phỏng mạng.

- Cải tiến, hoặc đề xuất một/một số mô hình, giải thuật lập lịch mới tại nút lõi.

- Tiến hành phân tích đánh giá bằng mô phỏng. Từ kết quả cải tiến, tiến hành so sánh với các mô hình giải thuật lập lịch khác đã được đề xuất trước đó.




- Số báo đăng trong nước: 2 bài

- Sản phẩm ứng dụng:

Tài liệu đặc tả mô hình, giải thuật lập lịch trên mạng chuyển mạch chùm quang.


30




Trường ĐHSP



Sử dụng phối hợp thí nghiệm, thí nghiệm tự tạo và máy vi tính vào dạy học Vật lý ở trường phổ thông

Mục tiêu:

Đề xuất được tiến trình dạy học sử dụng phối hợp thí nghiệm, thí nghiệm tự tạo và máy vi tính vào dạy học một số kiến thức vật lý ở trường phổ thong



Nội dung chính:

-Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: Hình thức tổ chức dạy học (HTTCDH), HTTCDH có sử dụng phối hợp thí nghiệm, thí nghiệm tự tạo và máy vi tính.

-Nghiên cứu, đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng phối hợp thí nghiệm, thí nghiệm tự tạo và máy vi tính vào hoạt động dạy và học trong trường phổ thông hiện nay.

-Nghiên cứu cấu trúc nội dung chương trình vật lý và xây dựng quy trình phối hợp thí nghiệm, thí nghiệm tự tạo và máy vi tính vào dạy học một số kiến thức vật lý phổ thông

-Đề xuất tiến trình tổ chức dạy học sử dụng phối hợp thí nghiệm, thí nghiệm tự tạo và máy vi tính .

-Thực nghiệm sư phạm



- Số báo đăng trong nước: 3 bài

- Sản phẩm đào tạo: 3 cử nhân.

- Sản phẩm ứng dụng:

Quy trình sử dụng phối hợp thí nghiêm, thí nghiệm tự tạo và máy vi tính vào dạy học vật lý ở trường phổ thong; Đĩa CD; Giáo án




30




Trường ĐHSP



Ứng dụng tối ưu lồi trong việc giảm can nhiễu đồng kênh khi có sự sai lệch vectơ lái ở hệ thống anten thông minh.

Mục tiêu:

Áp dụng tối ưu lồi trong việc tìm bộ trọng số tối ưu, để đạt tỉ số công suất trung bình tín hiệu trên nhiễu (SINR) lớn nhất ở đầu ra với các ràng buộc về sai lệch vectơ lái trong hệ thống anten thông minh.



Nội dung chính:

- Mô hình tín hiệu của dãy anten thông minh trong việc tạo búp sóng nhằm giảm can nhiễu đồng kênh, và các vấn đề gặp phải trong ứng dụng thực tế.

- Nghiên cứu so sánh đặc điểm của các giải thuật thích nghi và ổn định kết quả truyền thống như SMI, LSMI,... trong dãy anten thông minh.

- Tổng quan cơ sở toán học của tối ưu lồi, các vấn đề tối ưu hóa cơ bản mà tối ưu lồi thường giải quyết trong xử lý dãy tín hiệu.

- Nghiên cứu áp dụng tối ưu lồi trong việc tìm bộ trọng số tối ưu của dãy anten thông minh khi có sự sai lệch của vectơ lái trong một số trường hợp thực tế: sai lệch góc đến, hiện tượng đa đường ...

- Xây dựng và viết giải thuật tính toán kết quả trên phần mềm Matlab.



- Số báo đăng trong nước: 2 bài

- Sản phẩm đào tạo: 2 cử nhân.

- Sản phẩm ứng dụng:

+ Tổng quan, so sánh một số giải thuật thích nghi và ổn định kết quả chính trong việc giảm can nhiễu đồng kênh ở anten thông minh. Chương trình các giải thuật và kết quả so sánh được tính toán trên phần mềm Matlab.

+ Xây dựng được giải thuật áp dụng tối ưu lồi nhằm giảm được can nhiễu đồng kênh khi có sai lệch vectơ lái do nhiều nguyên nhân ở hệ thống anten thông minh. Chương trình các giải thuật và kết quả so sánh được tính toán trên phần mềm Matlab.

+ Giải thuật và chương trình tính toán trên phần mềm Matlab.



30




Trường ĐHSP



Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức môi trường và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cho cộng đồng dân cư vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục tiêu:

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nhận thức môi trường và quản lý tài nguyên để đề xuất các giải pháp nhằm quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững.



Nội dung chính:

- Tổng quan về khu vực nghiên cứu

- Hiện trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

- Đánh giá thực trạng nhận thức môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng dân cư vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

- Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức môi trường và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cho cộng đồng dân cư vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế


- Số báo đăng trong nước: 3 bài

- Sản phẩm đào tạo: 2 cử nhân, 1 thạc sỹ.

- Sản phẩm ứng dụng: Bản đề xuất hệ thống các giải pháp và hệ thống bản đồ về tài nguyên, môi trường vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế


30




Trường ĐHSP



Phân lập một số chủng thực khuẩn thể (Bacteriophage) tiềm năng trong sản xuất chế phẩm phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ

Mục tiêu:

Mục tiêu chung của nghiên cứu nghiên cứu này nhằm phân lập thực khuẩn thể dung giải vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy, sưng phì đầu ở lợn con sau cai sữa, mô tả thuộc tính sinh học và các nhân tố ảnh hưởng đến sự bảo tồn phát triển của thực khuẩn thể, phân tích tiềm năng sử dụng chúng trong điều trị bệnh do vi khuẩn E. coli gây ra.



Nội dung chính:

(i) Phân lập các chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy, phù đầu (ii) Phân lập thực khuẩn thể gây dung giải chủng vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy, phù đầu (iii) Phân tích các thuộc tính sinh học của thực khuẩn thể phân lập được (iv) Ảnh hưởng của các nhân tố vật lý hóa học đến sự phát triển của thực khuẩn thể.



- Số báo đăng trong nước: 2 bài

- Số sách xuất bản: 1

- Sản phẩm đào tạo: 4 cử nhân, 1 thạc sỹ.

- Sản phẩm ứng dụng:

Chủng thực khuẩn thể tiềm năng được phân lập từ các mẫu phân, mẫu nước có khả năng dung giải mạnh các chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy ở lợn con


30




Trường ĐHNL



Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học của vi sinh vật tuyển chọn từ sản phẩm thực phẩm lên men truyền thống ở Huế và ứng dụng để nâng cao giá trị sử dụng phế phụ phẩm trong sản xuất sữa đậu nành

Mục tiêu:

Nâng cao giá trị sử dụng của bã đậu nành, phế phụ phẩm của nhà máy sản xuất sữa đậu nành, bởi chế phẩm sinh học.



Nội dung chính:

- Tuyển chọn các chủng Bacillus sp. có khả năng sinh tổng hợp enzyme ngoại bào (protease, amylase) cao, vi khuẩn lactic có tiềm năng probiotic và lên men lactic cao từ các sản phẩm thực phẩm lên men truyền thống ở Huế.

- Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học từ các chủng vi sinh vật ðã tuyển chọn được có khả năng ứng dụng để xử lý nâng cao giá trị sử dụng bã đậu nành, phế phụ phẩm của nhà máy chế biến sữa đậu nành.

- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ xử lý nâng cao giá trị sử dụng của bã đậu nành




- Số báo đăng trong nước: 2 bài

- Sản phẩm đào tạo: 1 thạc sỹ.

- Sản phẩm ứng dụng:

- Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm Bacillus có khả năng sinh tổng hợp enzyme ngoại bào cao.

- Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm vi khuẩn lactic có khả năng lên men bã đậu nành

- Chế phẩm Bacillus : Khối lượng: 2kg; mật độ tế bào: 109CFU/g, hoạt độ protease: 0,8 HP/g và Amylase: 100 U/ml.

- Chế phẩm vi khuẩn lactic: Khối lượng: 2 kg; mật độ tế bào: 109 CFU/g.

- Sản phẩm bã đậu nành đã được xử lý bởi chế phẩm sinh học có chứa các enzyme hỗ trợ cho tiêu hóa và các vi khuẩn có chức năng probiotic có thể dùng làm thức ăn gia súc, khối lượng: 5 kg.



30




Trường ĐHNL



Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám để đánh giá biến động đất nông nghiệp tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1990-2015

Mục tiêu:

- Phân tích thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Hương Trà;

- Xác định được diện tích biến động các loại đất theo mục đích sử dụng;

- Phân tích, xác định được các nguyên nhân biến động về sự thay đổi các loại đất;

- Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp mang tính hợp lý trong tương lai.

Nội dung chính:

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã Hương Trà;

- Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Hương Trà bằng công nghệ GIS và Viễn Thám;

- Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp mang tính hợp lý trong tương lai của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Một số giải pháp nâng cao việc ứng dụng công nghệ GIS và Viễn thám trong đánh giá biến động sử dụng đất.


- Số báo đăng trong nước: 1 bài

- Sản phẩm đào tạo:

2 cử nhân.

- Sản phẩm ứng dụng:

+ Hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp bằng số năm 1990, 2000, 2010, 2015;

+ Bản đồ biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 1990-2000 và 2000-2015;

+ Hệ thống bản đồ thể hiện các nhân tố tác động đến sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp;

+ Báo cáo đánh giá hiện trạng sản xuất nông nghiệp, phân tích sự biến động đất nông nghiệp, nguyên nhân tác động, định hướng sử dụng đất và giải pháp thực hiện;

+ Bản đồ định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến 2020 trong khu vực nghiên cứu.


30




Trường ĐHNL



Thanh lọc giống lúa kháng rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) và nghiên xứu xác định một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy ở Thừa Thiên Huế

Mục tiêu:

- Xác định được mức độ kháng rầy lưng trắng của các giống lúa đang trồng phổ biến ở miền Trung và một số giống lúa có triển vọng;

- Xác định được các biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy hợp lý, thích ứng với điều kiện sinh thái ở Thừa Thiên Huế.

Nội dung chính:

1. Thu thập tập đoàn giống nghiên cứu;

2. Thanh lọc tính kháng rầy của tập đoàn giống trong phòng thí nghiệm (15 - 20 giống), tuyển chọn 5 - 7 giống có biểu hiện kháng tốt nhất;

3. Khảo nghiệm thích nghi các giống có biểu hiện kháng rầy trong phòng thí nghiệm trên đồng ruộng;

4. Đánh giá chất lượng (chất lượng cảm quan và chất lượng sinh hóa) của các giống lúa kháng rầy để lựa chọn các giống kháng rầy có chất lượng;

5. Nghiên cứu xác định mật độ gieo sạ hợp lý và các tổ hợp phân bón hiệu quả cho các giống lúa kháng rầy có triển vọng.



- Số báo đăng trong nước: 1 bài

- Sản phẩm đào tạo: 1 cử nhân; 1 thạc sỹ.

- Sản phẩm ứng dụng:

- Bảng số liệu về mức độ kháng rầy lưng trắng của các giống lúa trong phòng thí nghiệm;

- Các giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế, năng suất cao, phẩm chất tốt

- Quy trình kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy (mật độ gieo sạ, tổ hợp phân bón) cho năng suất cao, phẩm chất tốt và ít sâu bệnh hại.




30




Trường ĐHNL



Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống bệ rung phục vụ trong nghiên cứu dao động của ô tô máy kéo

Mục tiêu:

Thiết kế và chế tạo được một hệ thống bệ rung phục vụ trong nghiên cứu dao động của ô tô máy kéo lắp đặt tại phòng thí nghiệm Khoa Cơ khí Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm Huế nhằm tạo điều kiện cho giảng viên, sinh viên có điều kiện nghiên cứu vấn đề dao động ô tô máy kéo và một số máy móc thiết bị dao động khác, tăng thêm 01 hệ thống thiết bị thí nghiệm cho xưởng thực hành thí nghiệm khoa Cơ khí Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế.



Nội dung chính:

-Lựa chọn vật liệu, nguyên lí, kết cấu của hệ thống,

-Tính toán, thiết kế và lựa chọn các thông số cho hệ thống bệ rung (thông số động học và hình học)

-Tính toán, thiết kế hệ thống điện và cung cấp điện

- Tính toán thiết kế hệ thống điều khiển

- Mô phỏng kiểm tra hoạt động của bệ rung

- Chế tạo hệ thống bệ rung, hệ thống điều khiển

- Khảo nghiệm, đánh giá khả năng làm việc của hệ thống

- Tính toán giá thành của hệ thống

- Xuất bản sách hướng dẫn kỹ thuật vận hành sử dụng, bảo trì sữa chửa cho hệ thống.



- Số báo đăng trong nước: 1 bài

- Sản phẩm đào tạo: 1 cử nhân, 1 thạc sỹ.

- Sản phẩm ứng dụng: 01 hệ thống bệ rung với nguyên lý gây rung kiểu trục khuỷu thanh truyền được thiết kế, chế tạo và lắp đặt để dùng trong việc nghiên cứu dao động ô tô máy kéo. Ngoài ra, hệ thống còn là một cơ cấu (đối tượng) để sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử chọn làm đổi tượng trong nghiên cứu điều khiển và ứng dụng.


30




Trường ĐHNL



Tích hợp đánh giá nguy cơ tai biến trượt lở đất nhằm nâng cao hiệu quả phương án quy hoạch sử dụng đất: trường hợp nghiên cứu tại huyện A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế.

Mục tiêu:

Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch sử dụng đất thông qua tích hợp đánh giá nguy cơ sạt lở đất.



Nội dung chính:

1. Đánh giá tác động của hiện tượng sạt lở đất đến kinh tế - xã hội trong phạm vi vùng nghiên cứu giai đoạn 2003-2013

2. Phân tích nguy cơ trượt lở đất tại huyện A Lưới:

- Thu thập dữ liệu cần thiết để xác định nơi xảy ra trượt lở đất

- Xác định nguy cơ trượt lở đất bằng phương pháp AHP

- Tích hợp phân tích nguy cơ trượt lở đất với phương án quy hoạch sử dụng đất

3. Đánh giá lợi ích do việc tích hợp nguy cơ trượt lở đất vào phương án quy hoạch sử dụng đất bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Trượt lở đất xuất hiện ở đâu trong 10 năm qua trên địa bàn nghiên cứu?

- Các điểm trượt lở đất nào có thể tránh nếu được tích hợp với phương án quy hoạch sử dụng đất trước đây?

- Các điểm trượt lở đất nào ít gây thiệt hại đến kinh tế - xã hội nếu được tích hợp với phương án quy hoạch sử dụng đất trước đây?

4. Đánh giá chi phí phải bỏ ra khi chuyển địa điểm định cư và sản xuất nông nghiệp do nguy cơ sụt lở đất

5. Phân tích định hướng kinh tế & môi trường trong phương án quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở lồng ghép nguy cơ sụt lở đất

6. Đề xuất một số giải pháp cho phương án quy hoạch sử dụng đất trong tương lai.


Каталог: portal -> data -> doc -> tintuc
tintuc -> Nghiên cứu một số đặc điểm
tintuc -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
tintuc -> XẾp hạng các trưỜng đẠi học châU Á CỦa tổ chức qs năM 2014 VÀ tin vui của giáo dục việt nam
tintuc -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐẠi học huế danh mụC ĐỀ xuấT ĐỀ TÀi kh&cn cấp bộ NĂM 2017
tintuc -> I. TÌNh hình thực hiệN ĐỀ TÀI/DỰ ÁN/nhiệm vụ kh&cn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước
tintuc -> ĐẠi học huế Độc lập – Tự do – Hạnh phúc biên bảN ĐÁnh giá SẢn phẩm tham dự “Triển lãm sản phẩm sáng tạo của sinh viên và cán bộ trẻ năm 2013”
tintuc -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam đẠi học huế Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
tintuc -> TÌnh hìNH, KẾt quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và CÔng nghệ CẤp cơ SỞ NĂM 2014

tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương