Vị trí vai trò của doanh nghiệp



tải về 405.29 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích405.29 Kb.
#25922
1   2   3   4   5   6   7

Vòng quay của toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh (bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động) tăng dần qua các năm, năm 2000 đạt 0,68 vòng, năm 2001 là 0,74 vòng và năm 2002 là 0,96 vòng.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cũng tăng dần, năm 2000 một đồng vốn tạo ra 0,037 đồng lợi nhuận (3,7%), năm 2002 đạt 0,043 đồng (4,3%), trong đó:

- Khu vực doanh nghiệp nhà nước từ 2,4% năm 2000 lên 2,9% năm 2002.

- Khu vực ngoài quốc doanh từ 1,8% năm 2000 lên 2,3% năm 2002.

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ 9,0% năm 2000 lên 10,0% năm 2002.

Những ngành kinh tế quan trọng trong doanh nghiệp đều có tỷ suất lợi nhuận tăng đáng kể qua 3 năm như:

- Ngành Nông, lâm nghiệp từ 0,9% năm 2000 lên 2,5% năm 2002.

- Khai thác than từ - 2,5% năm 2000 lên 2,9% năm 2002.

- Công nghiệp chế biến từ 2,75% năm 2000 lên 4,03% năm 2002.

- Sản xuất điện, ga, nước từ 1,8% năm 2000 lên 3,0% năm 2002.

- Thương nghiệp từ 0,22% năm 2000 lên 0,39% năm 2002.

- Vận tải, thông tin liên lạc từ 10,3% năm 2000 lên 13,0% năm 2002.

Tóm lại nhìn từ góc độ số liệu thống kê qua 3 năm, thì hiệu quả hoạt động tài chính của các doanh nghiệp nhà nước khá hơn và được nâng lên rõ rệt hơn so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài quốc doanh, nguyên nhân là do tác động tích cực của việc sắp xếp và sự cố gắng vươn lên của các doanh nghiệp nhà nước, mặt khác do doanh nghiệp nhà nước có những yếu tố thuận lợi hơn doanh nghiệp của các khu vực khác là được vay vốn ưu đãi nhiều hơn (chiếm 82,5% tổng vốn vay ưu đãi cho doanh nghiệp trong năm 2002), được ngân sách nhà nước cấp bổ xung vốn, một số ít ngành còn thế độc quyền trong sản xuất kinh doanh như: Ðiện, Xăng dầu, Bưu chính viễn thông...

Những ngành kinh tế mà doanh nghiệp chiếm giữ vai trò quan trọng như Công nghiệp, Vận tải, Bưu chính viễn thông, Thương nghiệp, đều có chuyển biến tích cực về hiệu quả kinh doanh, giảm được thua lỗ và số doanh nghiệp kinh doanh có lãi tăng nhanh.



Những hạn chế và bất cập hiện nay của doanh nghiệp

Mặc dù có tiến bộ về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và hiệu quả sản xuất kinh doanh ở một số mặt được nâng lên, song so với yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010 và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế, thì doanh nghiệp nước ta bộc lộ nhiều yếu kém bất cập như sau:

(1) Doanh nghiệp phát triển còn mang nặng tính tự phát, chưa có quy hoạch định hướng rõ ràng

Trong số 62.908 doanh nghiệp hiện đang hoạt động ở thời điểm 1/1/2003, thì chủ yếu tập trung trong các ngành thương nghiệp chiếm 39,4%, Khách sạn, nhà hàng 4,5%, Công nghiệp thực phẩm đồ uống 6,3%, Dệt may, da giầy chiếm 2,6%, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ lâm sản chiếm 2,6%, lắp ráp và sản xuất hàng tiêu dùng thông thường chiếm 3,1%, kinh doanh bất động sản và hoạt động tư vấn chiếm 5,1%...

Những doanh nghiệp hoạt động ở các ngành trên cũng đồng nghĩa với những ngành cần vốn đầu tư ít, vào kinh doanh nhanh và chuyển đổi cũng nhanh có lãi suất cao và độ rủi ro thấp; còn những ngành như: Chế biến nông sản xuất khẩu, sản xuất hoá chất, sản xuất nguyên liệu thay thế nhập khẩu và một số ngành có hàm lượng công nghệ cao như sản xuất thiết bị máy móc, kỹ thuật điện, điện tử, thiết bị chính xác... rất cần tăng thêm năng lực sản xuất, nhưng ít được chú ý đầu tư, số doanh nghiệp đã ít song chủ yếu là quy mô nhỏ, kỹ thuật công nghệ thấp.

Khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển ổn định và có định hướng rõ ràng hơn, nhưng doanh nghiệp có quy mô từ 500 lao động trở lên chỉ có 17,5% và doanh nghiệp có từ 200 tỷ đồng (tuơng đương 13 triệu USD) chỉ có 9%; đặc biệt là chưa có một tập đoàn kinh tế mạnh trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta.

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 87,8% tổng số doanh nghiệp, trong đó hầu hết là quy mô nhỏ, phần đông được thành lập từ năm 2000 trở lại đây, được phân bố ở tất cả 61 tỉnh, thành phố, nhưng định hướng không rõ ràng, phát triển dàn trải thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ nặng tính tự phát theo phong trào. Nhiều địa phương sử dụng biện pháp hành chính để dồn hộ kinh doanh cá thể trong một số ngành kinh doanh vàng bạc, khách sạn, đánh cá, lên doanh nghiệp tư nhân, vì thế không ít tỉnh có tới hàng ngàn doanh nghiệp tập trung phần lớn vào một số ngành mà không phải là những ngành quan trọng quyết định kinh tế của địa phương, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ.

Do phát triển phân tán và thiếu quy hoạch định hướng, nên sự ra đời của các doanh nghiệp thiếu tính ổn định, bền vững. Theo số liệu điều tra của năm 2002 thì số doanh nghiệp thực tế hoạt động chỉ chiếm 67% số đăng ký, doanh nghiệp sáp nhập, giải thể, chuyển đổi loại hình chiếm 20%, doanh nghiệp không xác minh được chiếm gần 9%, số đăng ký nhưng sau 2 năm không triển khai chiếm gần 4 %, vì vậy gây khó khăn cho quản lý nhà nước, lãng phí trong đầu tư xây dựng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không cao.

 (2) Số lượng doanh nghiệp nhiều, nhưng quy mô nhỏ phân tán đi kèm với công nghệ lạc hậu

Tại thời điểm 1/1/2003, bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 74 lao động và 22,9 tỷ đồng tiền vốn, so với năm 2000 là 83 người và 26 tỷ đồng vốn. Như vậy xu hướng quy mô nhỏ càng tăng trong 3 năm qua, bởi khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng rất nhanh, nhưng phần lớn đều là doanh nghiệp nhỏ. Trong tổng số 62908 doanh nghiệp thì:

- Số doanh nghiệp dưới 10 lao động chiếm 48,0%.

- Từ 10 đến dưới 50 lao động chiếm 32,9%.

- Từ 50 đến dưới 300 lao động chiếm 14,1%.

- Từ 300 đến dưới 500 lao động chiếm 2,2%.

- Từ 500 lao động trở lên chiếm 2,7%.


  1. Nếu theo quy mô vốn thì số doanh nghiệp dưới 10 tỷ đồng (tương đương 645 ngàn USD) chiếm 86,2% (trong đó dưới 5 tỷ đồng chiếm 79,0%), từ 10 - dưới 50 tỷ đồng chiếm 9,2%, từ 50 - 200 tỷ đồng chiếm 3,4%, trên 200 tỷ đồng chiếm 1,2%.

Trong 3 khu vực thì doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn nhất, bình quân 1 doanh nghiệp có 421 lao động và 167 tỷ đồng vốn, tiếp đó là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, bình quân 1 doanh nghiệp có 299 lao động và 134 tỷ đồng vốn, cả 2 khu vực trên có xu hướng tăng quy mô cả về lao động và tiền vốn. Khu vực ngoài quốc doanh bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 31 lao động và 4 tỷ đồng vốn, bằng 7,4% về lao động và 2,4% về vốn của doanh nghiệp nhà nước và bằng 10,3% về lao động và 2,9% về vốn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đây là khu vực tập trung chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ.

Doanh nghiệp trong các ngành Công nghiệp, Nông, Lâm nghiệp, Xây dựng có quy mô lớn hơn doanh nghiệp trong các ngành Thương nghiệp, Khách sạn, nhà hàng, dịch vụ tư vấn ... cụ thể như sau (số liệu thời điểm 1/1/2003): 






Số DN so với tổng số

(%)

Lao động bình quân 1 DN (người)

Vốn bình quân 1 DN

(Tỷ đồng)

Tổng số


100,0

78

29

Trong đó:


 

 

 

- Nông, lâm nghiệp

1,5

232

33

- Thuỷ sản

3,8

17

1

- Công nghiệp khai thác

1,4

177

64

- Công nghiệp chế biến

23,5

149

24

- Sản xuất điện, nước

0,2

1369

1642

- Xây dựng

12,5

102

15

- Thương nghiệp

39,4

19

10

- Khách sạn, nhà hàng

4,5

28

10

- Vận tải, viễn thông

5,2

118

26

- Dịch vụ tư vấn, kinh doanh bất động sản

5,1

31

20


tải về 405.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương