Ubnd thành phố ĐÀ NẴng sở giao thông vận tải thành phố ĐÀ NẴng ban quản lý DỰ ÁN ĐẦu tư CƠ SỞ HẠ TẦng ưu tiêN



tải về 2.26 Mb.
trang9/32
Chuyển đổi dữ liệu13.07.2016
Kích2.26 Mb.
#1677
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   32

1.4.5. Dự toán kinh phí đầu tư


- Tổng kinh phí đầu tư dự án (gồm kinh phí xây lắp đường, chi phí đền bù, chi phí quản lý, chi phí khác…): 524.718.145.000VNĐ (23.5 million US$). Trong đó, chi phí xây dựng là 316.802.285.000VNĐ (~14.2 million US$), chi phí GPMB là 88.030.000.000VNĐ (~3.95 million US$), chi phí cho mua sắm dụng cụ/thiết bị bảo vệ môi trường tạm tính là 75.500.000 VNĐ (~3400 US$) (gồm 15 thùng đựng rác và mua 05 nhà vệ sinh di động), còn lại là các chi phí khác.

1.4.6. Tiến độ thi công Dự án


- Dự kiến tiến độ thi công tổng thể của tuyến đường ĐH2 là 24 tháng.

- Lịch trình chung của dự án đường ĐH2 như trong bảng sau đây:



Hoạt động

Bắt đầu

Kết thúc

Tình trạng

Xác định




05/2015

Đã thực hiện

Chuẩn bị

05/2015

7/2015

Đã thực hiện

Thẩm định và phê duyệt

12/2015

2/2016

Đang trong quá trình thực hiện

Thực hiện và theo dõi

9/2016

9/2018

Chuẩn bị thực hiện

Đánh giá







Chuẩn bị thực hiện




CHƯƠNG 2:ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN






2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường

2.1.1. Đặc điểm địa chất và địa hình


2.1.1.1. Đặc điểm địa chất tại khu vực Dự án
*Cấu trúc địa chất: Cấu trúc địa chất của tầng phủ bề mặt tại khu vực dự án chủ yếu là các thành tạo trẻ có nguồn gốc từ trầm tích đệ tứ (amQIV3 và bmQIV3) với bề dày biến đổi lớn bao gồm các lớp đất như: Bùn sét pha, sét pha, cát, cát pha và đất tàn tích của đá gốc.

*Địa tầng: Qua kết quả khảo sát địa chất công trình, hiện trường và thí nghiệm mẫu đất đá trong phòng cho thấy, địa tầng khu vực từ trên xuống bao gồm các lớp như sau:

Khu vực khảo sát công trình nằm trong phạm vi tờ bản đồ Hương Hoá - Huế - Đà Nẵng (E- 48-XXXV & E-48-XXXVI & E-49-XXXI) tỷ lệ 1:200.000 do Cục địa chất Việt Nam xuất bản năm 1996.

Theo tờ bản đồ trên và kết quả trắc hội, khoan thăm dò ĐCCT cho thấy địa tầng trong khu vực chủ yếu:

+ Đệ tứ không phân chia: (ad, ed) cuội , san, cát, sét dày 3-10m.

+ Holocen thượng (amQIV3) - Cát, bột, sét dày 2-25m.

+ Holocen trung (mQIV2) - dưới : Cát, sỏi , sạn. Trên : sét, bột dày 10-20m.

+ Hệ tầng A Vương:

- Phân hệ tầng dưới(€1-O1-av1). Đá phiến sericit-clorit, đá phiến biotit.
* Tính chất cơ lý của các lớp đất đá tại khu vực dự án:

Công tác khoan khảo sát địa chất công trình ngoài hiện trường, kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý mẫu đất đá trong phòng kết hợp với kết quả thu thập từ việc khảo sát địa chất công trình lân cận cho thấy: Cấu trúc địa tầng trong khu vực công trình được mô tả như sau:



* Lớp 1: Cát hạt thô lẫn bột sét màu xám vàng, lớp chỉ gặp tại cầu Vôi với bề dày lớp 1.20m (LK-VOI)

* Lớp 2: Sét pha màu xám vàng, nâu đỏ, trạng thái dẻo cứng. Lớp gặp tại các lỗ khoan LK-ĐG và LK-TAY với bề dày thay đổi từ 3.0m (LK-TAY) đến 5.60m (LK-ĐG). Kết qủa thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn ngoài hiện trường cho thấy giá trị N30 là 9-10.

* Lớp 3: Sét pha màu xám vàng, trạng thái nửa cứng. Lớp phân bố đều, nằm trực tiếp dưới lớp 2 và gặp tại tất cả các lỗ khoan với bề dày thay đổi 2.50m (LK-TAY) đến 11.60m (LK-VOI). Kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) cho thấy giá trị N30 là 12 - 28.

* Lớp 4 : Sét pha màu xám xanh, trạng thái dẻo mềm. Lớp nằm trực tiếp dưới lớp 3 và gặp tại 04 lỗ khoan với bề dày thay đổi 2.70m (LK-TRĂNG) đến 4.90m (LK-KM0-171). Kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) cho thấy giá trị N30 là 4-8.

* Lớp 5: Cát hạt nhỏ lẫn bột sét màu xám trắng, xám xanh, trạng thái bõa hòa, kết cấu chặt vừa. Lớp gặp tại lỗ khoan cầu Tây với bề dày 3.0m (LK-TÂY) 4. Kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) cho thấy giá trị N30 là 18 - 21.

* Lớp 6: Sét pha màu xám nâu, trạng thái cứng. Lớp gặp tại 04 lỗ khoan với bề dày thay đổi 2.80m (LK-KM0+171) đến 4,90m (LK-VOI). Kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) cho thấy giá trị N30 là 21 - >30.

* Lớp7: Đá phiến phong hóa mạnh, nứt nẻ, vỡ dăm, vỡ tảng. Lớp gặp tại 05 lỗ khoan cầu với bề dày lớn nhất khi kết thúc các lỗ khoan 9,70m. Chỉ tiêu cơ lý như sau:

Cường độ kháng nén khi khô = 132,60 kG/cm2.

Cường độ kháng nén bão hoà = 79,60 kG/cm2.

*Địa chất thủy văn:

Khu vực dự kiến cải tạo, nâng cấp tuyến đường ĐH2 (Hòa Nhơn - Hòa Sơn) có chiều sâu khảo sát tối đa 23,0m. Trên cơ sở kết hợp các tài liệu thu thập được chưa thấy tầng chứa nước nào điển hình. Tầng chứa nước này quan hệ trực tiếp với nước mặt, nguồn cung cấp nước chủ yếu cho tầng này là nước sông và nước mưa thông qua các cửa sổ địa chất. Qua kết quả báo cáo thủy văn của một số công trình lân cận cho thấy, chất lượng nước ngầm kém, không sử dụng được trong sinh họat, chủ yếu là phục vụ thi công hoặc tưới cây hoa mầu...
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình tại khu vực Dự án

- Đoạn từ đầu tuyến đường đến cầu Vôi Km4+869,50 thuộc địa phận xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang. Địa hình dọc tuyến này chủ yếu là ruộng lúa, và một số đoạn tuyến đi qua khu vực đồi thấp.Cao độ thay đổi từ 2,5m - 30,0m, độ dốc ngang không lớn.

- Đoạn tuyến từ cầu Vôi Km4+869,50 đến cuối tuyến đường thuộc địa phận xã Hòa Sơn. Địa hình tuyến chủ yếu là đồi thấp, với cao độ thay đổi từ 7,0m - 22,0m và độ dốc ngang không lớn.



tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương