Ubnd thành phố ĐÀ NẴng sở giao thông vận tải thành phố ĐÀ NẴng ban quản lý DỰ ÁN ĐẦu tư CƠ SỞ HẠ TẦng ưu tiêN


Điều kiện khí hậu, thủy văn và hải văn



tải về 2.26 Mb.
trang10/32
Chuyển đổi dữ liệu13.07.2016
Kích2.26 Mb.
#1677
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   32

2.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn và hải văn


2.1.2.1. Đặc điểm khí hậu

Theo số liệu của Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, Tp. Đà Nẵng nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động.Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không kéo dài.



* Nhiệt độ:

Bảng 2-1: Nhiệt độ trung bình tháng và năm tại Đà Nẵng từ 2000-2013





Nguồn: Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9°C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8; dao động từ 28-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2; dao động từ 18-23°C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên trong những năm trở lại đây, nhiệt độ và các yếu tố khí tượng khác (mưa, ẩm...) cũng không còn tuân theo quy luật nhiều năm.



* Lượng mưa:

Bảng 2-2: Lượng mua trung bình tháng và năm tại Đà Nẵng từ 2000-2013





Nguồn: Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ

Lượng mưa TB năm là 2.504,57mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, dao động từ 550-1.000mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, từ 23-40mm/tháng.



* Độ ẩm không khí:

Bảng 2-3: Độ ẩm trung bình tháng và năm tại Đà Nẵng từ 2000-2013




Nguồn: Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, dao động từ 85,67 đến 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, dao động từ 76,67 - 77,33%.



* Số giờ nắng:

Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; cao nhất là vào tháng 5, 6, dao động từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, dao động từ 69 đến 165 giờ/tháng.

Bảng 2-4: Số giờ nắng trung bình tháng và năm tại Đà Nẵng từ 2000-2013



Nguồn: Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ

* Gió, bão:

Hướng gió phổ biển ở Tp. Đà Nẵng là các hướng Bắc, Đông và Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 4 năm tiếp theo) và các hướng Tây và Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 9). Ở trung tâm thành phố, tần suất lặng gió khá cao (30-50%).

Tốc độ gió trung bình năm 2009 khá thấp (1,4m/s) và nó không quá chênh lệch so với các năm trước. Tốc độ gió trung bình thay đổi từ 2,3 - 2,7m/s. Hàng năm, khu vực khảo sát chịu ảnh hưởng của 0,84 cơn bão. Tuy nhiên, có năm không có cơn bão nào, có năm có từ 3 đến 4 cơn bão. Bão thường xảy ra từ tháng 8 đến tháng 11. Tốc độ gió cao nhất trung bình của bão và áp thấp nhiệt đới dao động từ 15 - 20m/s (cấp 7-8).
2.1.2.2.Đặc điểm thủy văn

1) Hiện trạng tình hình ngập lụt tại khu vực Dự án:

Trên địa bàn huyện Hòa Vang có số lượng và chiều dài các con sông đi qua nhiều nhất của thành phố Đà Nẵng, vào mùa mưa hầu hết các khu vực trong huyện đều bị ngập nước.

Nhìn chung, mùa lũ ở khu vực này bắt đầu từ tháng X và kết thúc vào tháng XII. Đặc điểm lũ của khu vực là đổ dồn về hạ lưu khá đột ngột; biên độ lũ, cường độ lũ và mực nước lũ khá cao, thường gây ra ngập lụt nghiêm trọng cho vùng hạ lưu.

Đoạn đường từ Km0+0.00 (đầu cầu Giăng) đến Km2+0.00, tuyến đi gần như song song với sông Túy Loan, cách mép sông từ 50 - 500m. Một số đoạn tuyến đi qua khu vực ruộng lúa trũng thấp và thường xuyên bị ngập nước vào mùa mưa.

Theo số liệu điều tra mực nước lũ hàng năm, chiều sâu ngập nước từ 0,5 - 1,5m, đặc biệt năm 1999 có chiều sâu ngập nước từ 2 - 3,5m. Quá trình ngập chủ yếu do mực nước từ sông Túy Loan lên cao, cản trở việc thoát nước từ thượng lưu tuyến đường.

Đoạn đường từ Km4+0.00 đến cuối tuyến thuộc địa phận xã Hòa Sơn: tuyến có địa hình đồi dốc, cao độ h > 8m, hầu như không bị ngập lụt hoặc chỉ bị ngập cục bộ trong thời gian ngắn tại các vị trí cầu cống.



2) Đặc điểm thủy văn tại khu vực dự án
* Đặc điểm thủy văn của sông Túy Loan:

Sông Túy Loan (tên gọi khác sông Thủy Loan), là một phụ lưu của sông Cầu Đỏ (hay sông Cẩm Lệ, sông Hàn tùy theo từng đoạn), chảy hoàn toàn trong địa phận huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Sông có chiều dài khoảng 30 km, bắt nguồn từ vùng núi Bà Nà ở phía Tây huyện Hòa Vang. Sông chảy theo hướng Tây-Đông, đến xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang thì hợp lưu với sông Yên tạo thành sông Cầu Đỏ.

Sông Túy Loan có hai chi lưu lớn là sông Lỗ Đông ở hữu ngạn từ phía Tây Nam huyện Hòa Vang chảy tới và một sông nhỏ bên tả ngạn. Cả hai chi lưu này nhập vào sông Túy Loan tại xã Hòa Phong. Sông Lỗ Đông có một chi nhỏ là sông Đồng Nghệ.

Diện tích lưu vực sông Túy Loan là 160 km², và lưu lượng dòng chảy là 6,47 m³/s.


2.1.2.3. Tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Hình 2-1: Bản đồ ngập khu vực Tp. Đà Nẵng ứng với mực nước biển dâng 1m



(Nguồn: Kịch bản BĐKH và NBD, Bộ TN&MT, 2012)

Năm 2011, Bộ TN&MT đã công bố báo cáo "Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam" trong đó đáng chú ý là đưa ra các bản đồ về mức tăng nhiệt độ, lượng mưa và nguy cơ ngập lụt cho một số vùng ở Việt Nam.

Đà Nẵng là thành phố ven biển và sẽ bị ảnh hưởng nặng nếu nước biển dâng. Chính vì vậy, xác định các khu vực có nguy cơ ngập lụt có thể cũng là một định hướng quan trọng trong quá trình phát triển thành phố.

Từ bản đồ trên cho thấy, khi nước biển dâng cao thêm 1m thì khu vực ven sông Túy Loan và khu vực bờ Đông của sông Hàn, nơi hợp lưu sông Cẩm Lệ và sông Vĩnh Điện (chủ yếu thuộc quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn) là những khu vực dễ bị ngập nhất.

Kết quả nghiên cứu các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho khu vực thành phố Đà Nẵng như sau:

+ Nhiệt độ không khí của thành phố Đà Nẵng đến cuối thế kỷ 21 tăng trung bình khoảng 2.50 0C.

+ Lượng mưa của thành phố Đà Nẵng đến cuối thế kỷ 21 có sự trái chiều của các lượng mưa năm, mùa và một ngày lớn nhất. Với lượng mưa năm tăng trung bình 5.0o/o . Với lượng mưa mùa đến cuối thế kỷ 21 vào mùa đông và mùa xuân lượng mưa giảm trên 14%; vào mùa hè và mùa thu tăng trên 18%. Lượng mưa một ngày lớn nhất lại giảm mạnh vào cuối thế kỷ 21 từ 35% - 40%.

+ Nước biển dâng với chiều cao dâng 1,0 m vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản phát thải cao cũng ít có khả năng gây ngập khu vực tuyến đường ĐH2.

Như vậy, lưu lượng lũ sinh ra theo lượng mưa một ngày lớn nhất đang có xu hướng giảm và giảm mạnh vào cuối thế kỷ 21. Điều này có thể khẳng định tính giảm lưu lượng dòng chảy lớn nhất về các con sông trên khu vực thành phố Đà Nẵng. Việc kết hợp giữa biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ ảnh hưởng theo xu hướng giảm ngập lũ trên lưu vực tuyến đườngĐH2.



tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương