Ubnd thành phố ĐÀ NẴng sở giao thông vận tải thành phố ĐÀ NẴng ban quản lý DỰ ÁN ĐẦu tư CƠ SỞ HẠ TẦng ưu tiêN



tải về 2.26 Mb.
trang29/32
Chuyển đổi dữ liệu13.07.2016
Kích2.26 Mb.
#1677
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32

6.5. Chương trình tăng cường năng lực


Chương trình tăng cường năng lực cho dự án cải tạo tuyến đường ĐH2 là một phần của chương trình tăng cường năng lực của dự án SCDP.
Thực tế triển khai các dự án cho thấy, công tác phối hợp trong quản lý môi trường thường chưa đạt hiệu quả cao nhất bởi một số những nguyên nhân sau:

  • Thiếu một cơ chế phối hợp thống nhất, thiết lập ngay từ đầu giữa BQLDA và các cơ quan liên quan, đặc biệt là với chính quyền địa phương cấp phường/xã nơi có dự án.

  • Cán bộ địa phương chưa được nắm rõ với các quy trình dự án vay vốn mà thường làm theo thói quen các dự án trong nước, sự tham gia hạn chế.

  • Cộng đồng chưa có nhận thức rõ ràng về quyền và trách nhiệm của mình đối với công tác bảo vệ môi trường hoặc hiểu rõ quyền nhưng lại thiếu một cơ chế, công cụ cụ thể để phản hồi thông tin.

  • Các cơ quan liên quan thường chưa có sự chủ động sẵn sang trong việc phối hợp với dự án. Có những cơ quan đã cử cán bộ chuyên trách theo dõi phối hợp với dự án nhưng mới chỉ mang tính chất tạm thời, cán bộ được phân công cũng không nắm bắt rõ phương pháp phối hợp triển khai cũng như những thủ tục cần thiết cho việc trao đổi, kết nối với BQLDA.

Nhằm khắc phục những vấn đề này, việc tiến hành phân tích và đánh giá năng lực, nhu cầu của các bộ phận liên quan trong Hệ thống quản lý môi trường, phân tích nhu cầu thực tế triển khai dự án là cần thiết.

Bảng 6-7: Phân tích và xác định nhu cầu đào tạo



STT

Đối tượng

Đánh giá sơ bộ trình độ năng lực/nhận thức

Nhu cầu tập huấn/tăng cường năng lực về QLMT

1

Cán bộ phối hợp chuyên trách thuộc Các công ty công ích liên quan

Hầu hết đều có trình độ đại học trở lên.

Đã có nhiều dự án triển khai tại Đà Nẵng do WB tài trợ, các công ty cũng đã tham gia nhiều vào các dự án này và cũng nắm bắt được quy trình cơ bản



- Cần được cung cấp các thông tin về dự án và quy trình vận hạnh EMS, các đầu mối liên lạc, cơ chế phối hợp giữa các tổ chức liên quan.

- Cần được cung cấp các yêu cầu cụ thể về vai trò/trách nhiệm của các cơ quan này trong quá trình phối hợp quản lý môi trường, xử lý sự cố phát sinh.



2

Tổ chuyên trách QLMT - BQLDA

Hầu hết đều có trình độ đại học hoặc cao hơn, dễ tiếp thu với các nội dung mới.

Đã có nhiều kinh nghiệm tham gia các dự án trước đây, được đào tạo chuyên sâu về môi trường.

Có trình độ tin học thuận lợi cho công tác quản lý dữ liệu, xử lý thông tin cũng như trao đổi phối hợp với các đơn vị khác.


- Nâng cao nhận thức về vai trò trung tâm vận hành của EMS.

- Cần bổ sung thêm các kiến thức/quy định pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm về môi trường.

- Bổ sung thêm những giải pháp xử lý cho các vấn đề phát sinh tại hiện trường.

- Bổ sung thêm nguồn lực đảm bảo triển khai hiệu quả trên địa bàn dự án rộng.

- Có chương trình kiểm tra hiện trường thường xuyên (ít nhất 1 tháng 1 lần)

- Yêu cầu bắt buộc tham gia các cuộc họp định kỳ (hàng tháng) với Tư vấn giám sát xây dựng (CMC) và Nhà thầu.



3

Đại diện chính quyền địa phương

Ngoài trừ một số phường trung tâm đã và đang tham gia nhiều dự án hạ tầng, các phường xã khác còn chưa thông thạo đối với quy trình dự án

Trình độ tin học ở mức khá phát triển, có thể liên hệ từ xa, trao đổi thông tin qua email.

Nhận thức về công tác tổ chức giám sát cộng đồng còn chưa rõ ràng, mới chỉ triển khai cho các dự án nhỏ lẻ do người dân tự đầu tư.

Chưa có kinh nghiệm triển khai GSCĐ trên diện rộng.



- Cần tăng cường kiến thức sơ bộ về Luật môi trường, trong các nội dung liên quan đến sự phối hợp theo dõi giám sát giữa địa phương cấp phường/xã với các dự án triển khai trên địa bàn.

- Cần được đào tạo chuyên sâu về công tác tổ chức GSCĐ.

- Cần nắm bắt thường xuyên tiến độ của dự án, cơ chế phối hợp theo dõi giám sát và trao đổi thông tin.

- Đặc biệt, cần nắm rõ được chu trình quản lý môi trường trước, trong và sau khi nhà thầu triển khai thi công trên công trường.

- Cần được cập nhật thường xuyên các vấn đề trên công trường (bằng sự tham gia các cuộc họp chính tắc)


4

Đại diện cộng đồng

- Hiện tại chưa được thiết lập tại địa phương nên chưa rõ thành phần

- Đa số các khu vực dự án là vùng nông thôn đang đô thị hóa, trình độ dân trí còn hạn chế, tác phong làm việc theo hình thức tự phát là chính.

- Thu nhập người dân chưa cao, hệ thống hạ tầng chưa đầy đủ, nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm cá nhân cũng như cộng đồng đối với các vấn đề Môi trường còn giới hạn.


- Cần được cung cấp thêm quyền và trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác QLMT (như quy định của pháp luật).

- Cần được cung cấp các phương pháp, công cụ đơn giản nhưng chính tắc, sẽ được áp dụng trong quá trình thực thi dự án.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác QLMT nói riêng, những tác động/ảnh hưởng tiềm tàng từ dự án nói riêng.

- Tiếp tục được tiếp cận thêm các thông tin về dự án, những đầu mối quan trọng trong EMS cũng như cơ chế vận hành.



5

Nhà thầu xây dựng

- Phụ trách nhà thầu đều là những người có trình độ, nhiều kinh nghiệm và thông thạo các quy định pháp luật.

- Vẫn thường xuyên định kỳ tổ chức học tập về VSMT và ATLĐ.

- Đa số nhà thầu đều coi vấn đề môi trường là chi phí phát sinh và không mong muốn thực hiện.

- Nhận thức của bản thân các nhà thầu đối với vấn đề môi trường khi thi công là hạn chế.

- Thường không có cán bộ chuyên trách/ được đào tạo chuyên sâu về môi trường.


- Cần được học tập về Luật môi trường, tập trung vào các nội dung liên quan đến vai trò của địa phương, vai trò của giám sát cộng đồng.

- Cần nắm bắt được quy trình QLMT theo yêu cầu của chính sách an toàn WB (ví dụ như sự tham gia của Tư vấn giám sát độc lập, thực hiện quy trình quản lý môi trường trên công trường...).

Tuy nhiên, đối với đơn vị nhà thầu, các yêu cầu này sẽ chủ yếu đáp ứng thông qua các tài liệu dự án và các tiêu chí cụ thể trong hồ sơ mời thầu cũng như hợp đồng thi công.

Trên cơ sở những phân tích về hiện trạng năng lực, kinh nghiệm cũng như nhu cầu của thực tế trong giai đoạn thực hiện dự án, một chương trình tập huấn tăng cường năng lực cho các bên liên quan đã được thiết lập như bảng dưới đây:

Bảng 6-8: Đề xuất chương trình tăng cường năng lực về quản lý môi trường

Nội dung tập huấn

Đối tượng được tập huấn

Số lượng học viên

Thời điểm tập huấn

Cơ quan tổ chức
tập huấn


Nguồn kinh phí

Học tập ATLĐ và VSMT

Công nhân và cán bộ kỹ thuật của các nhà thầu

Toàn bộ công nhân, cán bộ thi công trên công trường

Trước khi triển khai công trường và theo quy đinh pháp luật

Nhà thầu phối hợp với Viện lao động - Thương binh và xã hội

Nhà thầu

Học tập về quy trình QLMT tổng thể

Cán bộ BQLDA và các Công ty công ích

4 người

Trước khi triển khai thi công

BQLDA phối hợp với EMC

Nằm trong hợp đồng EMC

Học tập về quy trình giám sát cộng đồng CEMP

Cán cán bộ chuyên trách về môi trường thộc UBND phường thuộc dự án

1 cán bộ huyện và 2x10 cán bộ xã thuộc dự án

Trước thời điểm triển khai thi công

BQLDA phối hợp với EMC

Nằm trong hợp đồng EMC

Học tập về quy trình giám sát hiện trường SEMP

Cán bộ phụ trách vệ sinh môi trường thuộc Tư vấn Giám sát xây dựng (CMC)

5 - 10 học viên

Trước thời điểm triển khai thi công

BQLDA phối hợp với TVGSĐL.

EMC





tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương