Ubnd thành phố ĐÀ NẴng sở giao thông vận tải thành phố ĐÀ NẴng ban quản lý DỰ ÁN ĐẦu tư CƠ SỞ HẠ TẦng ưu tiêN


Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan



tải về 2.26 Mb.
trang26/32
Chuyển đổi dữ liệu13.07.2016
Kích2.26 Mb.
#1677
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   32

6.2. Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan


Công tác quản lý môi trường cần có sự tham gia của các tổ chức và các bên liên quan, với vai trò và trách nhiệm khác nhau để đảm bảo giảm tới mức tối thiểu các tác động xấu trong quá trình triển khai Dự án. Các bên liên quan chủ yếu bao gồm Ban quản lý dự án (BQLDA), Bộ phận chuyên trách về quản lý môi trường của BQLDA, các Kỹ sư giám sát môi trường thuộc Tư vấn Giám sát xây dựng (CMC), Tư vấn giám sát môi trường độc lập (EMC) và Nhà thầu thi công. Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong công tác quản lý môi trường của Dự án như trong hình dưới đây:

canvas 555

Hình 6-1: Hệ thống quản lý môi trường trong giai đoạn thi công

Vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong Hệ thống giám sát môi trường được quy định cụ thể dưới đây:

Bảng 6-3: Vai trò trách nhiệm của các bên liên quan trong Hệ thống giám sát MT



STT

Cơ quan/ Đơn vị

Trách nhiệm

1

Ban Quản lý dự án SCDP


Ban Quản lý Dự án (BQLDA) sẽ là tổ chức thực thi việc giám sát và quản lý mỗi ngày, bao gồm việc tìm kiếm, ký hợp đồng thay mặt Sở GTVT. BQLDA sẽ chịu trách nhiệm về tài chính cho các hoạt động liên quan đến môi trường của dự án trong cả giai đoạn xây dựng và vận hành.

BQLDA sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong giai đoạn chuẩn bị và triển khai dự án. BQLDA cũng chịu trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện quản lý môi trường lên WB và Sở TN&MT. Để đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện, BQLDA sẽ xắp xếp một hê thống chuyên trách về vấn đề QLMT của dự án, được đặt trong sơ đô với tên gọi QLMT – BQLDA.



2

Bộ phận Quản lý Môi trường (EMD) thuộc quản lý của BQLDA

Là môt bộ phận bán chuyên trách về QLMT được thiết lập trong nội bộ của BQLDA, đứng đầu là một PGĐ, và một số cán bô bán chuyên trách thuộc các phòng ban khác nhau. Bộ phận này sẽ có trách nhiệm theo dõi công tác tuân thủ chính sách an toàn môi trường của WB trong tất cả các giai đoạn, quy trình của dự án, áp dụng cho tất cả các hạng mục thuộc dự án: đấu thầu, ký hợp đồng xây dựng, hợp đồng tư vấn, đánh giá tài liệu báo cáo, kiểm tra bất thường hiện trường, điều phối các bộ phận, xử lý sự cố... liên quan đến công tác QLMT. Bộ phận này sẽ tham mưu chuyên môn cho lãnh đạo BQLDA về các vấn đề môi trường nhằm đảm bảo quá trình thực hiện dự án đáp ứng các yêu cầu về chính sách an toàn Môi trường của WB.

3

Tư vấn giám sát thi công (CMC)

Giám sát xây dựng sẽ chịu trách nhiệm cho việc giám sát và quan trắc các hoạt động xây dựng và đảm bảo Nhà thầu thực hiện các yêu cầu trong hợp đồng và EMP. Đơn vị này sẽ sắp xếp một số lượng đủ các cán bộ có trình độ (như các Kỹ sư Môi trường) với đủ kiến thức trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý dự án xây dựng để thực hiện các trách nhiệm yêu cầu và để giám sát hoạt động của Nhà Thầu.

Các điều khoản tham chiếu cho CMC sẽ được qui định rõ trong hợp đồng ký kết giữa CMC và BQLDA.



4

Nhà thầu

Trên cơ sở kế hoạch quản lý môi trường được phê duyệt, Nhà thầu có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường cho từng khu vực công trường thi công, đệ trình, tiếp nhận ý kiến của các bên liên quan, hòan chỉnh để phê duyệt và tuân thủ thực hiện. Bên cạnh đó, các hoạt động thi công sẽ cần phải có được đầy đủ các giấy tờ thủ tục cấp phép (kiểm soát và phân luồng giao thông, đào đường, an toàn lao động, giấy phép bãi đổ đất thải v.v.) theo đúng quy định hiện hành.

Nhà thầu sẽ được yêu cầu phân công các cá nhân có trình độ là Cán bộ An toàn và Môi trường (SEO) tại công trường, chịu trách nhiệm giám sát sự tuân thủ của nhà thầu với các yêu cầu trong EMP và các thông số kỹ thuật môi trường.

Kế hoạch quản lý môi trường tại công trường (được phê duyệt) và những giấy phép liên quan sẽ là cơ sở cho việc quản lý giám sát sau này.


5

Chính quyền địa phương và Cộng đồng bị ảnh hưởng

Chính quyền địa phương với vai trò quản lý hành chính tại địa phương sẽ có trách nhiệm bố trí cán bộ quản lý/theo dõi những hoạt động của dự án, đảm bảo cho sự an toàn cao nhất trong quá trình thi công dự án.

Chính quyền địa phương sẽ tổ chức, tạo điều kiện phát huy quy chế dân chủ, giám sát nhân dân thông qua tổ chức đội ngũ giám sát cộng đồng, thiết lập cơ chế theo dõi báo cáo công tác thực hiện các BPGT tác động môi trường, an toàn lao động, VSMT và các vấn đề liên quan. Hoạt động của nhóm đại diện cộng đồng và chính quyền địa phương sẽ nhận được những hỗ trợ chuyên môn từ các đơn vị tư vấn của BQLDA.



6

Tư vấn giám sát độc lập về Môi trường (EMC)

EMC là đơn vị có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm về quản lý môi trường, EMC trong phạm vi hợp đồng sẽ hỗ trợ BQLDA thiết lập và vận hành hệ thống QLMT, đưa ra những khuyến nghị điều chỉnh, nâng cao năng lực cho các bên liên quan trong quá trình thực hiện và giám sát thực hiện công tác QLMT tại hiện trường trong quá trình thi công của nhà thầu cũng như trong giai đoạn vận hành thí điểm ban đầu, thực hiện quan trắc định kì trong quá trình thi công. EMC cũng sẽ có trách nhiệm hỗ trợ BQLDA lập các báo cáo giám sát thực hiện EMP để đệ trình lên Sở TNMT cho sự phê duyệt.

EMC với kiến thức và kinh nghiệm trong giám sát và kiểm toán môi trường sẽ đưa ra các chỉ dẫn chuyên môn, khách quan và độc lập trong các hoạt đông liên quan đến môi trường của dự án. Để giảm thiểu các mâu thuẫn về quyền lợi, EMC sẽ không trùng với tổ chức thực hiện EMP, không thuộc Sở GTVT, BQLDA, EMD, hay CMC.



7

Sở Tài nguyên và Môi trường (DONRE)

Đứng vai trò quản lý nhà nước về môi trường, Sở TNMT sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và thẩm tra các báo cáo giám sát môi trường do BQLDA đệ trình. Khi có những vấn đề phát sinh, Sở TNMT sẽ tham gia trực tiếp vào nghiên cứu và xử lý các vấn đề liên quan, hạn chế tối đa những thiệt hại phát sinh từ quá trình thực hiện dự án.

8

Sở Giao thông vận tải

Phối hợp với Sở TN&MT, kiểm tra thường xuyên đối với hoạt động của nhà thầu theo các quy định hiện hành. Đặc biệt tập trung vào các vấn đề: rào chắn biển báo theo quy định, công tác vệ sinh ngoài hàng rào, công tác đào đường, lưu hành của các xe/phương tiện phục vụ công trường.v.v.

9

Phòng Cảnh sát Môi trường thành phố Đà Nẵng

Cùng phối hợp với các Sở ban ngành liên quan, có trách nhiệm theo dõi, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm Luật môi trường. Đặc biệt, cơ quan này sẽ có trách nhiệm xử lý các vụ việc vi phạm nghiêm trọng, điều tra truy cứu trách nhiệm các bên liên quan cũng như tham gia giải quyết những sự cố môi trường nghiêm trọng.

10

Các công ty công ích (điện, cấp nước, thoát nước, bưu chính viến thông)

Phối hợp với BQLDA và Nhà thầu thực hiện công tác di dời các công trình ngầm, đấu nối tạm thời tại các vị trí tuyến đề xuất cắt ngang qua nhằm đảm bảo duy trì liên tục quá trình cung cấp dịch vụ cơ bản, phục vụ cuộc sống nhân dân.

Tham gia xử lý các sự cố có liên quan (cháy nổ cáp điện, đứt cáp viễn thông, nứt vỡ đường ống nước…)






tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương