Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo. Quảng


Văn hóa làng - Tiềm năng của du lịch



tải về 1.19 Mb.
trang15/16
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích1.19 Mb.
#1572
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

Văn hóa làng - Tiềm năng của du lịch

 

Du lịch- một hoạt động đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, đạt hiệu quả cao đối với nền kinh tế của đất nước nói chung, ở Gia Lai nói riêng. Chính hoạt động du lịch đã góp phần tôn vinh và khai thác có hiệu quả các giá trị của di sản văn hóa dân tộc. Gia Lai là tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú, đảm bảo tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn khách tham quan, trong đó các di sản văn hóa làng giữ vai trò đặc biệt quan trọng.



 

Ở Gia Lai, làng (plei hoặc plơi) là nơi lưu giữ và biểu hiện sinh động nhất về truyền thống văn hóa. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vai trò của làng xã càng được thể hiện rõ hơn, đó là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, giữa truyền thống và hiện đại, gắn kết cộng đồng dân tộc, là xuất phát điểm của quá trình phát triển. Hội tụ các yếu tố trên ta thấy, làng xã là nơi tập trung đầy đủ và rõ nét nhất mọi điều kiện khách quan và chủ quan trong việc hình thành và lưu giữ các di sản văn hóa truyền thống. Vì vậy, việc phát triển du lịch gắn với di sản văn hóa làng là điều kiện tất yếu, vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn không gian văn hóa truyền thống của dân tộc.

Thời gian qua, Gia Lai đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc khai thác các giá trị di sản văn hóa dân tộc nói chung, văn hóa làng nói riêng bằng con đường phát triển du lịch.

Tuy nhiên những kết quả đó vẫn còn hạn hẹp giữa tiềm năng phong phú của một địa phương mà ở đó, mỗi con người, buôn làng còn bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc mà không nơi nào có được. Hơn nữa, chưa có định hướng chiến lược, thiếu sự phối hợp đồng bộ, chưa được triển khai sâu rộng nhiều hoạt động còn mang tính tự phát, lẻ tẻ, chưa huy động được nguồn lực tại chỗ của cư dân cộng đồng trong lĩnh vực này. Để tạo ra một động lực thúc đẩy của di sản văn hóa làng trên con đường phát triển du lịch, thiết nghĩ ngay từ bây giờ phải nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng, chú trọng đội ngũ cán bộ có chuyên môn, tận tâm, đủ sức truyền tải thông tin đến với mọi đối tượng khách tham quan. Cần gắn kết việc phát triển du lịch với việc xây dựng một môi trường sinh thái, nhân văn trong đời sống cộng đồng ở các buôn làng. Khuyến khích từng cá nhân phát huy vai trò là chủ thể của mọi sự sáng tạo các giá trị văn hóa nhằm hình thành nên các sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn mang tính đặc thù của địa phưong.

Khi Festival Cồng chiêng Quốc tế đã cận kề, thì việc thiết lập các tour du lịch đến với làng, xã là cơ hội để tỉnh ta quảng bá rộng rãi hình ảnh của một Gia Lai tràn đầy nhựa sống. Đồng thời giúp du khách có thể cảm nhận và khâm phục được sự phát triển liên tục, lâu dài, từng thời kỳ lịch sử- văn hóa của con người trên vùng đất này, bởi du lịch là một hình thức trải nghiệm văn hóa, mà nền tảng là các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở trong chính mỗi cộng đồng làng xã, hay trong mỗi bản thân con người.

 

Nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách MICE

MICE (du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị) là loại hình du lịch cao cấp, hướng tới lượng khách chi trả cao. Tại Diễn đàn thương hiệu quốc gia 2009, Giám đốc Cty du lịch lữ hành Saigontourist Võ Anh Tài cho rằng: Việt Nam muốn thành công với du lịch MICE, nhất thiết phải nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tiềm năng lớn

Saigontourist là doanh nghiệp lữ hành hàng đầu Việt Nam trong khai thác du lịch MICE, với đà tăng trưởng 30% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, giá thành tour MICE của Saigontourist đã tiết giảm chi phí cho khách hàng thông qua sự hợp tác liên kết chặt chẽ với các đối tác, áp dụng theo đặc thù của từng thị trường, từng sản phẩm. Từ đầu năm đến nay, Saigontourist liên tiếp đón những đoàn khách MICE cao cấp của Mỹ, Đức, đặc biệt có đoàn MICE của Thái Lan lên tới 1.870 khách (đoàn khách MICE đông nhất từ trước tới nay). Đoàn khách MICE gần đây nhất Saigontourist phục vụ là 70 khách quốc tế của Công ty Covidien thuộc Tyco Healthcare theo chương trình team-building (kỹ năng tổ chức các hoạt động xây dựng tinh thần tập thể dạng mở, du khách tự quyết định các điểm đến theo thứ tự của riêng nhóm mình và hoàn tất từng chặng một cách tốt nhất).

Trưởng phòng Du lịch nội địa Quốc Bảo phân tích: “Kỹ năng xây dựng team-building là một trong những yếu tố quan trọng để Saigontourist thắng thầu các đoàn khách MICE. Hiện nay cũng chỉ Saigontourist thực hiện được Chương trình kiểm tra hướng dẫn viên (HDV) định kỳ hàng năm với sự tụ hội của hơn 100 HDV trong toàn hệ thống. Kỹ năng phục vụ khách MICE cơ bản được chúng tôi trang bị và nâng cao hàng năm cho tất cả HDV. Riêng loại hình MICE cao cấp hiện nay, Saigontourist đã đào tạo được khoảng 40 HDV giàu kinh nghiệm... Công ty đang tăng cường tư vấn team-building kết hợp dã ngoại ở những tuyến gần để giảm chi phí cho khách đoàn là công nhân các khu chế xuất, nhà máy, xí nghiệp…”

Đầu tư hạ tầng cơ sở, đào tạo nguồn nhân lực

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Nguyễn Phú Đức cho rằng: khai thác những dòng khách có khả năng chi trả cao là hướng phát triển lâu dài của du lịch Việt Nam. Muốn đạt được mục tiêu này, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Thực tế, vào mùa cao điểm, phòng ở khách sạn còn thiếu, khả năng đáp ứng của các chuyến bay còn hạn chế. Cùng lúc phục vụ đoàn lên tới hàng nghìn khách chúng ta sẽ rất lúng túng về huy động xe, số phòng khách sạn, công tác hậu cần. Do vậy, để khai thác hiệu quả loại hình du lịch MICE, phải có những doanh nghiệp du lịch mạnh và liên kết thành chuỗi khách sạn lớn, dịch vụ vận tải để có khả năng đáp ứng lượng khách lớn đến cùng một lúc; đồng thời tăng cường tiếp thị, xúc tiến sản phẩm du lịch MICE trên thị trường quốc tế.

Các đoàn khách MICE nước ngoài thường có những yêu cầu riêng, như: khách Nga tâm đắc dịch vụ thuê trực thăng ngắm vịnh Hạ Long từ trên cao; Các đoàn khách Australia, Đức thích tham gia tour du lịch mạo hiểm với xe gắn máy phân khối lớn, xe đạp địa hình leo núi, xuyên rừng...  Theo đại diện các hãng lữ hành đang khai thác loại hình du lịch MICE, yếu tố nhân lực chất lượng cao rất quan trọng, bởi đây là khâu quyết định chất lượng dịch vụ cũng như tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo trong tổ chức MICE. Thiết kế chương trình cho khách MICE không tuân thủ nguyên tắc nào, mà phải đáp ứng mọi yêu cầu của đối tác. Đây cũng chính là điểm thể hiện năng lực của các hãng lữ hành.

Làm tour MICE khó khăn, nhưng đổi lại nguồn lợi nhuận thu được từ kinh doanh loại hình này cao hơn nhiều. Cũng chính vì thế, du lịch MICE mang lại giá trị doanh thu cao gấp 6 lần loại hình du lịch thông thường. Thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới cho thấy, giá trị thu được từ du lịch MICE trên toàn thế giới hàng năm khoảng 30 tỷ USD.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch ASEAN - ATF 2009 tổ chức đầu năm nay tại Hà Nội, các quốc gia trong khu vực dự báo, năm 2009 sẽ là năm bùng nổ của du lịch MICE. Với nhiều địa điểm du lịch phong phú, cảnh quan thiên nhiên đa dạng và đẹp, Việt Nam có nhiều lợi thế để thu hút khách du lịch. Đứng trước nhiều đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Hong Kong, Indonesia... Việt Nam cần phải phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc phát triển thị phần thu hút khách du lịch MICE.

 

Cần có giải pháp cụ thể đào tạo, quản lý đội ngũ thuyết minh viên tại chỗ nhằm phát triển du lịch 

Ngày nay, đi du lịch không chỉ thăm thú cảnh quan mà du khách còn muốn khám phá những nét truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của điểm đến. Chính vì vậy, những người làm công tác hướng dẫn, thuyết minh cho khách tại đó rất quan trọng. Làm thế nào để đội ngũ này thật sự tuyên truyền đúng, đầy đủ và tạo ấn tượng tốt cho du khách đang là câu hỏi đặt ra, nhất là đối với những di tích quan trọng và có nội dung nhạy cảm.

Việc thuyết minh cho du khách hiểu những giá trị văn hóa, lịch sử của một địa danh nào đó có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt là khách quốc tế tới Việt Nam. Trong khi đó, xu thế du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng ngày càng được khẳng định và phát triển. Do vậy, đội ngũ hướng dẫn viên khó có thể đáp ứng được những nhu cầu của du khách khi họ muốn khám phá, tìm hiểu giá trị văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán của người dân bản địa. Theo ông Đỗ Đình Cương, Giám đốc Công ty Hỗ trợ Du lịch thì kiến thức của hướng dẫn viên cho dù đó là người có kinh nghiệm và trình độ cũng không thể chuyên sâu trong mọi lĩnh vực vì vậy khi giới thiệu cho khách du lịch tại điểm du lịch có giá trị văn hóa, lịch sử (đặc biệt là giá trị văn hóa cổ) thường không hiểu biết, do vậy không truyền đạt hết giá trị của các di tích đó. Ông Cương cũng đưa ra so sánh với Thái Lan, một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có ngành du lịch khá phát triển, nhưng họ có quy định hướng dẫn viên không có thẻ hướng dẫn tại một số di tích văn hóa, lịch sử quan trọng thì không được quyền tác nghiệp tại những nơi đó.

Bên cạnh đó, hướng dẫn viên thường không phải là người địa phương nên ít có điều kiện tìm hiểu sâu cũng như việc đào tạo đội ngũ này lại mất khá nhiều thời gian và chi phí.

Như vậy có thể thấy rằng, đội ngũ thuyết minh viên tại chỗ là khá quan trọng và cần thiết. Mặc dù có thể nhìn thấy rằng, đội ngũ thuyết minh viên tại điểm còn một số hạn chế nhất định: trình độ văn hóa chưa cao, không đồng đều đặc biệt là về kỹ năng nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ còn yếu. Tuy nhiên, họ lại có thế mạnh là người địa phương, là người hiểu sâu sắc về giá trị của di tích, những nét văn hóa, tập tục của địa phương mình và đặc biệt họ sẽ đưa vào trong bài giới thiệu ấy tất cả tình cảm và niềm tự hào về quê hương. Hơn nữa, họ chỉ giới thiệu về một di tích hoặc một cụm di tích nên họ có điều kiện tìm hiểu chuyên sâu hơn.

Khi bàn về việc phải tập trung hơn nữa cho đội ngũ thuyết minh viên tại điểm, ông Cương cũng cho rằng đó là cách giúp cho địa phương phát triển du lịch cộng đồng một cách đúng hướng và có hiệu quả. Bởi phần lớn các di tích văn hóa (đặc biệt là văn hóa Việt Cổ) đều nằm trong không gian phát triển du lịch cộng đồng mà mục tiêu phát triển loại hình du lịch này là xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

Từ thực trạng thuyết minh viên tại các điểm du lịch hiện nay và vai trò của đội ngũ này trong việc gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc và phát triển du lịch chúng ta cần có những giải pháp cụ thể như: về đào tạo; về quản lý; những chính sách đãi ngộ…

Để những giải pháp đưa ra đạt hiệu quả thì trước mắt cần phải tiến hành các cuộc khảo sát thực tế để xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp. Chẳng hạn như các thuyết minh viên ở bảo tàng, tại các di tích văn hóa, lịch sử lớn thì đa phần là có trình độ đại học và đã qua các lớp đào tạo kỹ năng tại các cơ sở của Bộ Văn hóa nên họ đã có vốn kiến thức chuyên sâu nhưng những bài thuyết minh thường ít sáng tạo vì vậy cần tăng thời gian giao tiếp với du khách; đối với những đội ngũ có xuất xứ từ người địa phương thì phải tăng cường bồi dưỡng về các nghiệp vụ cơ bản…

Bên cạnh đó, các địa phương, các điểm du lịch là các di tích cũng cần có những cuộc thi nhằm giúp cho các thuyết minh viên tăng cường tìm hiểu và nâng cao trình độ của mình. Được biết, trong thời gian gần đây, Sở Du lịch Hà Nội cũng đã phối hợp với Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức cuộc thi hướng dẫn viên du lịch tại Khu di tích này và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Theo lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội, trong thời gian tới Sở sẽ bồi dưỡng và tổ chức các cuộc thi tại các điểm du lịch tiêu biểu của Thủ đô như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hoàng Thành, Cổ Loa… Dự kiến, trong lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội sẽ tổ chức cuộc thi hướng dẫn viên giỏi toàn Thành phố.

 

 





Bài 14. Kinh nghiệm tuyên truyền quảng bá du lịch của các nước

 

Xu hướng đi du lịch nước ngoài của người Thái Lan

Năm 2003, kinh tế Thái Lan đứng thứ 7 khu vực Châu Á với GDP 142.953 triệu đôla Mỹ. Theo số liệu thống kê tháng tư năm 2005, dân số Thái Lan khoảng 62,36 triệu người, với khoảng 19 triệu gia đình. 30% dân số Thái Lan sống ở khu vực đông bắc, 17% sống ở Bangkok và các vùng phụ cận, trong khi đó 50% sống ở khu vực bắc, trung và nam Thái Lan.

Nhóm người có thu nhập hơn 3.000USD mỗi tháng là các nhà quản lý hoặc các nhà doanh nghiệp có công ty riêng. Phần lớn họ sống ở Bangkok và khu vực ngoại ô, một số ít sống ở trung tâm các tỉnh thành khác. Nhóm người này chính là mục tiêu chính mà các sản phẩm thương mại và dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm và dịch vụ sang trọng hướng đến.

Dựa trên quan điểm của người Thái, coi đi du lịch như một hoạt động sang trọng có lợi và hữu ích, vì vậy du lịch đã phát triển rất mạnh trong vài năm qua. Sau khi Thái Lan thực sự đầu tư cho du lịch - đặc biệt là du lịch nội địa, thì sự phát triển của đi du lịch nước ngoài của Thái Lan cũng rất tốt: tốc độ phát triển du lịch song song với phát triển kinh tế đất nước, trong vài năm qua Thái Lan đã mở rộng nhiều điểm du lịch nội địa và phát triển các thị trường du lịch ngoài nước quan trọng. Đây là cơ hội lớn cho việc đi du lịch nước ngoài phát triển trong tương lai.

Du lịch nước ngoài của người Thái bắt đầu phát triển từ năm 1978. Tuy nhiên, điều đó phải đối mặt với nhiều vấn đề như sắc lệnh hạn chế việc ra nước ngoài, khủng hoảng kinh tế, hay như vấn đề chiến tranh ở Iraq, dịch SARS. Xu hướng đi du lịch nước ngoài chỉ thực sự lan rộng trong những năm đầu thập kỷ 90 bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, mở rộng xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và ngân hàng. Đầu tư vào thị trường chứng khoán, đất đai và điền trang trở thành mối quan tâm lớn của người Thái. Đi du lịch nước ngoài được khuyến khích, được coi như một cách học tập. Đã có 2,7 triệu người đi du lịch nước ngoài năm 2004.

Các gia đình có thu nhập bình quân hơn 6.000 USD chiếm 14% dân số và đây là đối tượng chính mà các hãng lữ hành quốc tế của Thái hướng đến. Mùa đi du lịch nước ngoài ở Thái Lan không giống với các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á. Ví dụ như, kỳ nghỉ của học sinh là từ tháng 3 - 4 trong khi thường thì ở nơi khác là vào tháng 8. Điều này có ảnh hưởng đến mùa du lịch ở Thái Lan. Trong mùa đông (tháng 12), số lượng khách đi du lịch nước ngoài gia tăng đáng kể.

Phần lớn những người Thái đi du lịch nước ngoài đang ở độ tuổi 24-44, chiếm tới 54,3% tổng lượng khách đi du lịch nước ngoài trong năm 2004. Trong khi đó, những người trong độ tuổi 25 – 34 chiếm 27,6%. và đa phần là những chuyến nghỉ ngắn ngày trong mùa hè.

Mục đích của đi du lịch, chủ yếu là đi nghỉ (chiếm 53,8%). Đi du lịch với mục đích kinh doanh hay dự hội nghị với các đối tác chỉ chiếm 1/2 số lượng du khách đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi. Đi du lịch với mục đích học tập kinh nghiệm và tận hưởng thời tiết các mùa ở các nước khác là một trong các lý do chính của du khách Thái Lan. Một phần ba du khách lựa chọn hình thức du lịch trọn gói, nhất là khi đến các điểm đến mới, khác lạ như Bắc Á và Châu Phi.

Loại hình du lịch cũng thay đổi từ nhiều điểm đến. Ngày nay, hơn 85% du khách đi du lịch đến 1 điểm, ngoại trừ Châu Âu và Châu Mỹ. Phần lớn người Thái đi du lịch đến những điểm gần trong nội vùng. Nhưng từ năm 2000, số lượng người Thái đi du lịch tới hầu hết các vùng đều tăng, ngoại trừ Châu Mỹ và Châu Phi.

Hầu hết các chuyến du lịch đều trong thời gian ngắn, khoảng 7,7 ngày/chuyến, nguyên nhân là vì luật lao động không cho phép “nghỉ được hưởng lương” cho mọi người lao động ở Thái Lan, nhưng mỗi công ty thường cho phép người lao động có kỳ nghỉ chỉ khoảng 10 ngày/năm, đây là nguyên nhân không cho phép người Thái có những kỳ nghỉ dài.

Được biết đến như một điểm đến được xếp hạng trên thế giới, du lịch Thái Lan đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của hãng hàng không Thai Airways cũng như các hãng hàng không khác trên thế giới, trong các chuyến bay quốc tế. Hơn nữa, ở đây không có sự trở ngại nào cho việc đi du lịch nước ngoài khi mà các công ty dịch vụ cung cấp số lượng lớn từ 74 – 79 hãng hàng không, kết nối tới 93 thành phố tại 53 quốc gia.

Theo số liệu thống kê, Thái Lan có khoảng 350 – 400 công ty lữ hành quốc tế, hầu hết đều là các công ty vừa và nhỏ.

Trên tiêu chí giao thông và mô hình du lịch, Malaysia đang là điểm đến được yêu thích nhất đối với du khách Thái Lan. Là một nước láng giềng của Thái Lan, hai quốc gia này có rất nhiều sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực, Malaysia đón số lượng lớn nhất khách Thái Lan đến du lịch. Trong khi đó, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông đóng vai trò “thị trường chính” đối với thị trường du lịch nước ngoài của Thái Lan. Trong tương lai, đất nước mới thu hút người Thái đến du lịch sẽ là Trung Quốc, Lào, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Những điểm đến lâu dài như Singapore và Hồng Kông đang vươn đến một giai đoạn chín muồi. Mặc dù các nước này có lượng du khách Thái tăng không lớn, nhưng họ có lưu lượng giao thông thương mại lớn. Hơn nữa, các quốc gia này làm rất tốt trong lĩnh vực marketing, đặc biệt là với những lợi thế nổi bật, như là sẽ miễn thuế trong các cửa hàng, hoặc là các món ăn ngon. Ngoài ra, các điểm đến khác như Indonesia, Cam-pu-chia, Việt Nam và Myanmar cũng bắt đầu được người Thái quan tâm, tuy nhiên công tác xúc tiến quảng bá của những nước này chưa cao. Việt Nam đang được giới thiệu với thế giới về vẻ đẹp tiềm ẩn tự nhiên, Indonesia thì quan tâm nhiều đến lĩnh vực an ninh.

Xu hướng đi du lịch nước ngoài trong tương lai của người Thái rất ổn định. Với sự tăng trưởng kinh tế mạnh trong năm 2005 và tỷ lệ lãi xuất trong thị trường nội địa thấp, điều này ảnh hưởng đến sự chi tiêu của cộng đồng người Thái, trong đó có sự chi tiêu dành cho du lịch. Quảng cáo hấp dẫn, sự liên kết giữa các công ty lữ hành và các hãng hàng không sẽ góp phần gia tăng số lượng người Thái đi du lịch nước ngoài.

 

Tình hình du lịch một số nước năm 2006

Thái Lan

Năm 2006, Thái Lan đón 13,821,802 triệu lượt khách quốc tế, tăng 20% so với năm 2005. Với sự tăng trưởng của nền kinh tế năm 2006, Thái Lan đã đặt mục tiêu đón 14,93 triệu khách quốc tế năm 2007, tăng 8% so với năm 2006. Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) hỗ trợ Thái Lan phát triển dự án về sinh thái và du lịch. Mục đích của dự án nhằm xây dựng mô hình mẫu đối với các vùng bị ảnh hưởng thảm hoạ. Tổ chức Du lịch thế giới cử các chuyên gia tư vấn hỗ trợ quản lý, quy hoạch điểm đến, phát triển nguồn nhân lực và marketing.

Đối với các hoạt động quản lý rủi ro và khủng hoảng, Thái Lan đã học tập kinh nghiệm các nước trong vùng, theo dõi bệnh dịch và giảm thiệt hại đối với môi trường do thiên nhiên, thảm hoạ. Đầu tháng 3 vừa qua, khói dày đặc do cháy rừng ở miền bắc Thái Lan đã gây ô nhiễm khu vực. Do đó, Thái Lan tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Tổ chức Du lịch thế giới để khắc phục khủng hoảng về du lịch ảnh hưởng đến vùng và có thể sẽ bị lặp lại trong tương lai.

Ngoài ra, Thái Lan cũng rất cố gắng trong vấn đề chống lại tệ nạn bóc lột tình dục trong du lịch. Hiện nay, Thái Lan đang xây dựng chương trình phòng chống và tiếp nhận chính sách du lịch trong vùng. Với tư cách là Chủ tịch du lịch ASEAN năm 2007, Thái Lan kết nối ASEAN với Tổ chức Du lịch thế giới vùng Đông Á và Thái Bình Dương thông qua hợp tác về quản lý rủi ro và khủng hoảng, xoá đói, giảm nghèo, phát triển du lịch bền vững và phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Du lịch thế giới về phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo.

 

Năm 2009, Thái Lan đón 14 triệu khách quốc tế, giảm 4% so với năm 2008. Kế hoạch năm 2010 Thái Lan đón 15 triệu du khách quốc tế.



 

Còn Singapore năm 2007 đón 10,3 triệu khách quốc tế, năm 2008 đón 10, 1 triệu khách quốc tế.

 

Trong khi đó, Malaysia năm 2007 đón 20,9 triệu khách quốc tế, năm 2008 đón 22 triệu khách quốc tế, năm 2009 đón 20 triệu khách quốc tế.



 

Hồng Kông

Khách quốc tế đến du lịch Hồng Kông trong năm 2006 đã đạt con số kỷ lục. Hồng Kông đón 25 triệu lượt khách quốc tế, tăng 8% so với năm 2005. Khách du lịch từ Trung Quốc đại lục vẫn là nguồn khách chính của Hồng Kông với 13,5 triệu lượt trong năm 2006, tăng 8,4% so với năm 2005. Khách từ thị trường xa và thị trường gần tăng đều trong cả năm. Chiến lược phát triển du lịch của Hồng Kông bao gồm tăng điểm du lịch, chất lượng dịch vụ, xúc tiến và hợp tác với Trung Quốc đại lục. Chính quyền Hồng Kông đã phát triển các điểm du lịch mới như HongKong Disneyland khai trương vào tháng 9/2005, công viên Hongkong Wetland và công viên Ngong Ping 360 có hệ thống cáp treo nối với đảo Lantau.

Hai dự án đang triển khai gồm có Công viên Đại Dương với 70 điểm vui chơi giải trí từ năm 2007-2012. Dự án thứ hai là xây dựng cảng phục vụ tàu biển du lịch dự định đưa vào sử dụng năm 2012. Những dự án lớn này với mục đích đưa Hồng Kông trở thành trung tâm tàu biển du lịch của vùng.

Năm 2006, một trong những chiến lược marketing của Cục Du lịch Hồng Kông đó là tổ chức một số sự kiện lớn như lễ hội mua sắm Hồng Kông, tổ chức cuộc thi các nhà đầu bếp giỏi và trao giải thưởng. Với sự thành công to lớn thông qua các sự kiện tổ chức năm 2006, Cục Du lịch Hồng Kông tiếp tục tổ chức các sự kiện vào năm 2007 nhằm duy trì sự tăng trưởng lượng khách Trung Quốc đại lục, khách thương gia, du lịch đến Hồng Kông và tăng thu nhập từ du lịch.

Để thu hút lượng khách du lich quốc tế đến Hồng Kông, Hồng Kông cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch như xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, hệ thống cấp chứng chỉ hướng dẫn du lịch.

 

Úc

Năm 2006, khách du lịch quốc tế đến Úc đạt 5,5 triệu lượt, tăng 0,6% so với năm 2005. Chi tiêu của khách du lịch tại Úc lên tới 14 tỷ đô la Úc, tăng 14,7% so với năm 2005.

Trong năm 2006, Úc đã thu hút khách du lịch quốc tế đến Úc như thực hiện chương trình thu hút khách du lịch Nhật Bản đến Úc, tổ chức các cuộc thi đấu toàn liên bang Úc tại Melbourne và triển khai chương trình hành động Úc-Ấn Độ, chiến lược đầu tư du lịch quốc gia. Điều đó có thể nói lên rằng chính phủ Úc quan tâm đến cơ sở hạ tầng, đầu tư và chính sách để thúc đẩy du lịch phát triển.

Chiến lược hiện nay của Úc là thay đổi khẩu hiệu để thu hút khách du lịch quốc tế từ “Sự lựa chọn số 1 là đi du lịch Úc” thành “Nên lập kế hoạch đi du lịch Úc”. Ngoài ra, Chính phủ Úc đang triển khai một số chiến lược về đầu tư, thị trường nguồn và du lịch nội địa; Phát triển chiến lược đường quốc gia du lịch; Ký kết thoả thuận với các công ty dịch vụ hàng không trong việc cung cấp dịch vụ đối với các thị trường trọng điểm; Hợp tác với Cục Xuất nhập cảnh nhằm tao thuận lợi cho du khách về thủ tục cấp visa.

 

Châu Á-Thái Bình Dương - Lựa chọn của du lịch thế giới 2009 và 2010

Nền kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch du lịch của phần lớn du khách trên thế giới và Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực hàng đầu mà khách du lịch đang "nhắm" đến trong hai năm tới 2009 và 2010. Đây là thông tin từ nghiên cứu khảo sát mới nhất về dự định Du lịch khu vực Châu Á Thái Bình Dương mang tên “Các tham khảo du lịch mang tính quyết định trong 2009 và tương lai” do Visa và Hiệp hội Du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA) thực hiện, vừa công bố ngày 16/2/2009.

Khảo sát Visa và PATA công bố các điểm du lịch hàng đầu trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong đó Australia, Nhật Bản và Hồng Công là ba điểm đến du lịch thu hút khách du lịch nhất trong thời gian từ nay đến hết 2010.



Linh hoạt hơn khi lựa chọn điểm đến du lịch

Khảo sát “Các tham khảo du lịch mang tính quyết định trong 2009 và tương lai” tiến hành trong năm 2008 với tổng số 5.554 người từ 11 thị trường lớn là Australia, Trung Quốc, Pháp, Hong Công, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Anh và Mỹ đi du lịch đến khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Bảng khảo sát cho thấy, 36 phần trăm trên 5.554 người không dự định thay đổi  kế hoạch du lịch trong thời gian sắp tới, 64 phần trăm đang suy tính lại chuyến du lịch khi nền kinh tế không ổn định như hiện nay. Trong số người suy tính lại đó, 57 phầm trăm cho rằng họ vẫn sẽ đi du lịch nhưng sẽ tìm kiếm các giải pháp rẻ hơn, 38 phần trăm nói họ sẽ thay thế bằng du lịch nội địa. Chỉ 36 phần trăm nói sẽ hoãn chuyến du lịch do vấn đề kinh tế không ổn định.

Bà Trương Minh Hà, Giám đốc Visa khu vực Việt Nam, Campuchia và Lào cho rằng: “Dù tình hình kinh  tế toàn cầu tác động đến ngành du lịch, nhưng có vẻ việc du lịch không chậm lại. Những gì bảng khảo sát cho  thấy du khách sẽ linh hoạt hơn trong việc lựa chọn điểm đến du lịch”.

Những khách du lịch thường xuyên thì chọn chuyến du lịch quy mô nhỏ hơn, trong đó, 70 phần  trăm nói rằng họ sẽ chọn giải pháp ít tốn kém hơn qua việc thay đổi điểm đến hay lộ trình. 38 phần trăm, đa số là người đến từ Nhật, Ấn Độ, Mỹ và Trung Quốc... xem xét giải pháp du lịch nội địa cho ngày nghỉ của mình. Phái nữ chọn du lịch nội địa nhiều hơn nam giới. Khách du lịch thường xuyên thì thích chọn các tuyến du lịch trong nước hơn.

Greg Duffel, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc PATA tin tưởng: “Du lịch và lữ hành thu hút lực lượng lao động lớn hầu hết tại các nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Có thể thấy tại hai thị trường tuyển dụng lao động ngành du lịch lữ hành hàng đầu thế giới là Trung Quốc (74,5 triệu người) và Ấn Độ (30,5 triệu người), đồng thời Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam và Thái-Lan đều nằm trong top 10. Chúng tôi đánh giá cao tầm quan trọng việc phối hợp với ngành du lịch để tạo ra chương trình khuyến mãi và ưu đãi sao cho phù hợp yêu cầu du khách về các loại hình du lịch với ngân sách hạn hẹp hơn và ngành du lịch đưa ra những giải pháp sáng tạo nhằm khuyến khích mọi người đi du lịch thật sự là điều quan trọng”.

Xét về thời điểm khảo sát, khi giá dầu cao và nền kinh tế thế giới bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu suy yếu, việc du khách từ các thị trường du lịch chính đến Châu Á-Thái Bình Dương đã tìm cách thích ứng qua việc chọn những chuyến đi nghỉ ít chi phí hơn hoặc du lịch trong nước là điều khích lệ cho ngành du lịch khu vực.


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương