Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo. Quảng



tải về 1.19 Mb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích1.19 Mb.
#1572
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

Về các giải pháp lâu dài:

Trên cơ sở qui hoạch phát triển du lịch đến 2020, Thành phố ưu tiên dành quỹ đất đầu tư khách sạn 4 – 5 sao, đặc biệt là tại các Khu Phú Mỹ Hưng Quận 7, Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Sở Kế hoạch - Đầu tư phối hợp Sở Du lịch giới thiệu cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kể cả về nghiệp vụ khách sạn lẫn ngoại ngữ, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, nâng cao tính chuyên nghiệp, bảo đảm đúng yêu cầu và tiêu chuẩn của từng cấp hạng sao. Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch - khách sạn vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài, là yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ khách sạn.

Từng bước xây dựng thương hiệu quản lý kinh doanh khách sạn của Thành phố Hồ Chí Minh, ổn định và nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp khách sạn thành phố trên bước đường hội nhập quốc tế.

Thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, đến năm 2010 thành phố có khả năng có thêm trên 6.000 phòng khách sạn cao cấp góp phần giải quyết tình trạng thiếu phòng khách sạn trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. 

P/V: Trong xu hướng hội nhập hiện nay, du lịch thành phố chọn hướng đi nào để phát huy lợi thế của vùng kinh tế trọng điểm phía nam? 

Bà Đổng Thị Kim Vui: Phát huy kết quả đạt được của năm 2007, năm 2008 du lịch thành phố tiếp tục khai thác lợi thế so sánh để tập trung phát triển và đa dạng hoá các loại sản phẩm du lịch vốn là thế mạnh (du lịch mua sắm, du lịch văn hoá lịch sử, du lịch MICE, du lịch sinh thái). Phát huy lợi thế là trung tâm trung chuyển khách trong nước và với các nước trong khu vực, Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá trong đó, chú trọng các kênh báo chí truyền thông trong và ngoài nước, sự hỗ trợ của các cơ quan ngoại giao, tổ chức tốt các sự kiện du lịch định kỳ (Ngày hội du lịch, Lễ hội Trái cây Nam bộ, Triển lãm Du lịch quốc tế ITE, Liên hoan Món ngon các nước), tổ chức và tham gia các sự kiện ngoài nước nhằm chủ động quảng bá hình ảnh điểm đến ngay tại nước sở tại; tăng cường hợp tác phát triển du lịch trong và ngoài nước nhằm thực hiện kết nối sản phẩm, liên kết quảng bá, tranh thủ hỗ trợ trong đào tạo nguồn nhân lực; công tác đào tạo nguồn nhân lực theo hướng chuẩn hoá đội ngũ, đặc biệt chú trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ; nâng cao hịệu lực quản lý nhà nước và công tác cải cách hành chính, chú trọng nâng cao vai trò của hiệp hội du lịch thành phố cũng như sức cạnh tranh của các doanh nghiệp; xây dựng môi trường du lịch ngày càng văn minh thân thiện. 

P/V: Xin cảm ơn bà!

 

Du lịch TP. Hồ Chí Minh –năng động, hấp dẫn và an toàn 

Trong năm 2007, du lịch TP. Hồ Chí Minh với 2,7 triệu lượt khách quốc tế và doanh thu đạt 24.000 tỷ đồng (trong 4,2 triệu lượt khách quốc tế và doanh thu 56.000 tỷ đồng của cả nước) quả là một con số ấn tượng.

Là một trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, một thành phố năng động và phát triển, TP. Hồ Chí Minh đã biết khai thác rất nhiều thế mạnh phục vụ cho ngành du lịch. Bên cạnh các tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn của địa phương, du lịch TP. Hồ Chí Minh còn tích cực liên kết với các địa phương khác trong việc xây dựng tour, tuyến, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng…

Du lịch Thành phố đã góp phần hiệu quả vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, nâng cao về chất lượng, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm du lịch của các trung tâm du lịch trong khu vực Đông Nam Á. Trong năm qua, thành phố đã đón 2,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2006. 10 thị trường khách hàng đầu của thành phố là Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Singapore, Pháp, Malaysia và Canada.

Có được kết quả trên, một phần do các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đã và đang có nhiều quan tâm trong việc tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như áp dụng nhiều chiến lược kinh doanh hấp dẫn như các hình thức khuyến mại, sự liên kết…

Các doanh nghiệp cũng đặc biệt chú trọng tới đa dạng hóa sản phẩm, phù hợp với thu nhập xã hội. Bên cạnh các tour dành cho khách phổ thông có thu nhập trung bình, các doanh nghiệp lữ hành đã xây dựng nhiều tour cao cấp hướng tới dòng khách thương gia có mức chi tiêu cao, phục vụ loại hình du lịch Hội nghị - hội thảo (MICE). Các dịch vụ này ở một số công ty làm khá tốt như: Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, Công ty Fidi Tourist, Bến Thành Tourist, Vietravel…Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố “năng động – thân thiện – an toàn và hấp dẫn”. Doanh thu của ngành không ngừng được tăng lên. Năm 2007, tổng doanh thu đạt 24.000 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó, riêng khối khách sạn nhà hàng ước đạt gần 18,5 ngàn tỷ đồng. Công suất sử dụng phòng bình quân của các khách sạn từ 3-5 sao ước đạt 78% tăng 4% so với cùng kỳ. Giá bán phòng bình quân khối khách sạn 3 -5 sao ước tăng 31% so với cùng kỳ trong đó mức tăng giá của nhóm khách sạn 5 sao đạt cao nhất 32%.

Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong năm qua, một nét mới đáng ghi nhận là sự chuyển động của ngành giao thông vận tải tham gia vào quá trình phát triển du lịch, đặc biệt là sự kích cầu du lịch nội địa khá rõ nét. Trong khi các hãng hàng không có rất nhiều chương trình khuyến mại lớn, thì ngành đường sắt đã đưa vào hoạt động tàu lửa 5 sao tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang, mở ra một kênh vận chuyển mới với chất lượng cao cho du khách; công ty Vinashin đưa vào hoạt động tàu biển chở khách cao cấp tuyến Bắc – Nam góp phần đa dạng hóa phương tiện vận chuyển khách du lịch. Công ty Mai Linh cũng đưa vào hoạt động tuyến xe buýt tham quan du lịch lần đầu tiên trong thành phố.

Hiện nay, toàn thành phố có 541 doanh nghiệp lữ hành trong đó có 275 doanh nghiệp lữ hành quốc tế; có 965 doanh nghiệp lưu trú trong đó có 289 khách sạn với 13.533 phòng từ 1 đến 5 sao.

Trong năm qua, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch cũng được Sở Du lịch, các trường đào tạo và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này rất quan tâm. Tuy nhiên, nhìn chung chương trình đào tạo tại các trường vẫn còn tập trung nhiều vào việc trang bị các kiến thức về lý thuyết, chưa chú trọng nhiều đến các kỹ năng thực hành cũng như nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên.

Việc hợp tác trong nước cũng như hợp tác quốc tế ngày càng được tăng cường. Sở Du lịch Thành phố thông qua các hoạt động tiếp các đoàn khách quốc tế góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch của địa phương nói riêng cũng như của cả nước.

Với một loạt sự kiện được tổ chức trong suốt một năm như: Ngày Hội Du lịch thành phố lần 3, Lễ hội Trái cây Nam Bộ lần 4, Triển lãm quốc tế du lịch thành phố Hồ Chí Minh lần 3, Liên hoan ẩm thực các món ngon các nước… cùng với việc tham gia các liên hoan, các hội chợ của các địa phương khác trong và ngoài nước, hình ảnh du lịch Thành phố đã được quảng bá rộng rãi hơn tới với du khách trong nước và bạn bè quốc tế.

Nhìn lại chặng đường một năm, có thể nhận thấy rằng, công tác cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp được ngành du lịch thành phố chú trọng. Trong năm qua, vấn đề khó khăn của các khách sạn cao sao đã được Sở Du lịch và các ban, ngành hữu quan phối hợp nhanh chóng đưa ra những giải pháp kịp thời, góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển chung của du lịch nơi đây.

Song song với những thành tích đạt được, du lịch thành phố còn một số hạn chế cần khắc phục như: công tác quảng bá xúc tiến còn thiếu chuyên nghiệp, tình trạng thiếu phòng khách sạn khá nan giải, chất lượng nguồn nhân lực…

Nhận thức được thế mạnh và những tồn tại cần khắc phục, Sở Du lịch thành phố đã xây dựng phương hướng phấn đấu cho năm 2008 với những mục tiêu cụ thể và tổng quát bằng những giải pháp cho từng nội dung.

Trước hết, trong công tác qui hoạch đầu tư- phát triển sản phẩm du lịch – hợp tác phát triển du lịch: Củng cố, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch hiện có, đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác lợi thế của TP. Hồ Chí Minh về du lịch mua sắm, du lịch MICE, du lịch sinh thái đồng thời tăng cường liên kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong khu vực thể hiện tính liên ngành liên vùng trong phát triển du lịch.

Thứ hai, công tác quảng bá xúc tiến du lịch: Tập trung mở rộng thị trường du lịch trong và ngoài nước, ưu tiên cho các thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng thông qua các chương trình hợp tác, liên kết với các đối tác khác; đa dạng hóa các kênh thông tin và xã hội hóa công tác quảng bá.

Thứ ba, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm hướng về huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ nhằm chuẩn hóa Cán bộ - nhân viên của ngành nhất là lực lượng quản lý doanh nghiệp,hướng dẫn viên.

Thứ tư, công tác quản lý lữ hành – quản lý khách sạn: Hướng dẫn, hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và đảm bảo hiệu lực quản lý Nhà nước. Phối hợp với các ngành liên quan, các quận, huyện trong việc quản lý trực tiếp các đơn vị kinh doanh trên địa bàn.

Bên cạnh đó, công tác thanh kiểm tra và công tác Cải cách hành chính cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2008 này. Đây là những nhiệm vụ nhằm thúc đẩy, điều chỉnh, thu hút đầu tư cho các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố.

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang chủ động hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả với du lịch trong khu vực trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh để nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm. Du lịch Thành phố phấn đấu trong năm nay sẽ đón được 3 triệu lượt khách quốc tế với doanh thu toàn ngành ước đạt 29.000 tỷ đồng, hướng tới một môi trường du lịch an toàn, thân thiện và văn minh; một thành phố năng động, hấp dẫn và an toàn. /.

 

Du lịch TP Hồ Chí Minh: Đẩy mạnh liên kết vùng

Với ưu thế về vị trí địa lý và kết cấu hạ tầng cơ sở vào loại tốt nhất cả nước, TP. Hồ Chí Minh trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên của thành phố còn tương đối hạn chế vì vậy việc liên kết với các tỉnh – thành tạo ra những sản phẩm liên vùng là hết sức cần thiết.

Thành phố Hồ Chí Minh là cửa ngõ quốc tế đón khách du lịch bằng đường hàng không, đường biển và là đầu mối giao thông đường bộ trung chuyển khách của khu vực Tây – Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, với vị trí là Trung tâm kinh tế - văn hóa – tài chính – thương mại – dịch vụ vào loại tốt nhất cả nước như hệ thống các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch, phương tiện vận chuyển và đội ngũ cán bộ - nhân viên ngành du lịch được đào tạo bài bản và nhiều kinh nghiệm, thành phố là nơi đáp ứng khá tốt nhu cầu của khách du lịch đặc biệt là khách cao cấp.

Trong năm 2007, Thành phố đã đón 2,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 15% so với năm trước. Khách quốc tế tới thành phố chủ yếu là khách có mức chi trả khá cao đến từ các nước như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Úc, Pháp, Canada, Nga… Tổng doanh thu du lịch trong năm vừa qua là 24.000 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2006.( Năm 2007 cả nước đón 4,2 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 56.000 tỷ đồng).

Song trên thực tế, tài nguyên du lịch tự nhiên của Thành phố còn tương đối hạn chế và việc liên kết với các địa phương khác trong việc tạo ra những sản phẩm du lịch liên vùng, nhằm khai thác triệt để những tiềm năng cũng như lợi thế du lịch của các địa phương, bổ sung và thúc đẩy sự phát triển đồng bộ là vô cùng cần thiết.

Cho tới nay, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh đã ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch với 17 tỉnh, thành phố như: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Long An, Đăk Nông, Đăk Lak, Gia Lai, Kon Tum. Việc hợp tác được triển khai trên nhiều lĩnh vực như quy hoạch, đầu tư; Quảng bá, xúc tiến; Phát triển sản phẩm du lịch; Đào tạo nguồn nhân lực.

Một ví dụ cụ thể về kết quả đạt được trong sự liên kết với các địa phương khác thời gian qua của du lịch Thành phố chính là sự phối hợp với Sở Du lịch Bình Thuận, Sở Du lịch - Thương mại Lâm Đồng hình thành Tam giác phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh – Phan Thiết – Đà Lạt. Ba bên đã có những cuộc họp bàn thống nhất nội dung hợp tác và vào cuối tháng 7/2007 đã tổ chức lễ ký kết chương trình hợp tác giữa 3 địa phương tại Bình Thuận.

Có thể nói, việc hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh – thành phố trong thời gian qua đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh thì nội dung liên kết hợp tác vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý ngành giữa 2 địa phương. Một số nội dung trong các bản ký kết còn chưa thực hiện được do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau.

Trên lĩnh vực quy hoạch, đầu tư du lịch, sự hợp tác giữa Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh với Sở Du lịch, Sở Thương mại các địa phương chủ yếu được tổ chức dưới dạng các đoàn khảo sát, hỗ trợ tổ chức các hội nghị, hội thảo giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư du lịch. Các công ty của TP Hồ Chí Minh đầu tư vào du lịch các tỉnh chưa nhiều. Một trong những nguyên nhân là do địa phương chưa quảng bá, kêu gọi đầu tư nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Việc khai thác sản phẩm du lịch mới trong liên kết với các địa phương hiện nay của các công ty du lịch TP Hồ Chí Minh chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, các tour, tuyến còn chưa phong phú. Điều này có nhiều nguyên nhân song do cơ sở hạ tầng, dịch vụ tại điểm du lịch ở một số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách du lịch, đường xá còn khó khăn được xem là nguyên do cơ bản nhất.

Trên thực tế, việc đào tạo, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ những người làm du lịch được các địa phương rất quan tâm song do hạn chế về nguồn kinh phí nên chủ yếu dừng lại ở việc tư vấn, giới thiệu đối tác hoặc mời các tỉnh tham gia các lớp bồi dưỡng về du lịch do Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức.

Từ những kết quả đạt được, những hạn chế và triển vọng của sự hợp tác, Sở Du lịch Thành phố đã xây dựng định hướng công tác hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong giai đoạn 2007 – 2010.

Trước hết là việc rà soát lại tình hình hợp tác phát triển để có kế hoạch cụ thể, làm sao cho việc liên kết đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả.

Sở cũng sẽ tiếp tục triển khai việc ký kết hợp tác trên lĩnh vực du lịch với các địa phương theo chủ trương của UBND TP Hồ Chí Minh nhưng có chọn lọc dựa trên tiềm năng du lịch và khả năng hợp tác với từng địa phương. Dự kiến trong Quý I/2008 Sở sẽ triển khai chương trình ký kết với các tỉnh phía Bắc và trong Quý II/2008 sẽ ký với các tỉnh như: An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh và Kiên Giang. /.

 

Quảng bá du lịch Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh tại Campuchia

 

Chiều ngày 3/12/2007, tại Phnôm Pênh, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh kết hợp cùng Bộ Du lịch Campuchia đã tổ chức buổi quảng bá du lịch Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh tại Phnôm Pênh.




 

 
Phát biểu khai mạc, Đại sứ nước ta tại Campuchia, ông Nguyễn Chiến Thắng đã nhấn mạnh: Nhiều năm qua, Việt Nam và Campuchia cùng liên tiếp đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao, việc tăng cường quan hệ hợp tác trong lĩnh vực du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Phnôm Pênh nói riêng, cũng như ngành du lịch hai nước nói chung sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch từng nước và giữa hai nước, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực du lịch là thể hiện sinh động sự phát triển không ngừng của mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước. 

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Du lịch Campuchia Thông Khôn cho biết: Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng trong GDP đất nước Campuchia. Năm 2006, có 1,7 triệu lượt khách quốc tế, trong đó có 80.000 du khách Việt Nam đến thăm Campuchia. Trong 10 tháng đầu năm 2007, Campuchia đã có 1,6 triệu lượt khách du lịch nước ngoài, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó có 100.000 du khách Việt Nam, tăng 16% so với thời gian này năm ngoái. Số lượng người Campuchia sang Việt Nam du lịch, học tập, chữa bệnh cũng ngày càng tăng, ước đạt khoảng 150.000 lượt người trong 10 tháng đầu năm 2007. 

Theo Bộ trưởng Thông Khôn, thực hiện nội dung tuyên bố hợp tác phát triển du lịch mà Bộ trưởng Du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia đã ký kết ngày 5/10/2007 tại Thành phố Hồ Chí Minh, để biến những tiềm năng to lớn về du lịch giữa hai nước trở thành hiện thực, các doanh nghiệp du lịch giữa hai nước cần chủ động, tích cực trong việc trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, hợp tác mở rộng, nối liền các tuyến du lịch giữa hai nước, gia tăng lượng du khách đến với nhau và đến từ quốc tế. 

Tại buổi lễ, những người tham gia được nghe giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa, các địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam và Campuchia. Các doanh nghiệp du lịch hai nước đã gặp gỡ, tìm kiếm đối tác, trao đổi và bàn thảo các kế hoạch hợp tác trong tương lai. 

Cùng với hoạt động này, vào tối 3/12/2007 đã diễn ra lễ ký văn bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác tăng cường du lịch giữa Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Phnôm Pênh. Theo đó, ngành du lịch hai thành phố sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quảng bá, xúc tiến du lịch như: trao đổi thông tin, chia sẻ ý tưởng và phương thức xúc tiến du lịch, phối hợp tổ chức các chương trình hội thảo, hội chợ, tuyên truyền hình ảnh du lịch của hai thành phố tới du khách trong nước và quốc tế. Hai thành phố cũng sẽ mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thiết kế các tuyến du lịch nối các điểm du lịch giữa hai thành phố với các tuyến, điểm du lịch của hai quốc gia. Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong việc trao đổi kinh nghiệm quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch. 

Tham dự buổi lễ giới thiệu du lịch Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh tại Phnôm Pênh có đại diện Bộ Du lịch, Bộ Y tế Campuchia, tòa thị chính đô thành Phnôm Pênh và khoảng 30 doanh nghiệp du lịch Campuchia. Đại diện UBND thành phố Hồ Chi Minh, sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác cùng khoảng 40 doanh nghiệp du lịch Việt Nam cùng tham dự buổi lễ. 

Dự kiến, vào ngày 5/12/2007, đoàn đại biểu các doanh nghiệp du lịch Việt Nam sẽ có buổi giao lưu giới thiệu tiềm năng du lịch Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh với các doanh nghiệp du lịch Campuchia đang hoạt động tại Siêm Riệp - địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của đất nước Chùa Tháp./.

 

TP.HCM: Khai thác những sản phẩm du lịch thế mạnh

Là một thành phố năng động và phát triển, TP.HCM luôn đón nhiều nhà đầu tư và du khách quốc tế. Nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cơ hội để du lịch TP.HCM phát triển càng lớn.

Tăng trưởng ổn định

Trong hơn 2 năm qua, du lịch TP.HCM tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, đóng góp có hiệu quả vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lượng khách quốc tế đến TP năm 2007 ước đạt 2,65 triệu lượt, tăng 12 % so với cùng kỳ; doanh thu du lịch ước đạt 24.000 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2006.

 Riêng năm 2008, do chịu tác động của lạm phát trong nước và suy giảm kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng của du lịch TPHCM có chậm lại, lượng khách quốc tế đến TPHCM đạt 2,8 triệu lượt, tăng 3,7% so cùng kỳ. Điểm đặc biệt là chất lượng tăng trưởng thể hiện khá rõ nét với việc loại hình khách du lịch hội nghị - hội thảo - triển lãm (MICE) có xu hướng tăng, góp phần tăng doanh thu cho du lịch nói riêng và kinh tế thành phố nói chung.

Công tác quảng bá xúc tiến, giới thiệu hình ảnh điểm đến TP.HCM có nhiều chuyển biến rõ nét thông qua việc tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế tại thành phố (TP) và ở nước ngoài. Ngành du lịch TP khai thác lợi thế của các hãng hàng không, báo chí quốc tế để tổ chức nhiều đoàn Famtrip, Press trip và nhất là phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nâng tầm và tổ chức tốt một số sự kiện tại TP, thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp du lịch quốc tế hàng đầu. Tiêu biểu là Triển lãm quốc tế du lịch TP.HCM và một số sự kiện góp phần kích cầu du lịch nội địa như: Ngày hội Du lịch, Lễ hội Trái cây Nam bộ, Lễ hội đường hoa Nguyễn Huệ, Liên hoan Món ngon các nước. Đặc biệt là mô hình chương trình dịch vụ du lịch đạt chuẩn (điểm mua sắm và điểm ăn uống đạt chuẩn du lịch) được triển khai từ năm 2006 là một sáng kiến độc đáo của TP được Bộ VHTT&DL thống nhất nhân rộng mô hình cả nước và đưa vào Luật Du lịch.

Cùng với công tác quảng bá xúc tiến, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP.HCM còn thể hiện vai trò năng động trong quá trình hội nhập, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành du lịch TP thông qua việc tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm du lịch phù hợp với thu nhập xã hội, bên cạnh những tour mở - thu hút khách phổ thông đã xuất hiện ngày càng nhiều tour cao cấp hướng đến dòng khách thương gia có mức chi tiêu cao, phục vụ loại hình du lịch hội nghị - hội thảo (MICE) ở một số doanh nghiệp hàng đầu như: công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist, Công ty Fidi Tourist, Bến Thành Tourist... ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý môi trường và các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm, góp phần bảo vệ môi trường.

Phương thức quảng bá, chào bán sản phẩm qua mạng đã được hầu hết các doanh nghiệp lữ hành lớn, khách sạn từ 3 - 5 sao áp dụng, một số doanh nghiệp còn chú trọng xây dựng những trang web chuyên đề cho từng loại thị trường như: Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist với các trang web theo mùa; Công ty Vietravel với trang web www.travel.com.vn là một trong những doanh nghiệp du lịch đầu tiên ở Việt Nam thực hiện bán tour qua mạng. Xu hướng liên kết doanh nghiệp lữ hành trong ngành để tăng chất lượng phục vụ và sức cạnh tranh đang  phát triển mạnh không chỉ giữa các doanh nghiệp lớn mà còn khá phổ biến ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp du lịch còn chủ động bắt tay liên kết với các tập đoàn lớn có thương hiệu mạnh trên thế giới để hỗ trợ phát triển, khai thác thị trường hai bên, tạo nguồn khách ổn định.

 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Bước vào năm 2009, hưởng ứng chương trình hành động của Bộ VHTT&DL nhằm tăng cường thu hút khách quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa, ngành Du lịch TP.HCM đưa ra các giải pháp mang tính cấp bách như: Xây dựng gói sản phẩm khuyến mãi thông qua liên kết các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn với hàng không và dịch vụ khác tạo thành những tour thu hút khách quốc tế và khách du llịch nội địa với giá tour giảm từ 20 đến 40%; triển khai chương trình “TP.HCM - 100 điều thú vị” bao gồm: 10 khách sạn mang ấn tượng Việt Nam, 10 nhà hàng Việt Nam đặc sắc, 10 hãng vận chuyển uy tín, 10 món ăn Việt được ưa thích nhất, 10 đặc sản được ưa chuộng nhất, 10 điểm tham quan tiêu biểu, 10 điểm mua sắm được ưa thích, 10 chương trình tour thú vị, 10 điểm giải trí được ưa thích và 10 sự kiện tiêu biểu.

Về thị trường, ngành du lịch TP.HCM xác định nhóm 5 thị trường cần tập trung quảng bá đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp & Tây Âu, Australia và ASEAN; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác quy hoạch đầu tư - phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt là quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái Cần Giờ, thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của ngành do Tổng công ty Du lịch Sài Gòn làm chủ đầu tư. Ngoài ra, TP còn chú trọng quảng bá ra thông qua các chuyến Famtrip cho các hãng lữ hành - nhà báo quốc tế; phối hợp với các tỉnh, thành trong nước và các nước trong khu vực tổ chức tốt các sự kiện lễ hội ngay tại TP nhằm kích cầu du lịch nội địa; tạo cơ hội cho doanh nghiệp du lịch trong nước gặp gỡ, liên kết, chào bán sản phẩm với các doanh nghiệp quốc tế. Thường xuyên duy trì chương trình truyền hình du lịch với chủ đề “Du lịch và cuộc sống” trên kênh HTV9, giới thiệu du lịch TP trên kênh truyền hình quốc gia như: VTV2, VTV9.

Sản phẩm để thu hút khách du lịch đến TP.HCM là một bài toán được đặt ra không chỉ đối với riêng ngành du lịch mà còn đòi hỏi sự tham gia của các ngành, địa phương có liên quan. Năm 2009 là năm nền kinh tế nước ta tiếp tục hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới, do đó ngành du lịch sẽ cùng với các ngành, quận, huyện xây dựng và tổ chức các chương trình, sự kiện văn hóa du lịch, đa dạng hóa và nâng chất sản phẩm như nhân rộng chương trình dịch vụ du lịch đạt chuẩn, nhanh chóng xây dựng các chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật phục vụ du khách, phát triển mạnh loại hình City tour, trong đó chú trọng khai thác du lịch đường sông, tham quan TP bằng xe buýt… nhằm mục tiêu kéo dài thời gian lưu trú, nâng mức chi tiêu của khách du lịch.

 


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương