Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo. Quảng



tải về 1.19 Mb.
trang12/16
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích1.19 Mb.
#1572
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

Phát triển sản phẩm du lịch

 

Lĩnh vực qui hoạch đầu tư , Sở phối hợp với Viện Kinh tế  xây dựng đề tài “ Chương trình phát triển Du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2010”, đến nay đã hoàn chỉnh sau khi đã lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng khoa học thành phố, chuẩn bị để nghiệm thu chính thức từ nay đến cuối năm .Bên cạnh đó cũng đã nghiệm thu, thông qua đề tài “khai thác lễ hội và các sự kiện góp phần phát triển du lịch thành phố”. Riêng đề án khu phố Phạm Ngũ Lão, sau khi thông qua đề cương , hiện Sở phối hợp với Khoa Thương mại Du lịch ( Đại học kinh tế) trong việc thu thập thông tin để triển khai viết đề án.Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố về chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành du lịch, Sở đã xây dựng đề cương chi tiết chương trình quảng bá xúc tiến du lịch và chương trình liên kết phát triển du lịch với các tỉnh , thành phố.

      Sở với vai trò thường trực Ban chỉ đạo phát triển du lịch thường xuyên tác động  Ủy ban nhân dân thành phố để có chỉ đạo các ngành chức năng tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm Tổng Công ty Du lịch SàiGòn làm chủ đầu tư.Tuy nhiên đến nay mới có dự án mở rộng khách sạn Grand đã thẩm định xong phần thiết kế cơ sở, đang tiến hành thiết kế kỹ thuật.Dự án mở rộng khách sạn Continental đang tiến hành thẩm định thiết kế cơ sở.Hai dự án này dự kiến sẽ khởi công vào đầu năm 2007. Riêng hai dự án mở rộng khách sạn Cửu Long và khách sạn Kim Đô đang tập trung cho cho công tác đền  bù giải toả di dời các hộ dân, cơ quan đơn vị trú đóng trong khuôn viên. Tổng Công ty du lịch Sài Gòn cũng đã hoàn tất việc thành lập công ty liên doanh Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc tế tại quận 7, đang trình Bộ Xây dựng duyệt thiết kế cơ sở, dự kiến khởi công vào đầu năm 2007.

      Lĩnh vực xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch,  Sở đã đẩy mạnh việc quảng bá chương trình dịch vụ du lịch đạt chuẩn trên tạp chí Heritage ( Viet Nam Airlines) , xuất bản bản đồ mua sắm đạt chuẩn, đăng định kỳ trên Tạp chí Du lịch, báo Sài Gòn Giải Phóng ( báo viết và trang online) những điểm mua sắm đạt chuẩn cũng như các chương trình khuyến mãi của thành phố. Đến nay đã có 50 điểm mua sắm và 13 điểm ăn uống đạt chuẩn du lịch trên địa bàn thành phố. Ngoài ra để thu hút khách du lịch, Sở đã phối hợp với Sở Thương Mại cùng các ngành liên quan thực hiện 02 đợt tháng bán hàng khuyến mại ( tháng 3&9).

         Nhằm làm phong phú chương trình tour, thu hút du khách, Sở chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong khảo sát, xác định các khu nhà vườn ở quận 12, huyện Củ Chi để đưa vào tuyến du lịch sinh thái vườn.Qua đó sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong xây dựng đề tài “ phát triển nông nghiệp sinh thái đô thị gắn với du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp”. Đặc biệt là Sở Du lịch đã tổ chức hội thảo” Cải thiện sản phẩm City tour thành phố” với 15 tham luận từ các doanh nghiệp du lịch- dịch vụ , bảo tàng..qua đó đã tập hợp được nhiều ý kiến đề xuất cho việc nâng cao chất lượng tour tham quan thành phố như  kéo dài thời gian mở cửa của các Bảo tàng vào buổi trưa , nghiên cứu mở tuyến city tour bằng xe buýt...

      Sở cũng đã tổ chức họp với các đơn vị liên quan tiến hành họp đánh giá rút kinh nghiệm khảo sát tuyến du lịch đường bộ caravan Bangkok – Phnompenh – TP.HCM  báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Tổng cục Du lịch một số vấn đề cần tháo gở để thúc đẩy phát triển sản phẩm.Đến nay, chương trình du lịch bằng đường bộ thành phố Hồ Chí Minh- Phnompenh đang phát triển mạnh, nhiều doanh nghiệp du lịch đang khai thác tour này, trong đó công ty SAPACO trực thuộc Công ty xe khách Sài Gòn bên cạnh việc tăng chuyến xe buýt TP.HCM- Phnompenh, đã nối chuyến đến Siemreap; Công ty du lịch thanh niên xung phong ( VYC) đã tổ chức thành công nhiều đoàn đi du lịch theo hình thức Caravan ( khách tự lái xe hơi và đi theo đoàn).

   Về chương trình Nghệ thuật phục vụ khách du lịch, Sở Du lịch phối hợp với Sở Văn hoá Thông tin đã chọn lọc lại 03 chương trình của 03 đơn vị, tổ chức biểu diễn lấy ý kiến tham khảo đồng thời với việc đang tích cực thúc đẩy việc nâng cấp rạp Kim Châu trở thành địa điểm biểu diễn phục vụ du khách.

    Lĩnh vực hợp tác phát triển du lịch, đã tham dự hội nghị sơ kết chương trình hợp tác giữa thành phố và tỉnh Hậu Giang, tiếp tục hợp tác phát triển du lịch với tỉnh Đồng Nai. Tiến hành ký kết hợp tác phát triển du lịch với 05 tỉnh: Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ , Hậu Giang.Phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức đoàn khảo sát du lịch đồng bằng sông Cửu long Bên cạnh đó Sở đã tiếp đoàn thành phố Pattaya ( Thái Lan), Cục Du lịch Quảng Tây ( Trung Quốc), tham gia đoàn của Tổng Cục Du lịch đi thăm và làm việc với Bộ Du lịch Trung Quốc. Qua đó đã  có tờ trình báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về kế hoạch hợp tác phát triển du lịch với 2 thành phố Pattaya ( Thái Lan) và Thượng Hải ( Trung Quốc). Được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở đã tổ chức  các đoàn đi khảo sát du lịch tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) và làm việc tại Nhật về hợp tác phát triển du lịch. Ngoài ra, Sở và 06 doanh nghiệp du lịch còn tham gia đoàn xúc tiến thương mại đầu tư của thành phố tại Canada và Hoa Kỳ nhằm giới thiệu hình ảnh điểm đến, quảng bá tiềm năng du lịch cho thị trường Bắc Mỹ, một trong những thị trường có lượng khách dẫn đầu đến thành phố, tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Hội chợ Thương mại- Du lịch Trung Quốc- ASEAN tại Nam Ninh ( Trung Quốc).

 

 





Bài 13. Phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam
 

Xu thế phát triển du lịch trên thế giới hiện nay là hướng tới những khu vực có tiềm năng đặc sắc về mặt thiên nhiên và văn hoá. Chính vì thế, những tua du lịch đến những bản làng xa xôi được khách du lịch quốc tế ưa chuộng.



Du lịch cộng đồng - hình thức du lịch hấp dẫn khách quốc tế

Thị trường du lịch mới lạ, những sản phẩm văn hoá, du lịch còn nguyên sơ- đó là một thế mạnh của ngành du lịch Việt Nam khi cạnh tranh với các nước lân cận. Du khách nước ngoài thích đi du lịch tới những bản, làng xa xôi, nơi có đồng bào các dân tộc sinh sống là vì cảnh quan ở đây còn hoang sơ, những phong tục tập quán của đồng bào còn được lưu truyền, chưa mai một trong cuộc sống hiện đại.

Kinh nghiệm ở một số nơi như Sa Pa (Lào Cai), bản Lác, Giang Mỗ (Hoà Bình), khách du lịch nước ngoài thường thích đi bộ vào những bản làng vùng sâu, vùng xa, sống và sinh hoạt cùng người dân. Người dân có thể cung cấp những dịch vụ khác nhau như: phòng trọ, nấu ăn, dẫn đường, vác đồ, hướng dẫn thực hiện các công việc nhà nông, hoặc bán những sản phẩm lưu niệm như: thổ cẩm, đồ mây tre đan, các sản phẩm mỹ nghệ hoặc biểu diễn các loại hình văn hoá dân gian. Điều hấp dẫn du khách chính là vẻ đẹp nồng hậu, chân chất, giữ chữ tín của người dân ở các bản làng nơi đây.  

Tiến sĩ- Kiến trúc sư Dương Đình Hiển - Viện Nghiên cứu phát triển du lịch phân tích: "Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của du lịch cộng đồng ở cả hai khía cạnh: Thứ nhất là khai thác được các giá trị văn hoá bản địa. Thứ hai là tạo được công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao được đời sống của cộng đồng và có ý nghĩa lớn trong xoá đói giảm nghèo. Để thành công được điều này, chúng ta phải quan tâm đến lợi ích cộng đồng đầu tiên, từ đó phát huy giá trị của văn hoá bản địa để phục vụ du khách".

Du khách đến với chúng ta vì vẻ đẹp thiên nhiên và văn hoá tiềm ẩn, Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào Cai nhấn mạnh. Chính vì thế, vẻ đẹp thiên nhiên hoặc vẻ đẹp văn hoá mà bị suy giảm thì khó thu hút khách du lịch. Kinh tế thị trường đã tác động mạnh như một số điểm du lịch ở Sa Pa, nếu không giữ được nếp sống văn hoá, xuất hiên tệ chèo kéo thì sẽ giảm lượng du khách.

Chính vì vậy, để phát triển du lịch cộng đồng, điều mà du lịch Việt Nam cần hướng tới là bảo tồn những nền văn hoá, kết hợp giữa nhà nước, nhân dân và các nhà kinh doanh du lịch, có các phương pháp một cách bài bản.



Người dân phải quí vốn văn hoá của mình và phải được hưởng lợi

Du lịch cộng đồng đem lại lợi ích thiết thực đối với người dân thể hiện ở chỗ: Trước hết, người dân có được nguồn thu trực tiếp từ các dịch vụ cung cấp cho khách và những nguồn thu này đôi khi lớn hơn rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp. Tiếp đến là những lợi ích từ việc phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, còn những lợi ích thiết thực khác như công ăn việc làm, giao lưu văn hoá và đặc biệt là ý thức xã hội về bảo tồn văn hoá được nâng cao.

Ông Hà Quốc Trung, Giám đốc Trung tâm Thông tin Du lịch tỉnh Lào Cai cho biết: Trung tâm đã xây dựng nhiều sản phẩm du lịch cộng đồng ở thôn Cát Cát, ở Bản Hồ, Tả Phìn, thôn Trung Đô (Bắc Hà). Các điểm tham quan như vậy giữ chân khách lưu lại ở Sa Pa, Lào Cai và ở các điểm lâu hơn. Đồng thời việc tổ chức các điểm du lịch ở các thôn, bản giúp người dân ở các bản này có nguồn thu nhập khá ổn định. Ví như ở Bản Hồ, một người dân làm lưu trú tại nhà, trung bình mỗi gia đình thu nhập mỗi khách được 50 nghìn. Bình quân mỗi tháng mỗi gia đình đón 50 đến 70 khách. Ngoài ra người dân còn có thêm các dịch vụ kinh doanh ăn uống, bán quà lưu niệm thổ cẩm, tạo thêm công ăn việc làm.

Việc người dân tự ý thức được nguồn lợi từ du lịch đem lại từ việc giữ nếp sống hàng ngày, giữ bản sắc văn hoá và giữ chữ tín với du khách là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của du lịch cộng đồng. Chị Đinh Thị Quỳnh, ở bản Mường Giang Mỗ tâm sự: "Khách du lịch đến thăm bản mình mỗi năm một nhiều hơn. Khách đến thăm thì mình mời lên nhà uống nước, có cái gì của nhà thì mời khách ăn uống. Chuyện mua bán hoặc nghỉ lại thì tuỳ theo khách, có đoàn mua đoàn không, mình không dám bắt ép, để khách vui vẻ...".

Bản Giang Mỗ hiện có hơn 100 hộ gia đình, mỗi năm đón hàng nghìn du khách nước ngoài, thu nhập của các gia đình cũng khá dần lên. Cả bản Giang Mỗ không còn hộ đói nghèo.

Theo ông Ngô Trọng Thược, Trưởng Phòng nghiệp vụ Du lịch (Sở VHTTDL Hoà Bình),  phát triển du lịch cộng đồng là dựa vào dân, dân tự làm. Do vậy mà phải tuyên truyền để họ giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá bản địa của mình. Đồng thời họ phải không ngừng củng cố, sưu tầm và phát triển rộng hơn nền nghệ thuật dân ca, dân vũ của mình để phục vụ cho du lịch.

Còn theo ông Nguyễn Hữu Bình, Phó GĐ Sở VHTTDL Sơn La, để làm du lịch cộng đồng có hiệu quả, cần phải hỗ trợ cộng đồng về vốn, về kỹ năng nghề nghiệp du lịch và có hành lang pháp lý rõ ràng đối với hoạt động du lịch, với khách du lịch…

Để phát triển du lịch cộng đồng, các doanh nghiệp phải tăng cường nghiên cứu thị trường, định hình sản phẩm và cùng với cộng đồng nghiên cứu tổ chức đầu tư phát triển sản phẩm; tổ chức quản lý khai thác và quảng bá, xúc tiến sản phẩm. Thêm vào đó là sự liên kết để phát triển. Kinh nghiệm cho thấy để có sản phẩm du lịch đa dạng, cần phải có sự liên kết giữa các địa phương. Các địa phương cần khai thác các thế mạnh khác nhau, các nguồn tài nguyên khác nhau để xây dựng các chương trình du lịch độc đáo, hấp dẫn.

 

Khai thác hợp lý lợi thế của du lịch biển

Khai thác tiềm năng du lịch biển của Việt Nam hiện nay đang được nhiều địa phương có biển chú trọng. Tuy nhiên, khai thác như thế nào cho hiệu quả thì đang là bài toán không đơn giản và đòi hỏi phải có một chiến lược cụ thể.

Việt Nam đứng thứ 27/156 quốc gia có biển trên thế giới và là nước ven biển lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Nhiều bãi biển của Việt Nam nổi tiếng thế giới như: Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc…Tuy nhiên, hiệu quả từ việc khai thác lợi thế này còn chưa tương xứng với tiềm năng nhất là thu hút khách du lịch quốc tế bằng đường biển. Có lẽ chính vì vậy mà gần đây, không chỉ tại các hội thảo chuyên đề về du lịch biển mà tại nhiều hội nghị, hội thảo khác của ngành, việc khai thác và phát triển du lịch biển luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Thực tế điều ấy cũng được thấy khi một số vùng biển của Việt Nam, hiện nay đang là tâm điểm của nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch đặc biệt là dải đất ven biển miền Trung. Đó là tín hiệu tốt hứa hẹn khu vực này sẽ có những sản phẩm du lịch biển độc đáo và hấp dẫn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải làm sao có một quy hoạch phù hợp và bảo vệ cảnh quan môi trường biển đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Cũng xoay quanh chủ đề trên, vào giữa tuần trước, một cuộc hội thảo về “Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch biển” đã được tổ chức tại Nghệ An cho thấy tầm quan trọng của loại hình du lịch này. Tại hội thảo đó, các đại biểu đều cho rằng tài nguyên du lịch biển của Nghệ An nói riêng và của khu vực miền Trung là rất lớn do vậy cần phải có những giải pháp cụ thể để khai thác hiệu quả thế mạnh này.

Riêng Nghệ An, đây là địa phương khá nổi tiếng với có bờ biển dài tới 82km với 6 cửa lạch nằm trên địa giới hành chính của 44 xã thuộc 4 huyện, thị là Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và Cửa Lò. Để khai thác nguồn tài nguyên này, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An đặc biệt quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh phát triển du lịch vùng biển và ven biển. Chỉ hơn 10 năm, du lịch biển Nghệ An đã có những thay đổi rõ rệt. Một số khu nghỉ dưỡng sinh thái, dịch vụ du lịch cao cấp đã được hình thành như Sài gòn – Kim Liên Resort, Bãi Lữ Resort, Sân golf 18 lỗ và tổ hợp khách sạn nhà nghỉ cao cấp Cửa Lò, khu du lịch sinh thái Cao Tộc… Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, việc phát triển các khu du lịch ở các địa phương đang đứng trước những hạn chế nhất là khâu quản lý, một số nơi đã không đảm bảo yêu cầu của quy hoạch chung, sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch biển còn hạn chế. Nhận thức được điều này, tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành Nghị quyết về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW4, Khóa X trong đó xác định ưu tiên phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển với định hướng trở thành ngành kinh tế chủ lực của kinh tế biển và ven biển.

Dự báo đến năm 2010, du lịch biển sẽ thu hút khoảng 80% lượng khách và chiếm trên 70% doanh thu toàn ngành du lịch. Trong quý I/2008, khách du lịch quốc tế đi theo đường biển đã tăng trên 17% so với năm 2007 và mục tiêu của ngành tới năm 2015, Việt Nam sẽ đón ít nhất khoảng 1 triệu khách quốc tế đi theo hình thức này. Chính vì vậy, các địa phương có tài nguyên du lịch biển cần có những giải pháp kịp thời và phù hợp để tránh lãng phí cơ hội từ khai thác tài nguyên du lịch biển của mình. 
 

Phát triển Du lịch - Nhìn từ góc độ Kinh tế và Văn hóa

Bản chất của du lịch là văn hóa. Kinh tế vừa là phương tiện vừa là mục tiêu phát triển du lịch. Sự gắn bó hữu cơ giữa kinh tế và văn hóa là đặc điểm cơ bản của du lịch và là xu hướng lớn trên thế giới hiện nay. Chúng ta cần có những giải pháp hữu hiệu để đạt mục tiêu phát triển du lịch nhanh và bền vững.



Du lịch - sự gắn bó giữa văn hóa và kinh tế

Trên toàn cầu, hiện nay, hằng năm có tới 800 triệu người đi du lịch. Con số này sẽ hơn 1 tỉ vào năm 2010 và đạt 1,6 tỉ vào năm 2020! 60% dòng khách du lịch hiện nay là có mục đích tìm hiểu nền văn hóa khác lạ. Cho nên sản phẩm quan trọng của du lịch là du lịch văn hóa. Sức hấp dẫn du khách là bản sắc văn hóa, cách ứng xử văn hóa của điểm đến và trình độ văn hóa của những nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp. Không có sản phẩm du lịch nào không mang nội dung, không thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc. Không một di sản thiên nhiên nào không mang dấu ấn di sản văn hóa dân tộc. Ngay việc bảo tồn, giữ gìn, trân trọng thiên nhiên đến độ cả nhân loại suy tôn một địa danh là di sản thiên nhiên thế giới cũng đã là một sự suy tôn giá trị văn hóa, cách ứng xử văn hóa đối với thiên nhiên của một dân tộc.

Nhưng du lịch không phải và không thể chỉ là văn hóa, mà còn là kinh tế. Không có một túi tiền dư dả không thể đi du lịch, dù chỉ là đi chiêm ngưỡng một nền văn hóa. Không vì thu được nguồn lợi nhuận ngày càng lớn thì không nhà đầu tư nào đứng ra xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng để thu hút khách du lịch. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới năm 2007, du lịch toàn cầu đã đem lại nguồn thu tới 735 tỉ USD, tạo việc làm cho gần 300 triệu người. Du lịch hiện đang trở thành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất thế giới, sánh ngang với các ngành sản xuất ô-tô, xe máy, kinh doanh vải vóc và thiết bị điện tử. Chính vì vậy, không ít quốc gia đã thành lập Bộ Du lịch, hoặc gắn Du lịch trong những bộ kinh tế lớn.

Khái niệm rộng nhất và đầy đủ hơn cả, có lẽ được thể hiện trong Tuyên bố Ô-sa-ka của Hội nghị Bộ trưởng Du lịch thế giới: "Du lịch là con đẻ của hòa bình, là phương tiện củng cố hòa bình, là phương tiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế".

Đảng ta, từ lâu cũng đã chỉ rõ: "Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao". Quan điểm này được thể chế hóa thành luật: "Phát triển du lịch bền vững..., bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường... theo hướng du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huygiá trị của tài nguyên du lịch" (Luật Du lịch - Chương 1, Điều 5, Khoản1).

Vấn đề đặt ra đối với du lịch Việt Nam

Những thành tựu đáng ghi nhận của du lịch Việt Nam trong 47 năm qua, kể từ ngày thành lập ngành, nhất là từ khi đổi mới, mở cửa đến nay rất đáng ghi nhận. Đó là kết quả triển khai thực hiện đúng đắn, sáng tạo quan điểm kết hợp văn hóa với kinh tế trong du lịch. Nhìn tổng thể, du lịch Việt Nam trong 15 năm qua từ hàng thấp nhất đã vươn lên hàng trung bình khu vực. Hằng năm, Việt Nam đã có trên 4 triệu lượt khách tới thăm. Mỗi năm, cứ 5 người dân đã có 1 người đi du lịch trong nước, ngoài nước một lần. Thu nhập từ du lịch đã đạt 56.000 tỉ đồng, trong đó ngoại tệ đã gần 3 tỉ USD, Du lịch trở thành ngành xuất khẩu tại chỗ rất hiệu quả và đầy triển vọng, đã tạo ra gần một triệu việc làm, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo và giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế đối ngoại.

Những gì du lịch Việt Nam chưa làm được, còn yếu kém, cũng phần lớn là ở chỗ chưa thể hiện hiệu quả mối quan hệ gắn bó văn hóa và kinh tế trong du lịch. Tốc độ phát triển du lịch tăng đã nhanh nhưng số lượng tuyệt đối còn thấp. Đến 2010, du lịch Việt Nam mới đạt mục tiêu 5,5 - 6 triệu lượt khách quốc tế, thu nhập 4,5 tỉ USD, tạo việc làm cho 1,4 triệu lao động. Trong khi, nhiều nước xung quanh đã đạt gấp 3 lần.

Giải bài toán phát triển du lịch trong mối quan hệ kinh tế - văn hóa, sớm đưa Việt Nam vào hàng các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực, trong điều kiện du lịch nước ta mới ở giai đoạn đầu phát triển quả là một vấn đề lớn, đòi hỏi phải có sự lựa chọn cách đi thích hợp.

Thế giới có nhiều cách đi. Có nước lấy số lượng làm trọng; đón càng nhiều khách càng tốt. Nhưng có nước như Ô-xtrây-li-a chẳng hạn, rất coi trọng hiệu quả, chỉ cần đón 4 triệu lượt khách một năm, nhưng chú trọng chất lượng, giữ chân khách lưu trú lâu hơn, lôi cuốn khách tiêu nhiều tiền hơn, mỗi lượt khách đến thu trên hai nghìn USD, cũng trở thành một trong 10 nước phát triển du lịch hàng đầu thế giới.

Ở nước ta với số lượng 4triệu lượt khách một năm là thấp, trong khi đó, Ma-lai-xi-a đón 20 triệu lượt khách. Không thể đơn thuần chạy theo số lượng, song mục tiêu 5 - 6triệu lượt khách vào năm 2010 dường như còn khiêm tốn, có thể tăng cao hơn, nhất là trong bối cảnh vị thế, sức cạnh tranh tầm quốc gia của một Việt Nam hòa bình, ổn định, phát triển; một Việt Nam sau gia nhập WTO, sau năm APEC Việt Nam thành công. Về chất lượng, hiện nay ta đạt mức trung bình thế giới, thu 800 USD một lượt khách đến. Như vậy, đón thêm một khách du lịch quốc tế, ta có thêm một lượng ngoại tệ tương đương xuất khẩu 4 tấn gạo. Nếu kết hợp thật tốt kinh tế - văn hóa, chỉ tiêu này có thể đạt cao hơn - trên 1.000 USD. Thu nhập du lịch Việt Nam 2010 sẽ không phải là 4,5 tỉ USD mà là 6 - 7 tỉ chẳng hạn. Chỉ có như thế, chủ trương của Đảng: "Phát triển nhanh du lịch, đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực", "Phát triển du lịch thành ngành mũi nhọn"... mới trở thành hiện thực.



Thử bàn về giải pháp

Đặt ra mục tiêu chính xác là quan trọng nhưng quan trọng hơn, khó hơn là những chủ trương, giải pháp, những việc phải làm, thể hiện được sự gắn bó văn hóa - du lịch để đạt mục tiêu, phát triển du lịch nhanh mà bền vững.



Trước hết, sự gắn bó văn hóa - kinh tế phải được thể hiện ngay từ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, từ xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, nổi trội của Việt Nam. Gần đây thực hiện nghị quyết của Đảng, triển khai Luật Du lịch và vì nhận thức được lợi ích to lớn, nhiều mặt do du lịch mang lại, hầu hết các cấp ủy, lãnh đạo các địa phương đã có chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về du lịch và đang triển khai tích cực, hiệu quả. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã được khuyến khích, mời gọi. Nhiều dự án đầu tư du lịch đã có quy mô lên tới trên dưới 1 tỉ USD. Cơ sở vật chất - kỹ thuật trong ngành đã khá khang trang. Nhiều khu du lịch sang trọng trải dài khắp đất nước. Đây là kết quả đáng mừng. Song có vấn đề lớn đặt ra là, phải thực sự quan tâm đến công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển du lịch. Nếu mạnh ai nấy làm, đâu cũng có sản phẩm du lịch giống nhau, manh mún và thiếu con mắt chuyên nghiệp, đã thế lại bị chồng lấn, xen kẽ giữa du lịch với công nghiệp, với khai thác, chế biến, xây dựng... sẽ mất tài nguyên du lịch, phá vỡ cảnh quan, môi trường, không còn bản sắc văn hóa dân tộc, khách không đến và mục đích kinh tế - xã hội cũng không đạt được. ở đây, cần một thái độ ứng xử có văn hóa cao với thiên nhiên. Năm nguyên tắc ứng xử tôn trọng và hài hòa với thiên nhiên, coi thiên nhiên là sản phẩm số một của du lịch, do Tổ chức Du lịch thế giới đề ra phải được coi trọng và tuân thủ.

Khi đã có quy hoạch, thì thiết kế xây dựng một khu du lịch cụ thể, yếu tố văn hóa cũng luôn được đặt lên hàng đầu. Đánh mất bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương, mọi sản phẩm du lịch dù hoàn thiện, sang trọng đến mấy cũng trở nên kém ý nghĩa. Du khách sẽ không bỏ tiền của, thời gian công sức để đi đến nơi xa xôi chỉ để trải nghiệm những thứ giống như ở nhà.



Di tích văn hóa, các công trình văn hóa là điểm đến được quan tâm hàng đầu của dòng khách du lịch. Việc trùng tu, nâng cấp, bảo tồn và phát huy các di tích, di sản này cần có tính hướng đích là thu hút khách du lịch. Giữ gìn, trùng tu di tích là để lưu truyền văn hóa cho muôn đời và để du khách bốn phương đến chiêm ngưỡng, qua đó mà lan toả, giao lưu văn hóa.

Thứ hai, du lịch khó áp dụng phương châm "hữu xạ tự nhiên hương". Có sản phẩm du lịch hấp dẫn, phải quảng bá, xúc tiến, giới thiệu công phu, khách mới đến. Sản phẩm du lịch cũng khác hàng hóa thương mại. Hàng hóa thương mại có thể đem ngay ra chợ bán. Du lịch chỉ có thể mang được hơi thở, phần hồn, hình ảnh của sản phẩm ra thị trường để mời gọi. Vì vậy, quảng bá du lịch phải rất có nghề và mang nội dung, hình thức văn hóa rất đặc trưng. Cần có cách thức kết hợp thật tốt để hai mặt này gắn bó với nhau. Mỗi sự kiện văn hóa, thể thao trong nước, quốc tế đều hướng tới mục tiêu thu hút khách du lịch. Mỗi “Ngôi nhà Việt Nam” ở nước ngoài, mỗi “Tuần văn hóa Việt Nam” ở đâu đó, mỗi đợt đi trình diễn văn hóa nghệ thuật, mỗi sự kiện thể thao quốc tế đều là một dịp quảng bá, xúc tiến du lịch.

Thứ ba, vấn đề quyết định là con người, là nguồn nhân lực và chất lượng nhân lực làm du lịch trong sự gắn bó kinh tế với văn hóa. Trong số gần 1 triệu lao động trực tiếp và gián tiếp làm du lịch hiện nay mới có 50% được đào tạo qua trường lớp. Đến năm 2010, nhu cầu lao động du lịch sẽ là 1,4 triệu. Nếu mục tiêu phát triển du lịch đạt cao hơn, con số này sẽ lớn hơn. Nhiệm vụ chuẩn bị nguồn nhân lực du lịch đang đặt ra rất khẩn trương, trên quy mô lớn. Các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch đã, đang chủ động triển khai kế hoạch đào tạo nhân lực cho mình. Hy vọng chiến lược nguồn lực du lịch sẽ được triển khai hiệu quả. Có điều đáng quan tâm liên quan đến chủ đề đang bàn là hàm lượng văn hóa - kinh tế cần có ở những người làm du lịch. Sự gắn bó văn hóa - kinh tế trước hết phải thể hiện ở từng lao động, cán bộ, nhân viên trong toàn ngành. Những nhân viên buồng, bàn, bar, bếp, lễ tân, trước hết phải tinh thông nghề nghiệp, nhưng đồng thời phải là người có văn hóa, trước nhất là văn hóa giao tiếp, ứng xử. Hướng dẫn viên du lịch Việt Nam phải là người Việt Nam, mang tâm hồn Việt Nam, giới thiệu, lan tỏa bản sắc văn hóa Việt Nam. Điều này đã được ghi thành luật. Nhưng cũng không hiếm trường hợp hướng dẫn viên giới thiệu sai lịch sử, văn hóa Việt Nam. Cán bộ quản lý kinh doanh du lịch ở các đơn vị, các cấp, bên cạnh trình độ quản lý, còn cần am hiểu văn hóa. Mỗi cán bộ du lịch đều là người tuyên truyền, giao lưu văn hóa Việt Nam.

Thứ tư, hiện nay, du lịch được gắn với văn hóa - thể thao trong một bộ. Hy vọng kỳ này không phải là sự lặp lại như cũ mà là đường xoắn ốc đi lên. Thành lập bộ đa ngành không phải là phép cộng đơn thuần mà là phép nhân sức mạnh. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp của cả ba ngành nhằm phát triển du lịch. Bộ sẽ làm được nhiều điều mà trước đây một mình Tổng cục Du lịch không đủ điều kiện và không có chức năng thực hiện. Văn hóa - kinh tế thể hiện gắn bó chặt chẽ ngay trong từng yếu tố cấu thành, từng đơn vị cơ sở đến các cấp quản lý, đặc biệt là sự gắn kết chặt chẽ trong quảng bá xúc tiến văn hóa - du lịch.

 


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương