Tt tin học tự nhiên và CÔng nghệ quốc gia việN ĐỊa chấT


- Dòng chảy bùn cát và Động lực biến hình lòng dẫn vùng hạ lưu sông Trà Khúc



tải về 1.68 Mb.
trang39/64
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.68 Mb.
#19840
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   64

4.2.4 - Dòng chảy bùn cát và Động lực biến hình lòng dẫn vùng hạ lưu sông Trà Khúc


Sông Trà Khúc cũng giống như các sông khác ở miền Trung, có khối lượng dòng bùn cát khá thấp so với các sông ở đồng bằng Bắc Bộ. Độ đục trung bình ở sông suối Quảng Ngãi vào khoảng 90- 125g/m3, tương đương đối nhỏ so với độ đục sông ngòi Bắc Bộ. Dòng bùn cát chảy tập trung chủ yếu vào các tháng mùa lũ với lưu lượng bùn cát (R) và trị số độ đục () cao nhất trong hai tháng X- XI (bảng 4.20). Dòng bùn cát sông ngòi tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển lòng dẫn ở vùng hạ lưu rất mạnh mẽ, thông qua hai quá trình trái ngược nhau là bồi tụ và xói lở. Cường độ xói lở – bồi tụ thể hiện qui mô tốc độ và tính chất phát triển của một dòng sông, nếu không nó chỉ còn là một hồ chết hay dòng sông đang suy thoái mà thôi.

Bảng 4.20 : Đặc trưng dòng bùn cát lơ lửng trên sông Trà Khúc và sông Vệ

Trạm,

Sông

Đặc trưng

Trị số trung bình tháng

Năm


I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

SơnGiang

Trà Khúc


R,kg/s

2.30

1.10

1.20

0.70

3.20

2.90

2.20

2.30

17.6

80.6

110

36.5

21.7

,g/m3

15.4

12.7

19.3

14.5

48.9

45.5

39.9

41.4

162

212

162

105

124

An Chỉ

SôngVệ


R,kg/s

0.50

0.20

0.30

0.10

0.50

0.30

0.10

0.10

0.50

24.6

32.3

5.70

5.43

,g/m3

10.2

10.2

15.2

6.7

30.4

16.5

6.1

8.7

20.8

170

140

38.8

92.5

Một phương pháp nghiên cứu biến hình lòng dẫn và tính toán độ ổn định của lòng dẫn sông ngòi là phân tích trị số lưu lượng tạo lòng (Qtl). Lưu lượng tạo lòng là trị số lưu lượng đặc trưng của mỗi đoạn sông mà khi xuất hiện lưu lượng dòng chảy xấp xỉ trị số đó thì lòng dẫn biến đổi mạnh mẽ do hiện tượng di cư bùn cát với khối lượng lớn. Theo tính toán của các chuyên gia thuộc trường Đại học Thuỷ lợi Hà Nội, lưu lượng tạo lòng của đoạn sông Trà Khúc từ khu vực thị xã Quảng Ngãi tới cửa sông có giá trị Qtl = 1400m3/s. Với trị số Qtl được xác định, việc tính toán kích thước ổn định (B, H) của lòng dẫn được thực hiện theo công thức sau:

- Chiều rộng ổn định:

- Độ sâu ổn định:

Trong đó :

Q: lưu lượng tạo lòng

J: độ dốc mặt nước ứng với lưu lượng tạo lòng

A: hệ số (biến đổi từ 1,1 – 1,7)

n: độ nhám mặt đáy

: hệ số quan hệ hình dạng lòng sông

(với sông Trà Khúc = 2,75)

Kết quả tính kích thước ổn định cho đoạn sông Trà Khúc từ thị xã Quảng Ngãi – cửa Đại thì chiều rộng (B) thay đổi từ 460 – 580m ứng với độ sâu tính toán (H) từ 5,83- 6,85m. Trong thực tế, đoạn sông này rộng nhưng khá nông, phát triển nhiều bãi cát bồi giữa lòng dẫn. Đoạn cuối này của sông Trà Khúc phát triển theo kiểu một lòng dẫn chính bên cạnh các lòng dẫn phụ nằm giữa các bãi bồi di động, nên ít có khả năng ổn định. Vì vậy, có thể khẳng định đoạn hạ lưu sông Trà Khúc từ thị xã Quảng Ngãi tới cửa Đại nằm trong trạng thái không ổn định bởi hiện tượng đổi hướng chảy khi uốn khúc, gây ra xói lở và bồi tụ hai bên bờ sông.


  • Kết luận chương IV

Khu vực ven biển Quảng Ngãi thừa hưởng chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa rất đặc trưng ở Trung Bộ Việt Nam vừa có đặc thù riêng của kiểu khí hậu vùng sườn núi cao và kiểu khí hậu Hải dương ôn hoà. Lượng mưa hàng năm ở Quảng Ngãi tương đối lớn và mưa chủ yếu trong hai tháng X- XI, nên nước có khả năng tập trung nhanh, gây ra lũ lớn ở vùng đồng bằng.

Thời gian mưa – lũ trùng với thời kỳ hoạt động của bão, ATNĐ và các dạng thời tiết đặc biệt gây mưa lớn khác đã tạo ra mùa mưa – lũ rất phức tạp trên các hệ thống sông ngòi ở Quảng Ngãi. Những biến động thời tiết trong những năm gần đây đã gây ra những trận mưa- lụt rất lớn, chứng tỏ tính chất khốc liệt của dòng chảy lũ trên sông ngòi Quảng Ngãi đã góp phần không nhỏ vào các loại tai biến xói lở, trượt lở bờ sông bờ biển và bồi lấp lòng dẫn cửa sông.

Những trận mưa đặc biệt lớn vào cuối năm 1999 diễn ra không chỉ ở Quảng Ngãi, mà còn ở hầu hết các tỉnh ven biển miền Trung nước ta sau một thời kỳ khô hạn kéo dài. Đây là những diễn biến khí tượng - thuỷ văn bất thường trong chu kỳ hoạt động của hiện tượng El Nino (pha khô hạn) và sau đó là La Nina (pha nhiều nước) trong những năm 1996- 2000.

Trong thời kỳ hiện nay (năm 2002) đang có dấu hiệu của chu kỳ khô hạn, vì vậy cần cảnh giác với chu kỳ mưa lớn (pha nhiều nước) có thể xẩy ra trong những năm tới. Nhân dân Quảng Ngãi đã từng đối mặt và phải khắc phục những hậu quả nặng nề của những trận mưa lũ rất lớn; vì vậy cần chuẩn bị những biện pháp chủ động phòng tránh lũ lớn và xử lý kịp thời các tình huống bảo vệ tài sản và tính mạng con người khi thiên tai lũ - lụt lớn xẩy ra, nhất là ở các khu vực đồng bằng thấp, ven sông và các vùng cửa sông- ven biển.




tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương