Truyền thôNG


PHỤ LỤC 2 QUY HOẠCH PHÂN KÊNH TẦN SỐ CHO NGHIỆP VỤ CỐ ĐỊNH



tải về 1.74 Mb.
trang2/17
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.74 Mb.
#16628
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

PHỤ LỤC 2

QUY HOẠCH PHÂN KÊNH TẦN SỐ CHO NGHIỆP VỤ CỐ ĐỊNH

VÀ DI ĐỘNG MẶT ĐẤT BĂNG TẦN (1000-30 000)MHZz
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2013/TT-BTTTT ngày 14 tháng 6 năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)




1. Các tham số tần số của Quy hoạch phân kênh

Các hệ thống cố định trong dải tần này hoạt động với mô hình liên lạc điểm - điểm hoặc điểm - đa điểm (gọi là vi ba điểm - điểm và điểm - đa điểm), truyền dẫn một hoặc hai tần số.

Đối với truyền dẫn một tần số, sơ đồ phân kênh được minh họa như trên Hình 1.


Hình 1. Sơ đồ phân kênh đối với truyền dẫn một tần số

Trong đó,

fn là tần số trung tâm của kênh thứ n (MHz)

X là khoảng cách giữa hai kênh lân cận (MHz)

Tần số trung tâm của kênh thứ n có thể được tính theo công thức:

fn = (f1 - X)+ n.X

với n = 1, 2, 3,...

Đối với truyền dẫn hai tần số, sơ đồ phân kênh được minh họa như trên Hình 2.




Hình 2. Sơ đồ phân kênh đối với truyền dẫn 2 tần số

trong đó,

P là khoảng cách thu - phát (MHz)

X là khoảng cách kênh (MHz)

Y là độ phân cách thu - phát (MHz)

f0: Tần số trung tâm của băng tần (MHz)

fn: Tần số trung tâm của kênh thứ n trong nửa dưới của băng tần (MHz)

fn': Tần số trung tâm của kênh thứ n trong nửa trên của băng tần (MHz)

Tần số trung tâm của kênh thứ n có thể được tính theo công thức:

fn = f0 - (P-Y/2 + X) + X.n

fn' = f0 + (Y/2 -X) + X.n (n = 1, 2, 3,...)

Trong các trường hợp cần phải sử dụng các tuyến viba có dung lượng cao đòi hỏi băng thông lớn, có thể sử dụng ghép hai kênh liền kề với tần số trung tâm là tần số nằm chính giữa tần số trung tâm của hai kênh liền kề đó.

Trong trường hợp cần sử dụng các tuyến viba truyền dẫn dung lượng thấp sử dụng phân kênh hẹp, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể cho phép sử dụng với điều kiện băng tần số và khoảng cách thu-phát của tuyến viba tuân thủ quy định tại sơ đồ phân kênh tương ứng. Khi tính toán, ấn định tần số, ưu tiên các tuyến viba đáp ứng quy định về phân kênh tần số tại sơ đồ phân kênh tương ứng.

2. Sơ đồ phân kênh

2.1. Các băng tần được phân kênh là các băng tần:

a) Được phân bổ cho nghiệp vụ cố định hoặc di động theo Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đang có hiệu lực.

b) Được phân kênh theo các khuyến nghị phân kênh cho nghiệp vụ cố định của Liên minh viễn thông Quốc tế và các Tổ chức viễn thông khu vực.

2.2. Trong mỗi băng tần có thể có nhiều sơ đồ phân kênh khác nhau sử dụng cho các loại dung lượng truyền dẫn khác nhau (như 4Mb/s, 8Mb/s, 34Mb/s, ...) hoặc cho các mục đích khác nhau (như điểm - điểm và điểm - đa điểm).

2.3. Trong mỗi sơ đồ phân kênh:

a) Các số ghi trên sơ đồ chỉ giá trị các tham số đã được minh họa và nêu rõ trong phần 1 của Phụ lục này.

b) Tài liệu tham chiếu: Khuyến nghị phân kênh của ITU hoặc của các tổ chức viễn thông khu vực làm sở cứ cho sơ đồ phân kênh.

c) Quy định:

▪ Mục đích sử dụng: Quy định loại hệ thống được phép sử dụng.

▪ Dung lượng truyền dẫn: Quy định dung lượng tối thiểu được sử dụng nhưng vẫn đảm bảo độ chiếm dụng phổ tần không lớn hơn khoảng cách giữa hai kênh lân cận. Khuyến khích sử dụng các công nghệ mới có hiệu quả sử dụng phổ tần cao hơn.

▪ Công thức tính tần số trung tâm của các kênh tần số áp dụng cho các kênh chính. Tần số trung tâm của các kênh xen kẽ (nếu có) được tính từ các kênh chính này bằng cách lệch đi X/2 (MHz) so với các kênh tần số chính lân cận tương ứng. Chỉ sử dụng kênh xen kẽ khi không thể ấn định kênh chính.

▪ Các hạn chế (hoặc ưu tiên) ấn định: Quy định riêng về điều kiện ấn định và sử dụng các kênh tần số trong sơ đồ phân kênh.

▪ Cự ly truyền dẫn tối thiểu: Khuyến nghị về khoảng cách truyền dẫn nhỏ nhất của một tuyến vi ba sử dụng trong phân kênh tương ứng. Khi ấn định, cấp phép tần số, ưu tiên các tuyến vi ba đáp ứng cự ly truyền dẫn tối thiểu.

d) Bảng tần số trung tâm của các kênh chính (nếu có): Liệt kê toàn bộ giá trị tần số trung tâm của các kênh chính tương ứng được minh họa trên sơ đồ phân kênh và được tính theo công thức trong phần Quy định.

3. Sơ đồ phân kênh cho viba

3.1. Băng tần 1427-1530MHz

a/

Tài liệu tham chiếu:

• Dựa theo khuyến nghị ITU-R F. 1242.

Quy định:

• Mục đích sử dụng: các hệ thống vi ba số điểm - điểm.

• Dung lượng truyền dẫn tối thiểu: 2x2Mb/s.

• Công thức xác định tần số trung tâm của các kênh chính (MHz):

fn = f0 - 47,5 + 4n f0= 1472MHz

fn = f0 +17,5 + 4n n = 1, 2, 3, 4, 5, 6

• Cự ly truyền dẫn tối thiểu: 20km.

b/



Tài liệu tham chiếu:

• Dựa theo phân kênh của thiết bị AWA.

Quy định:

• Mục đích sử dụng: các hệ thống vi ba số điểm - điểm.

• Dung lượng truyền dẫn tối thiểu: 2x2Mb/s.

• Công thức xác định tần số trung tâm của các kênh chính (MHz):

fn = f0 - 49,5 + 4n f0 = 1474MHz

fn' = f0 - 0,5 + 4n n = 1,2, 3,..., 12

• Cự ly truyền dẫn tối thiểu: 20km.



Bảng tần số trung tâm của các kênh chính

Kênh

Tần số thu/ phát (MHz)

Tần số phát/ thu (MHz)

Kênh

Tần số thu/ phát (MHz)

Tần số phát/ thu (MHz)

1

1428,5

1477,5

7

1452,5

1501,5

2

1432,5

1481,5

8

1456,5

1505,5

3

1436,5

1485,5

9

1460,5

1509,5

4

1440,5

1489,5

10

1464,5

1513,5

5

1444,5

1493,5

11

1468,5

1517,5

6

1348,5

1497,5

12

1472,5

1521,5




3.2. Băng tần 1900-2500MHz

3.2.1. Băng tần 1900-2300MHz

Các băng tần 1900-1980MHz và 2110-2170MHz được dành cho hệ thống IMT-2000. Do đó, không nhập mới, không sử dụng các hệ thống vi ba trong các băng tần này.

a/

Tài liệu tham chiếu:

• Dựa theo khuyến nghị ITU-R F.1098-1, Annex1.

Quy định:

• Mục đích sử dụng: vi ba điểm- điểm.

• Dung lượng truyền dẫn tối thiểu: 2x8Mbit/s.

• Công thức xác định tần số trung tâm của các kênh chính (MHz):

fn = f0 - 130,5 + 14n f0 = 2155 MHz

f’n = f0 + 44,5 + 14n n = 1, 2, 3, 4, 5

• Ưu tiên ấn định các kênh tần số có số thứ tự 1, 4, 5 (đối với phân kênh chính) và 3, 4 (đối với phân kênh xen kẽ).

• Cự ly truyền dẫn tối thiểu: 20km.

b/

Tài liệu tham chiếu:

• Dựa theo khuyến nghị ITU-R F. 1098-1, Annexl.

Quy định:

• Mục đích sử dụng: vi ba số điểm - điểm.

• Dung lượng truyền dẫn tối thiểu: 8 Mbits.

• Công thức xác định tần số trung tâm của các kênh chính (MHz):

fn = f0 - 123,5 + 7n f0 = 2155MHz

fn' = f0 + 51,5 + 7n n = 1,2,3, ...,10

• Ưu tiên ấn định các kênh tần số có số thứ tự 1, 5, 6, 7, 8, 9, 10 (đối với phân kênh chính) và 1, 3, 5, 6, 7, 8, 9 (đối với phân kênh xen kẽ).

• Cự ly truyền dẫn tối thiểu: 20km.

c/




Tài liệu tham chiếu:

• Dựa theo khuyến nghị ITU-R F.1098-1, Annex1.

Quy định:

• Mục đích sử dụng: vi ba điểm-điểm.

• Dung lượng truyền dẫn tối thiểu: 2x2Mbit/s.

• Công thức xác định tần số trung tâm của các kênh chính (MHz):

fn = f0 - 120 + 3,5n f0 = 2155MHz

f’n = f0 + 55 + 3,5n n = 1, 2, 3,…., 20

• Ưu tiên ấn định các kênh tần số có số thứ tự 1, 2, 3, 5, 6, 7,10,...,19 (đối với phân kênh chính) và 1, 2, 4, 5, 6, 7, 9, 10,...,19 (đối với phân kênh xen kẽ).

• Cự ly truyền dẫn tối thiểu: 20km.



Bảng tần số trung tâm của các kênh chính

Kênh

Tần số thu/ phát (MHz)

Tần số phát/ thu (MHz)

Kênh

Tần số thu/ phát (MHz)

Tần số phát/ thu (MHz)

1

2038,5

2213,5

11

2073,5

2248,5

2

2042

2217

12

2077

2252

3

2045,5

2220,5

13

2080,5

2255,5

4

2049

2224

14

2084

2259

5

2052,5

2227,5

15

2087,5

2262,5

6

2056

2231

16

2091

2266

7

2059,5

2234,5

17

2094,5

2269,5

8

2063

2238

18

2098

2273

9

2066,5

2241,5

19

2101,5

2276,5

10

2070

2245

20

2105

2280




3.2.2. Băng tần 2300-2500MHz

Băng tần 2300 - 2400 MHz được dành cho hệ thống IMT. Do đó, các phân kênh trong đoạn băng tần này đã được xóa bỏ. Không nhập mới, không triển khai thêm các hệ thống viba trong băng tần này để sử dụng tại Việt Nam.

Băng tần 2400-2483,5MHz được ưu tiên sử dụng cho các hệ thống vô tuyến công suất cao sử dụng kỹ thuật trải phổ.

3.3. Băng tần 3800-4200MHz

a/

Tài liệu tham chiếu:

• Dựa theo khuyến nghị ITU-R F.382-6.

Quy định:

• Mục đích sử dụng: vi ba điểm - điểm.

• Dung lượng truyền dẫn tối thiểu: 2x34Mb/s.

• Công thức tính tần số trung tâm của kênh tần số vô tuyến (MHz):

fn = fo - 237 + 58n f0 = 4003,5MHz

f’n = fo - 24 + 58n n = 1, 2, 3

• Cự ly truyền dẫn tối thiểu: 20km.

b/

Tài liệu tham chiếu:

• Dựa theo khuyến nghị ITU-R F.382-6.

Quy định:

• Mục đích sử dụng: vi ba điểm - điểm.

• Dung lượng truyền dẫn tối thiểu: 34Mb/s.

• Công thức tính tần số trung tâm của các kênh tần chính (MHz):

fn = fo - 208 + 29n fo = 4003,5MHz

f'n = fo + 5 + 29n n = 1, 2, 3, 4, 5

• Cự ly truyền dẫn tối thiểu: 20km.

3.4. Băng tần 4400-5000MHz

a/

Tài liệu tham chiếu:

• Dựa theo khuyến nghị ITU-R F. 1099-4, Annex 1.

Quy định:

• Mục đích sử dụng: vi ba số điểm - điểm.

• Dung lượng truyền dẫn tối thiểu: 140Mb/s và 155Mb/s.

• Công thức tính tần số trung tâm của các kênh tần số vô tuyến (MHz):

fn = fo - 310 + 40n fo = 4700MHz

f'n = fo - 10 + 40n n = 1,2,3,4,5,6,7.

• Ưu tiên ấn định các kênh tần số có thứ tự 1,2,3,4,5.

• Cự ly truyền dẫn tối thiểu: 20km.

b/

Tài liệu tham chiếu:

• Dựa theo khuyến nghị ITU-R M.1826, Annex 2 (2007).

Quy định:

• Mục đích sử dụng: Hệ thống thông tin phục vụ an ninh công cộng và phòng chống thiên tai (hệ thống thông tin PPDR).

• Công thức tính tần số trung tâm của các kênh chính (MHz):

fn = fo + 5(n-1) fo = 4942,5MHz; n = 1,2,...,10

• Trường hợp có nhu cầu sử dụng các tuyến thông tin có dung lượng lớn hơn, có thể sử dụng ghép hai kênh 5MHz liền kề thành một kênh 10MHz hoặc bốn kênh 5MHz liền kề thành một kênh 20MHz với tần số trung tâm của các kênh 10MHz và 20MHz quy định tại bảng dưới đây.


Bảng tần số trung tâm các kênh chính

Kênh

Phân kênh 5MHz

Phân kênh 10MHz

Phân kênh 20MHz

1

4 942,5







2




4 945,0




3

4 947,5







4




4 950,0

4 950,0

5

4 952,5







6




4 955,0

4 955,0

7

4 957,5







8




4 960,0

4 960,0

9

4 962,5







10




4 965,0

4 965,0

11

4 967,5







12




4 970,0

4 970,0

13

4 972,5







14




4 975,0

4 975,0

15

4 977,5







16




4 980,0

4 980,0

17

4 982,5







18




4 985,0




19

4 987,5







3.5. Băng tần 5725-5850 MHz

a/

Quy định:

• Mục đích sử dụng: Hệ thống viba điểm-điểm hoặc điểm-đa điểm công suất cao sử dụng kỹ thuật trải phổ (sau đây gọi tắt là hệ thống viba trải phổ)

• Công thức xác định tần số trung tâm kênh chính: fn = 5745 + 20(n-1) ; n = 1,2,3,4

• Trường hợp cần sử dụng tuyến viba có dung lượng lớn hơn, có thể ghép hai kênh liền kề 20 MHz với tần số trung tâm là tần số nằm chính giữa tần số trung tâm của hai kênh liền kề.

• Băng tần 5725 - 5850 MHz cũng được dành cho các ứng dụng Công nghiệp, Khoa học và Y tế (ISM). Do đó, các hệ thống vô tuyến phải chấp nhận nhiễu có hại do các ứng dụng này có thể gây ra.

• Hạn chế ấn định: Băng tần 5725-5850 MHz được giới hạn để triển khai hệ thống truy nhập vô tuyến. Các hệ thống viba trải phổ không được gây nhiễu có hại và bảo vệ khỏi nhiễu có hại từ các hệ thống truy nhập vô tuyến hoạt động tại băng tần trên.

• Cự ly truyền dẫn tối thiểu: 20km.

b/

Quy định:

• Mục đích sử dụng: Hệ thống viba điểm-điểm hoặc điểm-đa điểm công suất cao sử dụng kỹ thuật trải phổ (sau đây gọi tắt là hệ thống viba trải phổ).



tải về 1.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương