Trong các cơn điển hình, có biểu hiện ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần



tải về 1.76 Mb.
trang3/15
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích1.76 Mb.
#38532
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

1.3.3. Hóa liệu pháp

1.3.3.1. Đặc điểm chung

Cần phải nhìn nhận rối loạn cảm xúc là bệnh mãn tính cần phải được điều trị một thời gian dài. Mục tiêu của điều trị trầm cảm là làm thuyên giảm bệnh, được định nghĩa như là sự lắng xuống của triệu chứng trầm cảm [68], vì trầm cảm là rối lọan tâm thần hay tái phát, các nhà lâm sàng thừa nhận rằng tái phát là khi ta điều trị thành công bệnh trầm cảm bằng thuốc và ta không tiếp tục điều trị nữa [56].

Tất cả các tác giả đều cho rằng điều trị rối loạn trầm cảm cần phải kết hợp cả hai liệu pháp sinh học và tâm lý.

Đa số các rối loạn trầm cảm được điều trị khỏi, khoảng 55% trầm cảm nặng đáp ứng với thuốc trong lần điều trị đầu tiên [55]. Tuy nhiên vẫn còn 25% trường hợp không đáp ứng điều trị. Nhiều tác giả cho rằng có 25% trường hợp rối loạn trầm cảm không được chẩn đoán và không đáp ứng điều trị.

Đáp ứng điều trị rối loạn trầm cảm phụ thuộc vào:

+ Xác định và được điều trị sớm.

+ Sự hợp tác của bệnh nhân.

+ Độ dài thời gian giữa các cơn.

+ Tuổi của bệnh nhân.

+ Lựa chọn và sử dụng liều lượng thuốc chống trầm cảm. Theo hướng dẫn của NICE (the Nationnal Institute for Clinical Excellence), Thuốc chống trầm cảm không nên sử dụng trong lần đầu tiên ở những rối loạn trầm cảm nhẹ, bởi vì tỉ lệ hưởng lợi kém, chỉ được sử dụng ở bệnh nhân trấm cảm mức độ trung bình và nặng nên sử dụng nhóm SSRI [54].

+ Liệu pháp tâm lý phối hợp.



1.3.3.2. Các thuốc chống trầm cảm

* Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng ức chế monoamine ở tiền sinap thần kinh, tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh ở khe sinap. Điều trị kéo dài bằng thuốc chống trầm cảm 3 vòng gây giảm số lượng thụ thể ß-noradrenergic và giảm các chất dẫn truyền thần kinh tại thụ cảm thể 5-HT2, kết quả là tăng chất dẫn truyền thần kinh serotoninergic.

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có sự tác động giống nhau trên tất cả các thụ cảm thể serotoninergic, noradrenergic, dopaminergic, muscarinic, histaminergic. Điều này giải thích vì sao thuốc có tác dụng chống trầm cảm và nhiều tác dụng phụ.

* Thuốc chống trầm cảm ức chế men monoaminoxydaza (IMAO)

+ Thuốc chống trầm cảm IMAO cổ điển là thuốc ức chế không đảo ngược và không biệt định với cả 2 loại monoaminoxydaza A và B.

+ Các thuốc chống trầm cảm này có hiệu quả so sánh được với thuốc chống trầm cảm 3 vòng khi điều trị rối loạn trầm cảm và các rối loạn lo âu khác nhau.

+ Thuốc chống trầm cảm IMAO được sử dụng ít hơn.

+ Nguyên nhân chính là do tác dụng phụ, tạo ra cơn cao huyết áp liên quan tới hấp thụ tyramin trong thức ăn.

+ Một số loại thuốc chính: Izocarboxazid, fenelzin, tranylcypromin…



* Thuốc chống trầm cảm 4 vòng

Thuốc này được các tác giả gọi là thuốc chống trầm cảm chung thứ 2.

Tác dụng phụ đặc biệt là tác dụng phụ trên tim, anticholinergic….

Các thuốc chống trầm cảm đa vòng thường dùng: Maprotyline, mianserin.

* Thuốc chống trầm cảm ức chế biệt định thụ thể Serotonin (SSRI)

Là thuốc chống trầm cảm mới tác động biệt định lên một hệ dẫn truyền serotoninergic.

+ Ưu điểm:

. Hiệu quả chống trầm cảm ngang với thuốc chống trầm cảm 3 vòng, không có tác dụng phụ như thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc IMAO.

. An toàn hơn trong trường hợp quá liều và dung nạp tốt hơn.

+ Các thuốc ức chế chọn lọc trên thụ cảm thể serotonin phổ biên nhất là: Fluoxetin, fluvoxamin, paroxetin (deroxat), sertralin ,Cytalopram….



1.3.4. Một số phương pháp điều trị chống trầm cảm khác

1.3.4.1. Liệu pháp Shock điện

Sau khi shock điện có thay đổi các chất thần kinh trung gian. Liệu pháp này chỉ dùng trong các trường hợp trầm cảm nặng kết hợp hành vi chống đối ăn hay có hành vi tự sát hoặc một số trường hợp kháng trị.



1.3.4.2. Liệu pháp ánh sáng

Trên cơ sở người ta nhận thấy rằng có các trường hợp trầm cảm theo mùa. Đây là các trường hợp trầm cảm xảy ra vào mùa đông ở các nước châu Âu, lúc ánh sáng mặt trời rất ít và người ta nhận thấy vai trò của melamin trong trầm cảm, từ đó người ta áp dụng liệu pháp ánh sáng để điều trị bệnh nhân trầm cảm.



Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Số lượng đối tượng

Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 60 bệnh nhân trầm cảm điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh bệnh viện Tâm Thần thành phố Đà Nẵng và được chia thành 02 nhóm nghiên cứu:

+ Nhóm can thiệp: 30 bệnh nhân trầm cảm, các bệnh nhân này được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm kết hợp với liệu pháp kích hoạt hành vi.

+ Nhóm chứng: 30 bệnh nhân trầm cảm, các bệnh nhân này được điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm



2.1.2. Địa điểm nghiên cứu và số lượng đối tượng

Nghiên cứu này được thực hiện tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà Nẵng.

Vài nét về bệnh viện tâm thần thành phố Đà nẵng

Bệnh viện tâm thần thành phố Đà nẵng được thành lập từ năm 1977, từ một trại nuôi dưỡng người tâm thần lang thang và những người không nơi nương tựa, cơ sở vật chất thì sử dụng lại cơ sở bệnh viện nhi đồng chế độ cũ, với hệ thống các dãy nhà trệt cũ nát, qua nhiều lần cải tạo có tính chất chắp vá tạm bợ để sử dụng cho bệnh nhân ở và phục vụ công tác khám chữa bệnh.

Những năm gần đây được sự quan tâm của nhà nước, thành phố, ngành y tế và sự giúp đở của các tổ chức phi chính phủ, bệnh viện được xây mới lại gần như hoàn toàn với cơ sở vật chất khang trang hơn hòa cùng sự phát triển của thành phố trực thuộc trung ương.

Bệnh viện hiện tại có 180 giường, có tổng số 11 khoa phòng trong đó có 5 khoa lâm sàng, một khoa khám bệnh, một khoa dược, khoa dinh dưỡng, khoa chống nhiễm khuẩn và 2 phòng ban chức năng.

Tổng số biên chế 186 nhân viên trong đó có 27 bác sĩ, 75 điều dưỡng, 4 cử nhân tâm lý và một số nhân viên phòng ban chức năng khác.

Bệnh viện tâm thần thành phố Đà nẵng có chức năng điều trị tất cả các rối loạn tâm thần, quản lý 2 loại bệnh là Động kinh và Tâm thần phân liệt (thuộc chương trình mục tiêu quốc gia) cho nhân dân toàn thành phố và là cơ sở điều trị bắt buộc cho bệnh nhân mắc các rối loạn tâm thần gây án thuộc 14 tỉnh thành Miền trung và Tây nguyên.

Trước đây bệnh viện chủ yếu tiếp nhận điều trị 2 dạng bệnh chính là Tâm thần phân liệt và Động kinh, nhưng hiện nay có rất nhiều dạng bệnh khác đến khám và điều trị như: Các rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn trầm cảm, các chứng đau đầu, cai nghiện rượu, ma túy, bệnh nhân điều trị bắt buộc, và các dạng bệnh tâm thần nhi khác như: Tự kỷ, tăng động giảm chú ý…và là nơi được nhân dân trong thành phố Đà nẵng và khu vực miền Trung tin cậy.

Bệnh nhân mắc rối loạn trầm cảm trong những năm gần đây đến khám, điều trị ngày càng nhiều tại phòng khám của bệnh viện và đã đạt nhiều kết quả khả quan nhưng chủ yếu là điều trị bằng hóa dược, chỉ một số ít bệnh nhân trầm cảm gần đây có kết hợp với liệu pháp kích hoạt hành vi.



2.1.3. Tiêu chuẩn chọn đối tượng

2.1.3.1. Được chẩn đoán trầm cảm theo tiêu chuẩn của ICD-10

* Ba triệụ chứng cơ bản:

+ Khí sắc trầm

+ Mất quan tâm thích thú

+ Giảm sinh lực, dễ mệt mỏi dù chỉ sau một cố gắng nhỏ.

* Bảy triệu chứng phổ biến:

+ Giảm sút tập trung chú ý.

+ Giảm sút tính tự trọng và lòng tin.

+ Có ý tưởng bị tội không xứng đáng.

+ Nhìn vào tương lai bi quan ảm đạm.

+ Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát.

+ Rối loạn giấc ngủ.

+ Ăn mất ngon, sút cân.

* Nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán:

+ Có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng cơ bản rõ rệt hoặc từ 4 triệu chứng phổ biến trở lên trong 7 triệu chứng nêu trên.

+ Các triệu chứng này kéo dài ít nhất 2 tuần.



2.1.3.2. Tiêu chuẩn khác

+ Tất cả bệnh nhân trong độ tuổi từ 18- 65

+ Có khả năng đọc viết.

+ Mắc bệnh trầm cảm lần đầu.



2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ

+ Có biểu hiện loạn thần.

+ Các bệnh cơ thể nặng nề

+ Rối loạn nhận thức

+ Có hạn chế về thính lực, thị lực.

+ Nghiện chất.

2.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CAN THIỆP

2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị

Tập huấn cho nhóm thực hiện liệu pháp Kích hoạt hành vi tại bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, gồm 7 bác sĩ chuyên khoa I, chuyên ngành tâm thần.

Chọn 1 bác sĩ không tập huấn liệu pháp kích hoạt hành vi để đánh giá kết quả chung cả 2 nhóm.

Tiến hành làm bệnh án cho một số bệnh nhân đã được sàng lọc dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán trên.

Tổng kết quá trình trên, đánh giá và rút kinh nghiệm.
2.2.2. Quy trình điều trị ở nhóm nghiên cứu

2.2.2.1. Các bước tiến hành điều trị

+ Sàng lọc: Tất cả các bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện sau khi được chẩn đoán rối loạn trầm cảm đều được sàng lọc trầm cảm bằng bảng PHQ- 9..Nếu PHQ- 9 trên 14 điểm, bệnh nhân sẽ gặp Bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân sẽ được giải thích về chương trình và thuyết phục bệnh nhân tham gia điều trị. Nếu bệnh nhân tự nguyện tham gia điều trị, chúng tôi tiến hành các bước sau:

+ Lập hồ sơ đánh giá ban đầu, làm bệnh án: để chẩn đoán xác định và để xác định các yếu tố loại trừ.

+ Tiến hành đồng thời vừa điều trị bằng thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân vừa tiến hành trị liệu với liệu pháp kích hoạt hành vi. Trên bệnh nhân ở nhóm này trước tiên ta cần làm:

. Giới thiệu liệu pháp kích hoạt hành vi cho bệnh nhân.

. Thực hiện các buổi điều trị liệu pháp kích hoạt hành vi.

. Đồng thời ta cho thuốc chống trầm cảm theo liệu trình 15 ngày tái khám 1 lần.

. Sau khi hoàn thành đợt điều trị, đánh giá lại bệnh nhân.



2.2.2.2. Các bước can thiệp của liệu pháp kích hoạt hành vi

+ Dập tắt: Trong liệu pháp người ta sử dụng việc phân tích các củng cố dương tính và củng cố âm tính trong việc duy trì hoặc tăng cường hành vi trầm cảm. Với việc phân tích này người ta tìm ra cách để làm mất đi các hành vi trốn tránh mà đó là thành phần chủ yếu để duy trì bệnh trầm cảm. Trên cơ sở phân tích này, nhà trị liệu có thể thay thế một hành vi khác để dập tắt hành vi trốn tránh đó.

+ Làm mờ dần: Sau một thời gian được sự giúp đỡ của nhà trị liệu, bệnh nhân đạt đến hành vi mong muốn, lúc này nhà trị liệu nên giảm dần sự hổ trợ. Có nghĩa là sự hướng dẫn của nhà trị liệu sẽ mờ dần.

+ Định hướng hành vi: Có nghĩa là nhà trị liệu định hướng cho bệnh nhân để đạt đến hành vi mong đợi. Các hành vi mong đợi có thể đạt được bằng cách chia nhỏ hành vi đó và sắp xếp theo thứ bậc từ dể đến khó. Từ đó để tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân khi thực hiện hành vi.



2.2.2.3. Số lượng buổi điều trị liệu pháp hành vi

Trong chương trình có 4 buổi và nội dung chính các buổi trị liệu như sau:

Buổi 1:

+ Thực hiện các hoạt động có ích để cải thiện tâm trạng của bạn

+ Mục đích:

. Có cái nhìn tổng quát về liệu pháp kích hoạt hành vi.

. Hiểu được mối quan hệ giữa hoạt động và tâm trạng của
bệnh nhân.

. Hiểu được tại sao bị trầm cảm bệnh nhân không thực hiện được các hoạt động mà thường thích thú.

. Xác định các hoạt động bênh nhân thích thú trong quá khứ.

. Chọn một hoạt động mà bạn có thể thực hiện được.

+ Dàn bài:

1. Thông báo

2. Tổng quan về liệu pháp kích hoạt hành vi.

3. Bạn cảm thấy thế nào?

4. Chủ đề mới:

A. Trầm cảm ảnh hưởng đến việc thực hành như thế nào.

B. Mối quan hệ giữa hoạt động và tâm trạng của bạn.

C. Các hoạt động mà bạn thích.

5. Phản hồi

6. Ôn lại

7. Thực hành.

8. Kế hoạch tiếp theo.



Buổi 2:

+ Thực hiện các hoạt động mới

+ Mục đích:

. Tìm cách để thực hiện các hoạt động ngay khi bệnh nhân không thích các hoạt động đó.

. Đưa ra một số lý do tại sao bạn có thể thích hoạt động đó.

. Bệnh nhân cam kết thực hiện một hoạt động mới.

+ Dàn bài:

1. Ôn bài

2. Chủ đề mới: Tiến hành các hoạt động mới:

A. Mối liên hệ giữa các hoạt động và tâm trạng.

B. Quay lại trầm cảm trong quá khứ: Tiến hành các hoạt động thậm chí khi anh/chị không thích.

C. Làm thế nào để có những ý tưởng cho hoạt động.

D. Nghĩ về những hoạt động mà anh/chị có thể làm.

E. Nhiều ý tưởng hơn cho các hoạt động có lợi cho sức khỏe.

3. Phản hồi

4. Ôn lại

5. Thực hành.

6. Kế hoạch tiếp theo.



Buổi 3:

+ Vượt qua trở ngại để thực hiện các hoạt động có lợi cho sức khỏe.

+ Mục đích:

. Xác định các chướng ngại có thể gặp khi bệnh nhân bắt đầu thực hiện các hoạt động có lợi cho sức khỏe.

. Học cách làm thế nào để vượt qua các chướng ngại.

. Học cách làm thế nào để tạo cân bằng trong cuộc sống với rất nhiều hoạt động khác nhau.

+ Dàn bài:

4. Anh/ chị đã cảm thấy thế nào?

5. Ôn bài

6. Chủ đề mới: Vượt qua trở ngại.

E. Giải quyết khó khăn.

F. Tạo bước đi riêng cho anh/chị

G. Cân bằng các hoạt động của anh/chị.

H. Tiên đoán sự thích thú của hoạt động

4. Phản hồi

5. Ôn lại

6. Thực hành.

7. Kế hoạch tiếp theo.



Buổi 4:

+ Tiến hành các hoạt động có lợi cho sức khỏe để định dạng tương lai của anh/ chị

+ Mục đích:

. Xác định khả năng vượt qua trầm cảm của bệnh nhân.

. Vượt qua các tình huống nguy cơ cao trong trầm cảm.

. Xác định và phấn đấu đạt được các mục tiêu lâu dài trong cuộc sống.

+ Dàn bài:

4. Anh/ chị cảm thấy thế nào.

5. Ôn bài

6. Chủ đề mới: Thực hiện các hoạt động để định hình tương lai của anh/chị.

E. Tự tin vượt qua trầm cảm.

F. Vượt qua các tình huống nguy cơ cao.

G. Những ước mơ của anh chị cho tương lai là gì?

H. Các bước đi để thực hiện ước mơ.

4. Phản hồi

5. Ôn lại

6. Thực hành.

7. Kế hoạch tiếp theo.

Thời gian mỗi buổi điều trị bằng liệu pháp kích hoạt hành vi khoảng 45- 60 phút.

2.2.3. Quy trình điều trị tại nhóm đối chứng

+ Sàng lọc: Tất cả các bệnh nhân đến khám bệnh sau khi được chẩn đoán rối loạn trầm cảm đều được sàng lọc trầm cảm bằng bảng PHQ- 9..Nếu PHQ- 9 trên 14 điểm, bệnh nhân sẽ gặp Bác sĩ chuyên khoa tâm thần và cũng được giải thích về chương trình và thuyết phục bệnh nhân tham gia điều trị. Nếu bệnh nhân tự nguyện tham gia điều trị, chúng tôi tiến hành các bước sau:

+ Lập hồ sơ đánh giá ban đầu, làm bệnh án: để chẩn đoán xác định và để xác định các yếu tố loại trừ.

+ Chỉ điều trị bằng thuốc chống trầm cảm.

. Tất cả 2 nhóm bệnh nhân này chúng tôi đều điều trị bằng một trong 4 loại thuốc chống trầm cảm: Fluoxetin, Amitriptylin, Mirtazapin và Paroxetin.

. Thời gian điều trị 4 tuần, tương ứng thời gian tối thiểu khi làm liệu pháp kích hoạt hành vi.

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Thời gian lấy mẫu và phân nhóm nghiên cứu

2.3.1.1. Thời gian lấy mẫu

Từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011.



2.3.1.2. Phân nhóm nghiên cứu

+ Các bệnh nhân đến khám bệnh tại phòng khám bệnh viện Tâm thần Thành phố Đà Nẵng và được các bác sĩ chẩn đoán trầm cảm.

+ Các bệnh nhân được giải thích về việc tham gia chương trình nghiên cứu. Nếu bệnh nhân đồng ý, bệnh nhân được ghi vào danh sách tham gia chương trình

+ Các bệnh nhân được chỉ định theo phân vào hai nhóm dựa vào số thứ tự vào chương trình.

+ Số lẻ vào nhóm sử dụng thuốc đơn thuần, số chẳn phân vào nhóm kết hợp thuốc và liệu pháp kích hoạt hành vi.

2.3.2. Thiết kế nghiên cứu

+ Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu (prospective study), phân tích từng trường hợp.

+ Theo dõi cắt ngang và tiến cứu: phân tích các triệu chứng lâm sàng của từng bệnh nhân nghiên cứu tương ứng với thời gian 2 lần diễn biến quá trình điều trị của 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

2.3.3. Công cụ chẩn đoán và đánh giá các triệu chứng lâm sàng

+ Bệnh án nghiên cứu chi tiết đáp ứng với mục tiêu nghiên cứu.

+ Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10, về các rối loạn tâm thần và hành vi năm 1992 (ICD-10).

+ Thang đánh giá trầm cảm PHQ-9.

2.3.3.1. Bảng đánh giá bệnh nhân trầm cảm PHQ - 9

Được xây dựng bởi Robert L. Spitzer, Janet B.W. Williams, Kurt Kroenke. Đây là thang đánh giá trầm cảm gồm 9 câu hỏi. Nó là công cụ có giá trị giúp cho thầy thuốc trong chẩn đoán trầm cảm và theo dõi tiến trình điều trị. 9 câu hỏi của PHQ- 9 dựa vào 9 tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm của DSM- IV. Các câu hỏi đề cập đến các biểu hiện trầm cảm xảy ra thường xuyên ở mức độ nào trong hai tuần qua: không bao giờ- vài ngày- hơn một nửa số ngày- gần như mọi ngày [74].

Người ta sử dụng Thang đánh giá PHQ-9 với các much đích sau:

+ Để sàng lọc trầm cảm tại cộng đồng

+ Theo dõi tiến triển biểu hiện trầm cảm.

+ Để bệnh nhân tự nhận thức tình trạng của bản thân.



Mức độ trầm cảm dựa theo thang điểm PHQ_9

Điểm

Chẩn đoán tạm thời

5-9

Không mắc trầm cảm

10-14

Trầm cảm điển hình mức độ nhẹ

15-19

Trầm cảm điển hình mức độ trung bình

>20

Trầm cảm điển hình mức độ nặng


2.3.3.2. Bảng câu hỏi đánh giá lo âu lan tỏa

Đây là bảng câu hỏi đánh giá rối loạn lo âu lan tỏa, nó gồm 7 câu. Mỗi câu được ghi điểm từ 0-3 với các mức độ sau: không có ngày nào, vài ngày, hơn một nửa số ngày, và hầu như mọi ngày. Điểm 5,10 và 15 là điểm chia mức độ nhẹ, vừa và nặng. Độ nhạy và đặc hiệu của bảng câu hỏi này là 89% và 82%.

Các mức độ lo âu lan tỏa


Điểm

Chẩn đoán

5-9

Lo âu mức độ nhẹ

10-14

Lo âu mức độ trung bình

15-21

Lo âu mức độ nặng


2.3.3.3. Thang đánh giá BADS-SF

Năm 2007 Kanter, Mulick, Busch, Berlin và Martell đã đưa ra thành đánh giá kích hoạt hành vi cho bệnh nhân trầm cảm ( behavioral activation for depression scale: BADS). Trong phiên bảng đầu tiên nó có 55 câu, sau đó giảm xuống 33 câu và cuối cùng còn 25 câu. Đo các lãnh vực sau: Kích hoạt, trốn tránh/nghiền ngẫm, suy giảm công việc/học tập và suy giảm xã hội. Nhưng sau đó người ta phát triển một phiên bản rút gọn gọi là BADS-SF gồm 9 câu. Các câu hỏi đề cập đến trạng thái của đối tượng trong tuần qua gồm cả hôm nay. Đối tượng chọn: Không, Rất ít, Ít, Vừa phải, Nhiều, Rất nhiều, Lúc nào cũng thế với các mức độ từ 0-5 và chia làm 3 lãnh vực: kích hoạt cục bộ (focus activation: FA), kích hoạt chung (general activation :GA) và hành vi trốn tránh (Avoid: AV)



2.3.4. Tiến hành điều tra và phương pháp xử lý số liệu

2.3.4.1. Tiến hành điều tra

Chúng tôi thu thập dữ liệu tại ba thời điểm:

+ T0: ngay trước khi điều trị:

* PHQ- 9 lần thứ nhất

+ T1: Sau lần gặp đầu tiên 2 tuần :

* PHQ- 9 lần thứ hai.

+ T2 : Sau lần gặp đầu tiên 4 tuần.

* PHQ-9 lần thứ ba.



2.3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

+ Các số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê


SPSS 15.0.

+ Tiến hành phân tích thống kê mô tả, tính tần suất của các biểu hiện, so sánh các giá trị trung bình tại các thời điểm, so sánh các giá trị trung bình của 2 nhóm độc lập, tính giá trị P để xác định ý nghĩa thống kê của sự khác biệt.

+ Đánh giá mối tương quan của các yếu tố trong nghiên cứu.

2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

+ Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên cứu không cần phải giải thích lý do.

+ Các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được đảm bảo giữ


bí mật.

+ Đây là nghiên cứu mô tả, có can thiệp nên mọi chỉ định dùng thuốc đều được người nghiên cứu và bác sỹ điều trị thống nhất quyết định theo tình trạng của người bệnh.


Chương 3


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Sự phân bố các đối tượng theo giới

Bảng 3.1. Phân bố các đối tượng theo giới



Nhóm

Nam

Nữ

Tổng số

n

%

n

%

Nhóm can thiệp

12

40,00

18

60,00

30

Nhóm chứng

14

46,66

16

55,34

30

Tổng số

26

43,33

34

56,67

60

P = 0,60

+ Tỷ lệ trầm cảm của nam/ nữ là 13/17.

+ Ta nhận thấy qua 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng tỉ lệ bệnh nhân nữ đều cao hơn bênh nhân nam,

+ Ở nhóm chứng tỉ lệ bệnh nhân nữ giới thấp hơn nhóm nghiên cứu chiếm 55,34% và nhóm can thiệp là 60%.



3.1.2. Đặc điểm về tuổi của các đối tượng

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng theo tuổ của đối tượng nghiên cứu






Nhóm

n

Tuổi trung bình

Độ lệch chuẩn

Tuổi

Nhóm can thiệp

30

37,06

12,94

Nhóm chứng

30

39,10

14,61

P=0,56

+ Tuổi trung bình của nhóm chứng cao hơn nhóm can thiệp (39,10- 37,06).

+ Độ lệch chuẩn của nhóm chứng cao hơn nhóm can thiệp (14,61 – 12,94).

3.1.3. Tình trạng hôn nhân của các đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3. Phân bố đối tượng theo hôn nhân



Nhóm

Hôn nhân

Nhóm can thiệp

Nhóm chứng

Tổng cộng

n

%

n

%

n

%

Độc thân

11

33,33

8

36,66

19

31,67

Kết hôn

16

56,66

22

73,33

38

63,33

Khác

3

10,00

0

0,00

3

05,00

P=0,11

+ Tỷ lệ bệnh nhân kết hôn cao nhất 63,33%.

+ Tỷ lệ kết hôn ở nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng (56,66%- 73,33%)

3.1.4. Trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.4. Phân bố theo trình độ học vấn






Nhóm can thiệp

Nhóm chứng

Tổng cộng

n

%

n

%

n

%

Sơ học

2

6

3

10

5

8,33

THCS

8

26,66

7

23,37

15

25

THPT

14

46,67

10

33,33

24

40

Đại học, cao đẳng

6

20

10

33,33

16

26,67

P=0,586

+ Trong mẫu nghiên cứu ta thấy trình độ học vấn cấp THPT chiếm tỷ lệ cao nhất 40% và thấp nhất là sơ học 8,33%

+ Ở cả 2 nhóm tỷ lệ bệnh nhân có trình độ văn hóa cấp PTTH đều cao nhất, nhưng ở nhóm can thiệp có tỷ lệ cao hơn (46,66% và 33,33%)

+ Tỷ lệ bệnh nhân học cơ sở đều thấp nhất ở cả hai nhóm (can thiệp: 6% và chứng 10%).



3.1.5. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.5. Phân bố các đối tượng theo nghề nghiệp






Nhóm can thiệp

Nhóm chứng

Tổng cộng

n

%

n

%

n

%

LĐ tay chân

20

66,66

18

60,00

38

63,33

Lao động trí óc

10

33,34

12

40,00

22

36,67

P=0,59

+ Tỷ lệ bệnh nhân lao động chân tay cao hơn lao động trí óc (63,33-36,67%)

+ Tỷ lệ lao động chân tay ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng (66,67%-60%).

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU



3.2.1. Các triệu chứng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.6. Các triệu chứng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu



Nhóm
Tr. Chứng

Nhóm

can thiệp

Nhóm

chứng

Tổng cộng

n

%

n

%

n

%

Buồn và trống rỗng

27

90,00

30

100,00

57

95,00

Mất hứng thú

26

86,66

29

96,66

55

91,67

Tập trung kém

28

93,33

30

100,00

58

96,75

Thiếu năng lượng

28

93,33

28

93,33

56

93,33

Cảm thấy không có giá trị, tội lỗi

14

46,66

25

83,33

39

60,00

Có ý tưởng tự sát

4

13,33

18

60,00

22

36,67

Có vấn đề giấc ngủ

28

93,33

30

100,00

58

96,75

Thay đổi sự ngon miệng

21

70,00

27

90,00

48

80,00

Cơ thể bức rứt hoặc chậm chạp

17

56,66

26

86,66

43

71,50

Vô vọng, tương lai ảm đạm

6

20,00

10

33,33

16

16,65

Qua bảng trên ta nhận thấy rằng các triệu chứng hay gặp của trấm cảm ở cả 2 nhóm như buồn và trống rỗng, (90% và 100%), mất hứng thú, (86,66% và 96,66%) tập trung kém, (93,33% và 100%), thiếu năng lượng, (93,33% và 93,33%), cảm thấy không có giá trị, (46,66% và 83,33%), ý tưởng tự sát, (13,33% và 30%), có vấn đề giấc ngủ, (93,33% và 100%), thay đổi sự ngon miệng, (70% và 90%), cơ thể bứt rứt hoặc chậm chạp, (56,66% và 86,66%), vô vọng, tương lai ảm đạm, (20% và 33,33%).

3.2.2. Các triệu chứng trầm cảm gây khó chịu ở cả hai nhóm

Bảng 3.7. Tỷ lệ các triệu chứng trầm cảm gây khó chịu ở cả hai nhóm



Nhóm
Tr.Chứng

Nhóm

can thiệp

Nhóm

chứng

Tổng cộng

n

%

n

%

n

%

Buồn và trống rỗng

10

33,3

7

23,33

17

28,33

Mất hứng thú

9

30

12

40,00

21

35,00

Tập trung kém

2

6,66

9

30,00

11

18,33

Thiếu năng lượng

1

3,33

0

0,00

1

1,61

Cảm thấy không có giá trị, tội lỗi

0

0,00

1

3,33

1

1,61

Có ý tưởng tự sát

1

3,33

2

6,66

3

5,00

Có vấn đề giấc ngủ

26

93,33

22

73,33

48

80,00

Thay đổi sự ngon miệng

2

6,66

0

0,00

2

3,33

Cơ thể bức rứt hoặc chậm chạp

0

0.00

1

3,33

1

1,61

Vô vọng, tương lai ảm đạm

0

0,00

1

3,33

1

1,61

Các triệu chứng gây phiền toái cho bệnh nhân hay gặp nhất như: Có vấn đề về giấc ngủ, (86,66% và 73,33%), buồn và trống rỗng,(33,33% và 23,33%), mất hứng thú,(30% và 40%).



3.2.3. Điểm PHQ-9 trung bình lần thứ nhất của hai nhóm

Bảng 3.8. Điểm PHQ-9 trung bình lần thứ nhất của hai nhóm






Nhóm can thiệp

Nhóm chứng

n

30

30

Giá trị trung bình

18,56

17,70

Độ lệch chuẩn

3,37

3,13

P=0,30

+ Điểm PHQ-9 trung bình lần thứ nhất của nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng (18, 56- 17,7)



Biểu đồ 3.1. Điểm PHQ-9 trung bình lần thứ nhất của hai nhóm



Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương