Trong các cơn điển hình, có biểu hiện ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần


Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị



tải về 1.76 Mb.
trang7/15
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích1.76 Mb.
#38532
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15

4.3.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị

4.3.2.1. Mối tương quan giữa tuổi và sự thay đổi điểm PHQ-9 trước khi điều trị đến sau khi điều trị của tất cả đối tượng hai nhóm

Bằng cách tìm mối tương quan giữa điểm PHQ-9 với tuổi của bệnh nhân trong hai nhóm, chúng tôi nhận thấy không có sự tương quan vì hệ số tương quan của cả hai nhóm đều nhỏ hơn 0,2. Tuy nhiên khi nhìn phương trình tương quan, chúng tôi nhận thấy có một sự khác biệt về vấn đề này. Đối với nhóm can thiệp, có sự tương quan của thay đổi điểm PHQ-9 so với sau điều trị và tuổi bệnh nhân có xu hướng tương quan nghịch (hệ số a = - 0,025, trong khi đó đối với nhóm chứng là xu hướng tương quan thuận (hệ số a = 0,015). Điều đó có nghĩa là trong nhóm can thiệp nếu bệnh nhân càng nhiều tuổi, thì đáp ứng với liệu pháp tâm lý càng kém, trong khi đó thì đối với nhóm chứng thì ngược lại.

Aranda, Lee và Wilson báo cáo rằng các triệu chứng trầm cảm của người lớn tuổi, từ 50 đến 95 tuổi, liên quan đáng kể đến thu nhập thấp và chức năng xã hội yếu kém, có nghĩa là họ không có khả năng tham gia các hoạt động trong gia đình và với bạn bè bởi vì họ có sức khỏe thể chất kém và không thỏa mái về tinh thần. Điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện các bài tập trong liệu pháp kích hoạt hành vi.

Một trong những nguyên lý của liệu pháp là “ đừng chỉ nói mà phải làm”, có nghĩa là muốn có kết quả tốt, bệnh nhân phải tham gia vào các hoạt động. Nhưng với cơ thể không khỏe mạnh, điều kiện xã hội bị hạn chế, do đó việc điều trị cho các bệnh nhân trầm cảm lớn tuổi là hạn chế so với nhóm trẻ tuổi. Điều này phù hợp với các kết quả của chúng tôi. Trong nghiên cứu Derek R Hopko, người ta không thấy có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi trong sự thay đổi điểm trầm cảm trước và sau điều trị bằng liệu pháp kích hoạt hành vi và cả nhóm điều trị nâng đỡ [50].



4.3.2.2. Mối tương quan giữa điểm PHQ-9 lần đầu với sự thay đổi điểm PHQ-9 giữa trước và sau điều trị

Trong nhóm chứng, chúng tôi nhận thấy không có mối tương qua giữa thay đổi điểm PHQ-9 lần đầu với thay đổi điểm PHQ-9 trước và sau điều trị. Điều này phù hợp với các chỉ định của các thuốc chống trầm cảm, nó đều có tác dụng đối với các mức độ của trầm cảm. Nhưng trong nhóm can thiệp, chúng tôi nhận thấy hệ số tương quan giữa sự thay đổi điểm PHQ-9 lần đầu với thay đổi điểm PHQ-9 trước và sau điều trị là 0,383. Như vậy điều đó có khả năng, bệnh nhân trầm cảm càng nặng càng có hưởng lợi từ liệu pháp này.

Trong các chỉ định điều trị, có hai cách sử dụng các liệu pháp tâm lý trong điều trị bệnh nhân trầm cảm, đó là sử dụng các liệu pháp tâm lý đơn thuần đối với các bệnh nhân trầm nhẹ và vừa, ngoài ra còn sử dụng liệu pháp tâm lý như điều trị hỗ trợ cho các bệnh nhân trầm cảm nặng và kháng điều trị với thuốc. Với cách nhìn nhận như vậy, thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã thể hiện được vai trò của liệu pháp kích hoạt hành vi trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh nhân trầm cảm nặng.

4.3.2.3. Mối tương quan giữa tuổi và sự thay đổi điểm BADS trước khi điều trị đến sau khi điều trị

Khi xét mối liên hệ giữa tuổi và sự thay đổi điểm BADS-SF với tuổi của bệnh nhân, chúng tôi khẳng định kết luận của phần trên đó là không có mối liên hệ chặt chẽ giữa kết quả điều trị bằng liệu pháp kích hoạt hành vi với lứa tuổi của bệnh nhân. Tuy nhiên chúng có một điều chúng tôi cần chú ý đó là trong phương trình tương quan chúng tôi nhận thấy ở cả hai nhóm hệ số a đều âm, có nghĩa là có khả năng lứa tuổi càng cao thì kết quả của việc tác động lên hành vi càng khó khăn. Điều này phù hợp với tính chất của người lớn tuổi, đó là họ có nhiều khó khăn về vận động cũng như khó khăn về môi trường hoạt động.



4.3.2.4. Mối tương quan giữa điểm PHQ-9 lần đầu với sự thay đổi điểm BADS giữa trước và sau điều trị

Ở bệnh nhân trầm cảm càng cao, thì tình trạng ức chế tâm thần vận động và sự thích thú hoạt động càng ít. Do đó việc động viên để bệnh nhân thực hiện các hoạt động, đặc biệt là thực hiện các bài tập càng khó khăn. Đó là một trở ngại lớn của liệu pháp kích hoạt hành vi. Như phần kết quả trên, các bệnh nhân trầm cảm của chúng tôi hành vi trốn tránh cao bị ảnh hưởng nhiều so với những người bình thường của các nghiên cứu khác (3,83 và 4,16 so với 7,82). Chính vì có nhiều hành vi trốn tránh do đó bệnh nhân rất khó thực hiện các hoạt động trong liệu pháp.



Khi so sánh kết quả sự liên quan giữa thay đổi của điểm PHQ-9 và BADS-SF với điểm PHQ-9 lần đầu, chúng tôi nhận thấy có sự trái ngược. Đối với sự thay đổi điểm PHQ-9, nếu bệnh nhân điểm PHQ-9 lần đầu càng cao, thì sự thay đổi PHQ-9 ở nhóm can thiệp càng cao và nhóm chứng ngược lại, trong khi đó đối với sự thay đổi điểm BADS-SF thì ngược lại. Điều này thể hiện sự khác biệt của hai bảng đánh giá, vì PHQ-9 đánh giá khái quát các biểu hiện của trầm cảm, nhưng BADS-SF lại quan tâm nhiều đến vấn đề hành vi, một mặt của trầm cảm và nó tương đối đặc trưng cho liệu pháp kích hoạt hành vi.

4.3.2.5. Mối tương quan giữa lo âu và trầm cảm

Chúng ta biết rằng trầm cảm và lo âu có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Ở các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi điểm lo âu trung bình của hai nhóm đều lớn hơn 10 (nhóm can thiệp 10,86- nhóm chứng 10,63). Có nghĩa là các bệnh nhân này đều có lo âu ở mức độ trung bình (từ 10 -14 điểm). Do đó trong điều trị trầm cảm người ta thường chú tâm đến vấn đề lo âu kết hợp. Một đặc điểm của lo âu trong trầm cảm thường là do yếu tố tâm lý (metacognitive), có nghĩa là bệnh nhân lo lắng về bệnh tật của mình từ đó tạo nên tình trạng lo âu của bản thân.

Trong nghiên cứu của chúng tôi các bệnh nhân nhóm chứng chỉ được sử dụng thuốc chống trầm cảm và ít được quan tâm đến việc điều trị lo âu. Trong khi đó nhóm can thiệp, khi được điều trị bằng tâm lý bệnh nhân có thể hiểu được bản chất của bệnh do đó tâm lý trở nên nhẹ nhàng hơn. Điều này thể hiện trong BA1 của liệu pháp kích hoạt hành vi, bệnh nhân hiểu được mối liên quan giữa cảm xúc và hành vi; đặc biệt bệnh nhân biết cách nhận diện được cảm xúc của mình bằng thang tự đánh giá cảm xúc. Chính các điều này làm bệnh nhân giảm đi lo lắng.

Khi đánh giá kết quả điều trị bằng sự thay đổi PHQ-9, chúng tôi nhận thấy không có mối tương quan giữa kết quả điều trị với điểm lo âu lúc bắt đầu điều trị ở cả hai nhóm. Tuy nhiên đối với nhóm chứng có khuynh hướng tương quan nghịch (hệ số a của phương trình tương quan là – 0,267).

Như vậy có khả năng ở các bệnh nhân chỉ dùng thuốc chống trầm cảm đơn thuần, các bệnh nhân càng lo âu càng nhiều thì kết quả điều trị càng giảm.

4.3.2.6. Mối tương quan giữa thay đổi điểm BADS trước và sau khi điều trị với điểm GAD trước điều trị của cả 2 nhóm

Bên cạnh đánh giá kết quả điều trị bằng PHQ-9 chúng tôi còn sử dụng BADS-SF. Mặc dầu giữa điểm lo âu và sự thay đổi điểm BADS-SF không có mối tương quan (r = 0,276), nhưng khi so sánh với nhóm chứng, chúng tôi nhận thấy ở nhóm chứng có khuynh hướng tương quan nghịch giữa lo âu và kết quả điều trị (hệ số a = - 0,267).

Như vậy các bệnh nhân có lo âu nhiều có khả năng đáp ứng kém với điều trị thuốc chống trầm cảm đơn thuần. Điều này có thể giải thích bởi mặc dầu một số thuốc chống trầm cảm có tác dụng bình thần nhưng nó không giải quyết được tâm lý lo âu về bệnh tật của bệnh nhân trầm cảm. Đặc biệt khi bệnh nhân lo âu về tác dụng không mong muốn của các thuốc chống trầm cảm.

Khi so sánh việc sử dụng PHQ-9 và BADS-SF để đánh giá kết quả điều trị của liệu pháp kích hoạt hành vi trong mối liên hệ với lo âu, chúng tôi nhận thấy đối với nhóm chứng dù sử dụng PHQ-9 hay BADS-SF đều thể hiện khả năng có mối tương quan nghịch với mức độ lo âu và hệ số tương quan giống nhau đối với hai bảng đánh giá này. Nhưng đối với nhóm can thiệp, sự thay đổi điểm PHQ-9 không tương quan với mức độ lo âu (r = 0,048), nhưng đối với sự thay đổi điểm BADS-SF thì hệ số tương quan là 0,276 và có khả năng có mối tương quan nghịch. Do đó có khả năng việc sử dụng BADS-SF có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả của liệu pháp hơn PHQ-9.



4.3.2.7. Mối tương quan giữa thay đổi điểm AV của BADS trước và sau khi điều trị với điểm GAD trước điều trị của cả 2 nhóm

Trốn tránh là một cản trở thưởng xuyên đối làm cho bệnh nhân trầm cảm gặp khó khăn trong khi giải quyết vấn đề. Trốn tránh ở đây có nhiều nghĩa khác nhau: hoạt động để ngăn ngừa điều gì đó- hành vi trốn thoát- làm đối tượng ra khỏi một tình huống không mong muốn – sự nghiền ngẫm. Trốn tránh và nghiền ngẩm làm bệnh nhân trầm cảm không tìn được cách giải quyết vấn đề và không tạo được sự tự tin với cuộc sống. Từ đó làm bệnh nhân lo âu, ngược lại lo âu làm bệnh nhân càng trốn tránh.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự thay đổi điểm AV của BADS-SF có tương quan nghịch với điểm lo âu trước khi điều trị (r = 0,341). Điều này thể hiện là nếu bệnh nhân lo âu càng nhiều thì sự thay đổi điểm AV của BADS-SF càng ít hoặc ngược lại.

KẾT LUẬN


Qua kết quả nghiên cứu 30 bệnh nhân trầm cảm được khám, điều trị bằng thuốc chống trầm cảm kết hợp với liệu pháp kích hoạt hành vi làm nhóm can thiệp và 30 bệnh nhân làm nhóm chứng chỉ điều trị bằng thuốc chống trầm cảm đơn thuần tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà nẵng, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Khảo sát các đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm điều trị tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà nẵng.

* Đặc điểm chung:

- Tỉ lệ giới nữ/ nam ở nhóm can thiệp là 3/2 và ở nhóm chứng là 8/7.

- Độ tuổi trung bình là 37,06 ở nhóm can thiệp và 39,10 nhóm chứng.

- Tình trạng kết hôn chiếm tỉ lệ rất cao ở cả hai nhóm can thiệp và nhóm chứng, trong đó ở nhóm can thiệp tỉ lệ 56,66% và ở nhóm chứng 73,33%.

- Trong mẫu nghiên cứu ta thấy trình độ học vấn cấp THPT chiếm tỷ lệ cao nhất 40% và thấp nhất là sơ học 8,33%.

- Tỷ lệ bệnh nhân lao động chân tay trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn lao động trí óc ( 63,33-36,67%)



* Đặc điểm lâm sàng:

- Tỷ lệ hai triệu chứng của trấm cảm là buồn và trống rỗng, (nhóm can thiệp 90% và nhóm chứng 100%) và mất hứng thú, (86,66% và 96,66%).

- Các triệu chứng gây phiền toái cho bệnh nhân hay gặp nhất như : Có vấn đề về giấc ngủ, (86,66% và 73,33%), buồn và trống rỗng,(33,33% và 23,33%), mất hứng thú,(30% và 40%).

- Điểm PHQ-9 trung bình lần thứ nhất của nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng (18, 56- 17,7).

- Trong nhóm can thiệp điểm lo âu trung bình của của bệnh nhân là 10,86; trong khi đó nhóm chứng là 10,63. Như vậy đa số các bệnh nhân trong nghiên cứu đều ở mức độ lo âu trung bình.

- Tỉ lệ bệnh nhân có nguy cơ tự sát ở nhóm chứng cao hơn nhóm can thiệp, 46,66% - 23,33%

- Điểm BADS-SF của nhóm chứng cao hơn nhóm can thiệp (12,8-12,5)

- Điểm BADS-SF trung bình của nhóm có trình độ đại học cao nhất (13,12) và thấp nhất là nhóm sơ học (11,8)

- Điểm AV của BADS-SF trung bình của nhóm chứng cao hơn nhóm can thiệp (4,16- 3,83)

2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân trầm cảm bằng liệu pháp kích hoạt hành vi so với điều trị bằng thuốc chống trầm cảm

* Đánh giá kết quả điều trị:

- Điểm trung bình PHQ-9 sau điều trị của nhóm chứng cao hơn nhóm can thiệp (10,40 – 8,73).

- Thay đổi điểm trung bình PHQ-9 giữa trước và sau điều trị của nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng (9,83 – 7,30)

- Thay đổi điểm BADS-SF giữa trước và sau điều trị của nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng (24,96- 12,16)

- Thay đổi điểm AV trong thang BADS-SF trung bình của nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng (8,86- 4,10)

* Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị:

- Không có sự tương quan giữa tuổi và kết quả điều trị. Tuy nhiên, sự tương quan của thay đổi điểm PHQ-9 so với sau điều trị và tuổi bệnh nhân có xu hướng tương quan nghịch (hệ số a = - 0,025, trong khi đó đối với nhóm chứng là xu hướng tương quan thuận (hệ số a = 0,015).

- Trong nhóm can thiệp, chúng tôi nhận thấy hệ số tương quan giữa sự thay đổi điểm PHQ-9 với điểm PHQ-9 trước điều trị là 0,383.
KIẾN NGHỊ



  1. Các ban ngành hổ trợ để phương pháp điều trị này được nhân rộng ra với quy mô ngày càng lớn hơn, không chỉ ở hai địa phương: Thành phố Đà Nẵng và Tỉnh Khánh Hòa.

  2. Tiếp tục nghiên cứu các liệu pháp tâm lý khác để hổ trợ trong quá trình điều trị bệnh nhân trầm cảm cũng như các rối loạn tâm thần khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT

  1. Võ Văn Bản (2002), “Cơ sở xây dựng liệu pháp tâm lý”, Thực hành điều trị tâm lý, Nxb Y học, tr.10.

  2. Trần Hữu Bình (2005), “Nghiên cứu rối loạn trầm cảm tại một phường dân cư thành phố Hà nội”, Chuyên đề tâm thần học, (8), Nxb Y học, tr.130.

  3. Sidney Bloch, Bruce. Singh (2000), “Rối loạn cảm xúc”, Cơ sở lâm sàng tâm thần học, Nxb Y học, tr.155.

  4. Phạm Quỳnh Diệp (2005), “Các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin trong trầm cảm ở trẻ em”, Chuyên đề tâm thần học, 7, Nxb Y học, tr. 38.

  5. Nguyễn Trung Hoàng (2009), “Trầm cảm trong giai đoạn mãn kinh”, Chuyên đề tâm thần học, 15, Nxb Y học, tr. 43.

  6. Nguyễn Công Khanh (2000), “Trị liệu hành vi”, Tâm lý trị liệu, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, tr.72.

  7. Nguyễn Hữu Kỳ (1995), “Trầm cảm”, Tâm thần học, Nxb Thuận hóa, tr. 76.

  8. Ngô Tích Linh (2005), “Rối loạn trầm cảm nặng”, Tâm thần học, Nxb Y học, tr. 116.

  9. Anne Drouet Marie –Joelle Oreve (1998), “Hội chứng trầm cảm”, Psychiatrie, Nxb Le Concours Medical, tr.22.

  10. Trần Ngọc Nhuận (1997), “Những chiến lược mới trong điều trị trầm cảm ở phụ nữ”, Chuyên đề tâm thần học, (13), Nxb Y học, tr.16.

  11. Nguyễn Văn Siêm (1991), “Rối loạn trầm cảm”, Bách khoa thư bệnh học, Nxb Y học, tr.214.

  12. Ngô Văn Tản, Nguyễn Văn Ngân (2005), “Các rối loạn khí sắc”, Bệnh học tâm thần, Nxb Quân đội nhân dân, tr.224.

  13. Nguyễn Viết Thiêm (1993), Đặc điểm trạng thái trầm cảm trong lâm sàng tâm thần học ngày nay, Các chuyên đề về Tâm thần học, Nxb Y học, tr.63.

  14. Tổ chức y tế thế giới (1992), “Giai đoạn trầm cảm”, Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi, tr.91-97.

  15. Lương Hữu Thông (2001), “Rối loạn khí sắc”, Bài giảng tâm thần học, Nxb Y học, tr.94.

  16. Lương Hữu Thông (2005), “Trầm cảm”, Sức khỏe tâm thần và Các rối loạn tâm thần thường gặp, Nxb Lao động, tr.147- 152.

  17. Nguyễn Minh Tuấn (1994), “Các rối loạn cảm xúc”, Bệnh học tâm thần thực hành, Nxb Y học, tr.80.

  18. Nguyễn Minh Tuấn (2002), “Rối loạn trầm cảm”, Các rối loạn tâm thần chẩn đoán và điều trị, Nxb Y học, tr.79

  19. Trevor Turner (2009), “Thí điểm mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần kết hợp từng bước tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa”, Tài liệu tập huấn Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, tr.5.

  20. Trần Đình Xiêm (1995), “Các rối loạn khí sắc”, Tâm thần học, Nxb Y học, tr.315.

TIẾNG ANH

  1. Abrams L.S., Laura C. (2009), And you’re telling me not to stress? A grounded Theory Study of Postpartum Depression Symptoms among Low-income Mothers, Psychology of Women Quarterly, pp. 35.

  2. Anderson I., Steve P., Alison B. (2009), Depression: the Treatment and Management of Depression in Aldults, Depression in Aldults, pp. 585.

  3. Aronson S.C., Virginia E.A. (2000), Depression: A Treatment Algorithm for the Family Physician, Clinical Review Article, pp. 21.

  4. Babyak M., Steve H., Parinda K. (2000), Exercise Treatment for Major Depression: Maintenance of Therapeutic Benefit at 10 months, Psychosomatic Medicine, pp. 633.

  5. Beevers C.G., Gabor I. K. and Christine E.R. (2003), Cognitive Predictors of Symptom Return Following Depression Treatment, Journal of Abnormal Psychology, pp. 488.

  6. Besharat J.E. (2008), Behavioural Activation fun and achievement, Centre for Clinical Intervention, pp.13.

  7. Behavioural Activation Treatment for Depression (2009), Verbal- Behaviour- consultants, www.verbal-behaviour-consultants.com.

  8. Behavioural Strategies for Managing Depression (2008), Centre for Clinical intervention Psychotherapy Research Training, pp.2.

  9. Bradley K. L, Patrick J. McGrath, Cyndi L. Brannen (2010), Adolescents’ Attitudes and Opinions about Depression Treatment, Community Ment Health J, pp.242.

  10. Carver Charles S., Teri L. White (1994), Behavioral Inhibition, Behavioral Activation, and Affective Responses to Impending Reward and Punishment: The BIS/BAS Scales, Journal of Personality and Social Psychology, Volume 67, number 2, pp.319-333.

  11. Castaneda Anu E. (2010), Cognitive Functioning in Young Adults with Depression, Anxiety Disorders, or Burnout Symptoms, National Institute For Health and Welfare, pp.8.

  12. Coan James A., John J. B. Allen (2003), Frontal EEG asymmetry and the Behavioral Activation and Inhibition Systems, Psychophysiology, Blackwell Publishing, pp.106.

  13. Conway Craig A. (2010), ACOG Encourages Screening for Depression during And After Pregnancy, Health Law Perspectives, www.law.uh.edu/healthlaw/perspective/homepage.asp.

  14. Cullen Jenifer M., C. Richard Spates (2006), Behavioral Activation Treatment for Major Depressive Disorder, The Behavior Analyst Today, 7(1), pp.151.

  15. Darshan S. Khalsa, L. Ac (2005), The treatment of Depression with Chinese herbal medicine, Centre for Clinical intervention Psychotherapy Research Training, pp .12.

  16. Depressive Major Disorder (2010), Wikipedia, http://en.wikipedia.org/wiki/Major_depressive_disorder.

  17. Gabriel S. Dichter, Jennifer N. Felder, Moria J. Smoski (2010), The Effects of Brief Behavioural Activation Therapy for Depression on cognitive control in a affective contexts: An fMRI Investigation, Journal of Affective Disorders, pp.9.

  18. Sona Dimidjian and Steven D. Hollon (2009), Randomized Trial of Behavioral Activation, Cognitive Therapy, and Antidepressant Medication in the Acute Treatment of Adults with Major Depression, Acute Treatment of Major Depression, pp.4.

  19. Dunn Andrea L., Madhukar H. Trivedi, James B. Kampert (2005), Exercise Treatment for Depression: Efficacy and Dose Response, American Journal of Preventive Medicine, Published by Elsevier, pp.4.

  20. Eby George A., Karen L. Eby (2006), Rapid recovery from major depression using magnesium treatment, Medical Hypotheses, Published by Elsevier, pp.2.

  21. Ekers D., D. Richards and S. Gilbody (2007), A Meta- Analysis of randomized trials of depression, Psychological Medicine, pp. 661.

  22. Why should I fundraise for Depression Alliance? (2009), Depression Awareness week, www.depressionalliance.org.

  23. Gable Shelly L., Harry T. Reis, Andrew J. Elliot (2000), Behavioral Activation and Inhibition in Everyday Life, Journal of Personality and Social Psychology, 78(6), pp.1335-1149.

  24. García Juan Antonio Becerra (2010), Activity of the Behavioural Activation System and the Behavioural Inhibition System and Psychopathology, Annuary of Clinical and Health Psychology, pp.57.

  25. Gawrysiak Michael, Christopher Nicholas, Derek R. Hopko (2009), Behavioral Activation for Moderately Depressed University Students: Randomized Controlled Trial, Journal of Counseling Psychology, 56(3), pp. 468-475.

  26. HA Bennett, Cohen LS, Gavin NI (2011), Depression and Pregnancy, Organization of Teratology Information Specialists, www.OTISpregnancy.org.

  27. Harpole Linda H., John W. Williams Jr., Maren K. Olsen (2005), Improving Depression Outcomes in Older Adults with Comorbid Medical Illness, General Hospital Psychiatry, Published by Elsevier, pp. 4-12.

  28. Hollon Steven D., Michael E. Thase, John C. Markowitz (2002), Treatment and Prevention of depression, Psychological Science in the Public Interest, 3(2), pp. 39.

  29. Hopko Derek R. (2009), Behavioral Activation, Common Language for Psychotherapy Procedures, www.commonlanguagepsychotherapy.org.

  30. Hopko Derek R., C. W. Lejuez, Kenneth J. Ruggiero (2003), Contemporary Behavioral Activation Treatments for Depression: Procedures, Principles, and Progress, Clinical Psychology Review, Published by Elsevier, pp. 699.

  31. Hopko Derek R., C. W. Lejuez, Sandra D. Hopko (2004), Behavioral Activation as an Intervention for Coexistent Depressive and Anxiety Symtoms, Clinical Case Studies, 3(1), pp. 38.

  32. Hopko Derek R., James P. Lepace (2003), A Brief Behavioral Activation Treatment for Depression, Behavior Modification, 27(4), pp. 463.

  33. Imel Zac E., Melanie B. Malterer (2008), A Meta Analysis Psychotherapy and Medication in Unipolar Depression and Dysthymia, Journal of Affecive Disorders, Published by Elsevier, pp. 198.

  34. NICE Guidelines to Improve The Treatment and Care of People with Depression (2004), National Institute for ClinicalExcellence, www.nice.org.uk.

  35. Israel Joshua A. (2010), The Impact of Residual Symptoms in Major Depression, Pharmaceuticals, pp. 2426.

  36. Jarrett Robin B., Jeffrey R. Vittengl, Lee Anna Clark (2008), How much cognitive therapy for which patients, will prevent depressive relapse?, Journal of Affecive Disorders, Published by Elsevier, pp. 185-186.

  37. Jacobson Neil, Christopher R. Martell, and Sona Dimidjian (2001), Behavioral Activation Treatment for Depression: Returning to Contextual Roots, American Psychological Association, 8(3), pp. 255.

  38. JL Rushton, Forcier M, Schecktman RM (2010), Improving Early Identification and Treatment of Adolescent Depression: Considerations and Strategies for Health Plans, NIHCM Foundation, www.NIHCM.org.

  39. Jones Wendy (2009), Antidepressants (postnatal depression) and Breastfeeding, The Breastfeeding Network, www.breastfeedingnetwork.org.uk.

  40. Joy Amy Block, Mark Hudes (2010), High Risk of Depression among Low- income Women Raises Awareness about Treatment Options, California Agriculture, 64(1), pp. 22.

  41. Kanter Jonathan W., Rachel C. Manos, Andrew M. Busch (2008), Making Behavioral Activation More Behavioral, Behavior Modification, 20(10), pp. 3.

  42. Keck Martin E. (2010), Depression: What causes it?. How is it treated? How is it linked to stress?, Depression and Anxiety, www.clienia.ch.

  43. Kennedy Sheena (2009), Addressing Depression through Behavioral Activation: A Role for Occupational Therapy, Behavior Modification, 25(2), pp. 255-256.

  44. Kuyken Willem, Tim Dalgleish, Emily R Holden (2007), Advances in Cognitive- Behavioral Therapy for Unipolar Depression, The Canadian Journal of Psychiatry, 52(1), pp. 8.

  45. Lawrence Sharmila, Michelle Chau, Mary Clare Lennon (2004), Depression, Substance Abuse, and Domestic Violence, National Center for Children in Poverty, pp. 3.

  46. Lejuez C. W., Derek R. Hopko (2001), A Brief Behavioral Activation Treatment for Depression, Behavior Modification, 25(2), pp. 255-256.

  47. Morey Edward, Jennifer Thacher, W. Edward Craighead (2006), Patient Preferences for Depression Treatment Programs and Willingness To Pay for Treatment: Heterogeneity and Anhedonia, University of New Mexico, pp. 23.

  48. Muskin Philip R., Andrew A. Nierenberg, George I. Papakostas (2010), Effective Strategies for Patiens With Complex Depression in Psychiatric Practice, Current Psychiatry, 9(11), pp. 4.

  49. Noeline Nakasujja, Richard Skolasky, Seggane Musisi, (2010), Depression symptoms and cognitive function among individuals with advanced HIV infection initiating HAART in Uganda, BioMed Central Psychiatry, http://www.biomedcentral.com.

  50. Rahman Atif (2007), Challenges and opportunities in developing a psychological intervention for perinatal depression in Rural Pakistan, Archives of Women ‘s Mental health, pp. 211.

  51. Rottenberg Jonathan, Jutta Joormann, Faith Brozovich (2005), Emotional Intensity of Idiographic Sad Memories in Depression Predicts Symptom Levels 1 Year Later, The American Psychological Association, 5(2), pp. 238.

72. Sharp Lisa K., Martin S. Lipsky (2002), Screening for Depression Across the Lifespan: A Review of Measures for Use in Primary Care Settings, American Family Physician, 66(6), pp. 1001.

73. Spates C. Richard, SherryL. Pagoto, Alyssa Kalata (2006), A Qualitative And Quantitative Reviwe of Behavioral Activation Treatment of Major Depressive Disorder, University of Massachusetts Medial School, 7(4), pp. 508.

74. Spitzer Robert L., Janet B.W. Williams, Kurt Kroenke (1999), Patient Health Questionnaire, Prime MD Today, http://www.pfizer.com.

75. Stenin Dan J, M.D; PD.David J. Kupper (2006), Textbook of mood disorder, American Psychiatric Association, American Psychiatric Publishing, 1(3), pp. 38.

76. Trivedi Madhukar H. (2004), The Link Between Depression and Physical Symptoms, Prim Care Companion J Clin Psychiatry, pp. 12.

77. Veale David (2008), Behavioral Activation for Depression, Advances in Psychiatric Treatment, Vol. 14, No. 2, pp. 29.

78. Wagner Amy, Matthew Jakupcak (2007), Behavioral Activation for Depression and PTSD, Current Psychiatry, pp. 4.

79. Wahlbeck K. & Makinen M (2008), Prevention of Depression and Suicide, Directorate- General for Health & Consumers, pp. 3.

80. Working with young people to promote Behavioural Activation, (2009), Clinical Notes, pp. 23.
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm


Tác giả

Trần Văn Mau

KÝ HIỆU VIẾT TẮT
AV : Avoid (Hành vi trốn tránh)

BA : Behavioral Activation ( Kích hoạt hành vi)

BADS : Behavior Activation for Depression Scale

(Thang kích hoạt hành vi cho trầm cảm)



BADS – SF : Behavior Activation for Depression Scale - Short Form

(Thang kích hoạt hành vi dạng ngắn cho trầm cảm).



BDI : Beck Depression Inventory (Bảng câu hỏi trầm cảm Beck)

DSM-IV : Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders

Fourth Edition



(Sổ tay chẩn đoán và thống kê về các rối loạn tâm thần

tái bản lần thứ tư)

FA : Focus Activation (Kích hoạt cục bộ)

GA : General Activation (Kích hoạt chung)

GAD : General Anxiety Disorders (Rối loạn lo âu lan tỏa)

HRSD : Hamilton Rating Scale for Depression

(Thang điểm Hamilton cho trầm cảm)



ICD-10 : International Classification of Diseases 10 th

(Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10)

LPTL : Liệu pháp tâm lý.

MMD : Major Depressive Disorder (Rối loạn trầm cảm nặng)

PHQ-9 : Patient Health Questionaire (Bảng câu hỏi sức khỏe số 9)

TC : Trầm cảm.

TTPL : Tâm thần phân liệt.

VVAF : Vietnam Veterans of American Foundation

(Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt nam)



MỤC LỤC
Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ, DỊCH TỄ HỌC VÀ BỆNH NGUYÊN CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM 3

1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM 12

1.3. LIỆU PHÁP KÍCH HOẠT HÀNH VI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÁC 20

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 38

2.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CAN THIỆP 40

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46

2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 49

Chương 3 50

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 50

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 53

3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 60

BÀN LUẬN 70

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 70

4.2. CÁC BIỂU HIỆN TÂM THẦN TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ 73

4.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 78

KẾT LUẬN 92

KIẾN NGHỊ 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang


Bảng 3.2. Phân bố đối tượng theo tuổ của đối tượng nghiên cứu 51

Bảng 3.3. Phân bố đối tượng theo hôn nhân 51

Bảng 3.4. Phân bố theo trình độ học vấn 52

Bảng 3.5. Phân bố các đối tượng theo nghề nghiệp 52

Bảng 3.6. Các triệu chứng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu 53

Bảng 3.7. Tỷ lệ các triệu chứng trầm cảm gây khó chịu ở cả hai nhóm 54

Bảng 3.8. Điểm PHQ-9 trung bình lần thứ nhất của hai nhóm 55

Biểu đồ 3.1. Điểm PHQ-9 trung bình lần thứ nhất của hai nhóm 55

Bảng 3.9. Điểm lo âu trung bình trước khi điều trị của hai nhóm 56

Biểu đồ 3.2. Điểm lo âu trung bình trước khi điều trị của hai nhóm 56

Bảng 3.10. So sánh tỉ lệ có nguy cơ tự sát ở 2 nhóm 57

Bảng 3.11. Điểm BADS- SF trung bình theo giới tính 57

Biểu đồ 3.3. Điểm BADS- SF trung bình của hai nhóm trước khi can thiệp 58

Bảng 3.13. Điểm BADS- SF trung bình theo mức độ học vấn 59

Bảng 3.14. Điểm AV của BADS- SF trung bình của hai nhóm trước khi can thiệp 59

Bảng 3.15. Điểm PHQ-9 trung bình sau khi điều trị của 2 nhóm 60

Bảng 3.16. Thay đổi điểm PHQ-9 trung bình giữa lần đầu tiên và sau 2 tuần điều trị của 2 nhóm 60

Bảng 3.17. Thay đổi điểm PHQ-9 trung bình giữa sau 2 tuần điều trị và sau 4 tuần điều trị của 2 nhóm 61

Bảng 3.18. Thay đổi điểm PHQ-9 trung bình giữa lần đầu tiên và sau 4 tuần điều trị của 2 nhóm 61

Biểu đồ 3.4. Thay đổi điểm PHQ-9 trung bình giữa lần đầu tiên và 62

sau 4 tuần điều trị của 2 nhóm 62

Bảng 3.19. Thay đổi điểm BADS-SF trung bình trước và sau 4 tuần diều trị của 2 nhóm 62

Biểu đồ 3.5. Thay đổi điểm BADS-SF trung bình trước và 63

sau 4 tuần diều trị của 2 nhóm 63

Bảng 3.20. Thay đổi điểm FA trong thang BADS-SF trung bình trước và sau 4 tuần diều trị của 2 nhóm 63

Bảng 3.21. Thay đổi điểm AV trong thang BADS-SF trung bình trước và sau 4 tuần diều trị của 2 nhóm 64

Bảng 3.22. Thay đổi điểm GA trong thang BADS-SF trung bình trước và sau 4 tuần diều trị của 2 nhóm. 64

Bảng 3.23. Phương trình tương quan giữa thay đổi điểm PHQ-9 trước và sau điều trị với tuổi của bệnh nhân 65

Bảng 3.24. Phương trình tương quan giữa thay đổi điểm PHQ-9 trước và sau khi điều trị với điểm PHQ-9 trước điều trị của cả 2 nhóm 65

Bảng 3.25. Phương trình tương quan giữa thay đổi điểm BADS trước và sau điều trị với tuổi của bệnh nhân 66

Bảng 3.26. Phương trình tương quan giữa thay đổi điểm BADS trước và sau khi điều trị với điểm PHQ-9 trước điều trị của cả 2 nhóm 67

Bảng 3.27. Phương trình tương quan giữa thay đổi điểm PHQ-9 trước và sau khi điều trị với điểm GAD trước điều trị của cả 2 nhóm 67

Bảng 3.28. Phương trình tương quan giữa thay đổi điểm BADS trước và sau khi điều trị với điểm GAD trước điều trị của cả 2 nhóm 68

Bảng 3.29. Phương trình tương quan giữa thay đổi điểm AV của BADS trước và sau khi điều trị với điểm GAD trước điều trị của cả 2 nhóm 69




DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang


Bảng 3.2. Phân bố đối tượng theo tuổ của đối tượng nghiên cứu 51

Bảng 3.3. Phân bố đối tượng theo hôn nhân 51

Bảng 3.4. Phân bố theo trình độ học vấn 52

Bảng 3.5. Phân bố các đối tượng theo nghề nghiệp 52

Bảng 3.6. Các triệu chứng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu 53

Bảng 3.7. Tỷ lệ các triệu chứng trầm cảm gây khó chịu ở cả hai nhóm 54

Bảng 3.8. Điểm PHQ-9 trung bình lần thứ nhất của hai nhóm 55

Biểu đồ 3.1. Điểm PHQ-9 trung bình lần thứ nhất của hai nhóm 55

Bảng 3.9. Điểm lo âu trung bình trước khi điều trị của hai nhóm 56

Biểu đồ 3.2. Điểm lo âu trung bình trước khi điều trị của hai nhóm 56

Bảng 3.10. So sánh tỉ lệ có nguy cơ tự sát ở 2 nhóm 57

Bảng 3.11. Điểm BADS- SF trung bình theo giới tính 57

Biểu đồ 3.3. Điểm BADS- SF trung bình của hai nhóm trước khi can thiệp 58

Bảng 3.13. Điểm BADS- SF trung bình theo mức độ học vấn 59

Bảng 3.14. Điểm AV của BADS- SF trung bình của hai nhóm trước khi can thiệp 59

Bảng 3.15. Điểm PHQ-9 trung bình sau khi điều trị của 2 nhóm 60

Bảng 3.16. Thay đổi điểm PHQ-9 trung bình giữa lần đầu tiên và sau 2 tuần điều trị của 2 nhóm 60

Bảng 3.17. Thay đổi điểm PHQ-9 trung bình giữa sau 2 tuần điều trị và sau 4 tuần điều trị của 2 nhóm 61

Bảng 3.18. Thay đổi điểm PHQ-9 trung bình giữa lần đầu tiên và sau 4 tuần điều trị của 2 nhóm 61

Biểu đồ 3.4. Thay đổi điểm PHQ-9 trung bình giữa lần đầu tiên và 62

sau 4 tuần điều trị của 2 nhóm 62

Bảng 3.19. Thay đổi điểm BADS-SF trung bình trước và sau 4 tuần diều trị của 2 nhóm 62

Biểu đồ 3.5. Thay đổi điểm BADS-SF trung bình trước và 63

sau 4 tuần diều trị của 2 nhóm 63

Bảng 3.20. Thay đổi điểm FA trong thang BADS-SF trung bình trước và sau 4 tuần diều trị của 2 nhóm 63

Bảng 3.21. Thay đổi điểm AV trong thang BADS-SF trung bình trước và sau 4 tuần diều trị của 2 nhóm 64

Bảng 3.22. Thay đổi điểm GA trong thang BADS-SF trung bình trước và sau 4 tuần diều trị của 2 nhóm. 64

Bảng 3.23. Phương trình tương quan giữa thay đổi điểm PHQ-9 trước và sau điều trị với tuổi của bệnh nhân 65

Bảng 3.24. Phương trình tương quan giữa thay đổi điểm PHQ-9 trước và sau khi điều trị với điểm PHQ-9 trước điều trị của cả 2 nhóm 65

Bảng 3.25. Phương trình tương quan giữa thay đổi điểm BADS trước và sau điều trị với tuổi của bệnh nhân 66

Bảng 3.26. Phương trình tương quan giữa thay đổi điểm BADS trước và sau khi điều trị với điểm PHQ-9 trước điều trị của cả 2 nhóm 67

Bảng 3.27. Phương trình tương quan giữa thay đổi điểm PHQ-9 trước và sau khi điều trị với điểm GAD trước điều trị của cả 2 nhóm 67

Bảng 3.28. Phương trình tương quan giữa thay đổi điểm BADS trước và sau khi điều trị với điểm GAD trước điều trị của cả 2 nhóm 68

Bảng 3.29. Phương trình tương quan giữa thay đổi điểm AV của BADS trước và sau khi điều trị với điểm GAD trước điều trị của cả 2 nhóm 69



PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

LIỆU PHÁP KÍCH HOẠT HÀNH VI DÀNH CHO BỆNH NHÂN

BUỔI 1: THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ ÍCH ĐỂ CẢI THIỆN TÂM TRẠNG CỦA BẠN
Phần giới thiệu:

Họ và tên nhà trị liệu:



Một số thông tin về nhà trị liệu:

Lịch làm việc:

  1. Chào hỏi

  2. Tổng quan về liệu pháp điều trị trong chương trình (Liệu pháp kích hoạt hành vi).

  3. Bạn cảm thấy thế nào?

  4. Chủ đề mới:

  • Trầm cảm ảnh hưởng đến việc thực hành các hoạt động như thế nào.

  • Mối quan hệ giữa hoạt động và tâm trạng của bạn.

  • Các hoạt động mà bạn thích.

  1. Phản hồi.

  2. Ôn lại.

  3. Thực hành.

  4. Định hướng buổi điều trị tiếp theo.



Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương