Trong các cơn điển hình, có biểu hiện ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần



tải về 1.76 Mb.
trang2/15
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích1.76 Mb.
#38532
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

1.3.1. Liệu pháp kích hoạt hành vi

1.3.1.1. Vài nét về liệu pháp tâm lý

Tâm lý liệu pháp là một trong những phương pháp trị liệu có lịch sử lâu đời nhất. Một số liệu pháp tâm lý đã được trải qua thực nghiệm như: Thôi miên, liệu pháp hành vi, thư giãn,…Trên thực tế lâm sàng không thể phủ nhận hiệu quả điều trị của liệu pháp tâm lý đặc biệt trong một số bệnh như bệnh tâm căn, các rối loạn tâm thể, bệnh trầm cảm, các chứng nghiện,…liệu pháp tâm lý đóng vai trò quyết định [1].

Vì vậy đây là liệu pháp cần thiết và không thể thiếu được trong quá trình điều trị bệnh nhân bị rối loạn tâm lý, đặc biệt là những rối loạn chức năng. Việc mô phỏng mô hình máy tính, chúng ta có thể so sánh các rối loạn tâm lý liên quan đến tổn thương thực thể phần não bộ, thì cần đến các phương pháp điều trị sinh học, như: thuốc, phẩu thuật, shock điện…, còn những rối loạn liên quan đến chức năng tâm lý và sinh lý của não bộ thì cần đến liệu pháp tâm lý.

Liệu pháp tâm lý cần được áp dụng liên tục trong suốt quá trình khám và chữa bệnh, kể từ khi bệnh nhân tới phòng khám, điều trị nội trú tại các bệnh phòng, lúc ra viện và cả những lần tái khám sau khi ra viện.. Tác động tâm lý trong quá trình điều trị là tác động tổng hòa các tác động tâm lý từ môi trường điều trị, từ nhà trị liệu và tác động qua lại giữa bệnh nhân với bệnh nhân, giữa bệnh nhân với gia đình.

Mỗi thầy thuốc nói chung, đặc biệt là các nhà trị liệu tâm lý hoặc các bác sĩ điều trị tâm lý cần phải nắm vững và biết sử dụng liệu pháp tâm lý trong điều trị, vì:

+ Bản chất mối quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc là dựa trên cơ sở nhân đạo. Vì vậy trong khi khám và điều trị cho người bệnh cần phải quan tâm đến tâm lý người bệnh.

+ Các triệu chứng nói chung, đặc biệt các triệu chứng chức năng nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tác động tâm lý của môi trường xung quanh, trong đó bao gồm cả thầy thuốc, gia đình, môi trường bệnh viện,…

+ Liệu pháp tâm lý sẽ điều trị khỏi rất nhanh các rối loạn chức năng và đồng thời làm tăng hiệu lực điều trị của nhiều liệu pháp khác.



1.3.1.2. Cơ sở để xây dựng liệu pháp tâm lý khoa học

Kích thích từ môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý của con người. Liệu pháp tâm lý nhằm mục đích sử dụng những tác đọng tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài lên trạng thái tâm lý của người bệnh. Đây là cơ sở để xây dựng liệu pháp tâm lý gián tiếp mà mục đích của liệu pháp này là làm cho người bệnh có cảm giác yên tâm và tin tưởng vào việc chữa bệnh. Để có được hiệu quả này cần phải chú ý đến phần cấu trúc từ ngoại cảnh, đến kiến trúc của bệnh viện, cấu trúc của buồng bệnh, cách đón tiếp ngay từ khi bước vào bệnh viện,…Tất cả những biện pháp trên nhằm tác động tích cực lên người bệnh và gia đình họ.

Cơ thể và tâm thần là một khối thống nhất, thường xuyên ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Những tác động tâm lý (stress, lo lắng, sợ hãi,…) gây ra những biến loạn về mặt cơ thể và ngược lại những thay đổi về cơ thể gây ra những rối loạn về mặt tâm lý nhất định.

Lời nói và những cử chỉ của thầy thuốc như những kích thích thật sự và có ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý và diễn biến các triệu chứng của người bệnh. Lời nói là phương tiện giao tiếp chủ yếu trong trị liệu tâm lý và với lời nói nhà trị liệu có thể dùng để chữa bệnh cũng như gây ra các chứng bệnh mà chúng ta gọi là bệnh y sinh. Như Pavlov đã nói “ Lời nói là một khái niệm thuộc phạm trù phi vật chất, nhưng nó có thể gây ra những biến đổi vật chất nhất định”. Bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh rằng bằng con đường ám thị trong trạng thái thôi miên (bằng lời nói) có thể gây ra những biến đổi về thể dịch, lượng đường trong máu, thay đổi sắc tố da, có thể gây tê trong phẩu thuật,…

Dựa trên một số học thuyết: học thuyết sinh lý thần kinh, học thuyết hành vi, học thuyết về stress của Seley.



Tâm lý liệu pháp, một phần của liệu pháp hành vi nhận thức được đề nghị để điều trị trầm cảm, tuy nhiên ít hơn 10% những người mắc trầm cảm được điều trị [41].

1.3.1.3. Liệu pháp kích hoạt hành vi

Những triệu chứng của trầm cảm như mệt mỏi, thờ ơ, mất quan tâm, mất động cơ và do dự có thể dẫn đến kém hoạt động và điều này thường làm cho trầm cảm kéo dài, hay ngay cả làm cho bệnh nặng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân do thiếu động cơ [26], hay thiếu năng lượng [28], nên họ xao nhãng phận sự và trách nhiệm của mình trong công việc ở cơ quan hay việc nhà và những công việc này trở nên chồng chất. Ví như, khi người bệnh nghĩ về những việc phải làm họ cảm thấy quá sức bởi công viêc đang chất chồng nên họ phải hoãn lại, điều này làm cho bản thân người bệnh thấy có lỗi với cấp trên hoặc với người thân và nghĩ rằng họ là người vô tích sự hay ngay cả là người thất bại, điều này làm cho trầm cảm trở nên tồi tệ hơn.

Một trong những cách để giúp cho bệnh nhân vượt qua trầm cảm là gia tăng chương trình hoạt động cho họ [26]. Những người gia tăng hoạt động thì nguy cơ trầm cảm thấp hơn những người ít hoạt động cơ thể [24]. Liệu pháp kích hoạt hành vi là một trong những liệu pháp tâm lý có thể giúp cho bệnh nhân làm được điều này.

Liệu pháp kích hoạt hành vi là thế hệ thứ 3 của liệu pháp hành vi trong điều trị trầm cảm. Đó là một trong những liệu pháp tâm lý phân tích chức năng dựa trên mô hình tâm lý về thay đổi hành vi của Skinner. Liệu pháp kích hoạt hành vi là một phần của liệu pháp hành vi nhận thức.

Vào năm 1990 Jacobson và cộng sự ở trường đại học Washington đã bắt đầu một nghiên cứu phá vỡ cái mà họ làm chứng cho giả thuyết cạnh tranh về cơ sở dành cho ảnh hưởng của nhận thức. Trong phần này họ tách ra liệu pháp kích hoạt hành vi và quyết định những hoạt động đơn giản của người trầm cảm và bằng cách đó giúp họ tiếp xúc với những trải nghiệm củng cố tiềm tàng [57]. Gray (1977,1981,1990) cũng cho rằng liệu pháp kich hoạt hành vi là liệu pháp đáng tin cậy dành cho bệnh nhân những trải nghiệm cảm giác xác thực như: hy vọng, sự hãnh diện, và hạnh phúc [30], các trạng thái xúc cảm không chỉ được mô tả bởi cường độ hoạt động cảm xúc điều mà theo sau hành vi phụ thuộc vào dù có hay không các dấu hiệu lôi cuốn hay tách rời [44], trong tiếp cận mô tả hệ thống kích hoạt và ức chế hành vi của Gray cũng đã có nhiều tranh cãi, những người có hoạt động cao trong liệu pháp kích hoạt hành vi thì tìm ra động cơ thúc đẩy để củng cố hành vi, cả tích cực và tiêu cực [32], những sự kiện tích cực có quan hệ mạnh mẽ với tác động tích cực, nhưng không có quan hệ với tác động tiêu cực [43].

Trong thập kỷ trước, người ta đã quan tâm lại tính khả thi và tính hiệu quả của các trị liệu hành vi toàn diện cho lâm sàng trầm cảm. Nhấn mạnh vào các khía cạnh chức năng của hành vi trầm cảm, những trị liệu này tập trung vào khái niệm kích hoạt hành vi, khái niệm đó bổ sung của các yếu tố nhằm gia tăng hoạt động cho bệnh nhân và đưa đến củng cố hành vi [50].

Trong những báo cáo gần đây, Hollon (2005) đã nổi tiếng với một số kết luận quan tâm đến mối liên quan hiệu quả của liệu pháp tâm lý và thuốc trong điều trị trầm cảm. Đầu tiên, khi liệu pháp tâm lý được đưa vào thì hiệu quả tác dụng như điều trị bằng hóa dược trong rối loạn trầm cảm, tuy còn có một vài câu hỏi quan tâm đến điều trị dành cho những triệu chứng của trầm cảm nặng. Mặc dù thuốc có tác dụng mạnh trong những trường hợp cấp tính, nhưng thuốc không thể ngăn chặn sự tái phát sau khi điều trị kết thúc [53], thuốc cũng không phải hiệu quả cho mọi bệnh nhân và không phải tất cả bệnh nhân đều muốn dùng thuốc vì thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn khi sử dụng [38]. Như một sự lựa chọn, đây là bằng chứng mà liệu pháp tâm lý có thể cung cấp lợi ích lâu dài sau khi kết thúc trị liệu.

Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng can thiệp hành vi dành cho trầm cảm, có đủ khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng trầm cảm, cải thiện chức năng nhận thức và chất lượng cuộc sống [52]. Khi gia tăng chương trình hoạt động sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy sức khỏe tốt hơn, bệnh nhân cảm thấy ít mệt hơn, bệnh nhân có thể suy nghĩ rõ ràng hơn. Triết lý này là kết quả của sự phát triển mô hình của liệu pháp kích hoạt hành vi hiện nay [52].

Một thuận lợi của liệu pháp kích hoạt hành vi vượt trội hơn liệu pháp nhận thức truyền thống dành cho điều trị trầm cảm đó là nó dễ dàng hơn để huấn luyện nhóm trong việc sử dụng nó. Và như thảo luận của một số tác giả ở trên thì nó có thể hiệu quả lớn hơn trong điều trị trầm cảm nặng [77].

Khi người bị trầm cảm, họ bị giảm các hoạt động, liệu pháp kích hoạt hành vi sẽ làm cho hoạt động của họ trở lại bình thường [78]. Trong liệu pháp kích hoạt hành vi chúng ta phải hoạt động theo một kế hoạch hay mục tiêu hiếm khi theo cảm giác [78]. Sự ràng buộc một hoạt động thích đáng có thể có một trị liệu hữu ích bởi sự tranh luận [80]. Hiện nay những dữ liệu chỉ ra rằng liệu pháp kích hoạt hành vi can thiệp có thể thành công khi sử dụng trong bối cảnh cả bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú để làm nhẹ bớt triệu chứng trầm cảm [51].



* Mười nguyên tắc cơ bản của liệu pháp kích hoạt hành vi

- Điểm chính để thay đổi cảm xúc của bệnh nhân là giúp họ thay đổi hành vi của họ

Một trong những triệu chứng cơ bản của trầm cảm là bệnh nhân giảm hứng thú trong các hoạt động. Vì giảm hứng thú nên bệnh nhân trầm cảm sẽ không làm việc. Do giảm khả năng thực hiện các hoạt động, đặc biệt các hoạt động bệnh nhân thích thú, nên bệnh nhân sẽ không nhận được các khen thưởng hoặc cảm xúc tích cực trong cuộc sống.

Thông thường, chúng ta hoạt động khi chúng ta có thích thú hoặc động cơ (bên trong) để thực hiện hoạt động đó (bên ngoài), nghĩa là chúng ta thực hiện theo mô hình “Từ bên trong ra bên ngoài”. Nhưng ở bệnh nhân trầm cảm, chúng ta không thể mong chờ bệnh nhân có hứng thú hoặc động cơ rồi mới thực hiện hành vi mà chúng ta thực hiện mô hình ngược lại “Từ bên ngoài đi vào bên trong”, hướng dẫn bệnh nhân thực hiện hành vi, sau đó bệnh nhân nhận thức được hứng thú khi thực hiện hành vi đó. Trong liệu pháp này chúng ta làm sao để bệnh nhân nhận thức được mối liên quan giữa hành vi và cảm xúc của họ. Việc thay đổi hành vi sẽ làm thay đổi cảm xúc. Đồng thời cũng nhấn mạnh rằng hành vi là do chính bệnh nhân quyết định thực hiện.

- Các thay đổi trong cuộc sống có thể dẫn đến trầm cảm và các chiến lược thích ứng ngắn hạn có thể làm cho bệnh nhân luẩn quẩn trong tình trạng trầm cảm

Trầm cảm có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ sinh học đến các vấn đề về tâm lý. Ở đây chúng ta nhấn mạnh nhiều đến các yếu tố tâm lý và môi trường gây nên trầm cảm. Các thay đổi trong cuộc sống ảnh hưởng đến việc thực hiện các hành vi và cảm xúc của con người. Vì vậy trong lúc này chúng ta chú ý đến sự kiện khởi đầu (A). Một môi trường khắc nghiệt, không thuận lợi. Ví dụ như trong một gia đình không được hạnh phúc, nó sẽ khởi đầu cho một yếu tố khởi đầu của trầm cảm. Trong môi trường như vậy, người ta sẽ có các hoạt động (B), nhưng sau khi các hoạt động được thực hiện, người ta không được nhận một sự khen thưởng nào mà thậm chí nhận được sự chê bai hoặc cảm giác khó chịu (C). Chính điều này làm cho con người không muốn thực hiện các hoạt động trong môi trường đó nữa. Vì vậy trước mắt, để tránh nhận được sự chê bai hoặc cảm giác khó chịu, người ta không muốn hoạt động gì và chỉ tìm cách trốn tránh các tình huống đó. Điều đó có nghĩa là người ta không có cơ hội để nhận được những sự khen thưởng, các cảm xúc tốt do hoạt động đem lại.

- Những điều khởi đầu và đi sau hành vi quan trọng của bệnh nhân là các yếu tố chống trầm cảm

Muốn thay đổi cảm xúc thì chúng ta thay đổi hành vi. Như phần lý thuyết cơ bản của liệu pháp hành vi, chúng ta đều biết muốn thay đổi hành vi chúng ta chú ý đến hai vấn đề: Yếu tố khởi đầu (A) và hậu quả (C). Điều này có nghĩa là yếu tố khởi đầu và hậu quả là liều thuốc để điều trị trầm cảm. Vì vậy vấn đề quan trọng trong liệu pháp là chúng ta nên đánh giá được chính xác và đầy đủ các yếu tố khởi đầu và hậu quả của chính bệnh nhân đó. Có như vậy chúng ta mới tìm ra phương pháp điều trị trầm cảm chính xác và phù hợp với bệnh nhân.

- Sau kế hoạch, chứ không phải là sau cảm xúc, là việc cấu trúc và lên chương trình cho các hoạt động

Thông thường có hứng thú rồi mới hoạt động, nhưng chiến lược này không thể áp dụng cho bệnh nhân trầm cảm. Lúc bệnh nhân đang bị trầm cảm, nếu nhà trị liệu hỏi bệnh nhân họ đang hứng thú làm điều gì, thì bệnh nhân trả lời ngay rằng họ muốn không làm gì cả.

Phần cốt lõi của liệu pháp kích hoạt hành vi đó là đề nghị bệnh nhân bắt đầu thực hiện hành vi ngay khi cảm xúc và động cơ còn thấp, chúng ta không thể chờ đến khi cảm xúc bệnh nhân cải thiện rồi mới thực hiện hành vi.

Do đó chúng ta chỉ mong muốn cảm xúc và động cơ của hành vi sẽ đến sau khi thực hiện hành vi. Muốn có được điều này thì hành vi thực hiện đó phải đạt được kết quả nhất định. Để đảm bảo hành vi đưa ra đạt được kết quả nhất định chúng ta nên lập cấu trúc và lập kế hoạch để thực hiện hành vi đó. Để thực hiện điều này chúng ta phải lập kế hoạch chi tiết cho các hoạt động bằng cách chia nhỏ các hoạt động đó ra và định rõ thời gian và không gian cụ thể để thực hiện hành vi đó.

- Đừng chỉ có nói mà phải làm

Đây là liệu pháp tâm lý do đó nói chuyện trao đổi với bệnh nhân là một phần không thể thiếu được. Nhưng sau khi đã thảo luận và đi đến cam kết, các hoạt động được trao đổi phải được thực hiện. Hoạt động là trái tim của liệu pháp kích hoạt hành vi. Giữa các buổi điều trị đều có các bài tập để thực hiện trong những ngày giữa các buổi điều trị. Các bài tập này chủ yếu là các hoạt động đã được thảo luận và cam kết thực hiện. Hiệu quả của liệu pháp không chỉ phụ thuộc vào bệnh nhân có hiểu được vấn đề mà phụ thuộc nhiều vào việc bệnh nhân thực hiện như thế nào các bài tập đã đề ra. Nếu bệnh nhân không thực hiện bệnh nhân không nhận thức được các cũng cố của xã hội.



- Sự thay đổi sẽ dể dàng hơn khi bắt đầu từ mức độ thấp

Cả bệnh nhân và nhà trị liệu đều muốn thay đổi nhiều và nhanh. Ngay khi chúng ta vui vẻ và có điều kiện, thì thay đổi cũng đã khó rồi. Khi bệnh nhân bị trầm cảm, đặc biệt khi bệnh nhân đang có cảm giác vô vọng, thì thay đổi hành vi là một công việc cực kỳ khó khăn. Một số bệnh nhân khi nghĩ đến thay đổi thì nghĩ đó là công việc quá mức của họ, trong khi những người khác họ cảm giác bất toại nếu sự thay đổi không đạt được kết quả 100%. Các bệnh nhân này có suy nghĩ Tất cả hoặc không có gì”. Nhiều bệnh nhân tự trách mắng mình khi thất bại thực hiện các công việc. Do đó nhà trị liệu giúp bệnh nhân thực hiện cách hoạt động bằng cách thực hiện các bước từ thấp đến cao. Một công việc chính của nhà trị liệu đó là cùng với bệnh nhân thảo luận việc chia nhỏ hành vi thành các phần nhỏ.

Một nghệ thuật trong liệu pháp kích hoạt hành vi đó là nhà trị liệu phải biết đúng nơi để động viên bệnh nhân nhưng cũng biết đúng nơi để ngăn cản bệnh nhân..

- Nhấn mạnh các hoạt động được củng cố một cách tự nhiên

Theo nguyên lý của liệu pháp hành vi, để một hành vi được hình thành và duy trì, chúng ta chú tâm đến vật củng cố. Có nhiều cách phân loại vật củng cố, cách thứ nhất người ta chia vật cũng cố thành vật củng cố vật chất và vật củng cố về mặt tinh thần. Ngoài ra người ta còn chia vật củng cố do chúng ta tạo ra và vật củng cố có sẵn trong tự nhiên - xã hội.

Như phần nguyên nhân đã đề cập đến, bệnh nhân trầm cảm bị giới hạn bởi các vật củng cố. Do đó, nhiệm vụ của nhà trị liệu là phải tạo điều kiện để bệnh nhân nhận được những sự củng cố. Có các điều cần chú ý đến khi chọn vật củng cố cho các bệnh nhân trầm cảm:

- Bệnh nhân trầm cảm thường có các suy nghĩ không phù hợp về bản thân, về các mối quan hệ giữa người - người và về thế giới. Do đó, vật củng cố nên liên quan đến các vấn đề này.

- Đa số các bệnh nhân này là người trưởng thành, do đó vật củng cố phải phù hợp với lứa tuổi của họ.

- Mục đích cuối cùng là giúp bệnh nhân thích nghi lại cuộc sống, do đó phải tìm các vật cũng cố có sẵn trong tự nhiên - xã hội.

Với các lý do đó nhà trị liệu nên hướng bệnh nhân đến các vật củng cố bằng tinh thần và có sẵn trong tự nhiên - xã hội.

Ví dụ: Bệnh nhân trầm cảm thường cảm nhận người khác không quan tâm đến bệnh nhân và xem thường mình. Vì vậy vật củng cố ở đây đó là những lời khen thưởng, lời thăm hỏi thông thường của đồng nghiệp và những người xung quanh.



- Nhấn mạnh phương pháp chính giải quyết vấn đề và nhận diện ra rằng tất cả các kết quả đều hữu ích

Sau khi nhà trị liệu giới thiệu về nguyên lý của liệu pháp, có những bệnh nhân nói rằng họ biết điều đó và đã thực hiện như vậy nhưng không có kết quả gì. Có những bệnh nhân khác sau buổi điều trị thứ nhất của kích hoạt hành vi, bệnh nhân không thực hiện được nhiều hành vi như mong đợi và họ thấy chán nản. Đặc biệt khi thực hiện liệu pháp này, nhà trị liệu không chỉ đơn thuần nói “hãy làm đi” mà cần phải gặp bệnh nhân nhiều lần để thực hiện liệu pháp. Đó là lý do tại sao chúng ta có liệu pháp này và trong liệu pháp nhà trị liệu sẽ hướng dẫn bệnh nhân các kỹ năng để giải quyết vấn đề. Như vậy nhà trị liệu không chỉ giúp bệnh nhân hiểu được vấn đề hiện tại của họ mà còn trang bị các kỹ năng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Không chỉ hướng dẫn cho bệnh nhân giải quyết các vấn đề hiện tại và trong quá khứ mà còn giúp bệnh nhân tự tin giải quyết các vấn đề sẽ nảy sinh trong tương lai. Khi giúp bệnh nhân đưa ra cách giải quyết vấn đề nhà trị liệu nên dựa vào quá trình phân tích hành vi trong quá khứ của bệnh nhân.



Một vấn đề mà thường gặp ở bệnh nhân trầm cảm đó là có suy nghĩ “tất cả hoặc không”. Do đó, bệnh nhân không chấp nhận việc hoàn thành một phần công việc mà bệnh nhân chỉ chấp nhận mình làm được việc khi hoàn thành hoàn toàn công việc đó hoặc nếu không tức là bệnh nhân thất bại. Bệnh nhân không chấp nhận mức trung gian, nghĩa là hoàn thành một phần công việc.

- Giải quyết các hàng rào cản có thể và trong thực tế để kích hoạt hành vi

Mặc dầu nhà trị liệu đã làm hết sức mình để có các kế hoạch kích hoạt hành vi phù hợp với bệnh nhân nhưng luôn có các rắc rối hoặc các hàng rào cản trở bệnh nhân thực hiện. Trước hết đó chính là do bản chất của bệnh trầm cảm. Bệnh nhân luôn sử dụng các hình thức đối phó mang kết quả ngắn hạn để giải quyết các vấn đề của bản thân. Mệt bệnh nhân đi nằm, kết quả giảm mệt mỏi sẽ xuất hiện ngay, nhưng sau đó là bệnh nhân tránh các hoạt động có lợi cho bản thân. Mặc dù có các nguyên lý và cấu trúc các buổi điều trị chung cho các bệnh nhân, nhưng mỗi bệnh nhân đều có các vấn đề riêng của họ, do đó khi áp dụng các công thức điều trị chung sẽ gặp một số trở ngại. Cùng như các liệu pháp tâm lý khác, liệu pháp kích hoạt hành vi đòi hỏi sự linh hoạt, bền bĩ và sáng tạo của nhà trị liệu. Khi thực hiện hoạt động sẽ có các vấn đề nảy sinh, vì vậy bệnh nhân và nhà trị liệu sẳn sàng để đối phó với các cản trở đó. Nhà trị liệu tốt là nhà trị liệu biết đưa các tình huống khó khăn đó để bệnh nhân giải quyết và giám sát kết quả của nó. Có như vậy mới giúp bệnh nhân có kinh nghiệm giải quyết được các vấn đề trong tương lai và tự tin vào bản thân hơn.

- Nhà trị liệu có vai trò như huấn luyện viên

Thông thường bệnh nhân trầm cảm muốn nhà trị liệu giúp họ giải quyết các vấn đề của mình do bệnh nhân gặp khó khăn trong suy nghĩ cũng như khó khăn khi đưa ra quyết định. Do đó bệnh nhân mong muốn nhà trị liệu quyết định dùm cho bệnh nhân. Mặc khác nhà trị liệu tốn rất nhiều thời gian để bệnh nhân suy nghĩ và đưa ra quyết định.

Tuy nhiên nếu nhà trị liệu chỉ ra con đường rồi đưa ra quyết định, thì các quyết định đó nhiều khi không phù hợp với hoàn cảnh của bệnh nhân, không phải là quyết định bệnh nhân ưa thích nhất và có lợi nhất. Đặc biệt đó không phải là quyết định của bệnh nhân.

Huấn luyện viên sẽ giúp xác định các kỹ năng và các khả năng bên trong của một người và làm cho họ có thể phát huy tốt nhất khả năng của họ, từ đó làm tăng tính độc lập của cá nhân và giảm đi tính phụ thuộc vào người khác. Một huấn luyện viên tốt là người biết được các mặt mạnh và mặt yếu của đối tượng. Trên cơ sở đó biết cách hướng dẫn cho đối tượng chọn các hoạt động phù hợp để phát huy các mặt mạnh, ngay khi thực hiện tốt các hoạt động huấn luyện viên phải biết cách động viên kịp thời. Từ đó đối tượng có cơ hội để thể hiện các hoạt động có lợi cho bản thân. Làm sao cho đối tượng khi va chạm thực tế có thể tự tin vượt qua các trở ngại.

Đây là liệu pháp cần thực hiện hoạt động như nguyên tắc số 5, do đó các kế hoạch cho việc thực hiện các hoạt động phải phù hợp với bệnh nhân. Do đó,nhà trị liệu nên có nhiệm vụ giúp bệnh nhân đưa ra các chiến lược thực hiện các hoạt động, thảo luận định hướng rồi giúp bệnh nhân đưa ra quyết định. Trên cơ sở đó bệnh nhân thực hiện, chứ không phải bệnh nhân và nhà trị liệu cùng thực hiện.



1.3.1.4. Các nghiên cứu về liệu pháp kích hoạt hành vi trên thế giới

Khi nghiên cứu 25 bệnh nhân trầm cảm điều trị nội trú tại bệnh viện Derek R Hopko nhận thấy sau thời gian điều trị bằng liệu pháp kích hoạt hành vi điểm trong bình của thang Beck trầm cảm từ 35,1(SD= 7,4) giảm xuống còn 19,1 (SD=13,1) [50].

Theo Coffman, Martell, Dimidjian, Gallop, & Hollon, (2007), Dimidjian, (2006), liệu pháp kích hoạt hành vi là một trị liệu có hiệu quả trong điều trị trầm cảm, liệu pháp có hiệu quả tương đương với Paroxetine và tốt hơn liệu pháp nhận thức trong trầm cảm mức độ trung bình đến mức độ nặng trong một số lớn thử nghiệm ngẫu nhiên [61], dựa trên lý thuyết hành vi cơ bản và những chứng cớ hiện tại để cấu thành hành vi có thể kích hoạt cơ chế của sự thay đổi liệu pháp hành vi nhận thức trong lâm sàng trầm cảm [66]. Liệu pháp hành vi điển hình có từ 8-15 buổi. Trong những buổi đầu tiên nhà trị liệu giải thích những hoạt động trầm cảm nào trở nên yếu đi để thỏa mãn hoạt động và khí sắc trầm. Nhà trị liệu sẽ hướng dẫn bệnh nhân một cách có hiệu quả để vượt qua sự tiến triển của bệnh dành cho hành vi sức khỏe, bệnh nhân sẽ được khuyến khích để theo đuổi hành vi sức khỏe của mình [27]. Nhà trị liệu cũng khuyến khích bệnh nhân báo cáo những hoạt động mổi ngày và chọn lọc những mục tiêu hành vi cuối tuần liên quan tới các mối quan hệ, giáo dục, nghề nghiệp, sở thích, bài tập thể dục và những hành vi tinh thần khác [49].

Liệu pháp kích hoạt hành vi giúp bệnh nhân trầm cảm giảm đi hành vi trốn tránh và đồng thời kích hoạt các hoạt động có lợi cho sức khỏe. Do đó để đánh giá hiệu quả của liệu pháp, không thể chỉ dùng các bảng câu hỏi tập trung nhiều vào nhận thức mà phải có các bảng câu hỏi chú tâm nhiều đến hành vi của bệnh nhân.

Với những lý do đó, năm 2007 Kanter, Mulick, Busch, Berlin và Martell đã đưa ra thang đánh giá kích hoạt hành vi cho bệnh nhân trầm cảm (behavioral activation for depression scale: BADS). Trong phiên bảng đầu tiên nó có 55 câu, sau đó giảm xuống 33 câu và cuối cùng còn 25 câu. Đo các lãnh vực sau: Kích hoạt, trốn tránh/nghiền ngẫm, suy giảm công việc/học tập và suy giảm xã hội.

Nhưng sau đó người ta phát triển một phiên bản rút gọn gọi là BADS-SF gồm 9 câu, chia làm 3 lãnh vực: Kích hoạt cục bộ (focus activation: FA), kích hoạt chung (general activation:GA) và hành vi trốn tránh (Avoid: AV)



1.3.2. Một số liệu pháp tâm lý khác

1.3.2.1. Liệu pháp tâm lý nâng đỡ

Khi nói chuyện với bênh nhân thầy thuốc phải biểu hiện sự nhiệt tình, đồng cảm và hiểu biết. Giúp bệnh nhân xác định và diễn tả các quan tâm và bàn luận với bênh nhân về các vấn đề này, giúp bệnh nhân xác định các yếu tố làm năng thêm và tìm cách chấn chỉnh nó.



1.3.2.2. Liệu pháp giải thích hợp lý hay liệu pháp thuyết phục

Chỉ giải thích khi đã nắm vững về các rối loạn, đặc điểm tính cách, hoàn cảnh xuất hiện các rối loạn của người bệnh. Vì trong trị liệu này, nhà trị liệu áp đặt những suy luận của mình lên sự hiểu biết của người bệnh, do vậy nếu suy luận đó sai lệch thì ảnh hưởng rất xấu lên tư duy không logic của người bệnh.

Trong khi giải thích nhà trị liệu phải luôn bộc lộ sự tự tin trong ngôn từ, cử chỉ, hành vi thể hiện trong ngông ngữ phải nói rõ ràng với ngữ điệu có sức truyền cảm và thu hút chú ý của người bệnh. Khi giải thích phương thức điều trị và kết quả điều trị không được dùng câu nghi vấn hoặc phủ định mà phải dùng câu khẳng định.

Muốn có những tác động tâm lý tích cực trên người bệnh, nhà trị liệu cần có những đức tính của một nhà trị liệu tâm lý:

+ Là người có tri thức và hiểu biết khoa học.

+ Là người có đạo đức và phong cách giao tiếp thị phạm, có sức thu hút và truyền cảm, không nói lắp, nói ngọng.

+ Biết tôn trọng và chia sẻ những nổi đau của người bệnh, và đặc biệt biết giữ kín những bí mật của người bệnh.

+ Đoàn kết và tôn trọng đồng nghiệp.



1.3.2.3. Liệu pháp tâm lý nhóm

Liệu pháp tâm lý nhóm là một hình thức điều trị mà trong đó nhiều bệnh nhân cùng tham gia điều trị, họ được lựa chon một cách cẩn thận và họ được hướng dẫn bởi nhà trị liệu nhóm, mục đích của liệu pháp tâm lý nhóm là phục hồi, điều chỉnh những thuộc tính tâm lý nào đó của nhân cách người bệnh thông qua việc thiết lập lại các mối quan hệ cá nhân [7].



1.3.2.4. Liệu pháp gia đình

Gia đình được xem là một nhóm xã hội, văn hóa thu nhỏ với một chuẩn mực đặc biệt, mà trong đó các thành viên có mối quan hệ tương tác với nhau. Những chuẩn mực của gia đình đã hình thành trạng thái cân bằng bên trong gia đình, liệu pháp gia đình dựa trên giả thuyết rằng bệnh lý tâm thần ở một thành viên trong gia đình là kết quả trước hết của sự rối loạn mối tương quan cảm xúc trong gia đình. Vì vậy liệu pháp gia đình nhằm cải thiện mối quan hệ cảm xúc bị rối loạn và củng cố sức khỏe tâm thần của từng thành viên riêng biệt và của cả gia đình như một chỉnh thể. Nghĩa là liệu pháp gia đình hướng tới sự thay đổi mối quan hệ giữa các nhân cách trong gia đình để loại trừ các rối loạn tâm thần, cũng như để đạt tới sự thích nghi xã hội tốt hơn.



Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương