TröÔØng ñAÏi hoïc voõ tröÔØng toaûN



tải về 1.23 Mb.
Chế độ xem pdf
trang26/79
Chuyển đổi dữ liệu23.01.2023
Kích1.23 Mb.
#54140
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   79
BG Thuc hanh Duoc khoa 2 P2

NỘI DUNG 
1. Đại cương: 
- Tiêu chảy là tình trạng người bệnh đi đại tiện bất thường (> 3 lần/ngày), phân chứa 
nhiều chất lỏng, gây mất nước và chất điện giải, thường gặp ở trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 
5 tuổi. 
- Bệnh tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong điều trị tiêu chảy, ngoài 
việc giải quyết nguyên nhân gây ra tiêu chảy, vấn đề ưu tiên trong mọi trường hợp là 
đánh giá và xử lý đúng tình trạng mất nước, chất điện giải vì hậu quả của hội chứng mất 
nước và chất điện giải là rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến rối loạn tuần hoàn, nhiễm độc 
thần kinh…, và nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.
1.1 Phân loại bệnh: 

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh: 
- Tiêu chảy do nhiễm khuẩn: các vi khuẩn ở ruột phóng thích các độc tố (enterotoxin, 
cytotocin) gây tăng bài tiết, giảm hấp thu nước và điện giải. 
- Tiêu chảy không do nhiễm khuẩn: tiêu chảy do thẩm thấu, tiêu chảy do rối loạn 
nhu động ruột. 

Dựa vào triệu chứng bệnh: 
- Tiêu chảy cấp: kéo dài dưới 2 tuần, nguyên nhân thường do vi khuẩn, virus… 
- Tiêu chảy mạn: kéo dài trên 2 tuần, nguyên nhân thường do bệnh lý như viêm 
ruột…


41 
1.2. Điều trị: Trong điều trị tiêu chảy, ngoài việc điều trị nguyên nhân, vấn đề ưu tiên 
trong mọi trường hợp là đánh giá và xử lý đúng những rối loạn nước và điện giải. Các 
thuốc làm giảm triệu chứng (hấp phụ, bao phủ niêm mạc, giảm tiết dịch, giảm nhu động 
ruột) có thể dùng trong một số trường hợp tiêu chảy ở người lớn, nhưng không nên dùng 
ở trẻ em vì chúng không làm giảm được sự mất dịch và điện giải, mà còn có thể gây ra 
nhiều tác dụng có hại. 
Một số nhóm thuốc trong điều trị tiêu chảy: 
- Chế phẩm bù nước và các chất điện giải (Oresol). 
- Các chế phẩm vi sinh (Biosubtyl, Antibio…): điều trị tiêu chảy do loạn khuẩn 
đường ruột, rối loạn tiêu hóa. 
- Thuốc kháng khuẩn (kháng sinh, sulfamid kháng khuẩn): điều trị tiêu chảy do 
nhiễm khuẩn.
- Chất hấp phụ (Actapulgite, Smecta, than thảo mộc, kaolin): hấp phụ độc tố vi 
khuẩn, khí hơi trong ruột. Các chất này không hấp thu vào tuần hoàn nên ít tác dụng phụ. 
- Thuốc làm giảm nhu động ruột (Loperamid, Diphenoxylat, Opizoic, cồn 
paregorique, cồn thuốc con rồng): làm giảm nhu động ruột, chậm di chuyển các chất 
trong ruột giúp kéo dài thời gian để hấp thu nước và các chất điện giải nên tăng độ đặc 
của khối phân. Sử dụng nhóm thuốc này khi tiêu chảy có kèm theo co thắt và đau bụng 
nhiều. Chống chỉ định: Tiêu chảy do nhiễm khuẩn, bệnh nhân bị viêm kết tràng, trẻ em 
dưới 2 tuổi. 

tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương