TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN



tải về 401.94 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích401.94 Kb.
#1835
1   2   3   4   5   6


Nhận xét:

- Các tế bào có xu hướng tạo colony nhiều hơn khi tăng số lần cấy chuyển lên đến P3, P5.

- Như vậy các tế bào đã dần được tinh lọc, những tế bào không thuộc trung mô sẽ chết trong các lần cấy chuyển đầu tiên.

- Colony tế bào gốc mỡ thuộc dạng colony fibroblast, các tế bào không đứng thành cụm như các tế bào biểu mô.







A

B


Hình 11. Các đĩa colony sau khi nhuộm giemsa (A)(B)
Kết quả khả năng tạo CFU-F của đề tài cao hơn một số tác giả khác có thể do mẫu mô chúng tôi lấy đa số từ người còn nhỏ tuổi, còn các tác giả khác lấy mô mỡ từ các bệnh nhân thẩm mỹ thành bụng có tuổi đời cao hơn. Cùng phương pháp đánh giá, có tác giả chỉ đạt 15% (C. Dromard và CS 2011).

3.3. Ảnh hưởng tế bào gốc mỡ lên sự tăng sinh và di cư tế bào da qua thí nghiệm đồng nuôi cấy

3.3.1. Tác động của tế bào gốc mỡ đến nguyên bào sợi

Bảng 4. Ảnh hưởng của tế bào gốc đến tăng sinh nguyên bào sợi


Lô nghiên cứu

Số lượng nguyên bào sợi đồng nuôi cấy ngày thứ 2 (x104/giếng 10cm2)

Min – Max

± SD

Lô A (n=10)

6 – 7

6,8 ± 0,5

Lô B (n=10)

4 – 6

5,5 ± 0,9

Lô C (n=10)

3 – 5

4,6 ± 0,6

- Lô A : Là lô nghiên cứu đồng nuôi cấy nguyên bào sợi ở giếng với màng giá đỡ chứa tế bào gốc mỡ .

- Lô B : Là lô đối chứng dương đồng nuôi cấy nguyên bào sợi ở giếng với màng giá đỡ chứa tấm nguyên bào sợi.

- Lô C : Là lô nuôi cấy nguyên bào sợi ở giếng và màng giá đỡ đơn thuần không có tế bào.

Nhận xét: Số lượng nguyên bào sợi thu được ở lô có tấm tế bào gốc mô mỡ cao hơn so với lô có tấm nguyên bào sợi và lô nghiên cứu không có tấm tế bào.




Hình 12. Biểu đồ so sánh số lượng tế bào thu được giữa các thí nghiệm đồng nuôi cấy tấm tế bào gốc mô mỡ với nguyên bào sợi ở ngày thứ 2.





D0

D2



A







B





C






Hình 13. Tác động của tấm tế bào gốc mô mỡ lên sự tăng sinh của nguyên bào sợi (50X)

Sau 2 ngày thí nghiệm đồng nuôi cấy, chúng ta thấy

- Lô A, tấm tế bào gốc mỡ làm tăng số lượng nguyên bào sợi trong thí nghiệm đồng nuôi cấy.

- Lô B (đồng nuôi cấy tấm nguyên bào sợi và nguyên bào sợi), mật độ TB tăng không đáng kể.

- Mật độ ít nhất ở Lô C (chỉ nuôi cấy nguyên bào sợi mà không có tấm tế bào).

- Mức độ làm gia tăng số lượng nguyên bào sợi trong sự có mặt của tấm ADSCs là 23,6%-47,87% cao hơn so với việc không có tấm tế bào hoặc có tấm tế bào nhưng là tấm nguyên bào sợi.


Bảng 5. Thời điểm nguyên bào sợi gia tăng số lượng khi có tấm tế bào gốc

Giếng nguyên bào sợi

Số lượng tế bào(x104)/giếng

Ngày thứ 1

Ngày thứ 2

Ngày thứ 3

Lô A (n=10)

4,2

6,8

11,5

Lô C (n=10)

3,5

4,6

7,8

p

>0,05

<0,001

<0,0001


Nhận xét:

Thí nghiệm về sự tác động của tấm TB gốc lên sự tăng sinh của nguyên bào sợi được nuôi cấy trong mỗi giếng của đĩa 6 giếng ban đầu là 50.000 tế bào ở thời điểm 3 ngày trước khi đồng nuôi cấy và theo dõi bằng đếm tế bào ở ngày thứ 1, thứ 2 và thứ 3 trong 5 thí nghiệm độc lập đều thấy: Ở giếng có tấm TB gốc thì ngày thứ 2 và thứ 3, số lượng nguyên bào sợi ở giếng có tấm TB gốc tăng lên đáng kể so với giếng không có tấm TB gốc, với p<0,001.


Bảng 6. Tỷ lệ sống của nguyên bào sợi sau khi trypsin


Giếng nguyên bào sợi

Tỷ lệ sống của tế bào (%)

Ngày thứ 1

Ngày thứ 2

Ngày thứ 3

Lô A (n=10)

96,3 ± 2,3

96,5 ± 1,8

96,2 ± 2,2

Lô C (n=10)

96,4 ± 2,5

97,2 ± 2,1

96,9 ± 2,1

P

>0,05

>0,05

>0,05


Nhận xét:

Không có sự khác nhau về tỷ lệ sống của nguyên bào sợi giữa mẫu nghiên cứu có tấm tế bào gốc và mẫu đối chứng không có tấm tế bào gốc.

Tỷ lệ sống của nguyên bào sợi giữa mẫu nghiên cứu và mẫu đối chứng ở các thời điểm 1 ngày, 2 ngày và 3 ngày đồng nuôi cấy giữa nguyên bào sợi và tấm tế bào gốc đều ổn định ở mức 96-97%.



Hình 14. Sự gia tăng số lượng nguyên bào sợi theo thời gian.
3.3.2. Tác động của tấm tế bào gốc mỡ đến tế bào sừng

Bảng 7. Ảnh hưởng của tấm tế bào gốc đến tăng sinh tế bào sừng


Lô nghiên cứu

Số lượng tế bào sừng ở ngày đồng nuôi cấy thứ 2 (x104/giếng 10cm2)

Max

Min

TB

SD

Lô A (n=10)

9

7

8,2

0,9

Lô B (n=10)

13

9

10,7

1,8

Lô C (n=10)

5

3

4,3

1,1


- Lô A: Là lô nghiên cứu đồng nuôi cấy tấm tế bào gốc mỡ và tế bào sừng ở giếng.

- Lô B: Là lô đối chứng dương đồng nuôi cấy có tấm tế bào là nguyên bào sợi đồng loại và tế bào sừng ở giếng.

- Lô C: Là lô nuôi cấy tế bào sừng ở giếng và không có tấm tế bào mà chỉ có màng giá đỡ đơn thuần.

Nhận xét: Mật độ tế bào có tăng ở thí nghiệm Lô B (đồng nuôi cấy tấm nguyên bào sợi và tế bào sừng), mật độ TB giảm dần ở Lô A (đồng nuôi cấy tấm tế bào là TB gốc mỡ với tế bào sừng), và mật độ ít nhất ở Lô C (chỉ nuôi cấy tế bào sừng).



Hình 15. So sánh số lượng tế bào thu được giữa các thí nghiệm đồng nuôi cấy tấm tế bào gốc với tế bào sừng




D1

D3


A






B





C






Hình 16. Tác động của tấm tế bào gốc mô mỡ lên sự tăng sinh của tế bào sừng (50X)

Nhận xét:

- Sau 3 ngày đồng nuôi cấy, hình thái tế bào có sự thay đổi và kết dính với nhau thành khối

- Bằng thí nghiệm đồng nuôi cấy, chúng tôi thấy tấm tế bào gốc mô mỡ làm tăng số lượng tế bào sừng trong thí nghiệm đồng nuôi cấy so với không có tế bào gốc mỡ.

- Mức độ làm gia tăng số lượng tế bào sừng trong sự có mặt của tấm tế bào gốc mô mỡ thấp hơn so với việc có tấm tế bào là tấm nguyên bào sợi.



Bảng 8. Ảnh hưởng của tấm tế bào gốc tới di cư tế bào sừng



Lô nghiên cứu

Tỷ lệ % vết cạo liền do tế bào sừng di cư

Ngày thứ 2

Ngày thứ 4

Ngày thứ 5

A (n=10)

16,2 ± 10,2

78,4 ± 8,1

98,1 ± 4,5

B (n=10)

18,1 ± 7,1

70,3 ± 6,4

97,2 ± 5,3

C (n=10)

15,5 ± 6,1

55,3 ± 10,1

75,0 ± 12,4


Nhận xét: Tế bào sừng di cư tốt nhất ở lô A (đồng nuôi cấy với tấm tế bào gốc mô mỡ). Sự di cư của tế bào sừng cũng tăng mạnh ở lô B (đồng nuôi cấy tấm nguyên bào sợi và tế bào sừng).



Hình 17. Tế bào sừng độ che phủ đạt 100% , tế bào sừng hình ovan và đa diện mọc dày xếp khít nhau ngay trước khi tạo vết cạo để đồng nuôi cấy với tấm tế bào gốc mỡ và tấm nguyên bào sợi (50X).




A

B

C



D0









D2









D4









D5








Hình 18. Ảnh hưởng của tế bào gốc mỡ lên di cư và biệt hóa của tế bào sừng (50X).

Nhận xét:

- Ở lô C (giếng nuôi cấy không có tấm tế bào) tế bào sừng vẫn biệt hóa tạo các lớp phía trên nhưng sự di cư của TB kém so với lô có tấm tế bào gốc hay tấm nguyên bào sợi (Lô C, lô đối chứng chỉ nuôi cấy tế bào sừng).

- Ở lô A (đồng nuôi cấy tấm tế bào là TB gốc mỡ với tế bào sừng), tế bào di cư mạnh nhất và liền vết cạo sau 5 ngày.

BÀN LUẬN

4.1. Về đặc điểm tế bào phân lập

Phân loại một loại tế bào được mô tả bởi nhiều đặc tính khác nhau như về hình thái, về khả năng biệt hóa, khả năng tự đổi mới, khả năng nhân lên, các dấu ấn thể hiện tính gốc…Tế bào gốc trung mô là tế bào được xác định là có khả năng bám dính trên bề mặt nuôi cấy, khi đó chúng có hình thoi hoặc hình sao. Chúng có khả năng biệt hóa thành các tế bào chức năng khác nhau như tế bào xương, tế bào sụn, tế bào mỡ, tế bào cơ ở cả in vitro hay in vivo [84].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, chỉ ngày hôm sau đã thấy có các tế bào bám dính ở bề mặt nuôi cấy. Các mẫu tế bào sau đó được thay môi trường cứ 2-3 lần trong một tuần và chỉ trong vòng 10-15 ngày thì hầu hết các mẫu tế bào đều đạt 80-90% độ che phủ và được thu hoạch bằng quy trình sử dụng trypsin.

Trong nghiên cứu này, tế bào gốc trung mô giống nguyên bào sợi được tinh lọc thu được thông qua phương pháp phân lập có sử dụng enzyme, điều này rất khác với phân lập nguyên bào sợi từ mô. Hầu hết các nghiên cứu phân lập nguyên bào sợi là sử dụng phương pháp kết dính mô với bề mặt nuôi cấy và duy trì mô trong môi trường tăng trưởng để chờ nguyên bào sợi mọc ra sau đó sẽ thu tế bào theo phương pháp của Caren năm [30]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các thí nghiệm ban đầu cho thấy nếu sử dụng phương pháp cấy mô kết dính thì sau 2-4 tuần theo dõi vẫn không thấy có tế bào mọc ra từ mẩu mô mỡ mặc dù môi trường nuôi cấy là đồng nhất gồm DMEM và 10% huyết thanh bào thai bê như trong nuôi cấy nguyên bào sợi. Trong khi đó gần 30 thí nghiệm phân lập tế bào thì các tế bào hình thoi hay hình sao từ mô mỡ chỉ phân lập được bằng các thí nghiệm có sử dụng collagenase.

Quan sát từ các thí nghiệm, chúng tôi thấy, số lượng tế bào phân lập được từ một khối lượng mô mỡ là rất lớn vào khoảng 2 triệu tế bào cho mỗi gram mô. Thông qua nhuộm xanh trypan, chúng tôi thấy khả năng sống của các tế bào sau phân lập là rất lớn, đạt 94-96%. Tuy nhiên, hầu hết trong số đó không phải là tế bào gốc trung mô, đa số các tế bào nổi cùng với các mảnh vỡ của mô, chúng được loại bỏ bằng việc thay môi trường nuôi cấy sau 24-48 giờ. Chỉ một số ít các tế bào bám dính ở bề mặt nuôi cấy quan sát được sau khi hút bỏ dịch nổi. Các tế bào này sau đó nhân lên rất nhanh chóng cũng trong môi trường có 10% huyết thanh. Mặc dù chỉ từ một số rất ít tế bào ban đầu nhưng chỉ sau hơn 1 tuần thì mật độ của chúng đã đạt 90% độ che phủ bề mặt nuôi cấy. Tuy nhiên, khi quan sát lâu hơn chúng tôi thấy hầu hết các tế bào có hình dáng của nguyên bào sợi và chúng không mọc thành 2-3 lớp như các tế bào biểu mô mà chỉ mọc thành 1 lớp duy nhất kể cả khi chúng đã đạt tới độ che phủ là 100%

4.2. Tinh lọc tế bào, đặc điểm hình thái và khả năng tạo colony

Trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi không đi sâu phân tích các marker mà các tác giả đã làm trước đây, chúng tôi cố gắng xác định tính gốc của tế bào phân lập thông qua khảo sát khả năng tạo colony của chúng.

Để xác định tính gốc của tế bào thông qua khả năng tự đổi mới của chúng và khả năng tăng trưởng của tế bào gốc trung mô, chúng tôi tiến hành phân tích khả năng tạo colony. Như trình bày ở các ảnh, tế bào gốc trung mô phát triển tốt và tạo ra số lượng lớn các colony (gần 30 colony) và đường kính của colony cũng đạt hơn 2mm. Nghiên cứu này chỉ ra rằng tế bào gốc trung mô phân lập được từ mô mỡ vẫn duy trì khả năng di truyền. Kích thước colony lớn cũng gợi ý rằng chúng có khả năng tăng sinh và cả khả năng di cư. Tuy nhiên, khả năng tạo collony cũng dễ bị thay đổi nếu tế bào không giữ được tính gốc của nó trong quá trình nuôi cấy. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, các tế bào đến p5 vẫn có khả năng nhân lên mạnh mẽ, với tỷ lệ cấy 1:3 thì chỉ sau 5-6 ngày đã đạt độ che phủ 90%, và ở các thế hệ từ P1-P5 tế bào vẫn tạo được các colony.

Kết quả của chúng tôi thấy, các tế bào gốc trung mô từ mô mỡ không phát triển thành dạng cuộn xoáy thông thường khi đạt 100% độ che phủ. Các nhánh bào tương trải rộng ra như đang dò tìm các tế bào xung quanh để kết nối với nhau. Khi nhuộm giemsa thấy nhân có hình dáng bình thường như các nguyên bào sợi nhưng chúng có đặc điểm là bắt màu kiềm đậm, điều này thể hiện đó là các tế bào đang nhân lên và có khả năng phân chia tốt. Với kết quả này, chúng tôi thấy hình thái tế bào do chúng tôi phân lập cũng giống như một số tác giả đã nghiên cứu trước đây.






A





B


Hình 19. So sánh hình thái tế bào gốc mô mỡ. Hình thái tế bào gốc mỡ theo tác giả Kim W.S và cộng sự [43] (A). Hình thái tế bào gốc mỡ theo kết quả nghiên cứu của đề tài (B).(50X), (100X).

4.3. Ảnh hưởng của tế bào gốc mỡ lên tế bào da nuôi cấy

Sự tăng sinh và di trú của tế bào là một hiện tượng có lợi trong việc điều trị vết thương về da. Do đó, việc nghiên cứu sự tác động của yếu tố nào đó tới nguyên bào sợi và tế bào sừng là hai loại tế bào chủ yếu của da và trong liền vết thương da có thể sẽ cho ta định hướng rõ rệt hơn trong việc ứng dụng chế phẩm đó để điều trị vết thương. Trong nghiên cứu này, để làm sáng tỏ ảnh hưởng của tế bào gốc tới liền vết thương, chúng tôi thử nghiệm đánh giá tác động giữa các tế bào thông qua tấm tế bào.



4.3.1. Ảnh hưởng của tế bào gốc tới nguyên bào sợi da

Nguyên bào sợi là tế bào quan trọng nhất trong giai đoạn tăng sinh của quá trình liền vết thương, chúng tạo ra các thành phần đệm gian bào và tổng hợp một số yếu tố tăng trưởng. Nguyên bào sợi đáp ứng với tổn thương là cốt yếu cho hàn gắn mọi vết thương. Đáp ứng đầu tiên của nguyên bào sợi ở vùng da lành quanh tổn thương bao gồm có sự tăng sinh và di cư tới tổn thương. Khi ở vết thương, nguyên bào sợi chịu trách nhiệm tạo sẹo do tính cố hữu của nó là co rút vết thương, tiết đệm gian bào và tái lập mô. Trong trường hợp quá trình liền vết thương bất bình thường, nguyên bào sợi đáp ứng lại với tổn thương cũng không theo quy luật. Ví dụ như trường bợp sẹo phì đại được đặc trưng bởi sự tổng hợp quá mức đệm gian bào và tăng co rút vết thương bởi sự tăng số lượng nguyên bào sợi cơ [18]. Các nguyên bào sợi được phân lập từ các vết loét tiểu đường cũng cho thấy chúng không có khả năng sửa chữa tổn thương do giảm khả năng tăng sinh [34], [48], giảm khả năng tổng hợp collagen [68] và giảm mức MMP -2 và -3 (matrix metalloproteinase-2 and -3) [78]. Trong khi đó, nguyên bào sợi được phân lập từ vết loét tiểu đường lại thấy giảm về tốc độ di cư và lại tăng mức hoạt động của MMP -9 [46].

Trong nghiên cứu gần đây, Smith và cộng sự đã chứng minh được sự tác động của việc nuôi cấy đồng thời tế bào gốc trung mô tủy xương với nguyên bào sợi, trong đó mỗi loại tế bào được tách ra trong các buồng Boyden khác nhau có bổ sung huyết thanh bò và ngựa, nhận thấy được sự di trú và sinh sôi tăng lên của nguyên bào sợi [71]. Sự đáp ứng lại của nguyên bào sợi đã được xác định thông qua biểu hiện thay đổi của gen trong sự tương tác giữa các tế bào. Điều này cho phép định hướng cho việc sử dụng tế bào gốc như một tác nhân điều trị các vết thương về da.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát liệu nguyên bào sợi da đáp ứng với tổn thương có thể được thay đổi hay không bởi tác động của tế bào gốc trung mô từ mô mỡ [82]. Nghiên cứu cho thấy, các tín hiệu ngoại bào từ tế bào gốc có thể điều khiển nguyên bào sợi da tăng sinh, di cư. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng: tế bào gốc mô mỡ cảm ứng nguyên bào sợi da tăng sinh, điều này tương tự như một số công trình nghiên cứu đã công bố trước đây với tế bào gốc trung mô từ tủy xương. Các tác giả trong các công trình đó đã chứng minh: tế bào gốc trung mô tủy xương kích thích phân bào và hóa ứng động thông qua dịch nổi nuôi cấy của chúng đối với cả tế bào sừng và tế bào nội mô [22]. Tuy nhiên, chúng tôi cũng còn thấy rằng sự tăng sinh nguyên bào sợi da trong thí nghiệm được tăng cường bởi sự có mặt của tấm tế bào gốc, mật độ nguyên bào sợi da tăng cao nhất trong đồng nuôi cấy với tế bào gốc mô mỡ. Khi có mặt tấm tế bào gốc mô mỡ, nguyên bào sợi tăng sinh mạnh và rõ nét vào ngày thứ 2 và thứ 3 sau đồng nuôi cấy. Các thí nghiệm về khả năng di cư của nguyên bào sợi cũng cho thấy tấm tế bào gốc mô mỡ làm tăng khả năng di trú làm liền vết thương in vitro.

Đối với nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn mô hình nghiên cứu đồng nuôi cấy nguyên bào sợi và tấm tế bào gốc mô mỡ từ các cá thể khác nhau nhằm phân biệt rõ trách nhiệm của từng dạng tế bào riêng biệt. Nhờ hệ thống đồng nuôi cấy mà ta có thể xác định ảnh hưởng của tế bào gốc mô mỡ đến các biểu hiện protein của nguyên bào sợi và nhận biết các tín hiệu ngoại lai điều khiển các đáp ứng của nguyên bào sợi. Các thí nghiệm trên chuột cho thấy: sự tương tác ngoại lai giữa các loại tế bào khác nhau có thể bị tổn thương do thiếu các thụ thể đặc hiệu, các phân tử tín hiệu…Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa việc sửa chữa vết thương trên chuột và trên cơ thể người. Lấy ví dụ, sự liền vết thương ở chuột chủ yếu là do co kéo vết thương nhưng ngược lại ở người thì sự biểu mô hóa và tạo mô hạt để đóng kín vết thương lại là chủ yếu.

Trong các phân tích về protein của tế bào gốc mỡ, chúng tiết các collagen, fibronectin và yếu tố tăng trưởng. Hàm lượng collagen type I và fibronectin được xác định ít nhất là gấp 1000 lần cao hơn so với một số yếu tố tăng trưởng. Như vậy, tế bào gốc mỡ đã có tham gia tổng hợp collagen ngay trong điều kiện nuôi cấy là môi trường cho tế bào gốc mỡ. Chúng ta đều biết, collagen là thành phần rất quan trọng của mô, nó tạo nên tính bền vững của mô cũng như làm khung giá đỡ cho rất nhiều tế bào khác nhau của mô. Trong liền vết thương, collagen làm cho vết thương nhanh liền và hiện chúng đã có rất nhiều chế phẩm collagen từ tự nhiên dùng trong điều trị vết thương. Trong nuôi cấy tế bào, khi bề mặt nuôi cấy được phủ một lớp mỏng collagen thì khả năng bám dính và tăng sinh của nguyên bào sợi hay tế bào sừng cũng tốt hơn.

Tổng hợp lại các nghiên cứu trên, rõ ràng tế bào gốc trung mô từ mô mỡ đều kích thích nguyên bào sợi da tăng sinh tới vết thương. Sự kích thích tăng sinh và tăng di cư này được thể hiện khi có tấm tế bào gốc mô mỡ. Song thực tế điều trị vết thương thì vẫn cần tiếp tục khảo sát đánh giá tác dụng của tế bào gốc mô mỡ đối với quá trình liền vết thương thông qua các mô hình vết thương in vivo nhằm xác định liệu chúng có thực sự điều tiết sự tăng sinh và di cư của nguyên bào sợi đối với các tổn thương da hay không. Vấn đề này đã được chứng minh với tế bào gốc trung mô từ tủy xương, kết quả đánh giá in vivo cho thấy chúng làm tăng sức căng và bền của mô sau điều trị bằng tế bào gốc trung mô tủy xương do tăng sản xuất collagen [53].

4.3.2. Ảnh hưởng của tế bào gốc mô mỡ đến tế bào sừng

Trong các tế bào của lớp mầm biểu bì thì chỉ có 10% là tế bào mầm biểu bì còn lại là các tế bào đang ở các giai đoạn gián phân. Bình thường sự phân chia tế bào sừng lớp mầm cân bằng với sự sừng hóa bong vảy của biểu bì nhưng khi da bị tổn thương thì chúng tăng cường phân chia để tạo ra nhiều tế bào biểu mô. Các tế bào biểu mô sẽ di cư vào trung tâm của vết thương ở dạng đơn lớp cho đến khi các tế bào tiếp xúc trực tiếp với nhau thì tốc độ phân chia chậm lại và biệt hoá thành các lớp gai, lớp hạt, lớp sừng ở phía trên để thực hiện chức năng bảo vệ của biểu bì. Trong quá trình di cư chúng cần đệm gian bào đủ chất lượng như trung bì, chúng cần có các sợi decorin, laminin…để bám vào và trượt dọc theo các sợi đó để di chuyển vào trung tâm vết thương.

Trong thí nghiệm của Rehman J và cộng sự, các yếu tố hòa tan thuộc dịch chiết ngoại bào tế bào gốc chỉ ra rằng: tế bào gốc mô mỡ sản xuất các yếu tố tăng trưởng khác nhau như PDGF, IGF, KGF cũng như các yếu tố tăng trưởng đã được báo cáo trước đây là b-FGF, TGF-beta, HGF và VEGF [63]. Các cytokine này không tác động trong lúc chúng đơn độc nhưng lại tác động khi tương tác với các protein điều khiển khác. Không có yếu tố tăng trưởng đơn độc nào có thể mô phỏng được khả năng tác động của dịch chiết ngoại bào tế bào gốc cũng như sự kết hợp của một số yếu tố tăng trưởng. Protein đệm gian bào và một số thành phần chưa được xác định rõ cũng có thể đóng góp trong hiệu quả chung của dịch nuôi cấy tế bào gốc mô mỡ. Đối với nguyên bào sợi, các cytokine liên quan chủ yếu là PDGF, TGF-beta 1 tiềm ẩn và hoạt động, IL-beta 1, FGFs, IL-6 và IL-10 [28]. Trong số đó, PDGF và TGF beta có thể đóng vai trò chủ chốt trong quá trình liền vết thương.

Đối với thí nghiệm đánh giá tác dụng của dịch chiết tế bào gốc mỡ đến các tế bào da nuôi cấy, chúng tôi thấy việc tăng số lượng nguyên bào sợi và tăng di cư của nguyên bào sợi cùng với việc tăng di cư của tế bào sừng khi nuôi cấy cho thấy rằng chính sự di trú tế bào tăng lên của cả hai loại tế bào là nhân tố chính trong việc tăng tỷ lệ lành vết thương. Ngoài ra, dịch chiết tế bào gốc mô mỡ cũng cho thấy là ít có ảnh hưởng với sự sản sinh hay sống sót của tế bào sừng. Sự khác biệt chính là số lượng tế bào hiện tại so với lúc 72 giờ sau khi vết thương có sự hiện diện của dịch chiết. Do đó, việc lành vết thương nhờ dịch chiết là do sự di trú tăng lên của nguyên bào sợi và tế bào sừng chứ không phải là do sự sản sinh hay sống sót của tế bào sừng.

Một số tác giả khác còn làm thí nghiệm với các tế bào nuôi cấy trong điều kiện không có huyết thanh, việc này giúp xác định một số yếu tố thúc đẩy việc liền da của tế bào gốc trung mô trong dịch nuôi cấy. Người ta thấy, trong dịch nổi nuôi cấy tế bào gốc trung mô có TGF-β1 là một chất có hoạt tính sinh học còn được gọi là cytokin là yếu tố có vai trò đa dạng trong liền vết thương, bao gồm việc kích thích trên biểu mô, tân tạo mạch, tạo sẹo và lắng đọng đệm gian bào [20]. Đặc biệt, TGF-β1 kích thích sự di trú của nguyên bào sợi [60] và tế bào sừng [47].

Thành phần của dịch ngoại bào đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tế bào di cư [45]. Hầu hết trong số này là collagen typ I, và chính là các yếu tố kết dính và di cư các nguyên bào sợi, tế bào sừng. Kết quả của chúng tôi, trong dịch chiết ngoại bào của tế bào gốc mỡ có hàm lượng protein cao nhưng cũng chứa collagen ở dạng hòa tan, điều này đã có thể góp phần làm tăng di cư tế bào sừng.

Trong thí nghiệm đồng nuôi cấy tiếp xúc, tác dụng ảnh hưởng tới sự phân bào của tế bào gốc mô mỡ trong đồng nuôi cấy qua đĩa nuôi transwell và dịch chiết ngoại bào tế bào gốc mô mỡ có thể đạt được thông qua tác động của ít nhất là một số cytokine hoặc protein đệm gian bào, mặc dù chính xác trách nhiệm của từng yếu tố đó trong thí nghiệm này vẫn chưa được làm sáng tỏ. Thí nghiệm của chúng tôi cho thấy: Mật độ tế bào sừng ở ngày đồng nuôi cấy thứ hai trong lô có tấm tế bào gốc tăng lên so với không có tấm tế bào gốc nhưng lại kém hơn khi đồng nuôi cấy với tấm nguyên bào sợi da. Nhưng đối với thí nghiệm đánh giá sự di cư của tế bào sừng trong đồng nuôi cấy với tấm tế bào gốc mô mỡ lại thấy, khả năng di cư của chúng tốt hơn so với khi đồng nuôi cấy với tấm nguyên bào sợi hay không có tấm tế bào. Ngày thứ 4, vết cạo gần liền hoàn toàn, khoảng cách bờ mép hẹp hơn so với lô tế bào sừng đồng nuôi cấy với tấm nguyên bào sợi. Trong khi đó lô không có tấm tế bào thì vết cạo còn rộng hơn. Ngày thứ 5, vết cạo ở lô có tấm tế bào là tế bào gốc mô mỡ và lô có tấm nguyên bào sợi đã liền hoàn toàn nhưng lô không có bất cứ tấm tế bào loại nào thì vẫn còn khoảng cách rõ rệt.

Tổng hợp các kết quả trên đây, tế bào gốc mô mỡ không làm tăng sinh mạnh tế bào sừng trong mô hình nuôi cấy của chúng tôi nhưng lại làm tăng di cư làm liền vết thương in vitro và tăng biệt hóa tạo ra các lớp trên của tế bào sừng.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 401.94 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương