TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN



tải về 401.94 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích401.94 Kb.
#1835
1   2   3   4   5   6

2.2.3. Xác định số lượng tế bào:

Phương pháp này sử dụng buồng đếm hồng cầu Neubauer.

Sau khi tiến hành quy trình trypsin, lấy 1ml hỗn dịch tế bào đã trypsin pha tỷ lệ 1:1 với chất nhuộm màu Trypan-blue. Hút hỗn dịch tế bào và chất nhuộm màu bằng đầu pipet pasteur, bơm nhẹ hỗn dịch TB vào mép buồng đếm và để hỗn dịch tự chảy đầy vào buồng đếm. Đếm số lượng tế bào dưới kính hiển vi.

Số lượng TB được tính theo công thức: C = n/v

n: số lượng TB đã đếm được trong buồng đếm

v: thể tích đếm (ml)

C: mật độ tế bào (TB/ml).

Buồng đếm Neubaeur có thể tích 0,1mm3 = 1.10-4 ml do đó công thức tính là:



C = n x 104/ml

2.2.4. Xác định khả năng tạo dòng (colony) của tế bào

Để xác định tính gốc của tế bào thông qua khả năng tự đổi mới của chúng, hỗn dịch các tế bào đơn lẻ được chuẩn bị và cấy trong đĩa nuôi cấy nhựa có đường kính 60mm ở mật độ là 50 TB/cm2. Đĩa nuôi cấy sau đó được duy trì trong 2-3 tuần để theo dõi sự phát triển của các colony. Đĩa tế bào nuôi cấy sau đó được cố định bằng cồn tuyệt đối và nhuộm giemsa, một nhóm tế bào được xác định là đơn vị colony khi có ít nhất là 50 tế bào. Khả năng tạo dòng được tính toán theo tỷ lệ % số colony đạt được so với số tế bào được cấy. Cụ thể các bước tiến hành như sau:

Bước 1. Cấy tế bào cần làm thí nghiệm trong đĩa có đường kính 60mm với mật độ tế bào 50TB/cm2, mỗi đĩa cho 4mm môi trường nuôi cấy, thay môi trường sau mỗi 3 ngày.

Bước 2. Theo dõi tạo colony trong 3 tuần, ghi chép số liệu 5 ngày/ lần về:



  • Hình thành colony chưa?

  • Mỗi colony có khoảng bao nhiêu tế bào?

  • Hình thái tế bào?

Bước 3. Nhuộm giemsa sau 3 tuần

Bước 4. Tính tỷ lệ % số colony/số tế bào được cấy, mỗi colony khi đó được xác định là có từ 50 tế bào trở lên.



2.2.5. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của tế bào gốc mô mỡ đến tế bào da nuôi cấy

Để xác định hiệu quả của các yếu tố hòa tan bởi ADSCs lên sự tăng sinh và di cư của hai loại tế bào, nguyên bào sợi da và tế bào sừng được đồng nuôi cấy với tế bào gốc mô mỡ trong 2 khoang đĩa để tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa các loại tế bào nhưng lại cho phép sự trao đổi các yếu tố có khả năng khuếch tán.





Hình 2. Mô phỏng thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của tế bào gốc mô mỡ bằng phương pháp đồng nuôi cấy

Tế bào gốc mô mỡ được cấy trên insert chứa màng polycarbonate của đĩa transwell, màng polycarbonate có kích thước lỗ là 0,45micromet và được tráng collagen, nguyên bào sợi và tế bào sừng được cấy ở khoang phía dưới. Ảnh hưởng của tấm tế bào gốc mỡ đến hai loại tế bào da nuôi cấy này được đánh giá qua sự tăng sinh tế bào da và khả năng di cư của chúng theo cách thức mô tả dưới đây.


2.2.5.1. Đánh giá ảnh hưởng của tế bào gốc mô mỡ đến tăng sinh nguyên bào sợi

Với tất cả các thí nghiệm, nguyên bào sợi da được cấy trong đĩa 6 giếng ở mật độ 5×104 TB/giếng và duy trì trong môi trường tăng sinh tế bào gốc trung mô bao gồm DMEM/1%FBS/1%AB.

Nguyên bào sợi được cấy trong 3 ngày trước khi đồng nuôi cấy để phân tích tăng sinh.

Tế bào MSC được cấy trên insert với mật độ 5000 TB/cm2 và duy trì trong môi trường tăng sinh tế bào gốc trung mô như trên trong 11 ngày trước khi đồng nuôi cấy với nguyên bào sợi, khi đó MSC đạt 70-80% độ che phủ và vẫn ở tình trạng chưa biệt hóa.

Tấm tế bào gốc trung mô chứa cả insert sau đó được đặt vào các giếng nguyên bào sợi và bổ sung ngập trong môi trường nuôi cấy MSC mới.

Thí nghiệm đối chứng gồm:



  1. Nguyên bào sợi đồng nuôi cấy với insert không có tế bào.

  2. Insert có tế bào là nguyên bào sợi da cấy ở mật độ 5x103TB/insert và duy trì trong môi trường tăng sinh MSC trong 6 ngày trước khi đồng nuôi cấy.

Tại các thời điểm 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ, các giếng nguyên bào sợi được trypsin và đếm số lượng tế bào cũng như xác định tỷ lệ sống/chết của tế bào thu được.

2.2.5.2. Đánh giá ảnh hưởng của tấm tế bào gốc mô mỡ lên khả năng di cư của nguyên bào sợi

Với tất cả các thí nghiệm, nguyên bào sợi da được cấy trong đĩa 6 giếng ở mật độ 5×104 TB/giếng và duy trì trong môi trường tăng sinh tế bào gốc trung mô bao gồm Dulbecco's Modified Eagle’s Medium (DMEM) được bổ sung 2mM L-glutamine, 100 U/ml penicillin, 100 μg/ml streptomycin, 0.25 μg/ml amphotericin B (Invitrogen/GIBCO), 10% FBS (PAA).

Nguyên bào sợi được cấy trong 6 ngày (đạt 90% độ che phủ) trước khi đồng nuôi cấy để phân tích di cư làm liền vết cạo.
Mô hình thí nghiệm đồng nuôi cấy


Nguyên bào sợi/ tế bào sừng nuôi cấy trong giếng trong 6 ngày, mật độ cấy 50.000TB/giếng



MSC nuôi cấy trong insert trong 11 ngày, mật độ cấy 50TB/cm2

Môi trường nuôi cấy MSC

Từ các thí nghiệm phân tích chúng tôi xây dựng được quy trình các bước thí nghiệm đánh giá tác động của tấm tế bào gốc mô mỡ như sau:






Lô A

Lô B

Lô C

D1

Tạo tấm tế bào gốc mỡ bằng cách cấy 5000 TB/cm2 trên insert của transwell DMEM/10%FBS/1%AB

Thay môi trường sau mỗi 2 ngày



Tạo tấm nguyên bào sợi bằng cách cấy 5000 TB/cm2 trên insert của transwell DMEM/10%FBS/1%AB

Thay môi trường sau mỗi 2 ngày






D2

Cấy nguyên bào sợi vào khoang dưới giếng transwel với số lượng 50.000TB/giếng trong môi trường DMEM/1%FBS/1%AB

Cấy nguyên bào sợi vào khoang dưới giếng transwel với số lượng 50.000TB/giếng trong môi trường DMEM/1%FBS/1%AB

Cấy nguyên bào sợi vào khoang dưới giếng transwel với số lượng 50.000TB/giếng trong môi trường DMEM/1%FBS/1%AB

D5

Đồng nuôi cấy, đặt insert có TB gốc mỡ vào giếng

Đồng nuôi cấy, đặt insert có nguyên bào sợi vào giếng

Đồng nuôi cấy, đặt insert không có tế bào vào giếng

D7

- Trypsin nguyên bào sợi ở khoang dưới và đếm số lượng

- Chụp ảnh trước khi trypsin



- Trypsin nguyên bào sợi ở khoang dưới và đếm số lượng

- Chụp ảnh trước khi trypsin



- Trypsin nguyên bào sợi ở khoang dưới và đếm số lượng

- Chụp ảnh trước khi trypsin




2.2.5.3. Đánh giá ảnh hưởng của tế bào gốc mỡ đến tăng sinh tế bào sừng

Với tất cả các thí nghiệm, tế bào sừng được cấy trong đĩa 6 giếng ở mật độ 3×104 TB/giếng trong môi trường Epilife được bổ sung EDGS trong 24 giờ để tế bào bám dính vào bề mặt nuôi cấy. Sau đó tế bào sừng chỉ được nuôi cấy trong môi trường Epilife mà không có EDGS. Tế bào sừng được cấy trong 3 ngày trước khi đồng nuôi cấy để phân tích tăng sinh.

Tế bào gốc mỡ trên insert với mật độ 5000 TB/cm2 và duy trì trong môi trường tăng sinh tế bào gốc trung mô như trên trong 5 ngày trước khi đồng nuôi cấy với tế bào sừng, khi đó tế bào gốc mỡ đạt 80%-90% độ che phủ.

Tấm tế bào gốc mỡ cả insert sau đó được đặt vào các giếng tế bào sừng và bổ sung ngập trong môi trường nuôi cấy tế bào gốc mô mỡ là DMEM chỉ có 2% FBS.

Thí nghiệm đối chứng gồm:


  1. Nguyên bào sợi đồng nuôi cấy với insert không có tế bào.

  2. Insert có tế bào là nguyên bào sợi da cấy ở mật độ 5x103 TB/insert và duy trì trong môi trường tăng sinh MSC trong 5 ngày trước khi đồng nuôi cấy.

Tại các thời điểm 24, 48 giờ và 72 giờ, các giếng tế bào sừng được trypsin và đếm số lượng tế bào cũng như xác định tỷ lệ sống/chết của tế bào thu được.

2.2.5.4. Đánh giá ảnh hưởng của tế bào gốc mỡ đến sự di cư tế bào sừng

Tế bào sừng được cấy trong 3 ngày trước khi đồng nuôi cấy để phân tích di cư. Với tất cả các thí nghiệm, tế bào sừng được cấy trong đĩa 6 giếng ở mật độ 3x104 TB/giếng và duy trì trong môi trường Epilife được bổ sung EDGS. Môi trường nuôi cấy được thay thế sau mỗi 2 ngày và theo dõi cho đến khi tế bào sừng đạt 100% độ che phủ (3 ngày) thì dùng đầu pipet cạo bề mặt tế bào để tạo các khoảng trống tương tự nhau, rửa tế bào bằng PBS. Sau đó, tế bào sừng chỉ được nuôi cấy trong môi trường Epilife mà không có EDGS.

Tế bào gốc mô mỡ trên insert với mật độ 5000 TB/cm2 và duy trì trong môi trường tăng sinh tế bào gốc trung mô như trên trong 5 ngày trước khi đồng nuôi cấy với tế bào sừng, khi đó tế bào gốc mỡ đạt 80%-90% độ che phủ và vẫn ở tình trạng chưa biệt hóa.

Tấm tế bào gốc mô mỡ cả insert sau đó được đặt vào các giếng tế bào sừng. Khoang trên là tấm tế bào gốc mô mỡ được bổ sung ngập trong môi trường nuôi cấy tế bào gốc mô mỡ là DMEM với 2% FBS. Khoang dưới là tế bào sừng với vết cạo đồng kích thước được duy trì trong môi trường Epilife đơn thuần.

Thí nghiệm đối chứng gồm 1/ nguyên bào sợi đồng nuôi cấy với insert không có tế bào, 2/ insert có tế bào là nguyên bào sợi da và duy trì trong môi trường tương tự với tế bào gốc mô mỡ là DMEM với 2% FBS.

Cứ sau mỗi 24 giờ, các vết cạo ở khoang tế bào sừng được chụp ảnh và phân tích khoảng cách thu hẹp do tế bào sừng di cư.





A



B



C



D

Hình 3. Tạo vết thương in vitro. Nguyên bào sợi được nuôi cho đến khi đạt 100% độ che phủ (A), tạo vết cạo với kích thước đồng nhất 2mm bằng dụng cụ nhựa (B). Tế bào sừng được nuôi cho đến khi đạt 100% độ che phủ (C). Tạo vết cạo với kích thước đồng nhất 2mm bằng dụng cụ nhựa (D).(50X)

Từ các thí nghiệm phân tích chúng tôi xây dựng được quy trình các bước thí nghiệm đánh giá tác động của tấm tế bào gốc đến tế bào sừng như sau:







Lô A

Lô B

Lô C

D1

Tạo tấm tế bào gốc mỡ bằng cách cấy 5000 TB/cm2 trên insert của transwell với DMEM/10%FBS/1%AB

Thay môi trường sau mỗi 2 ngày



Tạo tấm nguyên bào sợi bằng cách cấy 5000 TB/cm2 trên insert của transwell DMEM/10%FBS/1%AB

Thay môi trường sau mỗi 2 ngày






D2

Cấy tế bào sừng vào khoang dưới giếng transwell với số lượng 30.000TB/giếng trong môi trường Epilife

Cấy tế bào sừng vào khoang dưới giếng transwell với số lượng 30.000TB/giếng trong môi trường Epilife

Cấy tế bào sừng vào khoang dưới giếng transwell với số lượng 30.000TB/giếng trong môi trường Epilife

D5

Đồng nuôi cấy, đặt insert có TB gốc mỡ vào giếng

Đồng nuôi cấy, đặt insert có nguyên bào sợi vào giếng

Đồng nuôi cấy, đặt insert không có tế bào vào giếng

D7

- Trypsin tế bào sừng ở khoang dưới và đếm số lượng

- Chụp ảnh trước khi trypsin



- Trypsin tế bào sừng ở khoang dưới và đếm số lượng

- Chụp ảnh trước khi trypsin



- Trypsin tế bào sừng ở khoang dưới và đếm số lượng

- Chụp ảnh trước khi trypsin




2.2.6. Phương pháp chế tạo tấm tế bào gốc mỡ cho thí nghiệm đồng nuôi cấy

Tế bào gốc được cấy trên các giá đỡ là các tấm vật liệu nuôi cấy hoặc che phủ vết thương. Khi tế bào bám dính và đạt mật độ yêu cầu, tấm vật liệu được sử dụng trong phân tích và đánh giá tác dụng. Các bước cụ thể như sau:

- ADSCs được tinh lọc và nhân rộng nhờ các lần cấy chuyển đến P5 thì sử dụng để chế tạo tấm tế bào gốc.

- Tế bào được cấy trên màng polycarbonat có kích thước lỗ 3µm và được tráng collagen typ I. Mật độ tế bào cấy ban đầu là 50TB/cm2.

- Duy trì tế bào trong môi trường nuôi cấy ADSCs như đã mô tả bao gồm: DMEM có 10% FBS, 100 U/ml penicillin, 100 μg/ml streptomycin, 0.25 μg/ml amphotericin B.

- Các đĩa nuôi cấy được đặt trong tủ ấm ẩm ở 370C có 5% khí CO2.

- Môi trường nuôi cấy được thay sau mỗi 3 ngày và theo dõi sự phát triển của tế bào qua kính hiển vi đảo ngược.

- Khi tế bào đạt 90% độ che phủ thì coi như tấm tế bào đã được chế tạo và bắt đầu cho các thử nghiệm tiếp theo.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm phân lập và hình thái tế bào

Xử lý mô mỡ để phân lập tế bào gốc trung mô





A



B



C


1

2

3


D


Hình 4. Tách mô mỡ bằng enzym collagenase. (A) Thu mô mỡ. (B) Rửa sạch mô mỡ theo quy trình. (C) Cắt lọc mô mỡ. (D) Mô mỡ sau khi tách bằng enzym collagenase phân thành 3 lớp đặc trưng sau khi ly tâm: (1) lớp mỡ, (2) dịch nổi, (3) sinh khối tế bào.

Bảng 1. Số lượng tế bào thu được từ mô mỡ


Chỉ tiêu

Giá trị

Min-Max

± SD

Số lượng tế bào thu được/gam mô

2,4x106 - 2,7x106

2,46x106 ± 1,4

Tỷ lệ % tế bào sống

96,3 - 97,2

96,4 ± 1,7


Nhận xét:

Với các mẫu mô xử lý và phân lập thành công, số lượng tế bào thu được sau khi xử lý mẫu mô trung bình là 2,4x106 ± 1,4/gram mô.

Tỉ lệ tế bào sống trung bình là 96,4± 1,7%.

Tế bào cơ bản có hình dạng tương tự như nguyên bào sợi có hình sao với các nhánh bào tương dài.

Các tế bào thuộc loại tế bào bám dính vào bề mặt nuôi cấy của đĩa nhựa, và chỉ tạo đơn lớp, không thấy có sự chồng lấn lên nhau kể cả khi đã đạt 100% độ che phủ.

Tế bào gốc mỡ bắt đầu dính xuống bề mặt nuôi cấy sau khoảng 4-6 giờ khi đĩa nuôi được đặt trong tủ ấm 370C và 5% khí CO­2.

Đầu tiên, hình dạng tế bào là hình tròn nhỏ hoặc hình không xác định được quan sát thấy cùng với một số tế bào máu đơn nhân.

Dần dần, các tế bào bẹt và giãn rộng ra xung quanh và có hình thoi dài hoặc ngắn và sau đó là hình nhiều góc cạnh ở thời điểm 48 giờ.






A


1

2


B

Hình 5. Đĩa tế bào sau 48h nuôi cấy. Mẫu số 2, 50X.

- (5.A )Một số tế bào bám vào bề mặt nuôi cấy, dịch nổi có nhiều mảnh vỡ của mô, tế bào và cả mỡ.

- (5.B)Sau khi thay môi trường nuôi cấy mới, quan sát rõ các tế bào bám vào bề mặt nuôi cấy (1), không bào mỡ (2).



A



B

Hình 6. Tế bào sau 4 và 10 ngày nuôi cấy. Mẫu số 2, 50X.

- (6.A) Sau 4 ngàyTế bào mọc nhiều hơn, không còn các mảnh vỡ tế bào.

- (6.B)Tế bào phát triển mạnh, sau 10 ngày, độ che phủ đạt 80% trypsin để cấy chuyển.



A



B

Hình 7. Tế bào gốc mỡ trên kính hiển vi đảo ngược 50X(A) và 100X(B).

(A)(B). Đặc tính của tế bào gốc mô mỡ. Tế bào bám dính, có hình dạng nguyên bào sợi, mọc đơn lớp. Hình thái tế bào ở ngày thứ 7. Tế bào phát triển có độ che phủ đạt khoảng 20%



A



B

Hình 8. Hình thái tế bào gốc mỡ sau khi nhuộm Giemsa. (100X)

Quan sát trên kính hiểm vi đảo ngược 100X ở hình 8 (A)(B) ta thấy tế bào có hình sao, bào tương trải rộng với nhiều nhánh, có nhánh dài. Nhân tế bào hình tròn và hình trứng, ranh giới bờ nhân rõ rệt, nhân bắt màu kiềm đậm.

Khi nhuộm giemsa, tế bào bắt màu hồng nhạt, nhân hình trứng và bắt màu kiềm đậm thể hiện tế bào có khả năng phân chia mạnh. Tế bào từ các mẫu mô đều có hình dạng tương tự, không có nhân quái nhân chia.



3.2. Khả năng tạo dòng của tế bào (CFU-F)

Bảng 2. Khả năng tạo dòng của tế bào mới tách ra từ mô mỡ (n=5)



Thế hệ tế bào


Số tế bào


Số CFU -F

tối thiểu


Số CFU-F

tối đa


%CFU-F

Khối tế bào mới tách từ mô mỡ thử nghiệm

50 TB/cm2


09

15

14,6


Khối tế bào tính trong 1gram mô mỡ

8,8x105


4.200

5.100

14,6



Nhận xét:

- Khối tế bào mới tách từ mô mỡ thử nghiệm (50TB/cm2): Số CFU-F tối thiểu là 09, tối đa là 15, tỷ lệ %CFU-F là 14,6

- Khối tế bào tính trong 1 gram mô mỡ (8,8x105): Số CFU-F tối thiểu là 4200, tối đa là 5100, tỷ lệ % CFU-F là 14,6

Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào xác định khả năng tạo tập đoàn (colony) của các tế bào phân lập từ mô mỡ. Khả năng tạo colony là một trong những thí nghiệm thể hiện tế bào có khả năng tự đổi mới nhưng vẫn duy trì được tính di truyền của tế bào. Các tế bào đầu dòng sẽ tạo colony, thí nghiệm này đánh giá bằng test CFU-F.

Kết quả cho thấy số lượng tế bào có khả năng sinh tập đoàn của khối tế bào mới tách từ mô mỡ là 7,5% ± 1,8%. Các thế hệ từ P1 - P5 đạt 16,5-18,6% tùy vào thế hệ tế bào thử nghiệm.



A



B

Hình 9. Tế bào gốc mỡ tạo colony – ngày thứ 1 và 5. (50X)

- (A ) Ngày thứ nhất, tế bào ít và mọc rải rác.

- (B) Ngày thứ 5 đã xuất hiện colony.



A



B

Hình 10. Tế bào gốc mỡ tạo colony ở ngày thứ 10 và 20. (50X)

- (A) Ngày thứ 10, các colony rõ hơn.

- (B) Ngày thứ 20, colony dày và các tế bào hình thoi.

Bảng 3. Khả năng tạo CFU-F theo các thế hệ tế bào (n=5)


Thế hệ tế bào

Số tế bào/cm2

Số CFU

%CFU-F

P1

50

9-15

14,6 ± 1,5

P3

50

15-18

16,5 ± 1,9

P5

50

14-19

17,3 ± 1,8


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 401.94 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương