TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên ngô Thị Quỳnh Trang



tải về 1.24 Mb.
trang5/11
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.24 Mb.
#15206
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Theo bảng số liệu 3.2 dân số xã Phú Cường thuộc dân số trẻ trong đó nhóm tuổi dưới 20 chiếm số lượng cao nhất 1822 khẩu tương ứng với 29,6%, đây là nhóm tuổi mà chúng ta cần quan tâm nhiều nhất, nhóm tuổi đang có những biến động về tâm sinh lí lớn, cũng là lứa tuổi chưa biết cách tự bảo vệ mình. Cũng qua bảng số liệu này chúng tôi thấy rằng số lượng dân số giảm dần khi độ tuổi tăng dần. Trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, lượng người trên độ tuổi lao động có số lượng thấp nhất.



Hình 3.1. Biểu đồ dân số theo độ tuổi – xã Phú Cường

3.1.2. Nhận thức của học sinh THCS xã Phú Cường về bệnh viêm gan B

và viêm gan C:

3.1.2.1. Hiểu biết của học sinh về bệnh viêm gan B và viêm gan C:

Kết quả điều tra ngẫu nhiên 298 học sinh THCS về hiểu biết bệnh viêm gan B và viêm gan C thu được như sau:

Bảng 3.3. Tỷ lệ hiểu biết của học sinh THCS về bệnh viêm gan B, C


Lớp

6

7

8

9

Tổng

Số học sinh

77

72

71

78

298

Hiểu biết

14

0

5

2

21

Không hiểu biết

63

71

66

76

276

% Hiểu biết

18

0

7

2.5

7

Số học sinh hiểu biết về bệnh viêm gan B, viêm gan C chỉ chiếm có 7% tỷ lệ này quá thấp, thành phần học sinh là thành phần đang tiếp cận với thông tin đại chúng cũng như nguồn thông tin từ trường lớp, các e là những người có thể nắm bắt tình hình xã hội một cách nhanh nhất vậy mà tỷ lệ hiểu biết về viêm gan B và viêm gan C- bệnh có tính nguy hiểm cao có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan đe dọa tính mạng của con người lại là vấn đề không mấy quan tâm đối với học sinh THCS ở đây. Các em vẫn đến trường có thể thường xuyên tiếp xúc với vi rút viêm gan B và viêm gan C hàng ngày mà các em không hề hay biết. Điều này làm chúng tôi suy nghĩ và thấy rằng đây là vấn đề cấp bách cần được ban y tế xã, chính quyền địa phương can thiệp sớm.




Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ hiểu biết về viêm gan B, C của học sinh THCS
3.1.2.2. Tỷ lệ học sinh THCS tiêm phòng vắc xin viêm gan B:

Thông qua điều tra 298 học sinh THCS về tình hình tiêm phòng viêm gan B kết quả thu được như sau:



Bảng 3.4. Tỷ lệ học sinh THCS tiêm phòng viêm gan B

Lớp

6

7

8

9

Tổng

Số học sinh

77

72

71

78

298

Tiêm phòng

8

9

14

18

49

Không tiêm

69

62

57

60

249

%Tiêm phòng

10

12.5

20

23

16

Qua bảng 3.4 chúng tôi thu được tỷ lệ số học sinh đã tiêm phòng viêm gan B là 16%, như vậy tương ứng với số học sinh chưa tiêm phòng lên tới 84%. Qua đây chúng tôi thấy rằng tỷ lệ tiêm phòng của học sinh THCS nơi đây là thấp. Từ việc hiểu biết về bệnh viêm gan B thấp dẫn tới tỷ lệ tiêm phòng thấp. Viêm gan B bệnh do vi rút gây nên nó có tính lây truyền cao, vừa lây truyền dọc, vừa lây truyền ngang. Như vậy cách tốt nhất để bảo vệ bản thân, giảm thiểu sự lây nhiễm trong cộng đồng dân cư khỏi sự lây nhiễm vi rút viêm gan B là tiêm phòng vắc xin nhất là tiêm phòng đối với đối với các e nhỏ mới sinh.

Điểm qua y văn trên thế giới, có thể nói rằng vắc xin ngừa viêm gan B rất an toàn, và đã đem lại lợi ích sức khỏe cho nhiều triệu người trên thế giới.  Tính từ năm 1982 cho đến nay, đã có hơn 2 tỉ liều lượng vắc xin ngừa viêm gan B sử dụng trên toàn cầu.  Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của vắcxin lên đến 95% và đã góp phần lớn vào việc phòng chống viêm gan B trên bình diện thế giới.  Ở Đài Loan, chương trình tiêm vắcxin ngừa viêm gan B được triển khai toàn quốc từ năm 1984 và được xem là một trong những nước thành công nhất trong việc ngăn ngừa bệnh này: chỉ trong vòng 10 năm sau khi triển khai chương trình tiêm chủng, tỉ lệ trẻ em mới sinh mang vi rút viêm gan B giảm từ 10% xuống còn 1%.  Trong cùng thời gian, tỉ lệ ung thư gan ở trẻ em giảm gần 50% [137].

Tại Singapore, sau 8 năm thực hiện tiêm chủng phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm 18 lần          

  Đứng trên phương diện y tế công cộng, chương trình tiêm vắcxin phòng ngừa viêm gan B vẫn đem lại lợi ích nhiều hơn là tác hại.  Nếu số trẻ em mới sinh hàng năm ở nước ta là 1,5 triệu, có thể ước tính rằng số trẻ em mới sinh nhiễm viêm gan B là khoảng 202.000 (tức khoảng 13%).  Nếu không tiêm vắcxin, số trẻ em này sẽ mắc bệnh khi trường thành, và khoảng 15% đến 25% sẽ bị chết vì các bệnh mãn tính liên quan đến gan và ung thư gan [137].  Nhưng tiêm vắcxin lúc mới sinh có thể xóa bỏ khoảng 90% đến 95% các trường hợp viêm gan B [137], và có thể cứu sống cho hơn 38.000 người/năm. 

Trong khi đó, nếu tiêm văcxin viêm gan B mũi 1 trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh sẽ phòng được khoảng 85% nhiễm ở trẻ sơ sinh, kể cả trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan B. Trường hợp không tiêm, nếu mẹ có virus viêm gan B thì 90% trẻ sinh ra sẽ bị lây dẫn đến nguy cơ mắc viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan. Làm tốt công tác tiêm phòng viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh sẽ giảm 16 - 20% người lành mang bệnh cho thế hệ sau, từ đó làm giảm tỷ lệ người bị xơ gan, ung thư gan.

Khi nghiên cứu chúng tôi thấy rõ lợi ích của việc tiêm phòng viêm gan B, nhìn lại tỉ lệ tiêm phòng viêm gan B của học sinh THCS xã Phú Cường (16%) trong khi đó tỷ lệ nhiễm viêm gan B tại xã lên tới 17.6%, qua những con số này chúng tôi thấy rằng nếu không nâng cao tỉ lệ tiêm phòng cho người dân nhất là trẻ sơ sinh ở đây thì khả năng lây nhiễm vi rút viêm gan B tại khu vực này là rất lớn.



Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ học sinh tiêm phòng viêm gan B

3.1.2.3. Tỷ lệ học sinh THCS biết gia đình mình có người nhiễm viêm gan B, viêm gan C hay không.

Qua 298 phiếu điều tra học sinh THCS về tình hiểu biết tình hình nhiễm HBV của gia đình kết quả thu được như sau:

Bảng 3.5. Tỷ lệ học sinh THCS biết gia đình có người bị viêm gan B, C


Lớp

6

7

8

9

Tổng

Số học sinh

77

72

71

78

298

Có biết

0

2

2

3

7

Không biết

77

70

69

75

291

% Biết

0

3

3

4

2

Qua kết quả điều tra chúng tôi thu được tỷ lệ học sinh THCS biết gia đình mình có người bị nhiễm viêm gan B và viêm gan C là 2% như vậy số học sinh không biết trong gia đình mình có người bị nhiễm vi rút viêm gan B và viêm gan C chiếm tới 98 %. Qua đây có thể khẳng định rằng gần như học sinh THCS không biết gì về tình hình nhiễm vi rút viêm gan B cũng như viêm gan C trong gia đình mình. Chúng tôi cũng tiên đoán rằng những năm trước đây tỷ lệ hiểu biết cũng như nhận thức về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm gan B và viêm gan C của người dân xã Phú Cường nơi đây gần như đi cùng con số 0. Với tỉ lệ hiểu biết về tình hình viêm gan B, viêm gan C như người dân xã Phú Cường nếu tình trạng này kéo dài thì không bao lâu nữa tỉ lệ lây nhiễm vi rút viêm gan B và viêm gan C ở gia đình nói riêng và toàn bộ xã Phú Cường sẽ tăng lên một cách nhanh chóng



Hình 3.4. Tỷ lệ học sinh biết gia đình có người mắc viêm gan B, C

3.2. Xác định tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và viêm gan C tại xã Phũ Cường- Kim Động- Hưng Yên:



Bảng 3.6. Tỷ lệ mang HBsAg(+) tại các thôn xã Phú Cường:


Thôn

Số mẫu

HBsAg(+)

Tỷ lệ

(%)HBsAg(+)

Doanh Châu

32

03

9.38

Kệ Châu 1

96

11

11,46

Kệ Châu 2

64

15

23.44

Kệ Châu 3

68

23

33.82

Tân mỹ 1

15

04

26.67

Tân mỹ 2

32

01

3.1

Đông Hồng

21

03

14.29

Tân Trung

47

06

12.77

Tổng

375

66

17.60

Điều tra 375 mẫu huyết thanh của người dân từ các thôn tại xã Phú cường- Kim Động- Hưng Yên có 66 mẫu mang HbsAg (+) tương ứng với 17,6% như vậy xã Kim động thuộc vùng dịch tễ lưu hành cao của HBV. Theo Hoàng Công Long [26]tỷ lệ nhiễm HBV tại Việt Nam khoảng 15%. Như vậy tỷ lệ nhiễm HBV tại xã Phú Cường cao hơn tỷ lệ nhiễm trung bình của cả nước. Đây là một con số đáng báo động

Cũng qua 375 mẫu huyết thanh trên có 3 mẫu huyết thanh mang anti HCV (+) tương ứng với tỉ lệ 0,08%. Tỉ lệ này so với các khu vực khác trong nước và nước ngoài là tỉ lệ tương đối thấp

Theo Hoàng Công Long[26] tỷ lệ nhiễm vi rút HBV trên thế giới thu được như sau:

- Tại Châu Á, Châu Phi và hầu hết các nước Trung Đông, vùng lưu vực sông AmaZon thuộc vùng lưu hành dịch tễ cao, tỷ lệ nhiễm >8%

- Các nước Ấn Độ, một phần Trung Đông, Nhật Bản, Đông Âu và hầu hết các nước Nam Mỹ, Trung Mỹ thuộc vùng lưu hành dịch tễ trung bình tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B từ 2-7%

- Các nước Mỹ, Canada, Tây Âu, Úc, New Zealand thuộc vùng lưu hành dịch tễ HBV thấp, tỷ lệ nhiễm HBV <2%

Theo bản đồ dịch tễ học HCV trên thế giới tỷ lệ nhiễm HCV như sau:



  • Châu Phi, Nam Mỹ, hầu hết các nước Châu Á là những khu vực có tỷ lệ nhiễm HCV cao >10%

  • Châu Âu, Bắc Mỹ, Nga, Châu Úc, tỷ lệ nhiễm HCV thấp <2%

Theo hiệp hội nghiên cứu về bệnh gan Châu Á- Thái Bình Dương (APASL) tại Nhật Bản, Ai Cập, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C trên 12% [135]. Trong đó Ai Cập là nước có tỷ lệ nhiễm HCV cao nhất thế giới

Kết quả trên cho thấy tại các quốc gia phát triển, chất lượng cuộc sống cao, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển là những nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và viêm gan C thấp. Ngược lại những quốc gia đang phát triển và kém phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật kém phát triển là những nước có tỷ lệ lưu hành HBV và HCV cao. Qua đây chúng tôi có thể nói rằng tỷ lệ nhiễm HBV và HCV ở mỗi quốc gia có liên quan mật thiết tới nhận thức, trình độ của dân cư cũng như sự phát triển của mỗi nước.

Theo một số tác giả [1,2,6,22,26,27,30,31,33] tỷ lệ nhiễm HBV ở một số tỉnh trong nước như sau: Hà nội 15-20%; Thành phố HCM tỷ lệ trung bình 13-15%; Hà Bắc tỷ lệ nhiễm ở người khỏe mạnh 25%, Vĩnh Phú 23,2%; Hải Phòng 11-12%; Lâm Đồng tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng dân cư là 16,74%; Bình Thuận 17,68%; Tây Nguyên 15,3-16,9%; Thanh Hóa 14,59%. Như vậy tỷ lệ trung bình nhiễm HBV ở việt Nam khoảng 15%.

Qua khảo sát 375 mẫu huyết thanh của xã Phú Cường tại tỉnh Hưng Yên tỷ lệ mang HBsAg (+) là 66/375 chiếm tỷ lệ 17,6%, do lần đầu tiên tiến hành điều tra trên đất Hưng yên nên tỷ lệ này so với những năm trước đây không rõ tăng hay giảm tuy nhiên so với tỷ lệ chung của cả nước tỷ lệ này cao hơn 1-2% so với điều tra vào những năm 2000. Đặc biệt có một số thôn ở xã Phũ Cường chiếm tỷ lệ HBsAg(+) quá cao như Kệ Châu 3 tới 33,82%, với con số này hơn 1/3 dân số ở đây nhiễm HBV, hay thôn Tân Mỹ 1 tỷ lệ có thấp hơn so với Kệ Châu 3 một chút nhưng vẫn con rất cao 26,67%, tiếp đến Kệ Châu 2 tỷ lệ 23,44%. Đây là 3 thôn mang tỷ lệ HBsAg (+) trên 20%. Tuy nhiên cũng phải kể đến thôn Tân Mỹ 2 tỷ lệ mang HBsAg (+) chiếm tỷ lệ thấp 3,10% thấp hơn hẳn so với những thôn còn lại, một số thôn khác tỷ lệ mang HBsAg (+) nằm trong khoảng 9,80% – 14,29%

Về tỷ lệ mang anti HCV (+): Cũng qua điều tra 375 mẫu huyết thanh thì có 3/375 mẫu mang anti HCV (+) tương đương với tỷ lệ 0.80%, so với tỷ lệ mang HBsAg(+) ở vùng này thì tỷ lệ mang anti HCV(+) thấp hơn rất nhiều lần. So với tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C chung của Việt Nam (khoảng 6%) thì xã Phú Cường có tỷ lệ người mang anti HCV thấp có thể xếp vào vùng dịch tễ lưu hành thấp của HCV trên thế giới, điều này có thể được giải thích do cấu trúc của HBV và HCV khác nhau: Trong số những vi rút gây viêm gan thì chỉ có HBV là vi rút vất chất di truyền là ADN, còn lại các vi rút khác mang vật chất di truyền là ARN. Cả HBV và HCV đều là những vi rút nội kí sinh trong cơ thể người và động vật và đều là vi rút hướng gan, khi vào trong tế bào vật chủ chúng đều sử dụng vật chất có sẵn của vật chủ để nhân lên, tuy nhiên đối với HBV mang vật chất di truyền là ADN thì dễ dàng thực hiện quá trình nhân lên của mình hơn nhiều lần so với HCV mang vật chất di truyền là ARN, bởi vậy tỷ lệ mang HBsAg (+) ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cao hơn so với tỷ lệ mang anti HCV (+).

Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C thấp hơn so với tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan C nhưng tỉ lệ người mang vi rút viêm gan C diễn tiến thành xơ gan, ung thu gan rất cao bởi vậy cần có phương pháp ngăn chặn sự lây nhiễm vi rút viêm gan C tại đây ngay cả khi tỉ lệ này là thấp.

3.2.1. Tỷ lệ mang HBsAg(+), anti HCV (+) phân bố theo giới tính:

Nghiên cứu 375 mẫu huyết thanh tỷ lệ mang HBsAg (+) ở nam và nữ tại xã Phú Cường thu được kết quả sau:



Bảng 3.7. Tỷ lệ mang HBsAg(+) phân bố theo giới tính::

Giới tính

Số mẫu

HBsAg (+)

Tỷ lệ(%)

HBsAg (+)

Nam

186

36

19.35

Nữ

189

30

15.87

Tổng

375

66

17.60

Số liệu ở bảng 3.6 cho thấy, trong số 375 mẫu huyết thanh có 186 mẫu huyết thanh của nam và 189 mẫu huyết thanh của nữ. Trong 186 mẫu huyết thanh của nam chúng tôi phát hiện có 36 mẫu dương tính với HBsAg. Tương tự đối với 189 mẫu của nữ thì thu được 30 mẫu dương tính với HBsAg.

Theo kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ nam và nữ nhiễm HBV là không bằng nhau, nam chiếm tỷ lệ 19,35% cao hơn so với nữ giới (15,87%)

Theo thống kê của một số nghiên cứu trong và ngoài nước khi khảo sát tỷ lệ HBsAg(+) giữa nam và nữ trên một số cộng đồng hoặc một nhóm người dù cơ số mẫu lớn hay nhỏ, thường bắt gặp tỷ lệ mang HBsAg (+) ở nam giới cao hơn nữ giới.

Có nhiều lí do giải thích điều này, Christine Pourcel đã nêu một trong những lí giải đó tại phòng thí nghiệm tại sao HBV ưa thích gây nhiễm một số túc chủ và một số mô và đã chứng minh rằng gen S chỉ thể hiện rất mạnh trong mô gan và được sự kiểm soát của các steroid, những phát hiện này đã làm sang tỏ những nghiên cứu tiến hành trên những người mang HBV, theo đó đàn ông ( có mức hooc-mon steroid sinh lí cao hơn ở phụ nữ) có nguy cơ nhiễm HBV mạn tính cao hơn cũng như bị tổn thương ở gan và tần số xuất hiện ung thư nhiều hơn so với nữ giới

Ngoài lí giải trên chúng tôi cũng đưa ra một số giả thuyết rằng sở dĩ tỉ lệ nhiễm HBV của nam giới cao hơn so với nữ giới đó là lối sống của nam giới thoáng đãng hơn nữ giới, mức độ lây truyền từ người này sang người khác qua con đường máu ở nam cao hơn nữ như dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu…

Lây nhiễm HBV qua đường máu đã được các tác giả công nhận và xác định là một đường lây nhiễm quan trọng của HBV. Lã Thị Nhẫn [32] nghiên cứu ở nhóm người truyền máu từ một lần trở lên thấy tỷ lệ nhiễm HBV là 63,27% (HBsAg là 21,09% và anti-HBs là 42,18%). Trong nghiên cứu của .TS Phạm Văn Thức, Th.S Nguyễn Hùng Cường và TS Lê Hồng Hinh “Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ lây nhiễm ở người lao động trên biến khu vực Hải Phòng” gặp 16 trường hợp có tiền sử truyền máu và phẫu thuật ở các bệnh viện trong nước và nước ngoài. Trong 16 thuyền viên này có 5 người HBsAg (+) (17,85%) và 11 người anti-HBs (+) (39,28%). Tỷ lệ nhiễm HBV ở những đối tượng này là 57,14%. Như vậy, tỷ lệ nhiễm HBV ở nhóm có tiền sử truyền máu cao hơn so với nhóm còn lại. Kết quả của .TS Phạm Văn Thức, Th.S Nguyễn Hùng Cường và TS Lê Hồng Hinh thì tỷ lệ nhiễm HBV ở thuyền viên có tiền sử truyền máu và phẫu thuật cũng gần tương đương với nhóm được truyền máu từ một lần trở lên (57,14% và 63,27%).

Đối với tỷ lệ mang anti HCV (+) cũng tương tự, qua điều tra 375 mẫu chỉ có 3 mẫu dương tính và trong 3 mẫu ấy có 2 mẫu của nam và 1 mẫu của nữ. Như vậy dù số mẫu dương tính có ít hay nhiều thì một lần nữa chúng tôi lại khẳng định tỷ lệ nhiễm HBsAg(+) cũng như mang anti HCV (+) của nam cao hơn của nữ.



Hình 3.5. Tỷ lệ nhiễm HBV theo giới tính

3.2.2. Tỷ lệ mang HBsAg (+) và anti HCV (+) theo độ tuổi:



Điều tra 375 mẫu tỷ lệ mang HbsAg (+) theo độ tuổi thu được kết quả sau:

Bảng 3.8. Tỷ lệ mang HBsAg (+) theo độ tuổi

Độ tuổi

Mẫu huyết thanh

HBsAg (+)

Tỷ lệ %

HBsAg (+)

<20

88

12

13.64

21- 40

123

27

21.95

41-60

136

24

17.65

>60

28

3

10.71

Tổng

375

66

17.60

Kết quả thu được cho thấy tỷ lệ mang HBsAg (+) ở độ tuổi 21-40 là cao nhất sau đó đến độ tuổi 41- 60, tiếp đến là độ tuổi < 20 và chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm tuổi >60. Tỷ lệ này không cho chúng ta nghĩ tới những yếu tố liên quan tới sự nhiễm HBV. Điều này có thể giải thích được lứa tuổi này là lứa tuổi có quan hệ tình dục cũng như quan hệ xã hội cao nhất, tỷ lệ này gắn liền với các yếu tố liên quan tới sự lây nhiễm HBV như: tiêm chích, dùng chung các vận dụng như dao cạo, quan hệ tình dục… Như vậy với lứa tuổi nhỏ hơn 20 tỷ lệ mang HBsAg (+) là thấp hơn chiếm 13,64% cũng có thể được lí giải tương tự, lứa tuổi này các em nhỏ bị nhiễm chủ yếu là lây nhiễm dọc do mẹ truyền sang con mà các yếu tố do lây truyền ngang còn hạn chế. Tuy nhiên với tỷ lệ nhiễm của trẻ em dưới 20 tuổi là 13,64% không phải là thấp, đây cũng là một con số đáng báo động điều này cho thấy rằng ý thức tiêm phòng HBV của người dân nơi đây còn chưa cao, sự hiểu biết về sự lây nhiễm cũng như tính nguy hiển của vi rút viêm gan B và C chưa cao. Tỷ lệ mang HBsAg (+) ở nhóm tuổi trên 60 giữ ở mức ổn định và tương đối thấp hơn các nhóm tuổi khác tuy nhiên vẫn còn cao chiếm tỷ lệ 10,71 % do sự hiểu biết về tác hại cũng như cách phòng trách của người dân nơi đây nói chung chưa cao do đó số người phát hiện nhiễm vi rút siêu vi B để chữa trị không có nhiều, ở nhóm tuổi này phần lớn là những người đã mang HBV mạn tính, nhóm này chính là yếu tố nguy cơ cao dẫn tới xơ gan, ung thu gan.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương