TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên ngô Thị Quỳnh Trang


Khi bị nhiễm HBV: kháng nguyên siêu vi được tạo ra ồ ạt trong tế bào gan. Do đó ta có thể phát hiện trong huyết tương ở giai đoạn nhiễm trùng cấp



tải về 1.24 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.24 Mb.
#15206
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Khi bị nhiễm HBV: kháng nguyên siêu vi được tạo ra ồ ạt trong tế bào gan. Do đó ta có thể phát hiện trong huyết tương ở giai đoạn nhiễm trùng cấp.

Huyết tương của người nhiễm HBsAg là nguồn gốc quan trọng để sản xuất thuốc chủng.

Thuốc chủng ngừa Viêm gan siêu vi B thật sự được cho phép sử dụng vào năm 1981 tại Hoa Kỳ.

Thế hệ 1: Có nguồn gốc từ huyết tương.

Thế hệ 2: Vacxin được sản xuất thông qua DNA tái tổ hợp từ Saccharomyces cerevisiae và tế bào động vật.

Thế hệ 3: Được cải tiến từ thế hệ thứ 2. Sử dụng các chủng vi sinh vật khác có hiệu quả hơn.

Vắc xin tiêm phòng viêm gan C


Các nhà khoa học châu Âu vừa thử nghiệm vắc-xin phòng viêm gan C, viêm gan C là một loại bệnh do vi-rút gây ra và có thể phá hủy gan và gây ung thư gan, hứa hẹn sẽ sớm có vắc-xin sử dụng đại trà trong tương lai.

Trưởng nhóm nghiên cứu, nhà khoa học Pháp David Klatzmann, ĐH Pierreet Marie Curie (Paris, Pháp), đã sử dụng “1 phần của vi-rút” để tạo vắc-xin và đã thử nghiệm trên chuột và khỉ.

Những mảnh vi-rút này sẽ kích thích phản ứng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể kháng cự được với sự xâm nhập của bệnh nhưng không mang gene để cho phép “vi-rút” có thể sinh sôi. Công nghệ này đã được áp dụng trên nhiều vắc-xin khác nhau.

Loại vắc-xin mới sẽ chống lại các thể vi-rút viêm gan C khác nhau và nó cũng giúp chống trả các biến đổi của vi-rút đó.

Hiện vắc-xin viêm gan C chưa được thử nghiệm trên người và bước tiếp theo để nghiên cứu này sử dụng rộng rãi là thử nghiệm trên người.[136]

1.3. Dịch tễ học vi rút viêm gan B, C:

1.3.1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B, C trên thế giới:

1.3.1.1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B trên thế giới:

Nhìn chung tình hình nhiễm HBV thay đổi trên từng vùng địa lí và phổ biến ở các nước trên thế giới, có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên tỉ lệ nhiễm bệnh ở người dân ở mỗi nước khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và vệ sinh môi trường. Trên thế giới hiện nay có 2 tỷ người nhiễm vi rút viêm gan B trong đó có 350 triệu người nhiễm HBV mạn tính, ¾ trong số này là người Châu Á, 25% người nhiễm HBV mạn có thể chuyển biến thành viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan nguyên phát [123]. Trong viêm gan B các yếu tố nguy cơ cao như truyền máu, tiêm chích, quan hệ tình dục, quan hệ nghề nghiệp…Tỷ lệ HBsAg ở những người này cao hơn gấp 10 lần so với quần thể dân cư nói chung và khả năng trở thành người mang vi rút tiếp sau đó tăng đáng kể khi đáp ững miễn dịch bị suy giảm.

Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật và phòng bệnh ở Mỹ (CDC), hàng năm có khoảng 300.000 người bị nhiễm trùng tiên phát do HBV [130], hầu hết xảy ra ở những người trẻ, 1/4 trong số này có triệu chứng cấp tính vàng da, vàng mắt. Hơn 10.000 người được nhập viện, có 300 người chết vì viêm gan tối cấp, 8-10% khỏi bệnh và trở thành người mang HBsAg mạn tính. Nếu dựa vào các chỉ điểm huyết thanh để chẩn đoán nhiễm trùng do HBV, tỷ lệ này thay đổi tùy theo tầng lớp xã hội và yếu tố nguy cơ [55].

Ở Trung Quốc, Senegal, Thái Lan, Đài Loan, tỉ lệ nhiễm HBV rất cao ở trẻ nhỏ và trong thời kì thơ ấu với tỷ lệ HBsAg (+) đến 25% [88], [124]

* Các vùng dịch tễ HBV trên thế giới:

Trên cơ sở điều tra huyết thanh học các dấu ấn miễn dịch của HBV ở từng khu vực, địa lý tỷ lệ người mang HBsAg và anti-HBs, được tổ chức y tế thế giới WHO chia thành 3 vùng dịch tễ như sau: Vùng lưu hành dịch cao, vùng lưu hành dịch trung bình và vùng lưu hành dịch thấp:



-Vùng lưu hành dịch cao:

Là vùng có tỉ lệ người mang HBsAg (+) > 8% vài tỉ lệ người đã từng nhiễm vi rút viêm gan B >60%. Gần 45% dân số thế giới nằm trong vùng này bao gồm các nước thuộc khu vực Châu Á, Châu Phi và hầu hết các nước Trung Đông, vùng lưu vực sông Amazon. Đặc điểm dịch tễ học quan trọng của vùng này là nhiễm HBV thường gặp ở trẻ em và lây nhiễm qua đường từ mẹ sang con.



-Vùng lưu hành trung bình:

Là vùng có tỉ lệ người mang HBsAg (+) từ 2-7% và tỉ lệ người đã từng bị nhiễm vi rút viêm gan B từ 20-60% , 43% dân số thế giới nằm trong vùng này, bao gồm Ấn Độ, một phần Trung Đông, Nhật Bản, Đông Âu và hầu hết các nước Nam Mỹ, Trung Mỹ. Trong vùng này thỉnh thoảng có thể thấy sự nhiễm HBV ở trẻ em, nhưng nhiễm trùng sơ sinh hiếm gặp.



-Vùng lưu hành dịch thấp:

Là vùng có tỉ lệ người mang HBsAg (+) <2% và tỉ lệ người đã từng nhiễm vi rút viêm gan B<20% bao gồm các nước như : mỹ, Canada, Tây Âu, Úc, New Zealand, trong vùng này trẻ em hiếm khi bị nhiễm HBV. Ngoài ra còn một số quốc gia khác nằm trong vùng dịch tễ nhiễm HBV rất cao, tỷ lệ mang HBsAg (+) trên 20%.

WHO cũng cho rằng 3 mức độ lưu hành của HBV trên cũng đủ tập hợp đại đa số các nước trên thế giới. Những cuộc điều tra về tỉ lệ nhiễm HBV cũng được tiến hành trong khu vực các đảo ở Nam Thái Bình Dương [114] cho thấy những biến đổi nhiều khi rất lớn về tỉ lệ nhiễm HBV từ quần đảo này sang quần đảo khác kia hoặc từ đảo này sang đảo khác và ngay cả trong cùng một đảo.

Trong một nghiên cứu tại một trường đại học y khoa Hanover ở Đức từ năm 1974-1975 trên đối tượng là nhân viên bệnh viện đã cho thấy huyết thanh của những người chuyên lau chùi sàn nhà có HBsAg (+) là cao nhất (26,3%), kế đó là nhóm nữ y tá (20,5%) rồi y bác sỹ (18,2%), sinh viên y khoa (11%), thấp nhất là các học viên nữ y tá khoảng 5% mang HBsAg, với n=1825 [58],[90],[97]. Tại Portugal [89] tỷ lệ người khỏe mạnh nhiễm vi rút viêm gan B là 24,3%. Từ kết quả trên người ta khuyến cáo: Tất cả nhân viên bệnh viện cả những người trực tiếp hoặc không trực tiếp làm về y đều có nguy cơ cao bị lây nhiễm vi rút viêm gan B, do đó tất cả cần phải tiêm chủng.

Trên nhóm phụ nữa có thai, tỉ lệ mang HBsAg (+) là: Tại Singapore: 4%, tại Ý: 2,45, tại Trung Quốc: 15,7%, tại Việt Nam (Hải Phòng): 12,59% [18].



Hình 1.9. Bản đồ dịch tễ học HBV trên thế giới
1.3.1.2. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan C trên thế giới:

Tỉ lệ ước tính toàn thế giới nhiễm HCV là 2,2%, hay xấp xỉ 170 triệu người HCV (+) . Tỉ lệ lưu hành của từng nước hay vùng không phản ánh nguy cơ của sự lây lan HCV bởi vì nguy cơ này không đồng nhất giữa các nước hay trong cùng một nước của hầu hết các nước. Tỉ lệ lưu hành HCV theo từng tuổi thì thay đổi nhiều, và những dạng lây lan cũng khác nhau theo địa lý và thời gian .

Những đất nước rộng lớn khác nhau, bao gồm: Uc, Ý, Nhật, Tây ban nha, Thổ nhĩ kỳ và Mỹ, thuộc nhiều vùntg trên thế giới có tỉ lệ ước tính trung bình cộng đồng nhiễm HCV (1,0% tới 1,9%). Tuy nhiên, ở Mỹ, Tỉ lệ nhiễm HCV (được điều tra năm 1990) cao hơn gấp 2 lần tỉ lệ trung bình ở những người 30 - 49 tuổi, những người này chiếm 65% số người bị nhiễm, và thấp hơn tỉ lệ trung bình ở những người trẻ hơn 20 tuổi và lớn hơn 60 tuổi. Kiểu mẫu này chỉ ra rằng việc truyền HCV hầu hết xảy ra ở trong quá khứ gần (thí dụ như 10 -30 năm trước) và đầu tiên giữa những người thanh niên - một mô hình tương tự như vậy đã được quan sát thấy ở úc, ở Ý, Nhật, Tây ban nha, và Thổ nhĩ kỳ, tỉ lệ theo từng tuổi nhiễm HCV thì thấp ở trẻ em và thanh niên , nhưng tăng theo tuổi . Ở Đài loan, tỉ lệ theo tuổi nhiễm HCV thì tương tự như Thổ nhĩ kỳ, mặc dù tỉ lệ toàn bộ cả vùng bao gồm Đài loan thì cao hơn (2,0% đến 2,9%). Ở 5 nước này, những người trên 40 tuổi chiếm hầu hết những người bị nhiễm, điều này cho thấy nguy cơ nhiễm HCV cao hơn ở những thời quá khứ xa ( ví dụ: 30 – 50 năm trước). Tuy nhiên, tỉ lệ này gia tăng từ từ giữa những người già hơn ở Tây ban nha, Đài loan, và Thổ nhĩ kỳ, ở những nơi như Ý, Nhật, tỉ lệ tăng rõ rệt. Hơn nữa, ở những vùng tỉ lệ bệnh cao hơn, những tỉ lệ nhiễm HCV cao hơn 20 lần ở những người lớn tuổi so với tỉ lệ cộng đồng trung bình bị nhiễm và hơn 1,5 – 2,0 lần so với tỉ lệ những bệnh nhân lớn tuổi bị nhiễm ở những vùng khác của đất nước. Ở Ai cập, nơi tỉ lệ HCV được báo là cao nhất thế giới, tỉ lệ nhiễm HCV cũng tăng một cách chắc chắn theo tuổi, nhưng những tỉ lệ cao được quan sát giữa những ngưới ở mọi nhóm tuổi. Mô hình này chỉ ra rằng nguy cơ gia tăng ở thời gian quá khứ xa, tiếp theo là nguy cơ bị nhiễm HCV vẫn tiếp tục cao. Như chỉ dẫn trên, những kiểu ở những nước trên thì tỉ lệ nhiễm HCV thấp ở trẻ em, người trẻ nhưng cao ở người già, gợi ý một hiệu quả ở những nước này nguy cơ bị nhiễm cao hơn ở thời quá khứ xa. Tại hai nước với cùng kiểu mẫu này, Nhật và Đài loan, tỉ lệ mới mắc gần đây chỉ ra rằng người già tiếp tục ở nguy cơ nhiễm HCV. Những nghiên cứu tập trung hướng tới những vùng dịch tể cao hơn cho thấy tỉ lệ mới mắc của nhiễm HCV vào khoảng từ 110 trên 10.000 người ở Đài loan đến 28 – 36 trên 10.000 người ở Nhật. Tuổi trung bình của những người mới nhiễm HCV là 50 tuổi ở cộng đồng Đài loan và 40 và 60 tuổi ở hai cộng đồng người Nhật riêng biệt.



Hình 1.10. Bản đồ dịch tễ học HCV trên thế giới:

1.3.2. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B, C tại việt Nam:



1.3.2.1. Tình hình nhiễm HBV ở Việt Nam

Theo hệ thống của WHO, Việt Nam được xếp vào vùng lưu hành cao của nhiễm vi rút viêm gan B, qua nhiều nghiên cứu của một số tác giả trong nước chúng ta biết rằng tỉ lệ nhiễm HBV ở Việt Nam trung bình vào khoảng 15%, như vậy tính ra có khoảng 10-12 triệu người đang mang mầm bệnh. Trong khu vực lưu hành cao như nước ta hầu hết các trường hợp lây6 nhiễm HBV qua đường mẹ truyền sang con. Tỷ lệ phát triển của dân số Việt Nam hiện nay vào khoảng 1,8% , như vậy hàng năm có khoảng 2 triệu phụ nữ mang thai, tỉ lệ phụ nữ mang thai bị nhiễm HBV không nhỏ vào khoảng 360.000 người mang HBsAg (+), trong số này có khoảng 1/3 vừa mang HBsAg(+) vừa mang HBeAg (+) và nguy cơ lây

nhiễm cho con khoảng 85%, nghĩa là mỗi năm chũng ta có khoảng 100.000 trẻ em bị nhiễm HBV từ mẹ.

Tỷ lệ nhiễm HBV trong dân cư:

Kết quả nghiên cứu của một số tác giả (bảng 1.1) cho thấy tỉ lệ người mang HBsAg (+) trong dân cư một số tỉnh , thành phố trong cả nước là khác cao. Tại Hà nội tỉ lệ này là 15%-25%[18], trên người khám tuyển đi lao động nước ngoài là 15,3%-27,74% [33] , tỷ lệ HBsAg trong nhóm người khỏe mạnh tại thành phố HỒ Chí Minh: 12,8%-19,7%. Lâm Đồng :16.74% [22], Kháng Hòa- Nha Trang: 10,6%[2] và các tỉnh đông bằng ven biển miền trung: 12,80%- 19,7%, Bình Thuận: 17,68% [42], Tây Nguyên: 15,3%-16,9% [51], Thanh Hóa: 14,59%[6].



Bảng 1.2: Tỉ lệ người mang HBsAg (+) khảo sát tại một số địa phương trong nước

Địa phương

Tác giả

Đối tượng

Tỷ lệ % HBsAg (+)

Hà Nội


Hoàng Thủy Nguyên

Nguyễn Thu Vân



Người cho máu

Người khỏe mạnh

Nhân viên y tế

Sinh viên đại học y

Bệnh nhân viêm gan

Bệnh nhân không phải viêm gan

Cộng đồng dân cư


18,02

24,74


17,3 - 26,3

25

43,5



25,24
15 – 20




Đỗ Trung Phấn

Lê Vũ Anh



Tuyển lao động đi nước ngoài

Cộng đồng dân cư HN

Phụ nữ có thai


15,3–24,74
11,35

12,9





Ngô Quang Lực

Người cho máu

Nhân viên y tế



9 – 10

9,83





Vũ Triệu An

Vũ Thúy Hiền



Nhân viên y tế, nhân viên phòng xét nghiệm

18,6

TP HCM

Trương Xuân Liên

Trần Văn Bé



Người khỏe mạnh

Người cho va hiến máu

Nhân viên y tế


12,8 – 19,7

9,5


11,4

Hà Bắc

Viện VSDTTƯ

Người khỏe mạnh

25

Vĩnh Phú

Viện VSDTTƯ

Người khỏe mạnh

23,2

Hải Phòng

Nguyễn Thị Nga

Nguyễn Tuyết Nga



Phụ nữ có thai

Người cho máu



12,5

11,01


Lâm Đồng

Hoàng Công Long

Người cho máu

Người khỏe mạnh

Nhân viên y tế

Bệnh nhân viêm gan

Cộng đồng dân cư


11,52

9,41


9,83

55,55


16,74

Nha Trang

Viên Chinh Chiến

Cộng đồng dân cư

Phụ nữ có thai

Các tỉnh đồng bằng ven biển


10,6

14,2 – 62,2

12,80–19,7


Bình Thuận

Mỹ Khắc Thọ

Lê Văn Quân



Cộng đồng dân cư


17,68

Tây Nguyên

Hoàng Anh Vường

Tân binh

Cộng đồng dân cư



15,4

15,3 – 16,9



An Giang

Châu Hữu Hầu

Người khỏe mạnh

11

Thanh Hóa

Vũ Hồng Cương

Cư dân

Nhân viên y tế

Người cho máu

Gái mại dâm

Bệnh nhân viêm gan


14,59

14,61


18,18

19,15


43,37

1.3.2.2. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan C ở Việt Nam:

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương