TRÁi tim mặt trời từ Chánh Niệm Ðến Thiền Quán


TỪ SỰ ÐẾN LÝ, LÝ SỰ VIÊN THÔNG



tải về 0.55 Mb.
trang25/27
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích0.55 Mb.
#38163
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27

TỪ SỰ ÐẾN LÝ, LÝ SỰ VIÊN THÔNG


Thế giới ấy, ta không cần phải thực hiện, bởi chân như đã "như thế" từ bao giờ, nghĩa là không thời gian mà thế này hay thế khác. Ðó là thê' giới mà Hoa Nghiêm tông gọi là lý pháp giới, thế giới của bản thể. Thế giới mà ta tiếp xúc hàng ngày trong đó có núi có sông, có cây cỏ ,có muôn vật, vật nào có vị trí của vật ấy, được gọi là sự pháp giới, thế giới của hiện tượng. Nhưng hai thế giới ấy không phải là hai thế giới cách biệt : thể và tướng dung thông lẫn nhau, như nước và sóng, cho nên cả hai có thể được gọi chung là lý sự vô ngại pháp giới, nghĩa là thế giới trong đó bản thể và hiện tượng tương dung. Tuy nhiên, sự tương dung này có thể thấy được ngay trong lòng thế giới hiện tượng, nơi mà một hiện tượng là tất cả các hiện tượng, nơi mà một là tất cả,  và tất cả là một. Thế giới này gọi là sự vô ngại pháp giới. Ðó là đại khái về ý nghĩa bốn pháp giới rất phổ biến trong Hoa Nghiêm tông. Thiền sư Pháp Tạng đơ`i Ðường, một tư tưởng gia cự phách của tông này có làm ra sách Vọng Tận Hoàng Nguyên Quán ( kinh thứ 1876 trong Ðại Tạng Tân Tu ) nói về  những phương pháp thiền quán có thể giúp người trừ diệt vọng kie^'n để trở về nguồn, tức là nhận thức hoàn hảo về thế giới của chân nhự 

Gần dây, có một nhà vật lý học tên David Bohm đưa ra thuyết " thế giới dung nhiếp và thế giới biểu hiện " (The implicate order and the explicate order ) đi rất sát với ý niệm sự vô ngại pháp giới. Ông nói rằng những sự vật mà ta nhận thức như có sự hiện hữu độc lập kia thuộc về thế giới biểu hiện ( the explicate order ) trong đó, cái này hình như hiện hữu bên ngoài cái kia. Nhưng xét cho kỹ  thì thấy vật nào cũng liên hệ tới toàn vũ trụ, và từ một chất diểm ta ta có thể thấy dược cả vũ trụ hàm nhiếp trong nó và tạo tha`nh nó. Cái nhìn này đưa đến ý niệm về một thế giới dung nhiếp  ( the implicate order ) trong đó "thời gian và không gian không còn là những yếu tố chỉ định những liên hệ độc lập hoặc không độc lập giữa các vật thể nữa".26

Khoa học ngày nay, theo ông,  phải đi từ cái toàn thể của thế giới dung nhiếp mới thấy dược chân tướng của từng vật thể. Tại cuộc tọa đàm Cordoue, ông đã nói về chất tử : "L'électron est toujours la totalité" (diện tử bao hàm tất cả). Quan niệm của Bohm như vậy rất gần với quan niệm "một là tất cả" của giáo lý Hoa Nghiêm. Nếu nhà Khoa Học này chịu đi xa hơn việc khảo cứu và trình bày lý thuyết vật lý, và thực hiện thiền quán trong tự thân và tự tâm, ông sẽ có thể đạt được nhiều thành quả bất ngờ và đẩy vật lý học đi tới những bước rất lớn. 

---o0o---


CHƯƠNG NĂM - CON HÃY NHÌN BÀN TAY CON

CHÁNH NIỆM CHO TA NIỀM VUI TRONG SÁNG


Sáng hôm nay trời trong và ấm, tôi ra vườn cắm  ne‘ cho những hàng dậu mới lên và cắm thêm vài hàng cây xà lách con. Bé Thanh Thủy đi học sau khi ăn chén cơm rang tôi làm cho nó. Khi tôi trở vào rửa tay thì ông bạn học Thiền đã dậy, dang dánh răng súc miệng trong phòng tắm. Tôi đi nấu một ấm trà và mang dể trên chiếc bàn gỗ trên sân sạn, đợi ông ta ra. 

Chúng tôi ngồi uống trà dưới ánh nắng ấm áp. Ông bạn hỏi tôi về cách kiểm điểm những thành quả của công phu thiền quán. Tôi nói rằng sự trầm tĩnh và sự an lạc là  hai cái thước do tốt nhất. Nếu không có tiến bộ về hai phía ấy tức là có thể có những chỗ kẹt trong công phụ Có người nói đến thiền quán mà không có thầy chỉ dạy có thể di đến chỗ điên loạn. Nhưng gặp được một vị minh sư thì hiếm lắm. Minh sư thì hiếm, mà “bất minh sư” thì nhiều. Chi bằng ta hãy nương tựa ông thầy nơi chính mỗi chúng ta khi ta chưa có duyên gặp một minh sư đúng nghĩa của nó. 

Muốn tránh dược sự điên loạn, bạn  đừng vội vã muốn đi vào những trạng thái thiền dịnh có tính cách “xuất thần”, trái lại hãy dè chừng. Những phép thiền như tứ không định không phải là những giai đoạn thiết yếu mà bạn phải trải qua. Ðừng bao giờ tự ép uổng thân xác hoặc tâm thức bạn. Phải sống thật bình thường và tỉnh táo. Những dòng tôi nói về chánh niệm rất thực dụng và cần thiết, bạn nên đọc lại. Ðó là công phu hàng ngày. Có chánh niệm là có tất cả. Những gì tôi nói trong phần sau của tập sách này, liên hệ tới tam tánh, bát thức, tứ pháp giới v.v... bạn có thể mở ra xem trở lại lúc nào cũng được, không nhất thiết là cần thiết trước khi bạn đi vào công việc thực tập. Một phút thiền quán phải là một phút thoải mái, thanh tịnh và an lạc. Nếu thấy thiền quán là một cực hình, thì dó là người ta đã đi qua một cảnh giới sai lầm. 

Thiền quán cho ta sự hỷ lạc, nghĩa là một niềm vui. Niềm vui đó, trước tiên là do ta trở về làm chủ lấy ta, không dể bị lôi kéo vào quên lãng ( thất niê.m ). Nắm được hơi thở, nở được nụ cười, động tác thân thể trở nên thung dung, cảm giác và tư tưởng an trú nơi chánh niệm : niềm vui chân thật đến từ những cái ấy. Giữ cho tâm mình có mặt trong mỗi  phút giây của hiện tại, đó là công phu thiết yếu nhất của thiền quán. Do công phu thực tập này, không những ta có thể sống đầy đũ, sáng suốt và thâm sâu đời sống của ta mà còn phát hiện những điều mà kẽ khác, vì thất niệm, không thể thấy. 

---o0o---

TẠO ÐIỀU KIỆN CHO NẾP SỐNG CHÁNH NIỆM


Trong cuốn Phép lạ của sự tỉnh thức xuất bản vào khoảng mười năm về trước, tôi có đê‘ nghị trên ba mươi phương pháp thiền tập về chánh niệm, trong dó có phương pháp tổ chức một ngày quán miệm mỗi tuần. Nếu bạn muốn có những chỉ dẩn tường tận, xin tìm xem cuốn ấy, vốn đã được in thành nhiều thứ tiếng. Ðó là một cuốn sách mỏng, rất dể đọc và có cách tính thực dụng. Hiện tôi vẫn còn sống theo những điều nói trong sách. Cuốn sách đó tuy mỏng, bạn có thể đọc nhiều lần, bởi vì mỗi lần đọc bạn lại có dịp nhìn lại quãng dường thực tập đã qua và phát kiến những điều mới, không phải trong sách mà chính là trong kinh nghiệm tâm linh của bạn. Nhiều năm đã đi qua từ ngày cuốn sách dược xuất bản, vậy mà tôi vẫn tiếp tục nhận thư của dọc giả từ nhiều nước gởi về. Thơ nào cũng chỉ là để cảm ơn sự có mặt của quyển sách và cho tác giả biết là cuốn sách đã làm thay đổi đời sống của họ. Mô.t ông Bác sĩ giải phẩu tại Nữu Ước cho biết là ông luôn luôn thực tập quán niệm trong khi làm công việc giải phẫu. ( Tôi nghĩ là ông Bác sĩ này sẽ không bao giờ bỏ quên dao kéo trong bụng bệnh nhân ! ) 

Trong những tháng đầu thực tập, có thể bạn có những thời gian bỏ lửng và quên lãng. Nhưng bạn luôn luôn có thể bắt đầu trở lại. Nếu trong gia đình hoặc ngoài xã hội có người cùng thực tập thì đó là một thiện duyên quý báu. Những người thực tập thường nhắc nhở cho nhau, hỏi han nhau về những kinh nghiệm và những sự tiến bộ. Bạn có thể tự nhắc bạn bằng những phương tiện do chính bạn tạo ra. Ví dụ một tờ lá mùa thu bạn nhặt được trong vườn và bạn đã đem cài lên trên tấm kính trong phòng rửa mặt. Một buổi sáng vào phòng rửa mặt, thấy tờ lá ấy, tự khắc bạn mĩm cười, trở lại với chánh niệm, và suốt trong thời gian đánh răng, cạo râu, rửa mặt và thay áo, bạn sống trong sự thung dung thoải mái của chánh niệm. Tiếng chuông chùa chẳng hạn, cũng đã được dùng như một trong những phương tiện nhắc nhở quán niệm. 

---o0o---



tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương