TRÁi tim mặt trời từ Chánh Niệm Ðến Thiền Quán


NHÌN THỰC TẠI BẰNG CON MẮT TUỆ



tải về 0.55 Mb.
trang24/27
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích0.55 Mb.
#38163
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27

NHÌN THỰC TẠI BẰNG CON MẮT TUỆ


Như trên đã nói, chỉ trong trường hợp cảm giác thuần túy thì đối tượng nhận thức mới là tự thân thực tạị Nhưng giác quan chỉ có giá trị tương đối, và vì vậy, nội dung của cảm giác dù là tánh cảnh vẫn có tính cách không toàn bộ. Khoa học cho ta biết, tai và mắt của chúng ta chỉ tiếp xúc được vơ'i một phần rất nhỏ những làn sóng từ điện trong vũ trụ. Các làn sóng có tần số lớn như các tia quang xạ ( rayons du radium ), các tia vũ trụ ( rayons cosmiques ) và cả những làn sóng vô tuyến điện thoại ( ondes radiophoniques ) nữa đầy dẫy trong không gian mà tai ta có bắt được đâu. Ánh sáng cũng chỉ là những làn sóng, chỉ khác với những làn sóng âm thanh về tần số mà thôi. Các tia hồng ngoại dối với mắt ta có tần số hơi ngắn cho nên ta không trông thấy được. Tần số của tia X còn ngắn hơn của tia tử ngoại nhiều, cho nên ta cũng không trông thấỵ Giá mà ta trông thấy được quang tuyến X thì cảnh tượng của vũ tru. sẽ khác lạ vô cùng với cảnh tượng mà ta đương thấy hàng ngày. Trong các loài động vật sống chung với ta trên mặt dất, có những loài mà giác quan có thể tiếp nhận dược thực tại rộng rãi hơn giác quan của loài ngườị 

Chân tướng toàn vẹn của vũ trụ vì vậy phải được nhìn bằng con mắt tuệ ( tuệ nhãn ), mà con mắt này chỉ mở ra khi gốc rễ của ý niệm và chấp trước bật tung. Gốc rễ đó là mạt-na. Ðó là lúc a-lại-gia hiển hiện như một tấm gương tròn sáng soi tỏ vạn hữu. Ðó là trường hợp đại viên cảnh trí 25

---o0o---

A-LẠI-GIA LÀ MỘT HAY LÀ NHIỀU


Ðến đây có thể có người sẽ hỏi : "Như vậy là mỗi người có một a-lại-gia riêng, hay là tất cả đều có chung một a-lại-gia ?" Câu hỏi này, chắc bạn đã biết, chứng tỏ người hỏi chưa thấy được tính cách tương tức và tương nhập của vạn tượng, mà còn lúng túng trong cái mà Schrodinger gọi là "mâu thuẩn số học". Nhưng người đó có thể hỏi tiếp: "Nếu a-lại-gia không có tính cách cá biệt thì làm sao có ký ức riêng của từng người ? Không lý nhờ đứa trẻ này học bài mà đứa trẻ kia thuộc?" Thật ra trên mặt nước có những đợt sóng, và tuy không thể tồn tại ngoài nước, sóng vẫn có tướng trạng và vị trí của mình. Trong một giòng sông, có thể có nhiều con nước, nhưng tất cả các con nước ấy đều là một dòng sông. Trên mặt biển hiện tượng, ta thấy nhiều gợn sóng lăn tăn; những gợn sóng này nương vào nhau mà tương thành tương hoại. Ký ức của một con người không phải là kho tàng riêng biệt. Nó là một thực tại sinh động liên hệ đến tất cả các thực tại sinh động khác , biến chuyển vào ra không ngừng. Chính thân thể ta cu~ng vậy. Tất cả đều là thực tại, mà thực tại thì thoát ra ngoài tính cách một và nhiều. 

---o0o---


QUÁN CHIẾU PHÁP THÂN


Tất cả những trình bày trên kia của Duy Thức đều chỉ là những khái niệm có tính cách hướng dẩn thiền tập hơn là có tính cách mô tả thực tại. Những hiện tượng mà ta gọi là thức thứ sáu, thức thứ bảy, tánh cảnh, độc ảnh cảnh kia, ta phải nhớ, không phải là những hiện tượng độc lập với nhau và với không thời gian. Một độc ảnh như hình tượng phát hiện trong giấc mơ cũng là một thực tại và hàm chứa sự có mặt của vạn vật. Ta thường nghĩ hình ảnh một nàng tiên ta gặp trong giấc mơ là một hình ảnh không có thực chất bởi vì ta không nắm được cái "chất" của nàng tiên ấy. Nhưng hình ảnh của những kẻ nói cười mà ta thấy trên màn ảnh cũng có thực chất đâu, ta có sờ mó được "chất" của chúng đâu. Tuy vậy nó có thực chất. Thực chất của nó là vạn hữu trong vũ trụ. Sự có mặt của một ảo tưởng kéo theo sự có mặt của vạn hữụ Chính vì có vạn hữu nên có nó. Do đó tính cách diệu hữu của nó cũng đồng với với tính cách diệu hữu của một chất điểm. Chất điểm trong khoa học bây giờ không có tính cách rắn chắc và "thực hữu" như óc ta tưởng tượng. 

Như ta đã thấy, khi ý thức ( thức thứ sáu ) an trú trong định thì nó không hoạt động tạo tác ( "construire, façonner") nư~a mà bắt đầu thể nghiệm thực tại trong tự thân thực tại. Ý thức bao giờ cũng là ý thức về một cái gì, vì vậy ta đừng tưởng tượng rằng ta có thể đưa ý thức về trạng thái "thuần túy" không có đo^'i tượng. Ý thức không đối tượng là ý thức không hiện hành, không hoạt động, tiềm phục trong a-lại-gia như sóng tiềm phục trong nước, nghĩa là không có sóng trong lúc ấy. Có một thứ định gọi là vô tâm định ( có thể gọi là vô tâm tam muội, vô tưởng định hoặc diệt tận định ) trong đó ý thức không còn hoạt động nữa mà thiền giả có thể đạt tới trong khi tọa thiền. Trong những giấc ngủ hoàn toàn không có mộng mị, ý thức cũng trở về tiềm phục trong trong a-lại-gia. 

Trong lúc thiền quán, thiền giả tập trung sức quán niệm (niệm lực) trên một đối tượng  hoặc của ý thức độc lập hoặc của ý thức trong trường hợp cảm giác thuần túy ) và như vậy là định lực bắt đầu phát hiện. Thiền giả duy trì sức tập trung ấy của ý thức trên dốt tượng, nghĩa là trên chính ý thức, cũng như ánh sáng mặt trời liên tục soi trên mặt tuyết hoặc trên lá cây. Sự quán chiếu này không phải là một sự quán chiếu vô tri, trái lại, thiền giả rất minh mẩn. Y có thể ghép đối tượng của y vào hơi thở để duy trì sự tập trung của ý thức. Y có thể lấy một chiếc lá làm đối tượng quán niệm và thấy qua chiếc lá ấy thế giới tâm cảnh viên dung. Y có thể lấy sự có mặt của  mặt trời trong cơ thể y làm dối tượng quán niệm và di tới kinh nghiệm pháp thân không sinh không diệt. Trong lúc quán tưởng, y vẫn dùng quán niệm để thấy được tự tính tương tức và tương nhập của thực tại, có ý thức rằng sự quán niệm này không có tính cách tạo tác của ý niệm mà là phương tiện phá vỡ ý niệm. Tất cả là để đi tới ( ngay trong tự tâm và tự thân y ) kinh nghiệm trực tiếp về thực tại mà duy thức học gọi là thực tính duy thức ( vijn~aptimâtratà).   

---o0o---


TỪ Y THA  KHỞI ÐI VÀO VIÊN THÀNH THẬT


Phép quán tam tự tính của duy thức cũng không khác mấy với phép quán trùng trùng duyên khởi.  Ban đầu người hành giả cũng phải quán sát về tính cách tương quan tương duyên của vạn vật - tính cách y tha khởi- để đu+ợc thấy rằng hình ảnh của thực tại trong nhận thức y là sai lầm, bởi vì đã được xây dựng trong khuôn khổ các ý niệm sinh diê.t, một nhiều, không gian, thời gian, v.v...Hình ảnh đó sai lạc vì có tính cách biến kế chấp. Quán sát thực tại bằng ý thức y tha khởi, dần dần hành giả thoát khỏi lưới ngã chấp và pháp chấp tronh nhận thức ý thức. Tuy vậy tiềm tàng trong a-lại-gia của y vẫn còn những gốc rể của các kiến chấp ấy gọi là tùy miên ( anus'aya) mà y chỉ có thể làm tiêu tán nếu y thực tập quán niệm thường trực trong đời sống hàng ngày để có thể thực sự sống từng giây từng phút trong nhận thức tương duyên của vạn vật.  Khi hành giả đã thực sự sống trong hòa diệu đại đồng rồi thì y không cần dến ý niệm y tha khởi nữa, như người đã qua bờ không còn cần tới chiếc thuyền. Bây giờ người ấy an trú trong tự tính duy thức, tự tính này là viên thành thật. Ðó chímh là thế giới của chân như, của tâm cảnh viên dung. 

---o0o---




tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương